ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5477/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
15 tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số
272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quy chế quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại (gọi tắt là Quy chế 272), Kết luận số 33-KL/TW
ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Quy chế quản lý thống
nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quy chế 272 (gọi tắt là Kết luận
33) và Hướng dẫn số 05-HD/BĐNTW ngày 26/3/2019 của Ban Đối ngoại Trung ương hướng
dẫn thực hiện Quy chế 272 và Kết luận 33 (gọi tắt là Hướng dẫn 05), Quy chế số
08-QC/TU ngày 30/12/2019 của Tỉnh ủy về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động
đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sửa đổi, bổ sung) (gọi tắt là Quy chế
08); Công văn số 4872/BNG-CNV ngày 02/11/2022 của Bộ Ngoại giao về việc báo cáo
kết quả hoạt động đối ngoại năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023;
Căn cứ các quy định hiện hành của
Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thông báo số 530-TB/TU ngày 02/12/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2023 tỉnh Ninh Thuận như sau:
I. Quan điểm,
mục đích, yêu cầu
1. Quan điểm
- Công tác đối ngoại trên địa
bàn tỉnh phải bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước, tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành và cụ thể hóa chủ trương
đối ngoại của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa
đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nâng cao năng lực dự
báo tình hình; tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, trọng tâm
là đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, văn hóa gắn với mở rộng các hoạt động đối ngoại
nhân dân; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025) và Chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 10 năm (2021-2030).
2. Mục đích
- Cụ thể hóa đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,
tạo bước chuyển biến mới nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại
và hội nhập quốc tế. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác đối
ngoại, chủ động đưa nội dung kinh tế vào các hoạt động đối ngoại nhằm thu hút tối
đa nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần giữ vững an ninh - chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Làm căn cứ để chỉ đạo công
tác đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân; quản lý Nhà nước về lĩnh vực đối
ngoại; chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động
đối ngoại.
3. Yêu cầu
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả
công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ
đối ngoại.
- Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu,
xác định rõ đối tác chiến lược trong quan hệ hợp tác đối ngoại. Trên cơ sở đó,
có kế hoạch xúc tiến phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tác cụ thể. Trọng tâm
thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh; phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng cảng biển, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị,
du lịch; phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,
các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững,...
- Tăng cường tổ chức các hoạt động
giao lưu văn hóa đối ngoại, các chương trình nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc
dân tộc nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Ninh Thuận.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
thông tin đối ngoại; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác về đối ngoại nhân
dân. Tiếp tục rà soát các điều kiện cần thiết để thành lập các Hội hữu nghị với
các nước có đủ điều kiện để làm cơ sở cho việc thành lập Liên hiệp các tổ chức
Hữu nghị của tỉnh.
II. Bối cảnh,
tình hình và định hướng trọng tâm công tác đối ngoại năm 2023
1. Bối cảnh,
tình hình
- Tình hình thế giới tiếp tục
diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn,
nhất là cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng; xung đột Nga-Ukraine có nhiều
diễn biến mới với việc Nga xúc tiến việc sát nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine; căng
thẳng trên Bán đảo Triều Tiên không ngừng nóng lên.
- Tình hình trong nước, thế và
lực của đất nước sau 36 năm đổi mới nền kinh tế, tình hình an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của Nhân dân, cộng đồng
doanh nghiệp và xã hội tăng lên; tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt,
các chính sách tài khóa, tiền tệ của Chính phủ đã phát huy hiệu quả; tính tự chủ
được cải thiện mạnh mẽ, tích luỹ ngày càng lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức
cạnh tranh nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế -
xã hội; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được củng cố, mở rộng trên trường quốc
tế (Việt Nam lần thứ hai trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc: nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009 và nhiệm kỳ thứ hai năm
2020-2021 và được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
năm 2023-2025).
Dự báo tình hình thế giới, khu
vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường: Dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn diễn biến
phức tạp, số ca mắc tăng trở lại tại nhiều nước, xuất hiện thêm các biến thể mới;
bệnh đậu mùa khỉ và dịch do virus có nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn cầu. Vấn đề
an ninh lương thực trở nên đáng báo động, tác động nặng nề đến các nước đang
phát triển. Khủng hoảng năng lượng trở thành nguy cơ đe dọa sự ổn định của châu
Âu, đặc biệt trong mùa đông tới. Bất ổn chính trị, bạo lực, xung đột vũ trang
nhất là chủ nghĩa khủng bố diễn biến phức tạp. Hệ lụy kéo dài của các cuộc xung
đột, khủng hoảng lương thực, năng lượng sẽ làm gia tăng áp lực lên đời sống người
dân, gây ra mất ổn định xã hội. Các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi
trường, cạn kiệt tài nguyên, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới, đặt ra nhu cầu
chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn
trong thời kỳ mới.
Trong tỉnh, tình hình dịch bệnh
COVID-19 được kiểm soát tốt, các chính sách tài khóa, tiền tệ của Chính phủ đã
phát huy hiệu quả, hoạt động sản xuất, kinh doanh có bước phục hồi, thời tiết
và nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, nổi lên một số khó
khăn mới so với dự báo, tác động của tình hình thế giới và cả nước, nhất là giá
cả nguyên, nhiên vật liệu và chi phí đầu vào tăng; các cơ chế chính sách liên
quan điện gió, điện mặt trời chậm ban hành đã ảnh hưởng, tác động đến tình hình
thực hiện nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của các tầng lớp
Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ngay từ đầu năm, quán triệt phương châm hành động của
Chính phủ, Tỉnh đề ra phương châm hành động năm 2022 “Đoàn kết, thích ứng, sáng
tạo, kỷ cương, phát triển, hiệu quả”, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương,
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai, cụ thể hóa kịp thời các nhiệm vụ, giải
pháp chỉ đạo điều hành theo Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh sát
hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính
trị, sự chung sức, đồng lòng, trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực vượt
khó của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội.
Trước bối cảnh đó, tỉnh Ninh
Thuận đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo
điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng
tâm, trọng điểm, trong đó tập trung các giải pháp đột phá vào các lĩnh vực còn
dư địa để thúc đẩy tăng trưởng; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống người dân; cùng với
sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình
kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm ổn định và phục hồi phát triển; sản xuất các
ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại, dịch vụ, du lịch
tăng trưởng khá; tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt; công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm được tăng cường. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh.
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời; công tác chăm
lo cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo được thực hiện tốt hơn. Tổ chức
thành công các hoạt động, sự kiện quan trọng trên địa bàn tỉnh, nhất là kỷ niệm
30 năm Ngày tái lập tỉnh. Công tác quân sự, quốc phòng được bảo đảm, giao quân
an toàn, đạt chỉ tiêu, công tác diễn tập khu vực phòng thủ đạt kết quả; tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; công tác thực
hành, tiết kiệm chống lãng phí được quan tâm triển khai thực hiện theo đúng kế
hoạch đề ra.
