|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Số hiệu:
|
30a/2008/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
27/12/2008
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
30a/2008/NQ-CP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2008
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
61 HUYỆN NGHÈO
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn
và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm
qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc,
chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt
là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội đến cuối năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã
và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này,
nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước.
Tình hình trên có nhiều nguyên
nhân, nhưng chủ yếu là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt,
diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết
không thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số gồm 2,4 triệu người,
trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp
(bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản
xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn
mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán,
thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội
ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được
các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại,
trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn
nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc
xóa đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo
luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau
đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) như sau:
Phần 1.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
I. QUAN ĐIỂM
1. Xóa đói giảm nghèo là chủ
trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy
động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu
quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông
nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự
đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên
thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công
cuộc xóa đói giảm nghèo.
2. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền
vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới
sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của
các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng
kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.
3. Cùng với việc tiếp tục thực
hiện các chính sách giảm nghèo chung trong cả nước, Trung ương tập trung huy động
các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo. Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có
đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu
tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về
đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc
các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực.
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng
hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới
40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7
năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất,
giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ
chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến
bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao
đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát
triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạo bước
đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông
thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên
25%.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức
ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng
để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng
bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước
đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người
dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách
thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.
4. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức
ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc
làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần
so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao
động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho
toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau
màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và
cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt
cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn
hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Phần 2.
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, GIẢI
PHÁP HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO
I. TIẾP TỤC
THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH về hỗ trợ trực tiếp
cho người nghèo ở các huyện nghèo có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng
thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư.
II. MỘT SỐ
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN NGHÈO
A. HỖ TRỢ SẢN
XUẤT, TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP
1. Chính sách hỗ trợ thông qua
khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất:
a) Hộ gia đình nhận khoán chăm
sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất
có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm
sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;
b) Hộ gia đình
được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại là rừng sản xuất,
nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ nêu tại điểm a) và giao
đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng các chính sách sau:
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm
trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng;
- Được hỗ trợ lần đầu giống cây
lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02-05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ
cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định);
c) Đối với hộ
nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng
sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại các điểm a, b nêu trên
còn được hỗ trợ:
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng
trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa
không quá 7 năm);
- Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ
để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích nhận khoán chăm
sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%
lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.
2. Chính sách hỗ trợ sản xuất
a) Bố trí kinh
phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã, nhất
là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai;
b) Đối với
vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản
xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 05 triệu đồng/ha phục
hóa; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang;
c) Hỗ trợ một
lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai;
d. Ngân sách
nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát
triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
đ) Đối với hộ
nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c,
d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển
ngành nghề:
- Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ
với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò,
dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thủy sản; hỗ trợ một lần:
01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy
sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc;
- Hỗ trợ 100%
tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm;
- Đối với hộ không có điều kiện
chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập
được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần).
3. Đối với hộ nghèo ở thôn, bản
vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ
15 kg gạo/khẩu/tháng.
4. Tăng cường, hỗ trợ cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an
toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ
và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện
khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ
100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí ít
nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở.
5. Khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến,
kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo:
a) Được hưởng các điều kiện thuận
lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước;
b) Đối với cơ
sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.
6. Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm
để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy
đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện
và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển
chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện
nghèo.
8. Chính sách
xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa,
đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ
tục và cho vay vốn ưu đãi) … để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao
động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 – 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi
làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã).
B. CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ, NÂNG CAO DÂN TRÍ
1. Chính sách
giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các huyện
nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn,
bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp
học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo
ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu
số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia
đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp
luật.
2. Tăng cường
dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng
hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức
dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm
việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
3. Chính sách
đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở
cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên
tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào
tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương.
4. Chính sách
đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào tạo
ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản
lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch.
5. Tăng cường
nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh công
tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để
nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo.
C. CHÍNH SÁCH
CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN NGHÈO
1. Thực hiện chính sách luân
chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ
chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện
nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển;
có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi
hoàn thành nhiệm vụ.
2. Có chính sách hỗ trợ và chế độ
đãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác
tại các xã thuộc huyện nghèo.
D. CHÍNH SÁCH,
CƠ CHẾ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở CẢ THÔN, BẢN, XÃ VÀ HUYỆN
1. Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch
các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện và những nơi thường xảy ra thiên tai;
nâng cao hiệu quả đầu tư.
