Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 635/KH-UBND 2021 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 635/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 25/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 635/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, NĂM 2022

Thực hiện Văn bản số 3486/LĐTBXH-VPQGGN ngày 6/10/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch năm 2022 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2021

I. Công tác chỉ đạo, điều hành

1. Cấp tỉnh

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 2- 2,5%, các huyện nghèo giảm từ 3,5-4% trở lên. Để phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/12/2020 để tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và xây dựng Nghị quyết về Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 sau khi có hướng dẫn của Trung ương; ban hành Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 31/8/2021 thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo; triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, dự kiến hỗ trợ nhà ở cho khoảng 1.000 hộ nghèo; ban hành Kế hoạch số 536/KH-UBND ngày 27/8/2021 thực hiện tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021, Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 về việc thành lập Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2025, Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các huyện, thành phố.

2. Cấp huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch giảm nghèo năm 2021, xác định số lượng hộ nghèo phấn đấu giảm trong năm đến từng xã, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách từng địa bàn xã. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021.

3. Cấp xã: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, dự kiến số hộ thoát nghèo đến từng thôn, bản (có danh sách cụ thể từng hộ), phân tích nguyên nhân nghèo, phân công các thành viên Ban quản lý, các tổ chức đoàn thể theo dõi, phụ trách, giúp đỡ thôn, bản, hộ nghèo. Duy trì một số mô hình, dự án phát triển sản xuất hiệu quả. Tổ chức thực hiện công tác Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021.

II. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình

1. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Từ 2%-2,5%, các huyện nghèo giảm từ 3,5%- 4% trở lên.

2. Kết quả thực hiện

Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2021: 23.451 hộ, tỷ lệ 28,96% (hộ nghèo 14.982 hộ, tỷ lệ 18,50%; hộ cận nghèo 8.469 hộ, tỷ lệ 10,46%).

Dự kiến số hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021: 20.985 hộ (giảm 2.466 hộ), tỷ lệ 25,96% (hộ nghèo 13.362 hộ, tỷ lệ 16,5%; hộ cận nghèo 7.623 hộ, tỷ lệ 9,46%).

III. Kết quả thực hiện các chính sách, cơ chế giảm nghèo

1. Chương trình 30a

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn năm 2020 chuyển sang năm 2021 là: 34.498 triệu đồng, đã giải ngân 27.346 triệu đồng (79,26%).

- Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Tiếp tục duy trì các dự án, mô hình đã triển khai, thời gian thực hiện theo quy định của các mô hình, dự án đã phê duyệt.

- Hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Trong 9 tháng đầu năm có 112 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên khó khăn trong việc xuất khẩu lao động.

2. Chương trình 135

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn năm 2020 chuyển sang năm 2021 là: 5.260 triệu đồng, đã giải ngân 2.679 triệu đồng (đạt 50,9%).

- Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Tiếp tục duy trì các dự án, mô hình đã triển khai, thời gian thực hiện theo quy định của các mô hình, dự án đã phê duyệt.

3. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo

3.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, cận nghèo

- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Các địa phương tiếp tục duy trì các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo; duy trì và triển khai các dự án hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh. Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) để phát triển các sản phẩm lợi thế, tiềm năng, đặc trưng vùng miền thu hút người dân, tạo điều kiện cho người nghèo tham gia phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ năng kinh doanh, mạng lưới bán lẻ, xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện khó khăn của đại dịch Covid-19.

- Chính sách tín dụng ưu đãi: Có 12.456 hộ nghèo vay vốn, dư nợ 619.590 triệu đồng; 6.696 hộ cận nghèo vay vốn, dư nợ 370.121 triệu đồng; 1.603 hộ mới thoát nghèo vay vốn, dư nợ 98.029 triệu đồng; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm nhà ở 1.044 hộ, dư nợ 23.744 triệu đồng. Chương trình cho vay giải quyết việc làm 3.959 hộ, dư nợ 173.710 triệu đồng; cho vay đi làm việc ở nước ngoài 738 hộ, dư nợ 48.149 triệu đồng; tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên 400 hộ, dư nợ 10.807 triệu đồng. Ngoài ra các chính sách tín dụng ưu đãi nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đối với vùng khó khăn, chương trình tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình tín dụng khác đã được triển khai cho vay đến hộ dân, đã giải quyết vốn vay cho 29.249 hộ, dư nợ 933.026 triệu đồng.