2. Định hướng
trọng tâm công tác đối ngoại năm 2023
a) Tiếp tục quán triệt thực hiện
nghiêm túc Quyết định 272 và Quy chế 08-QC/TU ngày 30/12/2019 của Tỉnh ủy về
Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(sửa đổi, bổ sung) thay thế Quyết định số 136-QĐ/TU ngày 28/12/2015 của Tỉnh ủy
ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại (chuẩn
bị sửa đổi).
b) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi
công tác nước ngoài và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về tăng cường
quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài, Kết luận 33 và Hướng dẫn 05. Theo đó,
các cơ quan, ban, ngành, và địa phương cần làm tốt công tác xây dựng Kế hoạch
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm theo quy định. Trước khi tổ chức
đoàn đi, cần xây dựng chương trình, nội dung làm việc thiết thực, thành phần gọn
nhẹ để đảm bảo hiệu quả, chất lượng chuyến thăm. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa
các Bộ, ngành, địa phương với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài từ việc tổ chức, xác định mục đích cho đến triển khai kết quả chuyến thăm
nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân đối giữa các khu vực và đối tác, điều tiết mật độ
các đoàn đi một cách hợp lý, không trùng lắp nội dung và thuận lợi cho việc
theo dõi, hỗ trợ thúc đẩy quan hệ. Tiến hành tổng kết, báo cáo kết quả, rút
kinh nghiệm sau các chuyến công tác.
c) Tiếp tục quán triệt thực hiện
đường lối đối ngoại tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, Nghị quyết tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và
các Nghị quyết của Trung ương về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22-NQ/TW ngày
10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 06-NQ/TW ngày
05/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực
hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị
- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới); Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
18/02/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại
đảng trong tình hình mới; Nghị quyết của địa phương về kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội trong bối cảnh nước ta đang tham gia các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới; đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 50-CTr/TU ngày 19/5/2016 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về
Hội nhập quốc tế nhằm góp phần tái cơ cấu kinh tế địa phương, đổi mới mô hình
tăng trưởng; triển khai thực hiện Kế hoạch số 124-KH/TU ngày 03/10/2018 của Tỉnh
ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh
và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
04/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập quốc tế theo hướng hiệu
lực và hiệu quả hơn.
d) Tiếp tục cải thiện môi trường
kinh doanh; cải cách hành chính; thúc đẩy xuất khẩu, làm tốt công tác thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA); tiếp tục cụ thể hóa và làm sâu sắc các mối quan hệ với các đối
tác trên cơ sở các kết quả đạt được của các năm trước; tập trung khai thác hiệu
quả hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp đã có và tích cực
xây dựng, ký kết các thỏa thuận mới trên cơ sở tìm hiểu kỹ tiềm năng, điểm
tương đồng và hợp tác cụ thể, thiết thực có trọng tâm, trọng điểm, qua đó mở rộng
thị trường, tranh thủ các nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý... từ
các đối tác nước ngoài.
e) Tiếp tục đẩy mạnh việc triển
khai, thực hiện và xây dựng Chiến lược ngoại giao văn hóa và Chiến lược thông
tin tuyên truyền đối ngoại sau năm 2023. Trong đó, tập trung hoàn thiện và cụ
thể hóa thành Kế hoạch hành động quảng bá hình ảnh địa phương ra khu vực và thế
giới, từng bước xây dựng thương hiệu địa phương, thương hiệu ngành nghề. Triển
khai toàn diện và đồng bộ các hoạt động đối ngoại; ngoại giao chính trị, ngoại
giao kinh tế, ngoại giao văn hóa.
f) Chú trọng làm tốt công tác
người Việt Nam ở nước ngoài; công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, quản lý tổ chức
phi chính phủ nước ngoài, thông tin tuyên truyền đối ngoại và công tác ngoại vụ
địa phương.
g) Làm tốt công tác bảo vệ biên
giới lãnh thổ, an ninh quốc phòng; nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ chủ quyền
biên giới đất liền, biển, đảo, nâng cao cảnh giác của toàn dân, tránh bị các đối
tượng xấu lợi dụng tinh thần yêu nước, kích động gây chia rẽ, làm mất an ninh, ổn
định tại địa phương.
h) Tăng cường, nâng cao hiệu quả
và tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác cấp địa phương với các địa phương nước
ngoài đi vào chiều sâu, thực chất.
III. Kết quả
triển khai công tác đối ngoại năm 2022
1. Công
tác tổ chức và quản lý đoàn ra/đoàn vào
a) Đoàn ra
- Tổng số cán bộ, công chức,
viên chức đi công tác nước ngoài là 24 lượt người (trong đó, có 17 lượt được cử
tham gia theo 02 đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch;
07 lượt được cử đi bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệm theo chương trình của
Bộ, ngành Trung ương và đối tác làm việc mời), tăng 24 lượt so với cùng thời điểm
năm 2021 (Đính kèm phụ lục I). Theo đó, việc cử cán bộ, công chức, viên
chức đi công tác nước ngoài đã tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; đảm bảo
thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm và trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo các tiêu chí đoàn ra: đoàn đi
không quá 10 người/đoàn, lãnh đạo chủ chốt không đi công tác nước ngoài quá 02
lần trong một năm, trường hợp đi nhiều nước đều được bố trí đi các nước gần
nhau, trong cùng khu vực, không đi quá 03 nước trong cùng 01 chuyến công tác;
thực hiện nghiêm túc việc sử dụng nguồn kinh phí khi đi công tác nước ngoài,
không cử tham gia đi nước ngoài đối với các trường hợp do doanh nghiệp tổ chức,
tài trợ và mời đích danh.
- Mục đích và nội dung của
các chuyến công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý; đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình hợp tác với đối tác nước
ngoài hoặc nghiên cứu, khảo sát thực tế phục vụ yêu cầu công tác, phù hợp với
nhu cầu thực hiện đối tác, nghiên cứu, học tập để vận dụng vào tình hình thực tế
tại địa phương. Tuy có hạn chế trong sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhưng
vẫn tiếp tục thực hiện theo các chương trình của đối tác tài trợ và từ các nguồn
kinh phí xúc tiến đầu tư xã hội hóa của tỉnh. Thông qua đó, góp phần đẩy mạnh
thực hiện chủ trương đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tiếp cận hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu
nghị giữa tỉnh nhà với các đối tác nước ngoài.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm
túc các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường
quản lý cán bộ, đảng viên đi nước ngoài, về bảo vệ chính trị nội bộ trong Đảng,
việc đi nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được cân nhắc kỹ, có mục
đích, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, đúng quy định, phù hợp với tình hình dịch,
bệnh COVID-19, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng
tâm của tỉnh trong năm 2022.
b) Đoàn vào
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản
lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Kết luận 33 và Hướng dẫn 05; Quy chế 08; Chỉ
thị số 15/2014/CT-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao hiệu
quả và thực hành tiết kiệm trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi công
tác nước ngoài. Tuân thủ nghiêm Quy chế 08-QC/TU ngày 30/12/2019 của Tỉnh ủy về
Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
(sửa đổi, bổ sung) thay thế Quyết định số 136-QĐ/TU ngày 28/12/2015 của Tỉnh ủy,
đảm bảo an toàn, an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn vào làm việc trên
địa bàn tỉnh.