2. Sử dụng nguồn
vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (bao gồm vốn cân đối
ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương), vốn trái phiếu Chính
phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư cho các công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội sau đây:
a) Đối với cấp huyện: trường
trung học phổ thông; trường Dân tộc nội trú huyện (bao gồm cả nhà cho học sinh)
có quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn; cơ sở dạy nghề tổng hợp huyện (bao gồm cả nhà ở cho học viên); bệnh viện
huyện, bệnh viện khu vực, trung tâm y tế dự phòng huyện đạt tiêu chuẩn; trung
tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp; các công trình thủy lợi quy mô cấp
huyện, liên xã; đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã,
liên xã; các trung tâm cụm xã;
b) Đối với cấp xã và dưới xã: đầu
tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (gồm cả kinh phí sửa chữa, nâng cấp,
duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư) ở tất cả các xã trên địa bàn
huyện (trừ thị trấn), bao gồm: trường học (lớp học, trường học, kể cả trường mầm
non, lớp mẫu giáo, nhà ở bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên); trạm y tế xã đạt
tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho nhân viên y tế); đường giao thông liên thôn, bản,
đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung (gồm cả cầu, cống); thủy lợi phục
vụ tưới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ);
điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt (tập trung hoặc
phân tán, đào giếng, xây bể); chợ trung tâm xã; trạm chuyển tiếp phát thanh xã;
nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm công nghiệp,
làng nghề.
III. CƠ CHẾ
THỰC HIỆN
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định
các mức hỗ trợ và khi cần thiết sửa đổi các mức hỗ trợ quy định trong Nghị quyết
này cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn.
2. Đối với những địa bàn và những
đối tượng thuộc 61 huyện nghèo, nếu đang được hưởng các chính sách ưu đãi khác
không trùng với các chính sách quy định tại Nghị quyết này thì tiếp tục hưởng
các chính sách đó; nếu trùng với các chính sách trong Nghị quyết này nhưng với
mức ưu đãi khác nhau thì hưởng theo mức ưu đãi cao nhất. Tất cả các xã thuộc
các huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với xã đặc
biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
3. Giao cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện căn cứ định hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, xuất phát từ
nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và căn cứ vào nguồn lực từ
các chương trình, dự án trên địa bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể, bảo đảm
đầu tư đồng bộ và hiệu quả.
4. Ban hành các quy định về đầu
tư, đấu thầu, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện
ở các huyện nghèo; những công trình quy mô nhỏ ở cấp thôn, bản giao cho các tổ,
đội, hội, nhóm ở thôn, bản tổ chức thực hiện; phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả vốn đầu tư đồng thời xây dựng cơ chế thông thoáng, dễ làm, dễ thực hiện
tạo điều kiện cho cộng đồng và người dân tham gia thực hiện, tăng thu nhập.
5. Nguồn vốn của Chương trình gồm
vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn
đóng góp của doanh nghiệp và dân cư, vốn thực hiện các chương trình, dự án hiện
hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
Việc phân bổ vốn thực hiện theo
nhu cầu thực tế và kế hoạch tiến độ, thực hiện nêu trong Đề án huyện nghèo đã
được phê duyệt.
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. CÁC BỘ,
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
A. NHIỆM VỤ
CHUNG
1. Căn cứ Nghị quyết này, các Bộ,
ngành theo chức năng của mình xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các
văn bản quy định cụ thể và tổ chức thực hiện, hướng dẫn các huyện xây dựng Đề
án giảm nghèo bền vững trên địa bàn trong tháng 02 năm 2009.
2. Các Bộ ưu tiên nguồn lực từ
các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý để đầu tư hoàn thành trước các
công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo.
3. Giao cho Ban Chỉ đạo thực hiện
từ các Chương trình giảm nghèo hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá
tiến độ và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình.
B. NHIỆM VỤ CỤ
THỂ
1. Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội là cơ quan thường trực các Chương trình giảm nghèo, chủ trì, phối hợp với
các Bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương
trình; xây dựng đề án xuất khẩu lao động; trình, ban hành chính sách hỗ trợ học
nghề và xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo; chỉ đạo ưu tiên đầu tư các cơ sở
dạy nghề, tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm và xuất khẩu lao động.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ
trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo thành lập
các tổ công tác liên ngành để thẩm tra các đề án của 61 huyện nghèo trong quý I
năm 2009; chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu phù hợp với đặc thù và năng lực
tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối
vốn đầu tư phát triển hàng năm cho các huyện nghèo.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ liên
quan phân bổ vốn sự nghiệp cho các huyện nghèo; nghiên cứu, phối hợp với các Bộ,
cơ quan liên quan sửa đổi cơ chế tài chính phù hợp với tình hình đặc thù và
năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo.
