ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 68/KH-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 15
tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2074/QĐ-TTG
NGÀY 10/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ
06-CT/TW NGÀY 24/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI (GIAI ĐOẠN 2022 - 2030) TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HOÁ
Thực hiện Quyết định số
2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực
hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021
- 2030); Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
với những nội dung cụ thể như sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả
các nhiệm vụ và giải pháp tại Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động
số 31-KH/TU ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các nội dung đã được đề
cập tại Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh.
- Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của
gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, góp phần quan trọng
tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước, của tỉnh.
- Kế hoạch là căn cứ để các cơ quan, đơn vị, địa
phương xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực,
đưa ra các giải pháp tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với công tác gia đình giai đoạn 2022
- 2030.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ
tại Kế hoạch này phải đảm bảo nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh
tới cơ sở gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương
trình, kế hoạch, dự án về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn
của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố.
- Chú trọng công tác phối hợp, kiểm tra, giám
sát; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo việc triển
khai thực hiện; thực hiện nhân rộng, khen thưởng các cá nhân, mô hình, tập thể
đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị số 06-CT/TW.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; thực hiện tốt công tác
phổ biến, giáo dục, truyền thông về chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình
- Các sở,
ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
24/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá XIII) về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới đến toàn thể
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và toàn thể
Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và các tầng
lớp Nhân dân về xây dựng gia đình trong tình hình mới; trong đó, quán triệt sâu
sắc quan điểm gia đình là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của quê hương, đất nước; việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. Thực hiện tốt công tác phổ biến,
giáo dục, truyền thông về chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình; về bình đẳng
giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực gia đình; về bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; giáo dục tiền hôn
nhân, các chuẩn mực, giá trị văn hoá gia đình; phổ biến kiến thức, kỹ năng xây
dựng gia đình; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình. Chú trọng
phát hiện, tôn vinh, nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu, mô hình hỗ trợ
gia đình, biểu dương các gương điển hình trong công tác xây dựng gia đình; đồng
thời phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các hủ tục,
tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình và bệnh thành tích, hình thức trong
công tác xây dựng gia đình.
- Sở Thông
tin và Truyền thông tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo
chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng gia đình trong tình hình mới bằng
các hình thức và nội dung phù hợp; huy động sự tham gia có hiệu quả của các
phương tiện thông tin, truyền thông; khuyến khích các phương tiện thông tin đại
chúng có các chuyên mục, chuyên đề về công tác gia đình; đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền trên báo chí, các loại hình truyền thông mới, sử dụng
hiệu quả internet và mạng xã hội về chính sách, pháp luật về gia đình; kiến thức
và kỹ năng xây dựng gia đình; đưa tin biểu dương kịp thời các mô hình gia đình
tiêu biểu; các rủi ro đối với gia đình; phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã
hội, bạo lực gia đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.
- Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường
truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác
xây dựng gia đình trong tình hình mới; đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến,
tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn
mực, giá trị văn hoá gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phát
huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn
hoá, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa,
trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại. Nâng
cao hiệu quả, tính thiết thực trong xây dựng gia đình văn hoá, gắn với Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Phong trào xây dựng nông
thôn mới và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”; xây dựng các phóng sự, chuyên mục, tài liệu, ấn phẩm truyền thông, các sự
kiện truyền thông… kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc
tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác gia đình.
- Báo Thanh
Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá thường xuyên tuyên truyền kết quả
thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư (Khoá IX) về xây dựng gia đình thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tình hình triển khai, tổ chức thực
hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư (Khoá XIII) tại các địa phương, đơn vị;
tăng cường mở các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông, các
sự kiện truyền thông,… nhằm tuyên truyền, quảng bá những giá trị của gia đình,
bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Các huyện,
thị xã, thành phố lãnh chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về công tác gia đình bằng nhiều hình thức phù
hợp để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng gia
đình trong tình hình mới. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội
trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về công tác xây dựng gia đình; chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Rà soát, bổ sung,
ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về gia đình theo hướng
lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội và vai trò
của gia đình
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch rà
soát thực trạng, kết quả thực hiện các văn bản hiện hành Trung ương và của tỉnh
liên quan đến gia đình và công tác gia đình từ đó đề xuất, kiến nghị để hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình, tạo cơ sở cho việc đảm bảo,
tác động, hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
văn minh. Tổng kết thực tiễn việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Trung ương và của tỉnh về công tác gia đình; việc thi hành các văn bản pháp luật
về công tác gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia
đình,... trên cơ sở đó, đề xuất việc hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các chủ
trương, chính sách, các văn bản pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn áp dụng về công tác gia đình.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây
dựng, thực hiện chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp
thực hiện các chương trình, dự án tạo việc làm, chuyển hướng ngành nghề ưu tiên
cho các đối tượng: Gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp
cũng như hộ thực hiện chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hoá,
công nghiệp hoá.