- Chính sách dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động: Giải quyết việc làm cho 4.500/6.000 lao động đạt 75% kế hoạch, trong đó, số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng 160 người; đào tạo nghề cho 1.096/6.000 người đạt 18,26% kế hoạch.

3.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo

Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, thực hiện hỗ trợ miễn giảm học phí cho 6.658 học sinh nghèo, cận nghèo với kinh phí 951 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ cho 2.724 học sinh, kinh phí thực hiện 7.177 triệu đồng; hỗ trợ lương thực cho 11.714 học sinh với 827.917 kg; hỗ trợ tiền ở cho 2.157 học sinh, kinh phí thực hiện 1.624 triệu đồng.

3.3. Chính sách hỗ trợ về y tế

Thực hiện cấp thẻ BHYT cho 242.686 đối tượng chính sách xã hội (bao gồm: người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng ....). Ưu tiên cho người nghèo tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; tổ chức khám, chữa bệnh cho 31.787 lượt người nghèo. Đảm bảo 100% các đối tượng người nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn được ngân sách nhà nước hỗ trợ BHYT và khám, chữa bệnh theo quy định.

Triển khai có hiệu quả các hợp phần thuộc chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn” như hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo; hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước và vệ sinh cho các trạm y tế xã.

3.4. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Tiếp dân tại trụ sở, hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật tổng số 152 vụ việc, trong đó trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn yêu cầu trợ giúp pháp lý 95 vụ việc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 118 đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại 33 điểm/33 xã với 1.301 người tham dự, cấp phát 1.301 tờ gấp; truyền thông về trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại 11 điểm/11 xã với 373 người tham dự, cấp phát 373 tờ gấp; tuyên truyền trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên 80 Đài Truyền thanh xã.

3.5. Chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo hưởng thụ văn hóa thông tin

Các cơ quan truyền thông của tỉnh đã dành thời lượng phù hợp tuyên truyền công tác giảm nghèo, các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền với công tác giảm nghèo đưa thông tin về cơ sở.

3.6. Chính sách hỗ trợ nhà ở

Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/'QĐ-TTg của Chính phủ được 1.044 hộ. Hỗ trợ 30 hộ nghèo làm nhà ở từ Quỹ “Vì người nghèo” với tổng kinh phí hỗ trợ là 900 triệu đồng. Tỉnh tổ chức huy động được 7.900 triệu đồng hỗ trợ cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

3.7. Chính sách hỗ trợ tiền điện

Đã thực hiện phê duyệt danh sách và chi trả hỗ trợ tiền điện quý I, II/2021 cho 16.663 hộ với tổng kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ là 4.658,611 triệu đồng.

IV. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chính sách, Chương trình giảm nghèo

1. Ngân sách Trung ương: 39.758,914 triệu đồng (năm 2020 chuyển sang năm 2021).

2. Huy động khác: 7.900 triệu đồng (hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo).

V. Đánh giá chung

1. Mặt được

Mặc dù có nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và bệnh dịch trên đàn gia súc, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giảm nghèo ngay từ đầu năm, hoàn thành công tác phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo để kịp thời thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong năm 2021; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, đề ra mục tiêu giảm số hộ nghèo (có danh sách từng hộ cụ thể), phân tích nguyên nhân nghèo, phân công các cơ quan, tổ chức cá nhân theo dõi giúp đỡ. Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo đến các đối tượng thụ hưởng, giúp họ có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tham gia vào phát triển sản xuất góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

2. Khó khăn, hạn chế

Người lao động của tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước phải tạm ngừng việc thực hiện cách ly y tế theo quy định trở về địa phương; công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và tư vấn giới thiệu việc làm hạn chế; các hoạt động giáo dục nghề nghiệp chưa có kinh phí để triển khai nên người lao rất khó khăn về việc làm và thu nhập.