4. Ủy ban Dân tộc chủ trì, chỉ đạo,
triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện
hành theo hướng nâng cao định mức các chương trình, chính sách dân tộc hiện có
(Chương trình 135, trung tâm cụm xã, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg , Quyết định
số 32/2007/QĐ-TTg , Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg , chính sách trợ giá trợ cước và
Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số) đồng thời bổ
sung thêm cơ chế, chính sách đặc thù cho 61 huyện nghèo trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc quy hoạch
sản xuất ở các huyện nghèo; quy hoạch bố trí dân cư; chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo; hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính
sách đã có, nhất là các chính sách về sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp.
6. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp
với Bộ Công an, Bộ Y tế và các địa phương liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho y, bác sĩ, cán bộ y tế cơ sở cho các
xã thuộc huyện nghèo, xây dựng trạm xá quân dân y kết hợp; phối hợp với Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vận động thanh niên, trí thức trẻ
tình nguyện đến công tác tại các xã thuộc huyện nghèo, các khu kinh tế - quốc
phòng, để tạo nguồn cán bộ cho địa phương; chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng,
các đoàn kinh tế quốc phòng, các lực lượng an ninh tham gia xây dựng các công
trình hạ tầng; xây dựng trường nghề để đào tạo nghề đối với bộ đội xuất ngũ và
lao động của địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giúp dân xây
dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
7. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các Bộ nghiên cứu, sửa đổi pháp luật về xây dựng phù hợp với đặc thù và
năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo; cùng với Ủy ban Trung ương Mặt trật
Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí vốn giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở
cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010 trên địa bàn các
huyện nghèo.
8. Bộ Giao thông vận tải rà
soát, bổ sung, hoàn thiện quy định quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn
các huyện; ưu tiên bố trí nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ
và đường giao thông đến trung tâm xã phục vụ phát triển kinh tế và đời sống
trên địa bàn các huyện nghèo.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách ưu đãi đối với
giáo viên, học sinh; chỉ đạo ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đến
năm 2010 cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học đạt
tiêu chuẩn.
10. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với
các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách ưu đãi về y tế; chỉ đạo bố trí nguồn
vốn trái phiếu Chính phủ để đến năm 2010 hoàn thành dự án đầu tư xây dựng bệnh
viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực, các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia;
tăng cường chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng
dân số.
11. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp
với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ
chủ chốt cho các xã thuộc huyện nghèo; chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút
trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về làm việc tại các xã của các huyện
nghèo.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan trình, ban hành chính
sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh và các doanh
nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên các
địa bàn huyện nghèo.
13. Bộ Công Thương chủ trì, phối
hợp với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách khuyến công, chính sách thu
hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và hướng dẫn xúc tiến thương mại,
quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các huyện nghèo.
14. Bộ Khoa học và Công nghệ đề
xuất các cơ chế, chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại
cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa
phương.
15. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các Bộ liên quan trình, ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật.
II. CÁC ĐỊA
PHƯƠNG
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh có huyện nghèo, căn cứ Nghị quyết này tổ chức phê duyệt Đề án của các huyện
nghèo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, bố trí đủ vốn đầu tư cho các huyện nghèo trong
tổng mức vốn được phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm của
các huyện nghèo; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, gửi Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân các huyện
nghèo căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của
Nhà nước để xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ
dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chỉ
đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện
(gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp)
để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.
3. Ủy ban nhân dân các xã xây dựng
kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình Ủy ban nhân dân huyện phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
III. ĐỀ NGHỊ
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM: chủ trì, phối hợp với
các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên
truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ
trợ giúp đỡ các huyện nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày
vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư …, xây
dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên
thoát nghèo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tốt cuộc vận động
phong trào thanh niên, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các xã thuộc
huyện nghèo.
