ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 68/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 04
tháng 03 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Thực hiện Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 19/4/2022;
Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ quy định cơ chế quản
lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày
21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình
MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025; Quyết định
số 2514/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn
La.
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (viết
tắt là UBND) ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
năm 2024 (viết tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh Sơn La với những nội
dung như sau:
A. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023
I. CÔNG
TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo và
xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình
Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội,
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh
Sơn La đã kịp thời chỉ đạo và tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giai
đoạn 2021-2025 trong năm 2023. Các văn bản được ban hành cơ bản đầy đủ, đúng
quy định, thống nhất với văn bản của Trung ương.
2. Công tác tuyên truyền,
triển khai thực hiện Chương trình
Công tác thông tin, quán triệt
các chủ trương, chính sách về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã được Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố quan tâm
triển khai thực hiện với nhiều hình thức thông qua tổ chức các hội nghị quán
triệt, các lớp tập huấn nâng cao năng lực. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh
bằng nhiều hình thức, nhiều thứ tiếng (Phổ thông, Thái, Mông) trên các
phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách giảm nghèo nhanh và bền
vững, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các tấm gương điển hình tiên
tiến trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo; việc thực hiện chế độ,
chính sách giảm nghèo; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, mong muốn được
hỗ trợ phương tiện sản xuất, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất; những
khó khăn, vướng mắc trong công cuộc giảm nghèo bền vững của tỉnh… Thông qua đó,
100% cán bộ cấp huyện, xã, bản được tuyên truyền, tập huấn về nội dung chương
trình giảm nghèo; hàng trăm nghìn lượt người dân được tuyên truyền, phổ biến về
các chính sách giảm nghèo. Người dân dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, phát huy
nội lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu; người dân ngày càng chủ động, tích cực
tham gia các chương trình giảm nghèo, tiếp thu các kiến thức khoa học - kĩ thuật,
chuyển đổi nhiều phương thức sản xuất, mô hình kinh tế có hiệu quả, nắm bắt được
nhiều thông tin về thị trường để có định hướng đúng trong phát triển sản xuất.
UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các
sở, ngành và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức quán triệt và xây dựng
chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương
trình theo lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công phụ trách. Các cấp, các ngành thường
xuyên quán triệt, tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu
và từng cán bộ, đảng viên đối với việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững;
gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo bền
vững và thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đưa kết quả thực hiện mục tiêu giảm
nghèo thành chỉ tiêu trong đánh giá công tác năm của tập thể và cá nhân. Cấp ủy,
chính quyền các cấp thực hiện phân công cụ thể một đầu mối theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
II. NGUỒN
LỰC THỰC HIỆN
1. Ngân sách Nhà nước: Tổng
kinh phí thực hiện Chương trình giao năm 2023 (đã bao gồm kinh phí năm 2022
chuyển nguồn sang năm 2023): 532.319 triệu đồng (Vốn đầu tư: 248.741 triệu
đồng; Vốn sự nghiệp: 283.578 triệu đồng). Cụ thể:
- Nguồn vốn năm 2022 chuyển nguồn
sang năm 2023: 143.451 triệu đồng (Vốn đầu tư: 80.183 triệu đồng; Vốn sự
nghiệp: 63.268 triệu đồng).
- Nguồn vốn giao năm 2023:
388.868 triệu đồng (Vốn đầu tư: 168.558 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 220.310
triệu đồng).
Tổng giá trị khối lượng công việc
hoàn thành và số kinh phí đã thực hiện giải ngân đến 31/01/2024: 281.738 triệu
đồng/532.319 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 53% trên tổng số kinh phí thực hiện
Chương trình năm 2023 (Vốn đầu tư giải ngân được: 216.234 triệu đồng/248.741
triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 87%; Vốn sự nghiệp giải ngân được: 65.504 triệu
đồng/283.578 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 23%).
2. Nguồn lực huy động
khác
a) Nguồn vốn tín dụng chính
sách (Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh): 1.229.387 triệu đồng.
b) Xã hội hóa: 78.826 triệu đồng
(hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Đề án 337 của UBND tỉnh).
III. KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023
1. Kết quả thực hiện mục
tiêu giảm nghèo năm 2023
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm
từ 17,83% xuống còn 14,17% tương đương 42.147 hộ, giảm 3,66% so với năm 2022, đạt
và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (giảm 3%/năm).
- Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện
nghèo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (giảm từ 4-5%/năm):
+ Huyện Thuận Châu đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,96% xuống còn 23,77%, giảm
7,19%/năm.
+ Huyện Sốp Cộp đạt chỉ tiêu kế
hoạch đề ra: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,28% xuống còn 30,23%, giảm 4,05%/năm.
2. Hỗ trợ phát triển các
mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực phát triển sản xuất góp phần tạo sinh kế, việc
làm bền vững, thu nhập tốt, thích ứng biến đổi khí hậu cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ mới thoát nghèo.
3. Hỗ trợ kết nối việc
làm thành công cho 20.712 lao động, đạt 83% kế hoạch, trong đó có trên 10% người
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng nghèo, vùng
khó khăn.
4. Hỗ trợ đào tạo 3.107 (kế
hoạch 5.000) người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo (62,14%); hỗ trợ 27 (kế hoạch 44) người lao động trên địa
bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch.
5. 100% cán bộ thực hiện
công tác giảm nghèo các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản
về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo và
lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng, người dân.
6. Các chỉ tiêu giải quyết
mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
- Chiều thiếu hụt về việc làm:
100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu
được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường
lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- Chiều thiếu hụt về y tế: 100%
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định; giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26,1% đạt chỉ tiêu
kế hoạch.
- Chiều thiếu hụt về giáo dục:
Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 97,6% đạt và
vượt chỉ tiêu kế hoạch (96%); Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo,
vùng khó khăn qua đào tạo đạt 54% trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 20% đạt chỉ
tiêu kế hoạch; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kĩ năng nghề phù hợp.
- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Giảm
tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở của hộ nghèo xuống còn 22%, đạt và vượt chỉ
tiêu kế hoạch (30%), hộ cận nghèo xuống còn 12,7%, chưa đạt chỉ tiêu kế
hoạch (10%); giảm tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở của hộ nghèo xuống
còn 28,5%, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (32%), hộ cận nghèo xuống
còn 17,4%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch (13%).
- Chiều thiếu hụt về nước sinh
hoạt và vệ sinh: 93,45% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch (90%); 48,35% hộ nghèo, hộ cận nghèo
sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch (39%).
- Chiều thiếu hụt về thông tin:
94,3% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn
thông, internet, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch (80%); 72% hộ gia đình
sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp
luật giảm nghèo, kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo hiệu quả thông qua các
hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông, đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Dự kiến đến năm 2025, tỉnh Sơn
La hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra trên địa bàn tỉnh.
IV. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự
án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, thương
mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn các
huyện nghèo; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: Đường giao thông, trường
học, cơ sở y tế, công trình thủy lợi. Năm 2023 các huyện nghèo đã giải ngân:
198.973 triệu đồng, đạt 93,2% kế hoạch vốn giao thực hiện đầu tư 38 công trình
trong đó có 28 công trình chuyển tiếp, 10 công trình khởi công mới (bao gồm:
15 công trình giao thông; 06 công trình giáo dục; 04 công trình nước sinh hoạt;
10 công trình nhà văn hóa; 01 công trình điện; 02 công trình cầu dân sinh); duy
tu, bảo dưỡng 46 công trình hạ tầng các loại, giải ngân: 7.469/8.130 triệu đồng,
đạt 92% kế hoạch vốn giao. Công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân
sinh phải đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, đảm bảo được quỹ đất ở, đất
sản xuất, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân; ưu tiên các
công trình có nhiều người hưởng lợi là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới
thoát nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ huyện
thoát nghèo theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình
trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch
số 30/KH-UBND ngày 02/02/2023 thực hiện một số nội dung hỗ trợ huyện Thuận Châu
thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025, huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hỗ trợ huyện Thuận Châu thoát khỏi
tình trạng nghèo, từng bước nâng cao mức sống và chất lượng sống cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, phấn đấu đến cuối năm 2025 huyện Thuận Châu
thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tổng mức vốn đầu tư từ ngân
sách Trung ương cấp bổ sung cho tỉnh Sơn La thực hiện một số nội dung hỗ trợ
huyện Thuận Châu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn
2022-2025 là 87.323 triệu đồng (theo Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày
23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư
phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương
trình mục tiêu quốc gia). Tỉnh đã giao bổ sung vốn đầu tư trung hạn cho huyện
Thuận Châu để thực hiện một số nội dung nhiệm vụ nhằm thoát tình trạng nghèo, đặc
biệt khó khăn đến năm 2025.
Hiện tại, huyện đang triển khai
thực hiện các bước xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định (dự kiến đầu
tư đường giao thông liên xã Long Hẹ - Phổng Lập có chiều dài tuyến L = 13,72km,
với tổng kinh phí: 90.024 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 87.323
triệu đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương: 2.701 triệu đồng). Thực hiện
duy tu, bảo dưỡng 02 công trình đường giao thông liên xã (Co Mạ - Long Hẹ -
É Tòng và Muổi Nọi - Bản Lầm), giải ngân: 5.652/6.296 triệu đồng, đạt 90% kế
hoạch vốn giao.
2. Dự
án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Tỉnh tập trung hỗ trợ đa dạng
hóa sinh kế và xây dựng, hình thành, nhân rộng và phát triển các mô hình giảm
nghèo nông nghiệp cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo để
góp phần tạo ra việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, dịch chuyển cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân
tộc trong tăng trưởng kinh tế, phát triển du lịch văn hoá ở cộng đồng. Các huyện,
thành phố xây dựng kế hoạch dự kiến thực hiện các mô hình giảm nghèo hỗ trợ cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn
huyện nghèo trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; ưu tiên các mô hình giảm
nghèo trên địa bàn huyện nghèo.
Trong năm 2023, có 04 dự án thuộc
Chương trình MTQG giảm nghèo (Dự án phát triển măng tre Bát Độ liên kết theo
chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Vân Hồ; Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất liên
kết theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò sinh sản quy mô liên xã” huyện Sông Mã; Dự
án “Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản
phẩm cây dược liệu Thảo quả tại huyện Mường La”; Dự án “Hỗ trợ phát triển sản
xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại huyện
Mường La”) trình Hội đồng thẩm định cấp huyện thẩm định. Hiện tại,
các cơ quan, đơn vị và các đơn vị chủ trì liên kết đang tiếp tục hoàn thiện hồ
sơ trình dự án theo quy định.
3. Dự
án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát
triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Hỗ trợ nâng cao năng lực và
phát triển nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) cho các hộ nghèo, cận
nghèo, mới thoát nghèo, người khuyết tật, người dân sinh sống trên địa bàn huyện
nghèo; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng công
nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án
chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm
giúp các hộ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản
phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản
xuất, thoát nghèo bền vững.
Trong năm 2023, có 04 dự án thuộc
Chương trình MTQG giảm (nguồn vốn lồng ghép với Dự án 2) trình Hội đồng
thẩm định cấp huyện thẩm định. Hiện tại, các cơ quan, đơn vị và các đơn
vị chủ trì liên kết đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình dự án theo quy định.
b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh
dưỡng
Các huyện, thành phố tăng cường
thực hiện công tác thông tin, truyền thông và tư vấn về dinh dưỡng hợp lý. Xây
dựng, cập nhật, cung cấp công cụ, các tài liệu truyền thông dưới nhiều hình thức,
ngôn ngữ phù hợp với các vùng, miền, dân tộc cho cơ sở y tế các cấp. Cải thiện
tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng
cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và trẻ
em vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn thông qua chiến dịch bổ sung vitamin A
cho trẻ từ 0-60 tháng tuổi (đạt 98,5%), kết hợp tẩy giun cho trẻ từ
24-60 tháng tuổi (99,4%). Duy trì bổ sung bổ sung vitamin A cho 96,2% phụ
nữ sau sinh trong vòng 01 tháng. Bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai đạt
93% kế hoạch đề ra. Tăng cường công tác quản lý phụ nữ mang thai, khám thai định
kỳ, tư vấn sử dụng viên sắt theo phác đồ của Bộ Y tế; tư vấn nuôi con bằng sữa
mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đúng cách … Các hoạt động trên đã góp phần cải thiện
tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 26,1%, đạt chỉ tiêu kế hoạch. Các cấp, các ngành
đã giải ngân: 3.866/6.908 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch vốn giao.