Nguồn ngân sách thực hiện Chương trình chủ yếu là ngân sách trung ương cấp; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 chưa được Chính phủ phê duyệt cho nên chưa có nguồn vốn để thực hiện; khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo cao.

3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan: Đại dịch Covid-19, dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến hết sức phức tạp, thiên tai khó lường, do vậy ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Nguyên nhân chủ quan: Một số hộ nghèo thuộc nhóm bảo trợ xã hội; một số hộ nghèo trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, không muốn thoát nghèo, không tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo; một số hộ nghèo ốm đau bệnh tật không có lao động ... do vậy khó khăn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo.

B. KẾ HOẠCH NĂM 2022

I. Bối cảnh xây dựng kế hoạch năm 2022

1. Thuận lợi

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, coi công tác giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và xã hội, qua đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

2. Khó khăn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; kinh tế phát triển chậm; thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (cao thứ 3 trong khu vực miền núi phía Bắc, cao thứ 6 trong cả nước); tỷ lệ giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới tăng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo còn hạn chế. Thiên tai, dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công tác giảm nghèo.

II. Mục tiêu

I. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.

2. Mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2%-2,5%, huyện nghèo giảm từ 3,5%-4% trở lên.

III. Nội dung hoạt động và đề xuất kinh phí thực hiện Chương trình

1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu liên xã, kết nối xã với huyện và các khu vực trung tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện Pác Nặm và Ngân Sơn.

b) Đối tượng: Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh (huyện Pác Nặm và huyện Ngân Sơn).

c) Nội dung: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghèo, 31 công trình giao thông, 08 công trình trường học, 02 công trình nhà văn hóa xã, 02 công trình sinh hoạt tập trung và xử lý nước thải, 13 công trình thủy lợi, 02 công trình cầu, 04 công trình kè chống xói lở, 01 công trình sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề; 01 công trình xây dựng ký túc xá (nhà nội trú) cho học viên; 01 công trình mua sắm và lắp đặt hệ thống mạng phục vụ cập nhật dữ liệu hoàn thiện hệ thống thông tin, thị trường lao động.

d) Tổng nhu cầu vốn thực hiện

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Dự án 1: 339.779 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 336.249 triệu đồng), trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 336.249 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển);

+ Ngân sách địa phương: 3.360 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển);

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 170 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển).

2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện 54 mô hình giảm nghèo, dự án phát triển sản xuất, khoảng 400 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia.

b) Đối tượng

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm thoát nghèo), người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh (không gồm địa bàn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới); ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, tăng thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo; ưu tiên hỗ trợ các mô hình giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình giảm nghèo, mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm thực hiện.

c) Nội dung: Hỗ trợ thí điểm xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình giảm nghèo, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, kết nối thị trường, xúc tiến thương mại (thông qua các hình thức như hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, tổ thoát nghèo, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mô hình khác) để đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm bền vững, có thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

d) Tổng nhu cầu vốn thực hiện

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Dự án 2: 16.200 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 10.499 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 464 triệu đồng;

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 5.237 triệu đồng.

3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện 82 mô hình, dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 1.461 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia.

b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm thoát nghèo), người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư phát triển sản xuất bền vững; ưu tiên hỗ trợ các mô hình giảm nghèo do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ làm chủ, chịu trách nhiệm thực hiện.

c) Nội dung: Hỗ trợ một phần giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y và hỗ trợ khác; tập huấn kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh tế của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và định hướng thị trường, kết nối bao tiêu sản phẩm; tổng kết đánh giá, nhân rộng các mô hình hiệu quả.

d) Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 1: 24.600 triệu đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 18.645 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 795 triệu đồng;

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 5.160 triệu đồng.

3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

a) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi vùng khó khăn xuống dưới 29,5%; trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm vùng khó khăn xuống dưới 10,5%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em 5-16 tuổi thể thấp còi vùng khó khăn xuống dưới 23%.

- Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn vùng khó khăn xuống dưới 15%.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng khó khăn xuống dưới 25%. Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng khó khăn lần lượt xuống dưới 35% và dưới 28%.

- Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai vùng khó khăn lần lượt xuống dưới 70% và dưới 80%.

- Trên 50% phụ nữ có thai vùng khó khăn được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh.

- Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng tuổi vùng khó khăn ăn bổ sung đúng, đủ lên 30%.

- Giảm tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa ở vùng khó khăn xuống dưới 35%.

b) Đối tượng

- Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, khu vực nông thôn và thành thị.

- Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế trên địa bàn huyện nghèo.

c) Nội dung hỗ trợ

* Hoạt động 1: Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo

- Cung cấp gói tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi (theo hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Viện Dinh dưỡng).

- Cung cấp viên đa vi chất cho phụ nữ có thai từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh, ở 02 huyện nghèo. Dự kiến 180 viên/phụ nữ mang thai (theo Khuyến cáo của WHO và Hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế).

- Bổ sung viên sắt/đa vi chất hàng tuần cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ gái vị thành niên. Dự kiến 60 viên/phụ nữ tuổi sinh đẻ/1 năm.

- Cấp viên nang Vitamin A cho cho trẻ em 6-60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp, và phụ nữ trong vòng 01 tháng sau sinh (trong Hoạt động Cải thiện TTDDTE thuộc chương trình Y tế dân số).

- Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy theo phác đồ được Bộ Y tế phê duyệt.

- Cấp phát gói bột đa vi chất cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi bổ sung vào bữa bột/cháo: Dự kiến 60 gói/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm (theo khuyến cáo của WHO và Hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế).

- Cấp phát bột/cháo dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến dưới 5 tuổi trong những tình huống khẩn cấp (dinh dưỡng khẩn cấp): dự kiến 1 đợt/năm; 2 gói/trẻ/ngày x 20 ngày.

- Duy trì việc theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng. Quản lý suy dinh dưỡng cấp tại cộng đồng: mỗi trẻ suy dinh dưỡng cấp được điều trị bằng sản phẩm dinh dưỡng. Dự kiến 13,8kg chế phẩm điều trị RUTF/trẻ x 2% số trẻ dưới 5 tuổi/năm. (Theo Khuyến cáo WHO/UNICEF và Hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế).

- Trẻ em dưới 6 tuổi được tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (trong chương trình Y tế dân số).

* Hoạt động 2: Tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ 5-16 tuổi)

- Bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú được hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Hỗ trợ bữa ăn học đường cho trẻ em học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức cho trẻ 3-5 tuổi uống sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Cấp phát gói bột/hoặc viên đa vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng: Dự kiến 60 gói (viên)/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm.

- Tổ chức theo dõi tình trạng dinh dưỡng của học sinh định kỳ và có tư vấn dinh dưỡng, giải pháp cụ thể cùng với gia đình đối với học sinh bị suy dinh dưỡng.

- Giáo dục cho trẻ em về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt quan tâm dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

- Tập huấn cho cán bộ, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em; cán bộ y tế trường học về xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh, bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Hoạt động 3: Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và tư vấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi

- Cập nhật, cung cấp công cụ, các tài liệu truyền thông dưới nhiều hình thức, ngôn ngữ phù hợp với các vùng, miền, dân tộc cho cơ sở y tế các cấp về dinh dưỡng phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai, dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi; trẻ 6-16 tuổi.

- Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng.

- Tổ chức câu lạc bộ, góc truyền thông và phòng tư vấn tại trạm y tế xã; y tế thôn bản đến thăm hộ gia đình để hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi.

- Tập huấn về kỹ năng tư vấn, truyền thông; chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em các cấp, y tế xã/thôn/bản và cán bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ em cấp xã.

- Lồng ghép tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng trong khám/quản lý thai, chăm sóc bà mẹ/trẻ em sau sinh về sử dụng viên sắt/folic cho bà mẹ có thai, cho con bú, vitamin A cho bà mẹ sau đẻ; nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung đúng cách thông qua các hình thức: tư vấn tại trạm y tế xã; y tế thôn bản đến nhà thăm hộ gia đình.