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề chủ trì tổ chức vận động các thành viên tham
gia các phong trào nhận đỡ đầu, kết nghĩa hỗ trợ các huyện nghèo về phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, hỗ trợ chế biến, tiêu thụ sản
phẩm, dạy nghề, tạo việc làm …. Khuyến khích các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công
ty nhà nước, mỗi đơn vị nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 01 huyện nghèo để đầu tư
cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo nghề miễn phí và
nhận lao động vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ dân, góp phần giảm nghèo
nhanh và bền vững.
Các phương tiện thông tin đại
chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà
nước về hỗ trợ thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện có tỷ lệ nghèo
cao, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo
ở nước ta.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
THE GOVERNMENT
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No.
30a/2008/NQ-CP
|
Hanoi, December
27, 2008
|
RESOLUTION ON THE SUPPORT PROGRAM FOR FAST AND SUSTAINABLE POVERTY
REDUCTION IN 61 POOR DISTRICTS THE GOVERNMENT Hunger elimination and poverty
reduction is a major guideline of the Party and State, aiming to improve the poor's
material and spiritual life and narrow the development gap between regions,
localities, ethnic groups and communities. Vietnam's achievements in hunger
elimination and poverty reduction over the past years have contributed to
sustainable economic growth and social justice, which have been highly
appreciated by the international community. However, the country's poverty
reduction achievements remain unstable, the rich-poor gap between regions and
communities has not been narrowed yet. especially in districts with high
poverty rates. According to the Labor, War
Invalids and Social Affairs Ministry's statistics, by the end of 2006, 61
districts (comprising 797 communes and townships) of 20 provinces nationwide
had been left with a poverty rate of over 50%. The Party and State have
implemented policies and prioritized resources to develop this region, but
progress remains slow; ethnic minority groups still face numerous difficulties
and the region's poverty rate is 3.5 times higher than the national average. Such situation is attributed to
many reasons, but mainly to the fact that these districts are all located in
mountainous regions with divided terrains and large natural areas but little
cultivation land; weather conditions are unfavorable with frequent flashfloods
and sweeping floods; over 90% of the population of 2.4 million are ethnic
minority people who live scatteredly
and earn low incomes largely from backward agricultural production (VND 2.5
million/person/year on average); infrastructure is lacking and poor; annual
budget revenues reach an average VND 3 billion/district. State supports remain
dispersed, incomprehensive and inefficient while supports for production
development are still low; qualification of grassroots cadres is poor and
scientific workers and technicians are lacking; investment in socioeconomic
development remains low. In addition, that a segment of cadres and people tend
to rely on state investment and support has restricted internal resources and
self-reliance of localities. To further step up the hunger
elimination and poverty reduction, at its meeting on November 18,2008, the
Government discussed and resolved the implementation of the support program for
fast and sustainable poverty reduction in 61 districts of 20 provinces, struck
with a poverty rate of over 50% (below referred to as poor district support
program) as follows: Part I ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. I. VIEWPOINTS 1. Hunger elimination and
poverty reduction is a major and consistent guideline of the Party and State
and the cause of the entire nation. Resources of the State, society and people
shall be mobilized to make efficient use of the potential and advantages of
each locality, especially forestry and agricultural production, for hunger
elimination and poverty reduction as well as sustainable socio-economic
development. Together with investment and support from the State and society,
poor people's own efforts to get out of poverty will be decisive to the success
of the cause of hunger elimination and poverty reduction. 2. Fast and sustainable poverty
reduction for poor districts constitutes a leading political task under the
direct leadership of Party committees of all levels, close, specific and
uniform management of local administrations of all levels, and active
coordination of the Fatherland Front and mass organizations; at the same time,
people's active involvement in the Program, from planning, implementation,
supervision to assessment, shall be promoted. 3. Together with continued
implementation of general poverty reduction policies nationwide, the central
government shall mobilize resources for investment in and support for fast and
sustainable poverty reduction in 61 poor districts. In the spirit of this
Resolution, provinces and centrally run cities shall additionally select other
poor districts in their localities, especially those with ethnic minority
inhabitants, and mobilize local resources for investment in these districts for
fast poverty reduction and sustainable development. II.