4. Dự
án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1: Phát triển
giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
Tăng cường tuyên truyền về giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô
và chất lượng đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động ở vùng nghèo, vùng khó
khăn, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm bền vững, cải thiện sinh kế,
tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, phòng ngừa, hạn
chế người dân rơi vào tình trạng đói nghèo, tái nghèo. Các huyện, thành phố thực
hiện đào tạo nghề cho 3.107 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo; người lao động trên địa bàn huyện nghèo. Tỷ lệ người lao động thuộc
vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 54% trong đó có bằng cấp, chứng chỉ
là 20%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có
nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kĩ năng nghề phù hợp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đã thực hiện mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đào tạo nghề
theo quy định. Tổng nguồn vốn sự nghiệp đã giải ngân: 22.129/51.628 triệu đồng,
đạt 43% kế hoạch vốn giao.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng nghèo, vùng khó
khăn. Trong năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành xây dựng, triển
khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất (có 01 dự án đầu tư của Trường
Cao đẳng Sơn La đã được UBND tỉnh phê duyệt, giải ngân được: 17.039/18.000 triệu
đồng đạt 95% kế hoạch vốn giao).
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn,
hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh trong đó ưu tiên người lao động trên địa
bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Đã thực hiện hỗ trợ tư vấn cho 1.008
người lao động về các nội dung đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giải
ngân: 50,4 triệu đồng, đạt 1,8% kế hoạch vốn giao.
Hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng
cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo
bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo, người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn. Đã có 341 lao động trên
địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong đó có 30 lao động
trên địa bàn huyện nghèo, tuy nhiên chưa thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người
lao động do các hồ sơ, chứng từ chưa đảm bảo theo quy định.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc
làm bền vững
Tăng cường công tác truyền
thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm vùng nghèo, vùng khó
khăn. Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp vùng
nghèo, vùng khó khăn. Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các
hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền
vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người
lao động vùng nghèo, vùng khó khăn. Các huyện triển khai tổ chức 07 ngày hội việc
làm năm 2023 với sự tham gia của 85 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh,
trường cao đẳng và đại học trên địa bàn toàn quốc thu hút sự tham gia của trên
17.600 người lao động, học sinh, sinh viên. Các cấp, các ngành hỗ trợ kết nối
việc làm thành công cho 20.712 lao động, đạt 83% kế hoạch, trong đó có trên 50%
người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động
thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn. Toàn tỉnh đã tổ chức 73 hội nghị tuyên truyền
tư vấn giới thiệu việc làm, giao dịch việc làm tại xã với sự tham gia của 6.183
lao động; tổ chức 01 hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho 63 cộng tác
viên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Nguồn vốn sự nghiệp đã giải ngân:
3.244 triệu đồng, đạt 24% kế hoạch vốn giao.
Đối với nguồn vốn đầu tư: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thị trường lao động, hình thành
sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Dịch
vụ việc làm tỉnh; hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Các huyện, thành phố được
giao vốn đầu tư tiếp tục triển khai đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ
thông tin để hiện đại hóa hệ thống thị trường lao động; đã giải ngân: 222 triệu
đồng, đạt 30% nguồn vốn giao cấp huyện thực hiện.
5. Dự
án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận
nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm
nghèo bền vững. Trong năm 2023 các huyện nghèo đã hỗ trợ nhà cho 334 hộ nghèo (Thuận
Châu: 262 nhà; Sốp Cộp: 72 nhà); giải ngân đạt 100% nguồn vốn giao (13.720
triệu đồng).
Quá trình thực hiện bảo đảm
nguyên tắc công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực,
chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương
và sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn các huyện nghèo. Thực hiện phân quyền, phân cấp cho địa
phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc
văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, vùng miền gắn với củng cố quốc phòng,
an ninh. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực; huy động từ nhiều
nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và Nhân dân cùng làm theo nguyên
tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở;
bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời; lồng ghép nguồn lực thực hiện
Đề án với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách giảm nghèo nói
chung...
6. Dự
án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về
thông tin
Tỉnh tập trung thực hiện nhiệm
vụ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở thông qua
hoạt động tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của hệ thống đài truyền thanh
cấp xã trên địa bàn tỉnh và thiết lập cụm thông tin điện tử tại cửa khẩu biên
giới nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông
tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin đến khu vực miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới. Cấp huyện đã thực hiện hoạt động tăng cường cơ sở vật
chất cho hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp xã, giải ngân: 2.165/3.463
triệu đồng, đạt 63% kế hoạch vốn giao. Cấp tỉnh (giao Sở Thông tin và Truyền
thông) đang triển khai thực hiện.