* Hoạt động 4: Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản và cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã; tăng cường nguồn lực và vai trò phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi

- Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã, thôn bản và cán bộ, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em cấp xã về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, quản lý suy dinh dưỡng cấp tính, dinh dưỡng khẩn cấp và bổ sung cập nhật kiến thức hằng năm.

- Xây dựng hệ thống quản lý và tăng cường năng lực của nhóm điều phối về hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp, theo dõi ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

- Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ gồm cân, thước đo (chiều cao đứng/chiều dài nằm), thước đo vòng cánh tay, biểu đồ theo dõi tăng trưởng trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã và y tế thôn bản. Cung cấp các vật tư, tài liệu để triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng.

- Lập kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

- Xây dựng và triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình đặc thù cho từng vùng, miền.

- Ban Chỉ đạo hoạt động về dinh dưỡng lồng ghép trong ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác với các tổ chức, huy động công tác xã hội hóa cho hoạt động dinh dưỡng.

- Hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

* Hoạt động 5: Theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng.

- Báo cáo định kỳ về kết quả theo dõi tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi.

- Tổ chức đánh giá hiệu quả của hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 2: 8.162 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp huyện nghèo; đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

a) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động ở huyện nghèo, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với việc làm bền vững, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng đói nghèo, tái nghèo.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động huyện nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

b) Đối tượng

- Người học nghề, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở huyện nghèo.

- Các sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.

- Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Nội dung hoạt động

* Hoạt động 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở huyện nghèo

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phụ trợ cho 02 cơ sở GDNN-GDTX tại huyện nghèo.

- Hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đồng bộ cho 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề phổ biến, ngành, nghề xã hội có nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nghèo.

* Hoạt động 2: Xây dựng các chuẩn, phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trình độ sơ cấp cho 40 ngành, nghề.

- Xây dựng phát triển chương trình, học liệu: 10 chương trình.

- Phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giác dục nghề nghiệp.

* Hoạt động 3: Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm huyện nghèo

- Điều tra, khảo sát, rà soát đánh giá tác động của các chính sách về đào tạo nghề cho người lao động huyện nghèo.

- Điều tra, lần vết đối với người học sau đào tạo.

- Tổ chức tuyên truyền thông tin về giáo dục nghề nghiệp thông qua tờ rơi, hình ảnh, biển quảng cáo, các phương tiện thông tin đại chúng; tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của bà con huyện nghèo, viết bài, xây dựng các chương trình phóng sự, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội. Tuyên truyền về các cá nhân, đơn vị tiên tiến là người vùng nghèo, vùng khó khăn học nghề lập nghiệp thành công; xây dựng phóng sự và phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh.

- Triển khai xây dựng không gian truyền thông GDNN tại các nơi công cộng, địa điểm đông người qua lại bằng các gian hàng GDNN, các biển quảng bá về GDNN; áp phích tuyên truyền tại nhà văn hóa các thôn đặc biệt khó khăn; xây dựng pa nô tại 02 huyện nghèo.

- Tổ chức các hoạt động Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho khoảng 3.000 lượt lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động thuộc huyện nghèo; các hoạt động định hướng nghề nghiệp học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp; tự tạo việc làm; hội thảo, diễn đàn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.

* Hoạt động 4: Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp huyện nghèo

Triển khai chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trên địa bàn huyện nghèo 07 mô hình.

* Hoạt động 5: Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo

Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và các trình độ nghề nghiệp khác cho khoảng 3.000 người lao động các ngành, nghề phổ biến, ngành, nghề theo nhu cầu của thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 1: 28.011 triệu đồng ngân sách trung ương (Vốn đầu tư 4.315 triệu đồng; vốn sự nghiệp 23.696 triệu đồng).