OBJECTIVES 1. General objectives To create a swifter change in
the material and spiritual life of poor and ethnic minority people in poor
districts, ensuring that they will reach the level of other districts in the
region by 2020. To support sustainable agro-forestry production towards
commodity production and well tapping local advantages. To build socio-economic
infrastructure suitable to each district's characteristics; to restructure
local economies and shift to effective production forms under planning; to
build a stable rural society imbued with national cultural identity; to raise
people's intellectual level and protect the eco-environment; and to firmly maintain
security and defense. 2. Specific targets to 2010 To lower the poverty rate to
under 40% (according to the poverty line set in Decision No 170/2005/QD-TTg of
July 8. 2005): to basically rid people of makeshift houses; to basically
complete the land and forest assignment: to provide food as support for
inhabitants in border areas and areas lacking production conditions. To create
initial change in agro-forestry production and rural economy and improve
people's living conditions on the basis of boosting agricultural development
and forest protection and development and stepping up construction of rural
socio-economic infrastructure; to increase scientific and technological advance
research and transfer, creating a breakthrough in human resource training; to
initially implement the program on building rural areas of new type: to raise
the rate of trained rural laborers to over 25%. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To lower the poverty rate to the
provincial average. To build capacity for people and communities to effectively
use invested essential infrastructure works and step by step take geographical
advantages to efficiently exploit natural resources; to initially develop
production towards small- and medium-scale commodity production, to provide
people with convenient access to production services and sale outlets; to lower
the agricultural labor rate to under 60% of the social labor; to raise the rate
of trained rural laborers to over 40%. 4. Specific targets to 2020 To lower the poverty rate to the
regional average. To basically tackle matters concerning production, employment
and income in order to raise the living standards of inhabitants in poor
districts by 5-6 times the current level. To lower the agricultural labor rate
to around 50% of the social labor; to raise the rate of trained rural laborers
to over 50%; to have around 50% of communes met the standards on rural areas of
new type. To develop comprehensive rural socio economic infrastructure, firstly
irrigation systems to irrigate the entire area under rice for two crops while
increasing irrigation for areas under secondary and industrial crops; to ensure
round-the-year transport access to most communes and basically have motor roads
to villages as planned; to supply daily-life electricity for most inhabitants;
to ensure basic conditions for learning, healthcare, cultural and spiritual
activities and preservation of national culture. Part II MECHANISMS. POLICIES AND
SOLUTIONS FOR POVERTY REDUCTION SUPPORT I. TO
FURTHER THE CURRENT REGIMES AND POLICIES on direct support for
the poor in poor districts, which shall be amended and supplemented towards
increasing beneficiaries and raising the support and investment levels. II.
PARTICULAR MECHANISMS AND POLICIES FOR POOR DISTRICTS A. PRODUCTION SUPPORT, JOB CREATION
AND INCOME RAISING 1. Policies on support through
contracting forests for tending and protection and assigning forests and land
for production forest plantation: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ Households which are assigned
production forests (production forests under planning, but not being those contracted
for tending and protection under Point a) and land to plant production forests
under planning, will: - Enjoy all products on the area
of assigned and planted production forests; - Receive VND 2-5 million/ha as
initial support in forestry saplings according to the production forest
plantation process (presidents of provincial-level People's Committees shall
decide on specific support levels based on sapling prices in each locality); c/ Poor households which are
contracted to tend and protect forests or assigned forests and land to plant
production forests will, apart from the supports specified at Points a and b,
enjoy: - 15 kg of rice/household/month
during the time they cannot support themselves with rice (the support time
shall be decided by presidents of provincial-level People's Committees, but
must not exceed 7 years); - VND 5 million/ha/household to
build food-crop fields on the areas contracted for forest tending and
protection or land areas assigned for production forest plantation; - The 50%-interest state support
for loans borrowed from state commercial banks for production forest
plantation. 2. Production support policies a/ To fund the review and
elaboration of plannings
on agricultural, forestry and fishery production as well as crop and livestock
restructuring suitable to specific conditions of each district and commune,
especially areas hit by harsh natural conditions and frequent natural
disasters; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ To provide a lump-sum support
for the purchase of strains and fertilizer for restructuring crops and
livestock of high economic values; to prioritize plantation of cross-bred rice
and corn; d/ To provide the 50% state
budget support for interests on loans borrowed from state commercial banks for
agricultural production development, processing facility investment and farm
produce preservation and sale; e/ Poor households may, apart
from the supports specified in Clause 1 and Points a. b, c and d of Clause 2,
receive support for animal raising, aquaculture and craft development: - To borrow maximum VND 5
million/ household with a 0% interest rate (once) for two years to buy aquatic
breeds or breeds of cattle (buffalo, cow and goat) or poultry for concentrated
raising; to receive a lump-sum of VND 1 million/household support for building
stables or farms breeding facilities or creation of aquaculture areas and VND 2
million/ha for purchase of grass varieties in case of cattle raising; - To be subsidized all the costs
for vaccination against dangerous epidemics for cattle and poultry; - To borrow maximum VND 5
million/ household with a 0% interest rate (once), for households that do not
have conditions to raise animals and wish to generate incomes through
development of handicrafts or cottage industries. - Poor households in border