- UBND các huyện, thị, thành phố rà soát, kiến nghị những
chính sách, văn bản, quy định không còn phù hợp, đề xuất những quy định gửi về
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo, kiến nghị các cấp có thẩm quyền
xem xét, ban hành các chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ các gia đình, đặc
biệt là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở vùng sâu, vùng xa,
vùng gặp nhiều khó khăn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình. Tăng cường vận động, huy động sự tham gia của các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gia đình, cộng
đồng và mọi người dân vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ cho các gia đình
nghèo, khó khăn, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của việc xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; gắn việc xây dựng gia đình với thực
hiện giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bình đẳng giới,...
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 -
2030.
3. Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình tại các cấp chính quyền
địa phương
- Các sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh căn cứ theo chức năng,
nhiệm vụ được giao tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công
tác gia đình tại các địa phương.
- Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu:
Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo
công tác gia đình tỉnh; rà soát, kiện toàn bộ máy và đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước các cấp thực hiện công tác gia đình theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với thực hiện các lĩnh vực dân số, bình đẳng
giới và trẻ em; tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác gia đình, nhất là ở cơ sở; tổ chức các hoạt động,
các hình thức sáng tạo: Hội thi, chương trình truyền thông, lễ phát động,...
thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương trên địa bàn tỉnh
trong việc triển khai các hoạt động về gia đình; tham mưu ban hành các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh theo chức năng,
thẩm quyền được giao.
- Các huyện,
thị xã, thành phố kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo công
tác gia đình tại địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn
với thực hiện các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em. Tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch về công tác gia đình hàng năm và giai đoạn ở
địa phương theo chức trách, nhiệm vụ được giao; xác định rõ vai trò, vị trí của
gia đình đối với sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước; xem việc xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan
trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát
để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế; gắn kiểm điểm
việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác gia đình với kiểm điểm, đánh giá tập
thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo quản lý hằng năm.
Quan tâm, tạo
điều kiện cho cán bộ làm công tác gia đình tham gia các khoá đào tạo, tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý theo quy định hiện
hành. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện công tác gia đình; phòng, chống
bạo lực gia đình. Hàng năm, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm
tra, giám sát hoạt động về công tác gia đình của BCĐ gia đình cấp huyện, cấp xã
và cấp chính quyền địa phương.
- Thời gian
thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2030.
4.
Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác gia đình
4.1. Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội, Sở Tư pháp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các sở, ngành địa phương tổ
chức các hoạt động giáo dục, phổ biến kiến thức về xây dựng gia đình, kỹ năng sống,
giáo dục đời sống gia đình; tổ chức các chương trình truyền thông về giáo dục
giá trị đạo đức lối sống và các giá trị tốt đẹp của các mối quan hệ trong gia
đình, cách ứng xử trong gia đình, giữa gia đình với cộng đồng; phòng, chống bạo
lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
- Xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng tài liệu tập
huấn mẫu về giáo dục trước hôn nhân; giáo dục đời sống gia đình; tư vấn về hôn
nhân gia đình; triển khai thí điểm mô hình xây dựng gia đình phát triển bền vững,
đặc biệt chú trọng việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống (kỹ năng làm cha làm
mẹ, nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình…), phát
triển kinh tế gia đình và bảo tồn các giá trị văn hoá gia đình, dòng họ vào nội
dung hoạt động của mô hình; xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình, cấu trúc gia
đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, các sở, ngành, địa
phương tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức
về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng
sự, tiểu phẩm kịch bản sân khấu, các thông điệp trên phương tiện thông tin đại
chúng về phòng chống bạo lực gia đình. Chú trọng nội dung truyền thông, giáo dục
về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử, trách nhiệm của các thành viên gia đình
trong thực hiện bình đẳng giới, phòng chống, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức triển khai các hoạt
động về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể: Kế hoạch thực
hiện Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; Kế
hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia
đình giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối
sống trong gia đình giai đoạn 2021 -2025; Kế hoạch thực hiện chương trình truyền
thông giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá ứng xử cho học sinh trên địa bàn tỉnh
và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hoá ứng xử
trong gia đình... theo văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình, dịch vụ hỗ
trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia
đình, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; CLB xây dựng gia đình hạnh phúc…
hình thành mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia
đình ở cơ sở.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất
lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nâng cao hiệu
quả việc xây dựng và công nhận các danh hiệu văn hoá, nhất là danh hiệu “Gia
đình văn hoá” tránh hình thức, hướng tới chiều sâu.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực làm công tác gia đình các cấp; hằng năm tổ chức các lớp tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện công tác gia đình các cấp.