Qua đó góp phần nâng cao khả
năng tiếp cận thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet của người dân, nhất
là hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cung cấp thông tin về kiến thức, kỹ
năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh cho người nghèo, người
dân sinh sống trên địa bàn nghèo, vùng lõi nghèo; hỗ trợ người dân tiếp cận thị
trường thông qua các giải pháp 4.0, góp phần vào mục tiêu giảm chiều thiếu hụt
về thông tin: 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch
vụ viễn thông, internet, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; 72% hộ gia đình sinh sống
trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật giảm
nghèo, kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo hiệu quả thông qua các hình thức
xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về
giảm nghèo
Tăng cường truyền thông về giảm
nghèo đa chiều, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm
nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm nhằm khơi dậy tinh thần tự lực
vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững; tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy
nhân rộng và lan tỏa trong xã hội, đồng thời phát hiện ra các hành vi trục lợi
chính sách giảm nghèo để có biện pháp đẩy lùi, ngăn chặn. Các cấp, các ngành đã
giải ngân: 1.711/4.224 triệu đồng, đạt 41% kế hoạch vốn giao để thực hiện khen
thưởng cho 15 tập thể, 57 cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm
nghèo; hơn 120 chuyên mục, phóng sự tuyên truyền về giảm nghèo trên hệ thống
Đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, huyện, xã; hơn 20 chuyên trang trên các
báo, tạp chí về chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững, nêu gương các tập
thể, cá nhân điển hình trong công tác thực hiện giảm nghèo; tuyên truyền về
phong trào thi đua thoát nghèo bền vững trong người nghèo, hộ nghèo thông qua
những chính sách hỗ trợ, việc làm thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương, cơ sở.
7. Dự
án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
Công tác nâng cao năng lực, tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo ở các ngành, các cấp được quan tâm triển khai thực hiện đảm bảo đội
ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện chương trình đúng mục tiêu, nhiệm vụ, đúng đối
tượng, hiệu quả, bền vững. Trong năm 2023, cấp tỉnh và cấp huyện tiếp tục tổ chức
48 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 3.857 cán bộ giảm nghèo các cấp; tổ chức
12 đoàn học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh với sự tham gia của gần 200 người
về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Các cấp, các ngành đã triển
khai hỗ trợ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023; xây dựng chương
trình, kế hoạch giám sát, đánh giá phát huy, tăng cường vai trò của mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể trong thực hiện giám sát. UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế
hoạch số 190/KH-UBND ngày 29/7/2023 về giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương
trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh và giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội thực hiện công tác giám sát, đánh giá tại 11 huyện; cấp huyện,
xã cũng đã tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình trên địa bàn,
qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nắm bắt các kiến nghị, đề xuất
vượt thẩm quyền để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương giải quyết.
Việc thực hiện các nội dung nhiệm
vụ của Dự án không gặp khó khăn, vướng mắc; toàn tỉnh đã giải ngân:
5.088/16.461 triệu đồng, đạt 31% kế hoạch vốn giao.
V. KẾT QUẢ
ĐẠT ĐƯỢC
1. Việc thực hiện các
chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đã có những tác động tích cực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo
của tỉnh giảm còn 14,17%, giảm 3,66%/năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu Nghị
quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Tỉnh có 64 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 08
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 95% số hộ trên địa bàn tỉnh được sử dụng
điện sinh hoạt an toàn; 98% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%; GRDP bình quân đạt 51,7 triệu đồng/người/năm.
2. Người nghèo đã tiếp cận
thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; mức độ tiếp cận của người
dân với các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần
của Nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng được từng bước cải thiện, cơ sở
hạ tầng các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo của các
huyện nghèo giảm nhanh, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, hệ thống chính
trị cơ sở được củng cố, giữ vững an ninh, quốc phòng.
VI. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
- Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc
trên địa bàn tỉnh. Tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao các cấp, các
ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Cơ chế, chính sách tổ chức thực
hiện Chương trình cơ bản phù hợp, đồng bộ và hệ thống từ Trung ương đến địa
phương.
- Các cấp, các ngành phối hợp
tương đối chặt chẽ trong tổ chức thực hiện, thông tin báo cáo và giám sát, đánh
giá tiến độ, hiệu quả thực hiện Chương trình.
2. Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng các xã, bản đặc
biệt khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; địa hình phức tạp, thiên tai, dịch
bệnh luôn tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, biến đổi khí hậu tác động trực
tiếp đến đời sống của người dân.
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của cấp
huyện do thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất phục vụ công tác thực hành.
- Thu nhập của hộ nghèo, hộ cận
nghèo hiện chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống, không đủ tích lũy để đề
phòng các rủi ro nên nguy cơ tái nghèo cao; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, một
bộ phận hộ nghèo thoát nghèo nhưng rơi xuống hộ cận nghèo. Một bộ phận người
nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa nhận
thức đầy đủ về xuất khẩu lao động.
VII. TỒN TẠI,
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
- Cơ chế, chính sách, các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời, rõ ràng gây
khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.
- Công tác tham mưu của các sở,
ngành có nội dung chưa kịp thời, có những nội dung rất chậm (như cơ chế,
chính sách thực hiện Dự án 2, Tiểu dự án 1-Dự án 3, Tiểu dự án 1-Dự án 6), ảnh
hưởng đến tiến độ thời gian thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Công tác tổ chức triển khai
thực hiện các tiểu dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình của các đơn vị,
các huyện, thành phố còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn thấp.
2. Nguyên nhân
- Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn
và nguồn vốn năm 2022 phân bổ muộn (cuối tháng 5/2022) ảnh hưởng đến
công tác phân bổ và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần
trong năm 2022, vì vậy nguồn vốn chuyển nguồn sang năm 2023 khá lớn, khối lượng
công việc nặng nề, sức ép giải ngân cao.
- Một số cơ chế, chính sách của
Trung ương vừa ban hành đã sửa đổi, bổ sung, thay thế (Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị
định số 27/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình MTQG; bãi bỏ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 quy định quản
lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực
hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; ban hành Thông
tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các
Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025...), ảnh hưởng đến công tác tham mưu
của các sở, ngành, công tác hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện ở các cấp,
các ngành (một số cơ chế, chính sách của tỉnh vừa ban hành đã phải bãi bỏ, sửa
đổi, bổ sung, thay thế).
B. KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tập trung triển khai có hiệu
quả các nội dung nhiệm vụ nhằm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày
21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày
02/12/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo và huyện thoát nghèo có hiệu quả nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng nghèo theo hướng trọng tâm, trọng điểm và bền
vững.