hamlets may receive 15 kg of rice/person/month during the time they cannot
support themselves with food. - To increase and provide
agricultural, forestry and fishery extension workers and plant protection,
veterinary, food hygiene and safety services for poor districts in order to
build agricultural, forestry and fishery extension centers into science and
technology transfer and service centers, boosting local production. To allocate
funds for agricultural, forestry and fishery extension doubling the average
level for other districts; to provide 100% support in strains and materials for
building agricultural, forestry and fishery extension models; to supply
training documents, provide 100% support for food, accommodation and travel
costs and an allowance of VND 10,000/day/person for people attending training
courses; to subsidize each village at least one agricultural extension package
(including agricultural, forestry and fishery extension) at grassroots level. 5. To encourage and support
enterprises, cooperatives and farms to invest in production, processing and
business in poor districts: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ To provide the 50%-state
budget support for interests on loans from state commercial banks for agricultural,
forestry and aquatic product processors in poor districts. To annually provide each
district with VND 100 million as support for trade promotion and advertisement
and introduction of products, especially local agricultural, forest and aquatic
specialties; and for supply of market information to farmers. To encourage, create conditions
and offer incentive policies for, organizations and scientists to directly
conduct scientific and technological advance research, application and transfer
in localities, especially the selection and transfer of plant varieties and
livestock breeds for production in poor districts. 8. Labor export policies: To
support vocational, foreign-language and orientation training and general
education (including expenses for food, accommodation, travel, provision of
initial equipment, and procedures, and soft loan provision) for laborers in
poor districts to work overseas; to strive to send around 7,500-8.000 laborers
from poor districts to work overseas (10 laborers/commune on average). B. POLICIES ON EDUCATION,
TRAINING, VOCATIONAL TRAINING AND RAISING OF PEOPLE'S INTELLECTUAL LEVEL 1. Policies on education,
training and raising of people's intellectual level: To adequately supply
teachers for poor districts; to support the construction of people-funded
semi-boarding classes and housing for teachers in hamlets; to build
district-level ethnic minority boarding schools towards education-level
transferability in districts (including upper secondary boarding schools) to
meet the demand for on-the-spot training of cadres for poor districts; to
increase and expand incentive policies on training for ethnic minority pupils
by enrollment assignment and address-based modes, to prioritize such
disciplines as agriculture, forestry, health, family planning, hamlet teacher
training and legal aid for raising legal awareness. 2. To increase vocational
training associated with job creation: To invest in building in each district a
general vocational training establishment which is entitled to incentive
policies and has lodging for trainees to provide rural laborers with
on-the-spot training in agricultural, forestry and fishery production and
non-agricultural trades; and provide concentrated training for rural laborers
to work at enterprises and overseas. 3. Policies on on-the-spot
training of cadres: To have children in poor districts trained at Defense
Ministry training institutions to become technicians and health workers; to
select local demobilized soldiers for training to become local cadres. 4. Policies on training and
capacity building of contingent of grassroots cadres: To provide hamlet,
commune and district cadres with short-and long-term training in socio-economic
management, program and project elaboration and management, and planning and
plan implementation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. C. POLICIES ON CADRES FOR POOR
DISTRICTS 1. To interchange and increase
provincial- and district-level cadres for communes, who will hold key positions
to organize the implementation of mechanisms and policies for poor districts;
to apply the initial support regime for cadres to be interchanged; to apply
regimes on wages, allowances and appoint and arrange work for these cadres
after fulfilling their tasks. 2. To work out support and
incentive policies to attract and encourage young intellectuals to work for
communes of poor districts. D. POLICIES AND MECHANISMS ON
INFRASTRUCTURE INVESTMENT IN HAMLETS, COMMUNES AND DISTRICTS 1. To speed up the
implementation of plannings
on residential clusters in natural disaster-prone areas and those where
conditions permit; to raise investment efficiency. 2. To use annual budget
allocations for development investment (including local budget allocations and
central budget supports), government bond capital, program and project capital
and ODA for investment in the following socio-economic infrastructure works: a/ For district level: Upper
secondary schools; district ethnic minority boarding schools (including housing
for pupils) with sizes that can meet the demand of ethnic minority children in
localities; district general vocational training establishments (including
housing lor
trainees); district and regional hospitals; standard district preventive
medicine centers; general centers for agricultural, forestry and fishery
services; district-level and inter-commune irrigation works; roads connecting
provinces with districts, and district centers with communes, and inter-commune
roads; and commune cluster centers; b/ For commune and lower levels:
To invest in essential infrastructure works (including expenses for repair,
upgrading and maintenance of invested works) in all communes of districts
(other than townships), including schools (classrooms, schools, including
preschools, kindergarten classes, people-funded semi-boarding classes, housing
for teachers); standard commune health stations (including housing for health
workers); inter-hamlet roads, roads leading to economic zones and consolidated
production zones (including bridges and sluices); irrigation works in service
of agricultural production (intra-field canals and small irrigation);
electricity for production and daily life; daily life water supply works
(concentrated or scattered, wells and tanks); commune marketplaces; commune
radio relay stations; commune and hamlet cultural centers; waste treatment,
ground leveling for industrial clusters and craft villages. III.