- Trong năm 2022, tỉnh Ninh Thuận
không có đoàn vào.
2. Công
tác ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế do địa phương ký kết; việc gia
nhập hoặc rút khỏi các tổ chức quốc tế
Trong năm 2022, UBND tỉnh Ninh
Thuận chưa thực hiện ký kết Điều ước quốc tế, Thoả thuận quốc tế cũng như các
thỏa thuận về hợp tác đầu tư, tài trợ nhân danh cơ quan cấp tỉnh.
3. Công tác
tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành Công văn số 1502/UBND-VXNV ngày 28/4/2020 chỉ đạo triển khai thực hiện các
nội dung có liên quan về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nội dung văn bản đã cơ bản quy định các thủ tục
hành chính và phân công trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị liên quan trong
việc phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định tại Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020
của Thủ tướng Chính phủ và tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Trong năm 2022, Ủy ban nhân
dân tỉnh cho phép tổ chức 04 hội thảo có yếu tố người nước ngoài trên địa bàn tỉnh,
tăng 04 lượt so với cùng kỳ năm 2021 (Đính kèm Phụ lục II). Trong năm
2021 do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nên trên địa bàn tỉnh không tổ
chức các Hội thảo có yếu tố nước ngoài.
- Nội dung các hội nghị, hội thảo
chủ yếu tập trung ở lĩnh vực hợp tác phát triển nông nghiệp đối với địa phương:
Tổng kết các hoạt động của Hợp tác xã nho Evergeen Ninh Thuận; thành lập Hệ thống
dự báo và cảnh báo lũ dựa trên trí tuệ nhân tạo nhằm ngăn chặn thảm họa do biến
đổi khí hậu tại Việt Nam; Giải pháp dinh dưỡng và miễn dịch cho tôm giống).
- Các đoàn đến làm việc tuân thủ
thực hiện đúng các qui định về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Công tác
đón tiếp, hướng dẫn các đoàn công tác nước ngoài đến làm việc được thông báo đến
Công an tỉnh để phối hợp thực hiện đảm bảo an toàn, chu đáo, tuân thủ đúng các
quy định của Nhà nước hiện hành. Trong quá trình tổ chức các hội nghị, hội thảo
thực hiện theo đúng nội dung, chương trình đã đăng ký. Các cá nhân, tổ chức
tham dự hội nghị, hội thảo tuân thủ pháp luật Việt Nam và các hiệp định song
phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia, thể hiện quan điểm thiện chí, sẵn
sàng hợp tác, đầu tư hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
4. Công tác
ngoại giao kinh tế
Trong năm 2022, công tác ngoại
giao kinh tế được triển khai một cách linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế,
đạt được một số kết quả nhất định trong đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc
tế, kết nối với các đối tác tiềm năng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vận
động nguồn vốn Tổ chức phi chính phủ (NGO) và Hợp tác phát triển chính thức
(ODA).
a) Hoạt động xúc tiến đầu
tư
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh
COVID-19 trong năm 2022 cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh
được phục hồi nhưng còn nhiều vướng mắc, khó khăn, nhất là cơ chế chính sách
giá điện gió, điện mặt trời chưa được ban hành, nguồn lực đầu tư công tiếp tục
khó khăn, giá xăng dầu và chi phí đầu vào tăng, ảnh hưởng đến sản xuất doanh
nghiệp và đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, để tăng cường xúc tiến đầu tư, tìm kiếm
các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động
phối hợp, tham dự các chương trình tọa đàm, hội thảo, tổ chức các buổi gặp gỡ
nhà đầu tư1. Đồng thời, Tỉnh cũng tăng cường công
tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, tổ chức tiếp và làm việc với các đoàn công tác của
các nước (Hàn Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ) tới khảo sát, tìm hiểu môi trường cơ hội đầu
tư, tổ chức hội nghị đối thoại gặp gỡ đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp đầu năm
và định kỳ hàng quý, triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết
khó khăn, vướng mắc, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Ủy ban
nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho các
dự án đã được cấp phép triển khai thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, đảm bảo
đúng quy định pháp luật hiện hành. Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện và phát hành
các tài liệu phục vụ công tác quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư vào Tỉnh cho phù
hợp với tình hình thực tế địa phương2. Bên cạnh
đó, Tỉnh đã hợp tác với các Báo, Tạp chí đăng tải thông tin về tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhằm tăng cường quảng bá về tiềm năng thế mạnh,
cơ hội đầu tư của Tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước3.
b) Xúc tiến thương mại quốc
tế
Từ đầu năm đến nay, Tỉnh đã triển
khai thông tin hơn 40 hội nghị trực tuyến xúc tiến xuất khẩu đối với thị trường
các nước4 và hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu
trong việc đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tỉnh đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế (Alibaba; Amazon,..) để tìm
kiếm đối tác, mở rộng thị trường nước ngoài.
- Trên cơ sở nội dung chỉ đạo tại
Nghị quyết số 22-NQ-TW về Hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 31/NQ-CP về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ-TW, trên cơ sở chỉ
đạo của Tỉnh ủy về chủ trương, chủ động trong hội nhập kinh tế, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã chỉ đạo ban hành các văn bản triển khai thực hiện rất cụ thể, trong năm
2022, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 1358/KH-UBND ngày
03/4/2022 về thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định
RCEP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Quán triệt Nghị quyết của
Chính phủ, chương trình hành động của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đến toàn
bộ cán bộ, công chức, viên chức nhằm tăng cường nhận thức sâu sắc quan điểm của
Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nước ta tham gia các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Triển khai tăng cường quan hệ hợp tác với
các đối tác truyền thống (Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ). Chủ động tích cực mở rộng phát
triển quan hệ hợp tác với các
nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức,
Pháp, Canada,..; trọng tâm thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm của
tỉnh như: Năng lượng tái tạo, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quan
tâm thu hút đầu tư nguồn vốn ODA vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội, hạ tầng cảng biển, khu, cụm công nghiệp, phòng, chống giảm nhẹ rủi ro
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc thu hút có sự ưu tiên, chọn lọc
theo tiêu chí đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, sạch, bền vững. Về công tác
thông tin, tuyên truyền hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế (02 kỳ/tháng) trên Bản
tin và website chuyên ngành Công Thương các văn bản hướng dẫn về lộ trình cam kết
gia nhập WTO hàng hoá và dịch vụ, các Hiệp định thương mại tự do song phương,
đa phương (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán quy tắc ngoại giao, hoạt
động đầu tư, thương mại bảo đảm các quy định hiện hành và phù hợp với các cam kết
quốc tế; cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại giúp doanh
nghiệp chủ động và tránh thua thiệt trong quan hệ thương mại quốc tế.
c) Kết quả hoạt động kinh
tế đối ngoại năm 2022
- Tình hình xuất nhập khẩu
+ Kim ngạch xuất khẩu: Năm
2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130 triệu USD, tăng 0,8% so với kế hoạch (120
triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu gồm: Thủy sản ước đạt 85 triệu USD, tăng
0,22% so cùng kỳ 2021; nhân điều ước đạt 15 triệu USD, giảm 53,98% so với cùng
kỳ 2021; mặt hàng khác ước đạt 30 triệu USD, tăng 0,07% so với cùng kỳ 2021. Thị
trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, Nhật, Canada, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan,
Anh, Singapore,.... Thị trường xuất khẩu thủy sản ổn định, đảm bảo tăng trưởng
tăng 29,17% so cùng kỳ năm 2021. Tình hình xuất khẩu nhân điều giảm sâu 53,16% so
cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân thị trường xuất khẩu điều chủ lực của các doanh
nghiệp trong tỉnh là thị trường Trung Quốc do nước này vẫn duy trì chính sách
Zero COVID-19 đã tạo ra nhiều rào cản cho hoạt động nhập khẩu, làm cho số lượng
đơn hàng xuất khẩu điều giảm mạnh; thị trường Châu Âu, Mỹ tiêu thụ chậm lại.