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ phát triển
sản xuất phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng sống; giảm dần khoảng cách
chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, các địa phương và các nhóm
dân cư.
- Tiếp tục xã hội hóa công tác
giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên các nguồn lực huy động hợp pháp thực
hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh
theo Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nhiệm vụ, nội
dung hỗ trợ tại các Dự án thuộc Chương trình, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề
ra trong Kế hoạch. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí thực hiện Chương trình, đúng
quy định tài chính hiện hành; huy động, lồng ghép các nguồn lực trong quá trình
triển khai thực hiện Chương trình.
- Tăng cường công tác phối hợp
giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc
phát sinh trong quá trình thực hiện, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đề
ra.
II. MỤC
TIÊU NĂM 2024
1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo
toàn tỉnh xuống còn 11,17%; giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%; giảm
tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo từ 4-5%.
2. Hỗ trợ phát triển các
mô hình giảm nghèo góp phần tạo sinh kế, việc làm bền vững, thu nhập tốt, thích
ứng biến đổi khí hậu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Hỗ trợ
nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng
dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất.
3. Hỗ trợ kết nối, chuyển
đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động, trong đó có trên 10%
người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng nghèo,
vùng khó khăn.
4. Hỗ trợ đào tạo 4.600
người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động
thuộc các huyện nghèo; hỗ trợ 50 người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. 100% cán bộ thực hiện
công tác giảm nghèo các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản
về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo và
lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng, người dân.
6. Các chỉ tiêu giải quyết
mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
- Chiều thiếu hụt về việc làm:
100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu
được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường
lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- Chiều thiếu hụt về y tế: 100%
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế theo quy định; giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26%.
- Chiều thiếu hụt về giáo dục:
Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 97%; Tỷ lệ
người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 57% trong đó có
bằng cấp, chứng chỉ là 23%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Giảm
tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở của hộ nghèo xuống còn 20%, hộ cận nghèo xuống
còn 10%; giảm tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở của hộ nghèo xuống còn 25%, hộ
cận nghèo xuống còn 10%.
- Chiều thiếu hụt về nước sinh
hoạt và vệ sinh: 92% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
49% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chiều thiếu hụt về thông tin:
95% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn
thông, internet; 74% hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận
thông tin về chính sách, pháp luật giảm nghèo, kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm
nghèo hiệu quả thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
III. ĐỐI
TƯỢNG, PHẠM VI
1. Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền
công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số,
hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật,
phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các
huyện nghèo.
- Các huyện nghèo; các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp (GDNN), tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp
tác xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi thực hiện:
Trên địa bàn toàn tỉnh.
IV. NGUỒN
LỰC THỰC HIỆN
Tổng nguồn lực thực hiện Chương
trình bao gồm:
1. Kinh phí thực hiện
Chương trình năm 2022, năm 2023 chuyển nguồn theo quy định.
2. Nguồn vốn giao thực
hiện Chương trình năm 2024: 383.626 triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư: 159.228 triệu đồng,
trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 154.590
triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương đối ứng:
4.638 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 224.398 triệu
đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 217.862
triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương đối ứng:
6.536 triệu đồng.
3. Nguồn vốn tín dụng
chính sách (Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh): Đối với các đối tượng chính
sách dự kiến: 1.367.661 triệu đồng (trong đó, thực hiện chương trình tín dụng
ưu đãi đối với hộ nghèo là: 391.333 triệu đồng; hộ cận nghèo là: 145.938 triệu
đồng; hộ mới thoát nghèo là: 80.091 triệu đồng).
4. Nguồn xã hội hóa: Dự
kiến 38.640 triệu đồng (hỗ trợ 966 nhà ở hộ nghèo theo Đề án 337 của UBND tỉnh
tại 03 huyện: Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn).
5. Các nguồn vốn lồng
ghép và huy động hợp pháp khác.
V. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Dự
án 1. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Tổng số kinh phí thực hiện Dự
án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
119.342 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư: 108.346 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 105.190 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng:
3.156 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 14.577 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 14.152 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng: 425
triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
* Nguồn vốn thực hiện bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
+ Vốn đầu tư phát triển: 63.438
triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 61.590 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối
ứng: 1.848 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 11.878 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 11.532 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng: 346
triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
* Mục tiêu: Hỗ trợ các huyện
nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất,
lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân; hỗ trợ huyện Thuận Châu thoát nghèo vào cuối năm 2025.
* Đối tượng: Huyện nghèo (Thuận
Châu, Sốp Cộp) theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng
Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu tại các huyện nghèo (công trình đầu
tư cấp huyện, liên xã) phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông
hàng hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2024, các huyện nghèo đầu
tư 23 công trình hạ tầng các loại, bao gồm: 10 công trình giao thông; 02 công
trình điện; 05 công trình nước sinh hoạt; 01 lớp học; 03 trường học; 01 công
trình thủy lợi phục vụ sản xuất; 01 nhà văn hóa.
- Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng
hơn 50 công trình hạ tầng, góp phần duy trì công năng sử dụng của các công
trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ huyện
nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025
* Nguồn vốn thực hiện bao gồm:
- Kinh phí năm 2023 được chuyển
nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
+ Vốn đầu tư phát triển: 44.908
triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 43.600 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối
ứng: 1.308 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 2.699 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 2.620 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng: 79
triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
* Đối tượng: Huyện Thuận Châu.
* Nội dung hỗ trợ: Thực hiện
theo Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh Sơn La thực hiện một
số nội dung hỗ trợ huyện Thuận Châu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó
khăn giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh
Sơn La sửa đổi một số nội dung của Kế hoạch số 30/KH-UBND.
- Vốn đầu tư: Xây dựng 01 công
trình đường giao thông liên xã Long Hẹ - Phổng Lập có chiều dài tuyến L = 13,72
km.