IMPLEMENTATION MECHANISMS ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Localities and beneficiaries
in 61 poor districts, which are enjoying incentive policies other than those
specified in this Resolution, may continue enjoying those policies; if such
policies coincide with those under this Resolution, but the incentive levels
are different, they may enjoy the highest levels. All communes of poor
districts are entitled to the mechanisms and policies applicable to communes
meeting with special difficulties under Program 135 - Phase II. 3. To assign district-level
People's Committees, based on general orientations, mechanisms and policies on
poverty reduction support, actual demand of people in each hamlet and commune,
and resources of local programs and projects, to decide on specific investment
to ensure uniform and efficient investment. 4. To promulgate regulations on
investment, bidding and financial mechanisms suitable to poor districts'
characteristics and implementation capacity; to assign teams, groups and
associations in hamlets to implement small works; to ensure economical and
efficient use of investment capital and work out open mechanisms that
facilitate people's participation in the implementation thereof to raise
incomes. 5. Funding sources for the
Program include the state budget, ODA, government bonds, investment credit
capital, contributions of enterprises and people, capital of existing programs
and projects under annual and five-year plans. Capital shall be allocated based
on actual needs and planned schedules under poor districts' approved schemes. Part III ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION I.
MINISTRIES AND CENTRAL AGENCIES A. GENERAL TASKS ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Government or the Prime Minister
detailing legal documents, organize the implementation of these documents and
guide districts in elaborating their sustainable poverty reduction schemes in
February, 2009. 2. Ministries shall prioritize
resources from programs and projects under their management to invest in and
earlier complete socio-economic infrastructure works for poor districts. 3. To assign the steering
committee for poverty reduction programs to guide, direct, monitor, examine and
assess the progress of these programs and annually report on the program
implementation to the Government. B. SPECIFIC TASKS 1. The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs, which is the standing body for poverty reduction
programs, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with
concerned ministries in, implementing, monitoring and assessing the Program;
formulate a labor export scheme; propose and promulgate policies to support
vocational training and labor export in poor districts; prioritize investment
in vocational training establishments and organization of vocational training
associated with job creation and labor export. 2. The Ministry of Planning and
Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
steering committee for poverty reduction programs in, setting up inter-branch
working groups to appraise schemes of 61 poor districts in the first quarter of
2009; with concerned ministries in studying, amending and supplementing the
investment and bidding laws suitable to poor districts' characteristics and
implementation capacity; and with the Ministry of Finance in balancing annual
development investment capital for poor districts. 3. The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of
Planning and Investment, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
and concerned ministries in, allocating non-business capital for poor
districts; study and coordinate with concerned ministries and agencies in
amending financial mechanisms suitable to poor districts' characteristics and
implementation capacity. 4. The Committee for Ethnic
Minority Affairs shall assume the prime responsibility for and direct the implementation,
elaboration, amendment and supplementation of current policies towards raising
the norms in existing programs and policies on ethnic minorities (Program 135,
commune cluster centers. Decision No. 134/2004/QD-TTg. Decision No.