+ Kim ngạch nhập khẩu: Trong
năm 2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 75 triệu USD, đạt 37,5% so kế hoạch 200
triệu USD (năm 2021 kim ngạch nhập khẩu là 425 triệu USD). Do năm nay các dự án
năng lượng phần lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động nên nhu cầu nhập khẩu máy
móc thiết bị phục vụ các dự án không còn, hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất chủ yếu
là tôm đông lạnh, mặt hàng điều do các đơn hàng giảm nên điều nguyên chủ yếu được
các doanh nghiệp tận dụng nguồn hàng nội địa.
- Tình hình thu hút đầu tư
Tình hình thực hiện các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2022 như sau
+ Từ đầu năm đến nay Ủy ban
nhân dân tỉnh đã cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 06 dự án và 10
lượt thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị 82,34 triệu USD. Lũy kế đến ngày
10/10/2022 trên địa bàn tỉnh có 36 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký đầu tư 1.204,42 triệu USD.
- Tình hình thực hiện và vận
động các dự án ODA
Trong 10 tháng đầu năm 2022,
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã triển khai 09 dự án ODA với tổng vốn 4.136,2 tỷ
đồng (vốn ODA và vốn vay ưu đãi 3.401,58 tỷ đồng, vốn đối ứng 734,66 tỷ đồng), trong
đó: chuyển tiếp 08 dự án 3.993,1 tỷ đồng (vốn ODA và vốn vay ưu đãi 3.279,2 tỷ
đồng, vốn đối ứng 713,8 tỷ đồng) và 01 dự án mới “Dự án tăng cường khả năng chống
chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu
vực Tây nguyên và Nam Trung bộ tỉnh Ninh Thuận” do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài
trợ với tổng vốn đầu tư 143,15 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 122,33 tỷ đồng.
Từ đầu dự án đến ngày 30/9/2022
đã giải ngân: 1.796,3/4.136,2 tỷ đồng, đạt 43,4% kế hoạch giao, trong đó đã giải
ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi: 1.244,2/3.401,5 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch giao
và vốn đối ứng: 552,1/734,6 tỷ đồng, đạt 75,1% kế hoạch giao.
Từ đầu năm 2022 đến ngày
30/9/2022 đã giải ngân là 514,8/1.219,7 tỷ đồng, đạt 42,2% kế hoạch năm 2022,
trong đó: vốn ODA là 320,9/930,3 tỷ đồng, đạt 34,5% kế hoạch năm (Trung ương
cấp phát: 250.327 triệu đồng/710.000 triệu đồng, đạt 35,3% kế hoạch, vốn vay lại:
70.363 triệu đồng/220.300 triệu đồng, đạt 31,9% kế hoạch) và vốn đối ứng là
193,8/289,4 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm 2022.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã hoàn
thiện đề xuất Dự án chống hạn, xói lở, ngập lụt thích ứng biến đổi khí hậu cho
tỉnh Ninh Thuận vay AFD; dự án “Giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương
trình hành động quốc gia REDD + tỉnh Ninh Thuận” (RECAF); các dự án sử dụng Quỹ
đặc biệt Mê Kông - Lan Thương năm 2022 gửi Bộ Ngoại giao: dự án Nâng cấp, mở rộng
hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và Dự
án cấp nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận; dự án “Phục hồi và quản lý bền vững khu vực miền Trung và Bắc Việt Nam -
KfW9 giai đoạn 1 tại tỉnh Ninh Thuận” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 30/8/2022.
+ Thuận lợi
Các dự án ODA được triển khai
thực hiện tại Ninh Thuận đều phát huy hiệu quả, đúng mục tiêu dự án được phê
duyệt, mang lại hiệu quả tích cực cho người dân, đã tăng khả năng thích ứng với
thiên tai, biến đổi khí hậu; thúc đẩy sự chuyển đổi cách thức sản xuất nông
nghiệp mang tính tổng hợp.
+ Khó khăn, hạn chế
- Công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng còn chậm so với kế hoạch. Khối lượng công việc liên quan đến
công tác giải phóng mặt bằng của dự án rất lớn; nhiều trường hợp có hồ sơ phức
tạp, công tác quy chủ khó khăn, mất nhiều thời gian; công việc liên quan nhiều
cơ quan, đơn vị, nên tiến độ triển khai còn chậm so với yêu cầu (dự án Môi
trường bền vững các thành phố Duyên hải - Tiểu dự án thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm).
- Công tác xây dựng Điều khoản
tham chiếu (TOR) cho các gói thầu thông qua Chương trình phát triển của Liên Hợp
quốc (UNDP) mất nhiều thời gian, nhất là TOR của gói thiết kế Ao và hệ thống kết
nối (gói NT-01) nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các gói thầu
liên quan (thi công ao, kết nối dặm cuối). Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án
(PIM) chưa ban hành nên PPMU các tỉnh khó triển khai thực hiện các hoạt động đảm
bảo tiến độ dự án. Số liệu điều tra, thống kê các hoạt động tại thời điểm lập
báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) của dự án SACCR hiện nay không còn phù hợp, vì
đã có sự thay đổi do quy hoạch của tỉnh, ngành và địa phương. Do vậy, cần thiết
phải có sự thống nhất điều chỉnh lại số liệu nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục
tiêu được duyệt và phát huy hiệu quả của dự án (dự án tăng cường khả năng chống
chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu
vực Tây nguyên và Nam Trung bộ tỉnh Ninh Thuận).
- Nguồn vốn Ngân hàng Thế giới
(WB) chưa được cấp tạm ứng về tài khoản tạm của Ban Quản lý dự án để thanh toán
khối lượng hoàn thành của hạng mục bổ sung Hồ Suối Lớn. Do nguồn vốn WB để thực
hiện hạng mục bổ sung là nguồn vốn kết dư của dự án5
nên phải được cấp thẩm quyền cho phép sử dụng vốn dư.
5. Công tác
vận động và quản lý viện trợ phí chính phủ nước ngoài (PCPNN)
a) Tình hình thực hiện
các dự án viện trợ PCPNN
Trong 10 tháng đầu năm 2022,
trên địa bàn tỉnh tiếp nhận mới 03 dự án viện trợ với tổng vốn 294.808USD, nâng
tổng số dự án đang triển khai lên 08 dự án với tổng vốn viện trợ được cam kết
1,46 triệu USD do tổ chức PCPNN của các nước Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tài trợ.