- Vốn sự nghiệp: Tiếp tục duy
tu, bảo dưỡng 02 công trình đường giao thông liên xã.
2. Dự
án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
a) Tổng số kinh phí thực hiện
bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
69.642 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 67.614 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 2.028 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
b) Mục tiêu: Hỗ trợ xây dựng,
phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo thuộc lĩnh vực nông nghiệp
và phi nông nghiệp nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập ổn định, nâng
cao chất lượng cuộc sống và thích ứng biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người
nghèo.
c) Đối tượng
- Người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 03 năm), người khuyết
tật (không có sinh kế ổn định); người dân sinh sống trên địa bàn huyện
nghèo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người
có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia
đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất,
kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình giảm nghèo nông nghiệp,
phi nông nghiệp, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế,
tăng thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo
cho người nghèo.
- Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự
án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo khởi
nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học
sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực
hiện. Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn
được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
d) Nội dung hỗ trợ
- Xây dựng, phát triển, nhân rộng
các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế
bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người
dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Tập huấn, chuyển giao khoa học,
kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng,
vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản
xuất và điều kiện cơ sở vật chất.
- Xúc tiến thương mại, tiếp cận
thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng
đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan; mô hình giảm
nghèo gắn với quốc phòng, an ninh.
- Tổ chức các hoạt động đa dạng
hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất phù hợp phong tục, tập quán, nhu cầu của
cộng đồng, phù hợp mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
3. Dự
án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
* Tổng số kinh phí thực hiện
bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024: 38.127
triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 37.017 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối
ứng: 1.110 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát
triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
* Kinh phí thực hiện bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
28.790 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 27.951 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 839 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
* Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao
năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết
theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản
xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập,
thoát nghèo bền vững.
* Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo (trong vòng 03 năm), người khuyết tật (không có sinh kế ổn
định) trên địa bàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu
số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ
nghèo.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ
- Phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản
xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ
khác.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất đủ
lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng.
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Tập huấn, tư vấn chuyển giao
kỹ thuật cho người nghèo: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh tế của
các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các nội dung hỗ trợ khác phù hợp với
tính chất của hoạt động sinh kế định hướng thị trường; khuyến khích các doanh
nghiệp, hợp tác xã tham gia cam kết bao tiêu sản phẩm; thí điểm, nhân rộng các
giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu
quả.
b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh
dưỡng
* Kinh phí thực hiện bao gồm:
- Kinh phí năm 2023 được chuyển
nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
9.338 triệu đồng (Ngân sách trung ương: 9.066 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 272 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và huy
động hợp pháp khác.
* Mục tiêu: Cải thiện tình trạng
dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng
và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
* Đối tượng
- Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện
nghèo (Sốp Cộp, Thuận Châu).
- Phụ nữ mang thai và cho con
bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung thực hiện
- Tập huấn truyền thông chăm
sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng
tuyến huyện, xã.
- Duy trì bổ sung đa vi chất
cho phụ nữ mang thai tại cấp huyện; duy trì bổ sung vitamin A cho bà mẹ sau đẻ
uống trong vòng 1 tháng.
- Rà soát, hỗ trợ tiếp cận, can
thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ,
trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; người dân sinh sống
trên địa bàn huyện nghèo.
- Tăng cường hoạt động cải thiện
chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; công tác can thiệp
phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em học
đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).
- Giám sát hỗ trợ hoạt động
dinh dưỡng cộng đồng; giám sát chiến dịch uống vitamin tại cấp huyện.
4. Dự
án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
Tổng số kinh phí thực hiện Dự
án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
103.422 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư: 50.882 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 49.400 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng:
1.482 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 52.540 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 51.010 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng:
1.530 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
a) Tiểu dự án 1: Phát triển
giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
82.023 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư: 44.290 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 43.000 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng:
1.290 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 37.733 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 36.634 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng:
1.099 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
* Mục tiêu: Phát triển giáo dục
nghề nghiệp về quy mô và chất lượng đào tạo. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người
nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Gắn kết chặt chẽ giữa giáo
dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao
chất lượng cuộc sống.
* Đối tượng
- Người học nghề, lao động thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp.
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có
liên quan.
- Các sở, ngành, địa phương được
giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ
- Đối với nguồn vốn đầu tư: Hỗ
trợ 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trường Cao đẳng Sơn La dự kiến 02 dự án;
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Sơn La dự kiến 02 dự án) đầu tư cơ sở vật
chất đảm bảo cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nguồn vốn sự nghiệp
+ Xây dựng các chuẩn, phát triển
chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối
tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Khảo sát, thống kê, dự báo
nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc
làm cho người lao động.
+ Phát triển mô hình gắn kết giáo
dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo nghề cho người lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
+ Thực hiện hỗ trợ các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng, mua sắm trang
thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đào tạo nghề; hỗ trợ đào tạo nghề cho
4.600 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người
lao động trên địa bàn huyện nghèo.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
2.101 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 2.040 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 61 triệu đồng).
* Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động
đưa người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
* Đối tượng
- Người lao động có nhu cầu đi
làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo (không bao gồm
các địa bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở
nước ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030); ưu
tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp,
tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
- Người lao động tham gia các
khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các
Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ người lao động sinh sống
trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Tiền đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong
thời gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng),
trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu,
thị thực và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân.
- Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên
người lao động thuộc thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người
dân tộc thiểu số, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Năm 2024, các huyện nghèo dự
kiến hỗ trợ 50 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc
làm bền vững
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
19.298 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư: 6.592 triệu đồng (Ngân
sách Trung ương: 6.400 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng: 192 triệu đồng).
+ Vốn sự nghiệp: 12.706 triệu đồng
(Ngân sách Trung ương: 12.336 triệu đồng; Ngân sách địa phương đối ứng: 370
triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
* Mục tiêu: Cung cấp thông tin
thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung
cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động.