32/2007/QD-TTg and Decision No. 33/2007/ QD-TTg, policies on price
and freight subsidy and the scheme on human resource development for ethnic
minority areas) and at the same time supplement mechanisms and policies
exclusively for 61 poor districts and submit them to the Prime Minister for
decision. 5. The Ministry of Agriculture
and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate
with concerned ministries in, directing and guiding the production planning in
poor districts; the population distribution planning; and production
development support policies for poor districts; and guide the implementation
of existing mechanisms and policies, especially those on combined agro-forestry
and Fishery production. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 7. The Ministry of Construction
shall assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries in,
studying and amending the construction law suitable to poor districts'
characteristics and implementation capacity; and, together with the Central
Committee of Vietnam Fatherland Front, direct, guide and allocate funds to
basically meet the housing demand of poor households and ethnic minority people
from now to 2010 in poor districts. 8. The Ministry of Transport
shall review, supplement and complete regulations on transport development
planning in districts; prioritize funds for investment in national and
provincial roads and roads leading to commune centers in service of economic
development and life in poor districts. 9. The Ministry of Education and
Training shall assume the prime responsibility for. and coordinate with
concerned ministries in, proposing and promulgating incentive policies for
teachers and pupils; prioritize government bond funds to basically complete
building material foundations for standard schools by 2010. 10. The Ministry of Health shall
assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries
in, proposing and promulgating incentive policies on healthcare: allocate
government bond funds to complete investment projects on building district
hospitals and regional general hospitals and national standard commune health
stations by 2010: further direct the population and family planning work to
raise the population quality. 11. The Ministry of Home Affairs
shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned
ministries in, proposing and promulgating policies on interchange and increase
of key cadres for communes of poor districts; incentive policies to attract
young intellectuals and technicians to work in communes of poor districts. 12. The State Bank of Vietnam
shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of
Finance and concerned ministries in, proposing and promulgating preferential
credit policies for poor households, production and business households,
enterprises, cooperatives and farms investing in production and business
development in poor districts. 13. The Ministry of Industry and
Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned
ministries in. proposing and promulgating policies on industrial extension and
attraction of industrial development investment and guiding trade promotion and
advertisement and introduction of products of poor districts. 14. The Ministry of Science and
Technology shall propose mechanisms and policies on technology transfer,
research for development of plant varieties and livestock breeds efficient and
suitable to particular conditions of each locality. 15. The Ministry of Justice
shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned
ministries in, proposing and promulgating policies on legal aid for the poor
and ethnic minority people to raise their legal awareness and understanding. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. Pursuant to this Resolution,
presidents of People's Committees of provinces having poor districts shall
approve schemes of poor districts; take responsibility before the Prime
Minister for directing the fulfillment of objectives and tasks of the program
and allocating sufficient investment capital for poor districts within the
total approved capital; direct the formulation and approval of annual plans of
poor districts; annually supervise and assess the implementation of these plans
and submit reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
for sum-up and report to the Government. 2. People's Committees of poor
districts shall, based on the objectives, tasks, mechanisms, policies, norms and
standards of the State, elaborate their support schemes on sustainable poverty
reduction and submit them to competent authorities for approval; direct the
formulation of annual plans of localities, summarize and place them in the
priority order and submit them to provincial-level People's Committees for
approval; direct and approve commune-level annual plans: set up district
steering committees (which are composed of leaders of Party committees and
local administrations and representatives of mass organizations and
enterprises) to direct the scheme implementation. 3. People's Committees of
communes shall elaborate annual plans with people's participation, submit them
to district-level People's Committees for approval and organize the
implementation thereof. III. The Vietnam
Fatherland Front Central Committee shall assume the prime responsibility for.
and coordinate with its member organizations in. directing grassroots
associations in conducting propagation and mobilizing their members and people
to support and join campaigns in support of poor districts for fast and
sustainable poverty reduction such as day for the poor, the entire people
building a cultured lifestyle in residential areas, and building new-type rural
areas; raising and promoting people's sense of self-reliance to free themselves
from poverty. The Ho Chi Minh
Communist Youth Union shall well organize the campaign to mobilize the youth
and young intellectuals to voluntarily work in communes of poor districts. The Vietnam Chamber of Commerce
and Industry and professional associations shall assume the prime
responsibility for mobilizing their members to participate in movements to
sponsor and support poor districts in infrastructure development for production
and daily life and in product processing and sale, vocational training and job
creation. Economic groups and state corporations are encouraged each to support
at least 1 poor district in infrastructure investment; production support and
technology transfer; free vocational training and recruitment of local laborers
to raise their incomes, contributing to fast and sustainable poverty reduction. The mass media shall propagate
and disseminate the State's guidelines and policies on support for fast and
sustainable poverty reduction in districts with high poverty rates, creating
consensus in the society to fulfill the country's poverty reduction
objectives.- ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
55.306
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|