Giá trị giải ngân các dự án PCPNN trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 247.964 USD,
đạt 83,0% so với kế hoạch năm 2022 là 298.440 USD (Đính kèm phụ lục IV).
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã có văn bản gửi PACCOM đề nghị gia hạn, sửa đổi, bổ sung Giấy đăng ký cho các
tổ chức: (1) Legacy Charities, Inc của Hoa Kỳ, Dillon International của Hoa Kỳ,
Children Action của Thụy Sĩ, Mekong Plus France của Pháp, APBA của Nhật Bản và
tổ chức RtR của Hoa Kỳ; (2) chấp thuận chủ trương đoàn công tác của tổ chức
Mekong Plus France vào làm việc tại tỉnh; (3) chuẩn bị nội dung làm việc với Đảng
đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; (4) có văn bản gửi Đại sứ quán Ấn
Độ tại Việt Nam đề nghị xem xét, đồng ý cho tỉnh sử dụng nguồn vốn tài trợ còn
dư của Đại sứ quán Ấn Độ để đầu tư các hạng mục công trình tại khu vực Đền
Poklong Garai, thôn Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước; (5) phê duyệt
dự án “Hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập”
do tổ chức Dillon International của Hoa Kỳ tài trợ; (6) báo cáo sơ kết giữa kỳ
thực hiện Chương trình Quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi
chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025 tại Ninh Thuận.
b) Một số thuận lợi
Các nhà tài trợ đang thực hiện
dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh đều được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký
hoạt động. Trong quá trình hoạt động, các nhà tài trợ đều chấp hành đúng các
quy định của địa phương, hoạt động của các dự án tài trợ đều nằm trong phạm vi
thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa nhà tài trợ và cơ quan tiếp nhận và được thực
hiện công khai, minh bạch, rõ ràng, có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa
các bên tham gia quản lý, điều hành và thực hiện dự án. Bên cạnh đó, nhà tài trợ
luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các
đơn vị tiếp nhận dự án quan tâm hỗ trợ kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để các hoạt động tài trợ được triển khai tốt nhất.
c) Một số khó khăn, hạn
chế
- Cán bộ, công chức tham mưu
công tác viện trợ PCPNN của tỉnh chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên gặp khó khăn
trong việc lập dự án, xây dựng kế hoạch vận động thu hút viện trợ PCPNN, tiếp cận
các nhà tài trợ tiềm năng. Công tác vận động hỗ trợ kinh phí đầu tư vào các
lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, giáo dục
đào tạo, y tế,… còn hạn chế.
6. Công tác
văn hóa đối ngoại
a) Công tác xây dựng hồ
sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”
Trên cơ sở đề xuất của tỉnh
Ninh Thuận, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người
Chăm” chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo
vệ khẩn cấp tại Phiên họp lần thứ 17, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể tại Thủ đô Rabat, Vương quốc Maroc vào ngày 29/11/2022.
b) Công tác thông tin, quảng
bá hình ảnh của tỉnh
Trong thời gian qua, tỉnh Ninh
Thuận luôn quan tâm chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại để quảng bá tiềm
năng, thế mạnh của địa phương nhằm thu hút kêu gọi đầu tư nước ngoài, đồng thời
nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Nhân dân và
doanh nghiệp về hội nhập quốc tế và xác định đúng hướng chiến lược công tác đối
ngoại trên 3 mặt: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn
hóa.
Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch giao lưu văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao. Tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động
văn hóa nghệ thuật và công tác chuyên môn6. Thực
hiện công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên
truyền đối ngoại tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; hướng dẫn, tạo điều kiện
thuận lợi cho các đoàn phóng viên trong và nước ngoài tác nghiệp tại tỉnh7. Qua đó, giới thiệu đến các nước trên thế giới về
văn hóa truyền thống bản địa; phối hợp tổ chức và tham gia các hoạt động giao
lưu văn hóa đối ngoại nhân dịp lễ, tết của các nước, các địa phương đối tác, tổ
chức nước ngoài. Tổ chức thành công sự kiện Ngày văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại
Hà Nội năm 2022 diễn ra từ ngày 30/9/2022 đến ngày 02/10/2022, giới thiệu văn
hóa, ẩm thực, du lịch Ninh Thuận đến du khách trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, còn phối hợp Viện Văn
hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức thực hiện
dự án Di sản kết nối giai đoạn 3 tại tỉnh Ninh Thuận với các hạn mục bảo tồn
như: mở lớp truyền dạy dân ca Chăm, bảo tồn hoa văn cổ làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ
Nghiệp, hướng dẫn bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng
Bàu Trúc (huyện Ninh Phước), phối hợp với Vườn Quốc gia Núi Chúa tổ chức thành
công Lễ công bố Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và đón nhận Bằng xếp hạng
di tích quốc gia Vịnh Vĩnh Hy.
c) Công tác xúc tiến du lịch
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức
thành công Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội năm 2022, Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại Hà
Nội và Ngày văn hoá, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội năm 2022. Thông qua chương
trình Hội nghị đã chuyển tải thông tin về tiềm năng, định hướng phát triển du lịch
Ninh Thuận, đã tạo được cầu nối trực tiếp cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp du lịch giao lưu, giới thiệu, hợp tác, ký kết phát triển sản phẩm
du lịch. Hội nghị đã giới thiệu, quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch, dịch vụ,
các sản phẩm OCOOP, sản phẩm đặc thù của tỉnh đến các doanh nghiệp du lịch, lữ
hành trong cả nước, qua đó tiếp tục tạo dựng, củng cố thương hiệu, kết nối hợp
tác phát triển du lịch Ninh Thuận với các địa phương trong thời gian tới. Tại Hội
nghị, Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận đã tổ chức ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư
phát triển du lịch với Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình
Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Gia Lai, thành phố Cần Thơ,...
- Tăng cường tổ chức các sự kiện,
chương trình giới thiệu về lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực đặc sắc, giao lưu
biểu diễn nghệ thuật có sự tham gia của bạn bè quốc tế. Gắn kết các hoạt động
văn hóa đối ngoại, vận động thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế,
tăng cường trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa các mối
quan hệ giữa tỉnh Ninh Thuận với các nước trong khu vực.