4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Mục tiêu: Hỗ trợ cho 300 lao động cư trú trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Đối tượng: Người lao động cư trú trên địa bàn các huyện nghèo (không bao gồm các địa bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030); Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

c) Nội dung hỗ trợ

Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian tham gia đào tạo, trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 300 lao động.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 2: 2.775 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

a) Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn.

b) Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; Người lao động ở huyện nghèo; Trung tâm dịch vụ việc làm; Cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.

c) Nội dung

* Hoạt động 1: Hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động

- Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm dịch vụ việc làm: Hệ thống mạng, đường truyền, hệ thống máy chủ, máy tính, hệ thống trang thiết bị phục vụ lưu trữ, hệ thống an ninh bảo mật... (phục vụ thu thập, xử lý, phân tích thông tin và dự báo thị trường lao động).

- Đầu tư và hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến.

* Hoạt động 2: Hỗ trợ giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động

Tổ chức 30 hoạt động giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho người lao động, nhất là lao động phi chính thức, lao động nghèo, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được thông tin về chính sách lao động, việc làm và tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng của bản thân.

* Hoạt động 3: Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư

Xây dựng, vận hành, duy trì và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động: Đầu tư hệ thống trang thiết bị máy chủ, đường truyền, thiết bị để nhập tin, lưu trữ, cập nhật dữ liệu; quản trị, vận hành hệ thống phần mềm. Tổ chức thu thập, nhập dữ liệu và cập nhật thông tin của người lao động vào phần mềm thu thập thông tin về người lao động. Đào tạo, tập huấn cho người thu thập, nhập dữ liệu và cập nhật thông tin của người lao động.

* Hoạt động 4: Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động

- Phân tích, dự báo thị trường lao động trên địa bàn tỉnh;

- Phổ biến các ấn phẩm phân tích, dự báo thị trường lao động.

* Hoạt động 5: Hỗ trợ kết nối việc làm

Hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thuộc huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 3: 3.481 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

5. Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng, điều kiện áp dụng

- Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm dự án này có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi dự án này có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm (không bao gồm các hộ thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt tai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020).

- Điều kiện

+ Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác;

+ Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 10 năm trở lên tính đến thời điểm dự án có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.

c) Nội dung thực hiện

Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, đảm bảo sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2) và “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

Dự kiến hỗ trợ 2.063 hộ x 40.000.000 đồng/hộ = 82.520 triệu đồng.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Dự án 5: 82.520 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

a) Mục tiêu

- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.

- Tăng cường cung cấp thông tin về cơ sở, nhất là cung cấp thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi các thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

- Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy nhập internet để tiếp cận thông tin thông qua các dịch vụ này.

b) Đối tượng: Người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Nội dung

* Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông, bao gồm:

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền các ngành, các cấp; ưu tiên bồi dưỡng, tập huấn cho phóng viên, biên tập viên báo chí; cán bộ thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Nhiệm vụ: Nâng cấp, cập nhật, số hóa nội dung chương trình, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền cho 150 người.

* Cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã

- Nội dung: Cung cấp các xuất bản phẩm, sản phẩm nội dung số có nội dung tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Hình thức: Sản xuất các file chương trình tuyên truyền theo hình thức sân khấu hóa bằng tiếng Việt - Tiếng Tày tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội phát trên hệ thống truyền thanh cấp huyện và đài truyền thanh cơ sở.

- Số lượng: 10 chương trình, gồm: 05 chương trình Tiếng Việt và 05 chương trình Tiếng Tày.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 1: 4.427 triệu đồng từ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

a) Mục tiêu: Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa, đồng thời phát hiện ra các hành vi trục lợi chính sách giảm nghèo để có biện pháp đẩy lùi, ngăn chặn.

b) Đối tượng: Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Nội dung

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo.

- Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không đ ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo phấn đấu và có thành tích thoát nghèo bền vững.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, trợ giúp xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, dinh dưỡng và bình đẳng giới.

- Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới cơ sở.

- Truyền thông, nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế; người dân tại vùng nghèo, vùng khó khăn.

- Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.