* Đối tượng
- Người lao động, ưu tiên người
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh
sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Trung tâm dịch vụ việc làm,
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh; cơ quan quản lý Nhà
nước các cấp.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ
- Đối với nguồn vốn đầu tư: Xây
dựng dự án “Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại
hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm
trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu” trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nguồn vốn sự nghiệp:
Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc
làm; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ
liệu khác; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc
làm thành công.
5. Dự
án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
a) Nguồn vốn thực hiện
- Kinh phí giao năm 2024:
20.044 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 19.460 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 584 triệu đồng).
- Các nguồn vốn lồng ghép và
huy động hợp pháp khác.
b) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho
501 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
c) Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025 trong danh sách hộ nghèo, hộ
cận nghèo do UBND cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo (Sốp
Cộp, Thuận Châu) và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình
có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.
- Đối tượng thụ hưởng dự án
không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.
d) Nội dung thực hiện: Theo Quyết
định số 2833/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
6. Dự
án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
* Tổng số kinh phí thực hiện Dự
án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
12.086 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 11.734 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 352 triệu đồng).
a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về
thông tin
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
7.786 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 7.559 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 227 triệu đồng).
* Mục tiêu: Nâng cao năng lực,
hiệu quả hoạt động của hệ thống đài truyền thanh các xã đặc biệt khó khăn phục
vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa
phương. Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông
tin thiết yếu cho xã hội.
* Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Các huyện nghèo, xã biên giới;
các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Các đối tượng khác theo Quyết
định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Nội dung hỗ trợ
- Nâng cao năng lực cho cán bộ
thông tin và truyền thông.
- Thiết lập các cụm thông tin
điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên
giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho
hoạt động của Đài truyền thanh xã của 103 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về
giảm nghèo đa chiều
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
4.300 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 4.175 triệu đồng; Ngân sách địa phương
đối ứng: 125 triệu đồng).
* Mục tiêu: Tăng cường truyền
thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo
đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên
thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
* Đối tượng: Người nghèo, người
dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
* Nội dung thực hiện
- Xây dựng, tổ chức thực hiện
các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền
thông về giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin,
tuyên truyền về công tác giảm nghèo; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể,
mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác
giảm nghèo, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương
ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả
nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; biểu dương,
khen thưởng đối với các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện
các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia,
thụ hưởng Chương trình, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ
giúp xã hội và bình đẳng giới cho người dân, nhất là người nghèo, cận nghèo,
người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Tổ chức các hoạt động đối thoại
chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở để tăng cường truyền
thông về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế,
chính sách.
7. Dự
án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
* Tổng số kinh phí thực hiện Tiểu
dự án bao gồm:
- Kinh phí năm 2022, năm 2023
được chuyển nguồn theo quy định.
- Nguồn vốn giao năm 2024:
17.381 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 16.875 triệu đồng; Ngân sách địa
phương đối ứng: 506 triệu đồng).
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng
lực thực hiện Chương trình
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu,
đúng đối tượng.
- Đối tượng: Cán bộ làm công
tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng,
lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có
uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ; các tổ chức, cá nhân có
liên quan.
- Nội dung thực hiện
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các
chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề
nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch
và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu
quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn.
+ Tổ chức học tập, trao đổi
kinh nghiệm trong nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về
công tác giảm nghèo.
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh
giá
- Mục tiêu: Tổ chức giám sát,
đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp đảm bảo đúng mục tiêu,
đúng đối tượng và quy định của pháp luật. Thực hiện giám sát và hỗ trợ công tác
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng: Cơ quan chủ trì
Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong
các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức
thực hiện công tác giám sát, đánh giá; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nội dung thực hiện
+ Thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo năm 2024.
+ Kiểm tra, giám sát công tác
rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024.
+ Kiểm tra, giám sát và đánh
giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh định kỳ hằng năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu nhiệm vụ).
(có
Biểu tổng hợp danh mục dự án đầu tư cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 kèm theo)
VI. GIẢI
PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, chính sách giảm nghèo
của Đảng và Nhà nước, qua đó thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm trong cán
bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung, mục tiêu giảm nghèo bền
vững trong từng giai đoạn. Thực hiện đối thoại giảm nghèo tại cơ sở, tuyên truyền
về các tấm gương, điển hình tiên tiến trong thực hiện giảm nghèo bền vững, những
mô hình giảm nghèo hiệu quả từ đó nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo của người
nghèo, cận nghèo.
2. Tiếp tục phân cấp
trao quyền cho địa phương, cơ sở để tạo sự chủ động và nâng cao trách nhiệm
trong thực hiện Kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, điều
chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình theo đúng quy định
và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Tăng cường sự tham gia của người
dân trong suốt quá trình thực hiện Kế hoạch từ khâu xác định đối tượng thụ hưởng
đến khâu lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện đảm bảo
tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
3. Triển khai có hiệu quả
cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tạo sinh kế,
việc làm bền vững cho người nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp và hợp tác xã
liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các
mô hình sản xuất có sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Hỗ trợ
xây dựng và phát triển các mô hình giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế và
đáp ứng nhu cầu của người nghèo, hộ nghèo.
4. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
trên địa bàn tỉnh, huyện, xã. Cấp ủy, chính quyền cơ sở phân công trách nhiệm
giúp đỡ hộ nghèo, tạo điều kiện và động viên, khuyến khích các hộ tham gia đăng
ký thoát nghèo; tập trung hỗ trợ, hướng dẫn những hộ đăng ký thoát nghèo phát
triển sản xuất, có việc làm bền vững, thu nhập ổn định.
5. Các cấp, các ngành
tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện các Dự án, tiểu dự
án thuộc Chương trình. Thường xuyên giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình; đảm bảo sự tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả Chương trình của các tổ
chức chính trị - xã hội, đoàn thể và người dân.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực Chương
trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát các đơn vị, UBND các huyện, thành phố trong tổ chức triển khai thực
hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình theo quy định.