7. Công tác
thông tin đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước
ngoài tại địa phương
a) Công tác quản lý,
tranh thủ phóng viên nước ngoài
Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Thuận chấp thuận cho Đoàn phóng viên thuộc tổ chức Rewild (Hoa Kỳ)
vào tỉnh để thực hiện phóng sự nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc, bảo tồn
các loài động vật hoang dã và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Núi chúa theo
đề nghị của Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn - Bộ Ngoại giao tại Công văn
2226/CPVNGD-TTHDBCNN ngày 04/11/2022.
b) Công tác thông tin đối
ngoại
- Tiếp tục triển khai thực hiện
nghiêm túc các văn bản: số 100/VPCP-QHQT ngày 13/01/2020 của Văn phòng Chính phủ
về công tác đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương; Quy chế 08-QC/TU ngày
30/12/2019 của Tỉnh ủy về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Thông tư số 05/2017/TT-BNG ngày 17/10/2017 của Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước
ngoài thăm địa phương; Công văn số 948-CV/BTGTU ngày 26/01/2022 của Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy về việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền thông tin đối ngoại
thông điệp đồng chí Tổng Bí thư; Công văn số 51-HD/ĐUK ngày 26/01/2022 của Đảng
ủy khối các cơ quan - doanh nghiệp tỉnh về việc hướng dẫn quán triệt, phổ biến,
tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số
109-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng
cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới;…
- Định hướng các cơ quan báo
chí thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên
quan đến công tác đối ngoại, trong đó tập trung tuyên truyền: Bài phát biểu chỉ
đạo của đồng chí Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng và các văn bản chỉ
đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 32-CT/TW
ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối
ngoại Đảng trong tình hình mới, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ
Chính trị (khóa XII) về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Chỉ thị số
26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công
tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí
thư (khóa XII) về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại
đến năm 2030 và các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận, của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về thông tin đối ngoại.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí
địa phương tuyên truyền về những cơ hội, thách thức trong thời kỳ hội nhập và
phát triển, liên kết và phối hợp với báo chí Trung ương thực hiện hiệu quả kênh
quảng bá kinh tế - xã hội tại địa phương Ninh Thuận trên các ấn phẩm của đài
VTC 10, VOV, VTV…
c) Tuyên truyền quảng bá
hình ảnh của tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên
truyền thông tin đối ngoại, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, nét đẹp văn hóa truyền
thống của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
- Các cơ quan báo chí địa
phương phản ánh kịp thời về hoạt động ngoại giao và tuyên truyền các sự kiện hoạt
động của tỉnh8. Kết quả đưa tin về Ninh Thuận
trên các Báo in và Báo điện tử, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Ninh Thuận, Đài
PTTH tỉnh và Cổng Thông tin điện tử tỉnh… với tổng số gần 9.300 tin, bài liên
quan đến các vấn đề, sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và công tác an sinh xã
hội của địa phương (riêng đối với công tác thông tin đối ngoại khoảng 300 tin,
bài).
- Công tác điểm báo hàng ngày
đã tổng hợp các tin, bài, chuyên mục, phóng sự thường xuyên giới thiệu về tình
hình phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng thế mạnh của tỉnh trên các Tạp chí đối
ngoại, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (VCCI), Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo Đầu
tư, Tạp chí Du lịch, Doanh nghiệp Việt Nam, Zing.vn, Kinh tế và Đô thị, Đại
đoàn kết, Văn hóa...
- Trong năm 2022, tỉnh Ninh Thuận
đã tạo điều kiện cho Tạp chí châu Á Thái Bình Dương thực hiện Chuyên đề “Tỉnh
Ninh Thuận tiếp tục nâng cao hoạt động chính quyền điện tử hướng tới xây dựng
chính quyền số”; Tạp chí Việt Nam hội nhập thực hiện 02 số chuyên đề thông tin
đối ngoại về tỉnh Ninh Thuận “Ninh Thuận trong phát triển và hội nhập” và “Di sản
văn hóa Ninh Thuận - bảo tồn và lan tỏa”. Kênh VTC16 thực hiện chuyên đề “Đưa
Nghị quyết của Đảng vào trong cuộc sống”. Các chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng
bá và xúc tiến đầu tư cho các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh. Qua đó, góp phần giới thiệu hình ảnh, quê hương con người và bản sắc
văn hóa Ninh Thuận trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, giúp các nhà đầu
tư trong và ngoài nước có cái nhìn tổng quát khi quyết định đầu tư vào tỉnh
Ninh Thuận.
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh
đăng tải các chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư cũng như đăng
tải các dịch vụ hành chính công, quảng bá du lịch và văn hóa, tuyên truyền những
thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
d) Công tác đào tạo, bồi
dưỡng
Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở
Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thông tin đối
ngoại cho 60 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách công tác thông tin
đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Qua đợt tập huấn đã cung cấp kiến thức về chủ
trương, đường lối và định hướng của Đảng về công tác thông tin đối ngoại, các
văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; kiến thức, tuyên truyền về bảo
vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Thông tin về quan
điểm, đường lối đối ngoại của nước ta đối với vấn đề hợp tác, hội nhập, về chủ
quyền biên giới, lãnh thổ của đất nước; kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí; xử lý khủng hoảng truyền thông. Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tiếp
xúc với báo chí, kiến thức pháp luật về báo chí.
8. Công tác
biên giới lãnh thổ
a) Tình hình quản lý,
khai thác và bảo vệ biển tại địa phương
- Năm 2022 chưa phát hiện trường
hợp tàu nước ngoài xâm phạm, vi phạm chủ quyền vùng biển của tỉnh. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng hiệp đồng theo dõi
chặt chẽ tình hình trên biển, quản lý, bảo vệ chặt chẽ vững chắc chủ quyền vùng
biển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới
biển của tỉnh.
- Duy trì trực quân số sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kỷ niệm 30 năm ngày tái
lập tỉnh Ninh Thuận, 47 năm ngày Chiến thắng 30/4/, Quốc tế lao động 1/5 và bảo
vệ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 tại Việt Nam;…
- Phối hợp xử lý, giải quyết 18
vụ9 và hỗ trợ cứu nạn 03 vụ/05 tàu cá hỏng máy/22
lao động của địa phương bị nạn ở vùng biển tỉnh bạn.
- Tổ chức tuần tra địa bàn:
1.437 lượt tổ/6.321 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Tổ chức 20 lượt tàu/172 lượt
cán bộ chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền của tỉnh,
phòng chống khai thác IUU; tổ chức tuần tra kiểm soát giám sát, kiểm tra sự cố
tràn dầu và bảo vệ an ninh, an toàn khu vực vùng biển nơi tàu Phúc Tình 26 bị
chìm.
- Đăng ký kiểm chứng 9.514 lượt
tàu cá/62.731 lượt lao động biển; kiểm soát đối với 7.253 chuyến tàu/78.258 người
tại khu vực Bãi Kinh - Vĩnh Hy.