- Truyền thông nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương, trang bị kiến thức cho cán bộ cơ sở và người dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo đa chiều (tổ chức 10 lớp, số người tham dự 500 người); về bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em 600 người; về bình đẳng giới nhằm giảm thiểu định kiến giới 600 người; về phòng, chống ma túy cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh cho 250 người.

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn các bài phóng sự về công tác giảm nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, trợ giúp xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, dinh dưỡng và bình đẳng giới; nâng cao nhận thức cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để tiếp cận, thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, chăm sóc dinh dưỡng; nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người nghèo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng, gia đình về công tác xóa mù chữ, nâng cao tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi - xây dựng 12 chuyên mục, mỗi chuyên mục phát lại 01 lần.

- Tuyên truyền trên báo giấy, báo điện tử các chế độ chính sách giảm nghèo đa chiều, bình đẳng giới, trẻ em,... Đăng trên Tạp chí báo giấy: tổng cộng 10 bài viết, 10 hình ảnh, dung lượng 20 trang; đăng tải trên Tạp chí Điện tử tổng cộng 11 bài, 11 hình ảnh.

- Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở để tăng cường giải thích về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách; các hình thức sáng tạo như hội thi, trò chơi truyền hình, sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương trình.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án: 1.723 triệu đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình

7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương không rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm đội ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

b) Đối tượng: Đội ngũ cán bộ, nhân viên các cấp thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cộng tác viên giảm nghèo, cán bộ các Hội, đoàn thể); cán bộ, nhân viên, cộng tác viên các tổ chức đoán thể, người có uy tín trong cộng đồng và các chức sắc tôn giáo tham gia triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình giảm nghèo, chú trọng đối tượng là cán bộ nữ.

c) Nội dung:

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo về thông tin, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, phát triển sản xuất, trợ giúp xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm, chăm sóc dinh dưỡng; ưu tiên các nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo về các nội dung:

+ Đề xuất, lập kế hoạch, tham gia tổ chức thực hiện các dự án xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng những nội dung còn yếu, còn thiếu của cán bộ cơ sở, đại diện cộng đồng nhất là các xã còn yếu về năng lực làm chủ đầu tư, về thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 260 người là cán bộ làm công tác giảm nghèo (cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản...) của các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn (03 lớp, 85 người/lớp, mỗi lớp 2 ngày, tổ chức tại tỉnh).

+ Tổ chức tập huấn cho 100 người là tổ trưởng/phó các nhóm thực hiện các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo; tổ chức 02 lớp tại tỉnh (tổ chức 01 ngày/lớp). Tổ chức hội nghị triển khai công tác giảm nghèo đầu năm, sơ, tổng kết trong năm.

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho các đối tượng trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 1: 1.355 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

a) Mục tiêu: Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, Chương trình, đúng mục tiêu, đúng định hướng, đúng luật pháp, hiệu quả. Kịp thời giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người nghèo tự xác định được tình trạng nghèo của hộ gia đình, kết nối với thị trường và nâng cao nhận thức, năng lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

b) Đối tượng:

- Các cơ quan chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, các hoạt động thuộc Chương trình;

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

c) Nội dung thực hiện

- Tổ chức các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.

- Tổ chức các hoạt động kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý Chương trình theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý Chương trình; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

- Tổ chức các hoạt động đánh giá định kỳ theo kế hoạch nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định phê duyệt Chương trình. Đánh giá Chương trình bao gồm: Đánh giá đầu kỳ, đánh giá giữa kỳ, và đánh giá cuối kỳ.

- Thực hiện chế độ thu thập thông tin, báo cáo kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, gồm: Chế độ thu thập thông tin và tổng hợp các Biểu mẫu; chế độ báo cáo kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

- Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các cơ quan chủ trì thực hiện các hoạt động của Chương trình và cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình.

- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp địa phương.

- Tổ chức thực hiện rà soát, xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo hằng năm, hộ có mức sống trung bình theo đúng quy định; ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình để chuyển giao, hỗ trợ cho các địa phương thực hiện.

- Tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho BCĐ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện (05 người/huyện), xã (02 người/xã) khoảng 260 người (02 lớp tập huấn, 01 ngày/lớp), in tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, biểu mẫu, phiếu điều tra, rà soát, hỗ trợ kinh phí rà soát viên.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, Chương trình, dự án (bao gồm tiểu dự án và hoạt động) giảm nghèo ở cơ sở theo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết).

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

d) Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện Tiểu dự án 2: 1.949 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương.

* Tổng nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch năm 2022 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: 526.638 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 511.452 triệu đồng (Vốn đầu tư 340.564 triệu đồng; Vốn sự nghiệp 170.888 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 4.619 triệu đồng (Vốn đầu tư 3.360 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.259 triệu đồng);

- Vốn huy động hợp pháp khác: 10.567 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 170 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 10.397 triệu đồng).

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững, xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo và chủ động giám sát công tác triển khai thực hiện. Tổ chức và thực hiện tốt cuộc vận động “Vì người nghèo”, góp phần chăm lo, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ổn định thoát nghèo bền vững.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo

Đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội, nghèo đa chiều đến cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm hay, mô hình, dự án thành công trong giảm nghèo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể; vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để động viên, hướng dẫn hộ nghèo về kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng các hộ nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo tiêu biểu, các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai thực hiện, có những việc làm thiết thực giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo.

3. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tập trung thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo hình thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm; phát triển các mô hình, dự án liên kết theo tiềm năng, lợi thế, phù hợp với quy hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) có sự tham gia của hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp họ cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối, liên kết mở rộng thị trường đầu ra, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp; quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trở lại hoạt động ổn định.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các địa bàn khó khăn, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; đảm bảo các dịch vụ y tế, hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và các dịch vụ xã hội khác cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm giải quyết đất ở, đất sản xuất phù hợp.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, kết nối đồng bộ giữa đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, chương trình hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm.

Thực hiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân để tăng cơ hội tiếp cận cho người nghèo; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế tuyến cơ sở, tập trung xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc trẻ em 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Triển khai các dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện để nâng số hộ sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng các trạm cấp nước hợp vệ sinh phù hợp với quy mô dân số, đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước sinh hoạt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhất là khu vực nông thôn.

Triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở của tỉnh; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

Thực hiện tốt việc huy động, phân bổ nguồn lực của chương trình giảm nghèo, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; lồng ghép với các chương trình, dự án khác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Ưu tiên các nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo; thúc đẩy việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với công tác giảm nghèo

Tổ chức thực hiện tốt công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định, đánh giá, xác định phân loại hộ nghèo chính xác theo tiêu chí đa chiều, đảm bảo chính xác, khách quan, phản ánh đúng thực trạng nghèo của địa phương; niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xác định không đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình giảm nghèo. Đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo đầy đủ và đúng thời hạn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo quy định và tổ chức thực hiện Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 6, Dự án 7.

Theo dõi kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất theo quy định.

2. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan xây dựng dự toán, cân đối bố trí ngân sách địa phương và thực hiện phân bổ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình; hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổng hợp và phân bổ nguồn vốn đầu tư của Chương trình; hướng dẫn công tác đầu tư theo quy định.

4. Sở Xây dựng

Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

6. Sở Y tế

Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định hiện hành.

9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

Theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện tại các Sở, ngành và địa phương theo quy định. Cùng vận động các nguồn vốn xã hội hóa cho công tác giảm nghèo.

10. UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; tổ chức điều tra, rà soát, theo dõi, quản lý số liệu hộ nghèo chính xác, phản ánh đúng thực trạng nghèo tại địa phương, đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đúng đối tượng.

- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều; huy động, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản giấy và điện tử:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo;
Gửi bản điện tử:
- CT, PCT UBND tỉnh (ông Hưng);
- UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở: LĐTB&XH, Xây dựng, TT&TT, Y Tế, Tài chính, GD&ĐT, KH&ĐT, NN&PTNT;
- UBND các huyện, thành phố;
- PCVP (ông Nguyên);
- Lưu: VT, VXNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 635/KH-UBND ngày 25/10/2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


707

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!