ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
78/KH-UBND
|
Cà
Mau, ngày 24 tháng 6
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN VỀ HỢP TÁC
PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg
ngày 02/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Bản ghi
nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai- len về hợp tác phòng, chống mua bán người, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch
triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Xác định cụ thể nội dung, tiến độ
thực hiện nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cho các sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về hợp tác phòng, chống mua bán người
(sau đây viết tắt là Bản Ghi nhớ).
2. Việc thực hiện Kế hoạch này phải gắn
liền với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch có liên quan đến công tác
phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người. Các sở, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp
thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch này phải tích cực, chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm sự phối hợp có
hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện, giải quyết kịp thời
các vướng mắc phát sinh.
II. NỘI DUNG TRỌNG
TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo 138 tỉnh
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động nắm chắc tình hình, tập trung điều tra, thu thập, kịp thời bổ sung, điều chỉnh thông tin về địa bàn, tuyến
trọng điểm, các đường dây, tổ chức, cá nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua
bán người hoặc xuất cảnh trái phép sang Vương quốc Anh; tăng cường công tác quản
lý xuất nhập cảnh, nhất là các địa phương có nhiều người bị mua bán hoặc xuất cảnh
trái phép sang Vương quốc Anh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua
bán người và lợi dụng người xuất cảnh trái phép để lừa bán nạn nhân sang Vương
quốc Anh.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh các nguồn
tin báo, tố giác tội phạm của công dân, thông tin, tài liệu trên báo chí hoặc của
cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội nhằm kịp thời phát hiện, khởi tố điều tra vụ việc
có dấu hiệu tội phạm mua bán người, xuất cảnh trái phép hoặc các nhóm tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến mua bán người. Đối với một số vụ án mua bán người
có tính chất phức tạp, xuyên quốc gia cần chủ động báo cáo, đề xuất cấp có thẩm
quyền kịp thời chỉ đạo phối hợp điều tra, khám phá vụ án, truy bắt đối tượng phạm
tội, giải cứu và hồi hương nạn nhân.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định
nạn nhân bị mua bán hoặc người nghi bị mua bán từ Vương quốc Anh về địa bàn tỉnh
và ngược lại; thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, trẻ em đi cùng nạn nhân
và người thân thích của họ trong quá trình tiếp nhận, xác minh, xác định nạn
nhân theo pháp luật mỗi nước và Bản Ghi nhớ.
- Chủ trì, phối hợp giữa các ngành, địa
phương trong tỉnh và trong nước, các tổ chức quốc tế trao đổi thông tin, thiết
lập đường dây nóng, xác định đầu mối hợp tác xác minh, điều tra, bắt giữ, dẫn
giải, chuyển giao, truy nã; xử lý đối tượng phạm tội mua bán người và các đối
tượng có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn
nhân bị mua bán liên quan trên lãnh thổ hai nước.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng
phối hợp Cảnh sát biển tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan, chính quyền địa
phương tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mua bán người tại khu vực biển nhằm
nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát
vùng biển, quản lý chặt chẽ an ninh, trật tự khu vực trên biển để chủ động phát
hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụng đưa người xuất cảnh trái
phép để lừa bán ra nước ngoài.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh các nguồn
tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người; điều tra, phát hiện, truy bắt đối tượng phạm tội; thu thập tài liệu, chứng cứ, khởi tố vụ án; tiến hành
điều tra theo thẩm quyền và thực hiện các biện pháp giải cứu, tiếp nhận và hỗ
trợ ban đầu cho nạn nhân từ Việt Nam và Vương quốc Anh - trong khu vực biên thuộc
quyên quản lý.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào định hướng
tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao ban báo chí.
- Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo
chí xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng
phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết
chế cơ sở, nhất là hàng năm tập trung các hoạt động hưởng ứng
“Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông và Internet truyền tải các thông điệp, thông tin về phòng, chống mua bán người bằng nhiều hình
thức khác nhau; phối hợp kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt
động mua bán người trái phép trên mạng Internet; tổ chức các hoạt động tuyên truyền
về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
từ Vương quốc Anh về địa bàn tỉnh và ngược lại; bố trí nơi lưu trú và thực hiện
chế độ hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định pháp luật; đảm bảo quá trình hòa nhập
an toàn và hiệu quả cho nạn nhân hoặc người có nguy cơ trở
thành nạn nhân. Đối với nạn nhân là trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ trở thành nạn nhân, các cơ quan chức năng cần trao đổi, hỗ trợ để trẻ em được đối xử và chăm sóc đặc biệt trong quá trình bảo vệ, hồi hương và làm
các thủ tục pháp lý với việc cân nhắc lợi ích ở mức độ cao nhất.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ
trợ nạn nhân bị mua bán, bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu
thực tế.
- Triển khai thực hiện Bộ tài liệu hướng
dẫn thực hành chuyển tuyến, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán; tập huấn kỹ năng quản lý ca (quản lý từng
trường hợp nạn nhân bị mua bán, từ khi được tiếp nhận cho
đến khi tái hòa nhập cộng đồng thành công) trong công tác
hỗ trợ nạn nhân cho cán bộ cơ sở; tuyên truyền rộng rãi Tổng đài quốc gia bảo vệ
trẻ em, trong đó có nội dung tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, với số máy
111.
5. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với các cơ quan đại diện
Việt Nam tại Vương quốc Anh và các quốc gia khác có liên quan thực hiện tốt
công tác bảo hộ công dân, đặc biệt là nạn nhân bị mua bán hoặc nghi bị mua bán
sang Vương quốc Anh.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh
và các cơ quan khác có thẩm quyền xây dựng đường dây nóng để trao đổi thông
tin, xác minh, điều tra và giải cứu nạn nhân bị mua bán theo Bản Ghi nhớ.
6. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa
án nhân dân tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các
vụ án có liên quan đến mua bán người, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội; lựa chọn các vụ án trọng điểm để tổ chức xét xử lưu động phù
hợp với tình hình, hoàn cảnh của địa phương, bảo đảm nguyên tắc cơ bản của tố tụng
hình sự, tôn trọng quyền con người, quyền công dân và lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho các cơ quan
truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.
7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Tổ chức các hoạt động triển khai thực
hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”, nhất là các diễn
đàn, đối thoại, tọa đàm, trao đổi, tư vấn, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề...
trực tiếp tại cộng đồng, tập trung tại các địa phương có nhiều người xuất cảnh
trái phép hoặc bị mua bán sang Vương quốc Anh để tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về phòng, chống mua bán người và các vấn đề khác có liên quan như: Xuất
cảnh trái phép, hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; tổ chức các
hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi sáng tác, xây dựng các tiểu phẩm hoặc
thi tuyên truyền viên giỏi về phòng, chống mua bán người.
8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo,
tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, lồng ghép với việc thực
hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí
thư, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị; Chiến lược và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện công
tác giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tại đơn vị, địa phương mình.
III. KINH PHÍ ĐẢM
BẢO
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và
địa phương. Ngoài ra, được huy động từ Quỹ phòng, chống tội phạm và huy động
nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Công an tỉnh chủ trì, tham
mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
Kế hoạch này.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
có liên quan và UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện công tác
phòng, chống mua bán người định kỳ 06 tháng, 01 năm có nội dung kiểm điểm thực
hiện Kế hoạch này gửi Công an tỉnh để tập hợp báo cáo Bộ Công an và UBND tỉnh.
Nơi nhận:
- C02 - BCA;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- PV01, PA01, PC01, PC02 - CA tỉnh;
- Công an các huyện, thành phố Cà Mau;
- NC(P);
- Lưu: VT, M.A09/6.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|