- Kiểm tra, làm thủ tục cho 133
lượt tàu vận tải trong nước/1.017 thuyền viên thêm 64 hành khách/215.545 tấn muối,
47.504 tấn xỉ than, 4.810 tấn xi măng, 13.673,9 tấn Cát, 15.068 tấn sắt, 16.167
tấn đá ra vào cảng tổng hợp Cà Ná, cảng Ninh Chữ. Qua kiểm tra thủ tục giấy tờ
đầy đủ, đúng quy định. Xử lý vi phạm hành chính: 75 vụ/75 đối tượng với số tiền
phạt là 117.350.000 đồng.
b) Vấn đề quản lý tàu cá,
ngư dân; chính sách khuyến khích và đãi ngộ ngư dân đánh bắt xa bờ; tình trạng
tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài
- Toàn tỉnh có 2.357 tàu cá có
chiều dài từ 06 mét trở lên, trong đó: 807 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở
lên, có 791 tàu cá đã lắp thiết bị giám sát hành trình đủ điều kiện để khai
thác và dịch vụ khai thác trên các vùng biển xã (đạt 97,4%), còn 20 tàu cá chưa
lắp đặt thiết bị giám sát hành trình10, 149 tàu
cá thuộc nhóm có nguy cơ cao, 559 tàu cá thuộc nhóm dưới nguy cơ cao vi phạm
vùng biển nước ngoài. Các tàu cá trên địa bàn tỉnh cơ bản luôn chấp hành tốt
các chủ trương, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương trong khai thác
đánh bắt hải sản và có ý thức cao trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển
đảo của Tổ quốc. Trong năm 2022 không có tàu cá, ngư dân của tỉnh bị nước ngoài
bắt giữ.
- Công tác tập huấn: Phối hợp
các lực lượng nắm tình hình, tuyên truyền vận động các hộ nuôi lồng bè tại khu
vực biển Bình Sơn-Ninh Chữ dời về khu quy hoạch C1, C2 theo quy định.
- Tuyên truyền cho 58.036 lao động
trên biển, cho 257 chủ tàu cá ký cam kết không sử dụng chất nổ, chất độc hại,
xung điện để khai thác thủy sản; không vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài;
thực hiện đúng quy định về kho dự trữ hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định (đang thực hiện cam kết); đảm bảo an toàn khi đánh bắt trên
biển và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tích cực tham
gia phong trào “toàn dân tham gia phòng chống Covid-19 và xuất, nhập cảnh
trái phép trên biển”. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và phù hợp với
tình hình dịch bệnh COVID-19; phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng
duy trì 170 tổ đoàn kết/1.018 tàu hoạt động trên biển; phát 1.200 tờ rơi cho
các chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân; treo 13 băng rôn, cắm 07 áp
phích tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định.
- Thực hiện các đề tài, dự án
liên quan đến biển và hải đảo có yếu tố nước ngoài: Không có.
9. Công tác
lãnh sự và bảo hộ công dân
a) Tình hình công dân địa
phương vi phạm pháp luật nước ngoài
- Tình trạng công dân Việt Nam
bị lừa bán, đưa sang làm việc bất hợp pháp tại các nước Châu Á (nhất là
Campuchia, Trung Quốc,…) diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng đã tiếp nhận
05 vụ việc/05 người bị các đối tượng môi giới, lừa xuất cảnh sang nước ngoài.
Trong đó đã tiến hành làm việc với 02 người bị lừa bán sang Campuchia trở về địa
phương11, phát hiện, trao đổi với các đơn vị chức
năng tiếp tục xác minh làm rõ dấu hiệu nghi vấn mua bán người. Qua công tác
trao đổi với các tỉnh, thành phố đã xác minh xử lý 09 vụ/09 đối tượng vi phạm
pháp ở nước ngoài (chủ yếu ở Trung Quốc) bị trao trả, trở về địa phương12. Phương thức thủ đoạn của các đối tượng chủ yếu
thông qua mạng xã hội để môi giới, dụ dỗ đưa người xuất cảnh qua các đường mòn,
lối mở khu vực biên giới để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
- Tính tới thời điểm hiện tại,
có 4.974 lượt người nước ngoài đến đăng ký tại địa phương. Nhìn chung người nước
ngoài đến địa phương chấp hành nghiêm các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú. Tuy nhiên, có 16 người nước ngoài13 vi phạm
các quy định trên lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh (hành vi vi phạm chủ yếu là sử
dụng chứng nhận tạm trú quá thời hạn). Phối hợp với Cục A08 và Công an tỉnh Lạng
Sơn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị tiến hành trục xuất 01 đối tượng quốc tịch
Trung Quốc.
b) Công tác phối hợp ứng
phó cứu hộ, cứu nạn, xử lý các tình huống lãnh sự xảy ra đối với người nước
ngoài tại địa phương
- Từ ngày 15/01/2021 đến nay,
Công an tỉnh đã chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp với Phòng Văn xã - Ngoại vụ
(Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) thông báo cho Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) về
04 vụ việc14 liên quan đến người nước ngoài bảo
đảm đúng quy định của pháp luật và quan hệ ngoại giao.
- Công tác hướng dẫn, tuyên
truyền và triển khai thực hiện pháp luật liên quan đến công tác lãnh sự và bảo
hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài được triển khai thực hiện nghiêm túc và đúng
quy định.
- Công tác tiếp nhận hồ sơ đề
nghị cấp hộ chiếu: các cơ quan chức năng đã tuyên truyền các doanh nghiệp tuyển
dụng, đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chấp hành
các quy định của pháp luật và vận động người dân khi đi lao động, du lịch, học
tập ở nước ngoài chấp hành các quy định của pháp luật nước sở tại. Công tác quản
lý địa bàn, đối tượng đã vận động các chủ trương phương tiện và ngư dân vùng biển
không tham gia khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Làm tốt công
tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để đối tượng lợi dụng mua chuộc, lôi kéo, tiếp
tay, giúp sức cho di cư, xuất cảnh trái phép.
10. Công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Qua rà soát thống kê hiện nay
có khoảng 4.072 công dân tỉnh Ninh Thuận đang sinh sống và làm việc tại nước
ngoài (trong đó: Mỹ 2.871 người, Ả Rập Xê Út 109 người, Nhật bản 98 người, Đài
Loan 63 người, Đức 38 người…; xuất cảnh diện ODP có 2.165 người, diện HO có 703
người, xuất khẩu lao động có 350 người, định cư 47 người, du học 29 người,…).
Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt
Nam, có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong năm 2022, tình hình dịch
bệnh COVID-19 bước đầu đã được kiểm soát chặt chẽ, tình hình kinh tế thế giới
và trong nước đang dần phục hồi mạnh mẽ. Trước sự lãnh chỉ đạo của Đảng, sự vào
cuộc của hệ thống chính trị địa phương toàn thể Nhân dân chung tay phòng chống
dịch COVID-19 được an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy không tổ chức họp
mặt kiều bào tại tỉnh vào dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
huyện, thành phố nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền bà con kiều bào về
quê ăn Tết chấp hành các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương, ủng hộ nguồn
lực chung tay chăm lo Tết vui tươi, đầm ấm cho người nghèo, cận nghèo, người có
hoàn cảnh khó khăn… Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức
thăm và làm việc với Ban Liên lạc Đồng hương Ninh Thuận tại Hà Nội. Phối hợp hỗ
trợ Đoàn Carnavan doanh nhân Sài Gòn tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại một
số địa phương trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển - đảo, tuyên truyền
về Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào năm 2022,… góp phần củng cố niềm tin
vào đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước và công
tác đối ngoại nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các tầng lớp
Nhân dân.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 377-TB/TU ngày 22/12/2021 về tăng cường
hoạt động kết nối kiều bào; củng cố nhân sự và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài của tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở,
ngành liên quan tham mưu giải thể Hội Thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài và
thành lập Ban liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Ninh Thuận với sự
tham gia 16 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh làm Trưởng ban. Qua đó hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
huyện, thành phố thành lập Ban Vận động và Câu lạc bộ với người Việt Nam ở nước
ngoài để nắm bắt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của những gia đình có người thân
đang sinh sống ở nước ngoài cho chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã. Đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các huyện
Ninh Sơn, huyện Bác Ái và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thành lập Ban Vận động
và Câu lạc bộ với người Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp kiện toàn Ban vận động
thành lập Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh và vận động công dân đăng ký tham
gia hội hữu nghị với các nước.