4.2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
176/KH-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thực hiện Quyết định
số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan, triển khai chương trình giáo dục đạo đức
lối sống trong gia đình trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác định hướng, giáo dục, nâng
cao ý thức, trách nhiệm đối với gia đình cho học sinh, sinh viên. Tăng cường sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
trong nhà trường.
- Nghiên cứu lồng ghép nội dung giáo dục về gia
đình (vai trò, trách nhiệm và kỹ năng làm cha, làm mẹ, ý nghĩa và tầm quan trọng
của gia đình..), kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình, văn hoá ứng xử trong
gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc vào các hoạt động giáo dục tại các nhà trường phù hợp với
tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh.
4.3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công
tác chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh
tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây
dựng gia đình trong tình hình mới; các chính sách, pháp luật về gia đình; kiến
thức và kỹ năng xây dựng gia đình; đưa tin biểu dương kịp thời các mô hình gia
đình tiêu biểu; các rủi ro đối với gia đình; phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn
xã hội, bạo lực gia đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia
đình.
- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong, mỹ tục, truyền thống
tốt đẹp của gia đình Việt, trẻ em, nhất là trên môi trường internet và mạng xã
hội.
4.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan
tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh
hoạt và vệ sinh, thông tin (theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị
định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ). Ưu tiên cho gia đình
đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở huyện nghèo, xã nghèo miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng bãi ngang ven biển.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch hướng dẫn thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ
sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm công tác xã hội; lồng, ghép
nội dung phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống các tệ nạn xã hội thâm nhập
vào gia đình vào các chương trình mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới, giảm
nghèo nhanh và bền vững, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề; xây dựng mạng lưới dịch
vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ các thành viên trong gia đình theo Chương trình hướng
dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
4.5. Sở Tư pháp: Chỉ đạo tổ chức khảo
sát, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ
giúp pháp lý liên quan đến công tác xây dựng gia đình. Tham mưu cho Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh chỉ đạo các ngành thành viên triển khai
các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác xây dựng gia đình; hướng dẫn và
kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở liên quan đến công tác xây dựng gia đình.
Tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn hỗ trợ gia đình.
4.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường các hoạt động
phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật nông nghiệp; tăng cường các hoạt động hỗ
trợ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, chế biến sản phẩm; khuyến khích, tạo điều
kiện cho các hộ gia đình tham gia vào các mô hình hợp tác xã, đem lại hiệu quả
không chỉ về kinh tế mà hướng tới tính lâu dài, bền vững.
4.7. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh
bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành; hướng dẫn, kiểm tra các sở, ngành, địa phương trong việc bố trí kinh phí
và sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.
4.8. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn
chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về gia
đình thực hiện nhiệm vụ thống kê số liệu xử lý vi phạm pháp luật về gia đình.
4.9. Sở Y tế: Tiếp tục triển khai
chương trình truyền thông vận động gia đình thực hiện chính sách dân số; xây dựng
chương trình phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ
sở. Tiếp tục tư vấn thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe, tầm vóc,
trí tuệ ưu tiên đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người dân tại vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn; tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với
người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám chữa bệnh.
4.10. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên các công trình
nghiên cứu khoa học về gia đình, triển khai xây dựng các chương trình, đề án về
xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; đưa mục tiêu phát triển gia
đình vào các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng khoa học,
công nghệ trong đời sống để hỗ trợ gia đình phát triển bền vững.