- Chủ trì tổng hợp, đề xuất điều
chỉnh cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực tiễn địa phương. Tổng hợp đề
xuất, kiến nghị và xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá trình triển
khai thực hiện Chương trình.
- Chủ trì tổng hợp, đề xuất
phương án phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn giai đoạn 5 năm, kế hoạch vốn năm
2022, 2023 chuyển nguồn sang năm 2024 của Chương trình (nếu có), gửi Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình HĐND, UBND tỉnh quyết định. Phối hợp thẩm
định phương án phân bổ vốn đầu tư thuộc Chương trình cho các huyện nghèo.
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện
một số nội dung thuộc Dự án 2 (các mô hình, dự án không thuộc lĩnh vực nông
nghiệp), Dự án 4, Tiểu dự án 2-Dự án 6, Dự án 7 của Kế hoạch theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh định kỳ (hàng tháng, quý, năm) và đột
xuất theo quy định.
2. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tổng hợp, thẩm định phương
án phân bổ nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình; tham mưu cân đối, bố trí vốn
đối ứng cho các dự án đầu tư thuộc cấp tỉnh quản lý theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch thực
hiện Chương trình với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng
hợp, xây dựng chỉ tiêu giảm nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Tổng hợp kết quả thực hiện
chương trình (theo báo cáo của cơ quan thường trực) vào báo cáo kết quả
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh.
- Tăng cường hợp tác, huy động
các nguồn lực để đầu tư phát triển vùng nghèo; tham mưu cơ chế, chính sách thu
hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã
nghèo, huyện nghèo.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
3. Sở
Tài chính
- Chủ trì hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Kế hoạch.
- Căn cứ nguồn kinh phí được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, dự toán các đơn vị lập gửi, Sở Tài chính thông báo điều
hành dự toán chi ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý tài chính.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Chương trình) điều chỉnh nguồn
vốn sự nghiệp thực hiện Kế hoạch (nếu có) trình cấp có thẩm quyền xem
xét, phê duyệt theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan thường trực
Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
4. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì hướng dẫn việc triển
khai thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Dự án 2 và Tiểu dự
án 1-Dự án 3 của Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành phụ trách báo cáo cơ quan
thường trực Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
5. Sở
Y tế
- Chủ trì hướng dẫn và triển
khai thực hiện các nội dung thuộc Tiểu dự án 2-Dự án 3 (cải thiện dinh dưỡng)
của Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành phụ trách báo cáo cơ quan
thường trực Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
6. Sở
Xây dựng
- Chủ trì hướng dẫn triển khai
thực hiện các nội dung thuộc Dự án 5 (chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo) của Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành phụ trách báo cáo cơ quan
thường trực Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn các huyện nghèo.
7. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì hướng dẫn và triển
khai thực hiện các nội dung thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 6 (Giảm nghèo về thông
tin) của Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành phụ trách báo cáo cơ quan
thường trực Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
8. Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Chủ trì phối hợp thực hiện có
hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong đó ưu tiên đối với hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn các huyện
nghèo.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan thường trực
Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
9. Báo
Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Phối hợp đẩy mạnh thông tin,
tuyên truyền các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương về
giảm nghèo, thực hiện tốt vai trò và chức năng giám sát, hiến kế cũng như phản
biện để hoàn thiện chính sách.
- Tăng cường phổ biến kinh nghiệm
hay, cách làm có hiệu quả để giảm nghèo và nhân rộng mô hình giảm nghèo, thúc đẩy
người nghèo có động lực khao khát vươn lên thoát nghèo bền vững.
10. Nhiệm
vụ của các sở, ban, ngành tỉnh
- Triển khai thực hiện Kế hoạch
trong phạm vi nội dung chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do sở,
ban, ngành quản lý; chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ
chế, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội gắn với chương trình, kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ của sở, ban, ngành.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan thường trực
Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
11. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông
dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh và các tổ chức
thành viên
- Phát huy vai trò, hiệu quả
công tác phối hợp với chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện và giám sát
việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, các dự án thuộc Chương trình. Tăng
cường vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tham gia chương trình giảm nghèo
và công tác xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới;
chủ trì triển khai thực hiện một số mô hình giảm nghèo trong hội viên, đoàn
viên nghèo.
- Tăng cường huy động nguồn lực
từ cộng đồng xã hội để giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng yếu thế trong
lao động sản xuất, cải thiện nhà ở, chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi, người
khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan thường trực
Chương trình.
- Phối hợp giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành Chương trình trên địa bàn. Xây dựng Kế hoạch thực hiện
Chương trình năm 2024 trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo chi tiết nội dung
nhiệm vụ, số liệu thực hiện tương ứng với nguồn vốn được giao; bố trí vốn đối ứng
thực hiện Chương trình theo quy định. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp giảm nghèo vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ngành triển khai đầy đủ, hiệu quả các dự án thuộc Chương trình; thường xuyên rà
soát, kịp thời đề xuất điều chỉnh nguồn vốn kịp thời, phù hợp thực tiễn. Lồng
ghép các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội vùng nghèo, vùng khó khăn và
thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, UBND các xã,
phường, thị trấn đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án, kế hoạch và giải ngân nguồn
vốn được giao. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, thực chất, khách quan, công bằng,
minh bạch, đúng quy trình công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn
năm 2024.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc
và kiểm tra, giám sát các phòng chuyên môn, UBND cấp xã trong quá trình triển
khai thực hiện Chương trình; báo cáo cơ quan thường trực Chương trình và các sở,
ngành liên quan kết quả triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
VIII. CHẾ
ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
1. Báo cáo định kỳ: Trước
ngày 20/5/2024 và ngày 20/11/2024, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo
cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng
hợp, báo cáo theo quy định.
2. Báo cáo đột xuất:
Theo yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương.
Yêu cầu các sở, ban, ngành,
đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đảm
bảo hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có
khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (B/c);
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Phần VII của Kế hoạch (T/h);
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, Hà.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
|