4.11. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tăng cường công tác
tuyên truyền và phổ biến Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật
phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,… Phối
hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, tổ chức các hoạt động tiết kiệm, dạy
nghề, tạo việc làm, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hỗ trợ hộ gia đình, nhất
là hộ gia đình người dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Nghiên cứu, khảo sát xây
dựng mô hình điểm, tiến tới nhân rộng về tư vấn, giáo dục tiền hôn nhân, trang
bị kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình.
4.12. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh: Tuyên truyền, quán
triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, xây dựng
“Gia đình văn hóa”. Vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn. Thông qua hoạt động
tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho nông dân, sinh hoạt câu lạc bộ "Nông dân với
pháp luật" tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp, tham gia
hòa giải ở cơ sở liên quan đến công tác gia đình; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức các hoạt động dạy
nghề, tạo việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân
v.v.... Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
4.13. Tỉnh đoàn Thanh Hoá: Tham gia thực hiện Kế
hoạch trong phạm vi hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên; phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án,
kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên về
vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xây dựng
và thực hiện các mô hình giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên; phát huy vai
trò, trách nhiệm của thanh niên trong phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng
gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
4.14. Ban Dân tộc: Chủ trì phối hợp với
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tăng
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cho đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tiếp tục triển khai thực
hiện có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng DTTS giai đoạn 2021- 2025 (giai đoạn II) theo Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Hỗ trợ hoạt động
bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số
1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
4.15. Hội Văn học nghệ Thuật Thanh Hóa: Khuyến khích, động viên
các văn nghệ sĩ, hội viên tăng cường sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật
ca ngợi gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, của tỉnh về chăm lo tới công tác gia đình trên địa bàn tỉnh.
4.16. Các sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép thực hiện Kế hoạch với các chương trình,
đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.17. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị
trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật về gia đình, hôn nhân và gia đình; xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc
hậu về hôn nhân và gia đình; xây dựng kế hoạch về công tác gia đình hàng năm và
giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách, huy động
nguồn lực để triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống
bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
Kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông giáo dục đạo đức lối sống trong
gia đình, văn hoá ứng xử cho học sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; chủ động
xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh
phúc, văn hoá ứng xử trong gia đình trên địa bàn; đẩy mạnh việc nhân rộng các mô
hình, CLB phòng, chống bạo lực gia đình, CLB gia đình phát triển bền vững; các
hoạt động truyền thông về giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá ứng xử trong gia
đình…
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch; lồng ghép triển khai kế hoạch
với thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan tại địa phương; gắn với
thực hiện các Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và Cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Quan tâm
quản lý những rủi ro tác động tiêu cực đến gia đình, nhất là bạo lực gia đình,
xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Xây dựng, hoàn thiện và duy
trì phát triển các mô hình gia đình hiệu quả tại cộng đồng, khu dân cư nhằm
phát huy sức mạnh cộng đồng cùng chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.
Lồng ghép các tiêu chí, giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào quy ước, hương ước
ở cộng đồng dân cư. Khích lệ, động viên và biểu dương kịp thời những việc làm tốt,
những cách làm hay của các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng gia đình trên địa
bàn.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước,
nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo phân cấp ngân sách Nhà nước.
2. Các ban, sở, ngành của tỉnh trong phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động lồng ghép các nội dung của Kế hoạch cùng
với các nội dung tuyên truyền khác để thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị
xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ Kế hoạch này và tình
hình thực tế tại địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch và tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả ở địa phương, đơn vị. Định kỳ 6 tháng (trước
ngày 10 tháng
6), năm
(trước ngày 01 tháng
12) báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan
đầu mối tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu sơ kết 05
năm, tổng kết 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; định kỳ
hằng năm (trước ngày 15 tháng 12), báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch với Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh tham gia thực hiện kế hoạch trong phạm vi
hoạt động của mình; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội
viên, Nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về gia đình; chuẩn mực, giá
trị văn hoá gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình và giáo dục trong
gia đình. Lồng ghép nội dung công tác xây dựng gia đình gắn với Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Xây dựng và nhân rộng các mô hình:
“Gia đình kiểu mẫu”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Gia đình văn hóa tiêu biểu,
nền nếp”, “Ông bà, cha mẹ mẫu
mực, con cháu hiếu thảo”, “Vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”...;
Tham gia
giám sát việc thực hiện pháp luật về gia đình của từng địa phương, đơn vị./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ
TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Đầu Thanh
Tùng
|