Tổ chức thành viên các cấp tăng
cường phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân với các hoạt động như: Duy trì
và tăng cường vận động kiều bào hưởng ứng các Cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam chủ trì và phát động; vận động kiều bào nói chung, trí thức kiều bào
nói riêng về quê đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, tham
gia an sinh xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt, tại các địa phương đang
còn gặp nhiều khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu
số, giúp họ ổn định cuộc sống.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền quảng bá những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; hình ảnh
đất nước, văn hoá con người Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng;
thông tin về các sự kiện, hoạt động quan trọng của đất nước, của tỉnh nhà đến
người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài cũng như bạn bè thế giới. Đồng
thời, tuyên truyền đấu tranh với những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc phá hoại tình đoàn kết hữu
nghị truyền thống giữa Việt Nam với các nước bạn Lào, Campuchia.
Phối hợp tuyên truyền, vận động
kiều bào ta ở nước ngoài đoàn kết, thực hiện nghiêm các khuyến cáo về phòng chống
dịch bệnh COVID-19; tuyên truyền vận động kiều bào Ninh Thuận giúp nhau ổn định
cuộc sống, giữ vai trò làm cầu nối giữa các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở
trong nước với ngoài nước. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp
nhận 10.000USD của tổ chức INCHAM (Ấn Độ) hỗ trợ đồng bào Chăm gặp khó khăn
trong đại dịch COVID-19. Tiếp nhận và hỗ trợ các phần quà từ kiều bào cho hộ
gia đình có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết nguyên đán 2022.
11. Các
hình thức khen thưởng cấp tỉnh
Trong năm 2022, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh tặng Bằng khen đối với 03 tổ chức đại diện của nước ngoài tại Việt
Nam đã có những thành tích xuất sắc đóng góp vào thực hiện nhiệm vụ trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận (Đính kèm danh sách tại Phụ lục III).
12. Công
tác thanh tra chuyên ngành
Từ ngày 07-09/12/2022, Thanh
tra Bộ Ngoại giao đã tiến hành thanh tra chuyên ngành việc thực hiện quy định của
pháp luật về công tác đối ngoại tại tỉnh Ninh Thuận từ 01/01/2018 đến
01/10/2022 theo Quyết định số 2991/QĐ-BNG ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao.
13. Công
tác xây dựng nội bộ và công tác phối hợp
- Nâng cao hiệu quả công tác phối
hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Tiếp
tục sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu về công tác
đối ngoại của tỉnh, có kế hoạch cử cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đối ngoại trong
nước hoặc nước ngoài, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác đối ngoại.
- Tăng cường, phối hợp tổ chức
các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nghiệp vụ đối ngoại dành cho cán bộ, công
chức, viên chức làm công tác ngoại vụ tại địa phương; quán triệt nêu cao nhận
thức trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức đối
ngoại để chủ động trong việc nghiên cứu, học tập và thực thi nhiệm vụ.
- Tăng cường việc cử cán bộ
tham gia các lớp tập huấn do Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan tổ chức về
công tác đối ngoại.
III. Những
khó khăn vướng mắc, nguyên nhân
1. Khó khăn, vướng mắc
- Công tác phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị giải quyết thủ tục tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài; tổ chức hội
nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh đôi khi chưa đảm bảo đồng
bộ, kịp thời, thuận lợi cho cơ quan chức năng tham mưu, trình cấp có thẩm quyền
xem xét, giải quyết theo quy định.
- Bộ máy làm công tác ngoại vụ
trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn đầy đủ, hiện nhiều mảng công tác đối ngoại
được phân công ở các Sở, ngành có liên quan tham mưu.
- Tình hình dịch bệnh
COVID-2019 kéo dài, lan rộng trên toàn cầu và diễn biến phức tạp, cần tập trung
triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên việc cử cán bộ,
công chức, viên chức đi công tác nước ngoài; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai thực hiện đảm bảo theo kế hoạch năm đề
ra.
- Hiện nay, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị, số cực đoan, chống đối không ngừng đẩy mạnh tuyên
truyền chống phá trên không gian mạng dưới nhiều hình thức thủ đoạn, tinh vi mới.
- Công tác quảng bá du lịch tiếp
tục được quan tâm triển khai với nhiều nội dung và hình thức, song chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển du lịch, một số hoạt động quảng bá du lịch thường niên chưa
được triển khai theo kế hoạch.
- Chưa tổ chức được các hoạt động
tuyên truyền chuyên đề về công tác thông tin đối ngoại, còn thiếu các hội nghị,
hội thảo chuyên đề và tham quan, khảo sát thực tế công tác tuyên truyền đối ngoại
và hoạt động đối ngoại.
2. Nguyên nhân
- Các Sở, ngành hầu hết chỉ bố
trí công chức, viên chức làm việc kiêm nhiệm nên trình độ ngoại ngữ, chuyên môn
nghiệp vụ chuyên sâu trên lĩnh vực đối ngoại chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Công tác tuyên truyền, thông
tin đối ngoại chưa thường xuyên, đa dạng nhất là việc cập nhật thông tin tình
hình thế giới, khu vực có tác động đến tình hình an ninh trật tự địa phương,
tuyên truyền biển đảo còn hạn chế, hoạt động chủ yếu lồng ghép vào công tác
chuyên môn để thực hiện.
V. Phương hướng,
giải pháp công tác đối ngoại năm 2023
1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục
thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo
Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/205 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 38-CT/TW
ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước
ngoài, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí tổ chức đoàn ra, đoàn vào
hàng năm, Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt
Nam, Công văn số 1502/UBND-VXNV ngày 28/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
triển khai thực hiện Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng
Chính phủ, Chỉ thị số 15/2014/CT-UBND ngày 18/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
nâng cao hiệu quả và thực hành tiết kiệm trong việc cử cán bộ, công chức, viên
chức đi công tác nước ngoài.
2. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới
hình thức công tác đối ngoại, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về
truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, du lịch,
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Qua đó, nâng
cao vị thế, uy tín và ảnh hưởng của địa phương, đất nước trong khu vực và trên
trường quốc tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Phối hợp với các ngành chức
năng của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nhằm quảng bá hình ảnh con người,
địa phương Ninh Thuận thân thiện, là “điểm đến trong tương lai”. Quảng bá, giới
thiệu các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương để thu hút các nhà đầu tư,
tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, giải quyết việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động.
3. Tăng cường công tác phối hợp,
trao đổi, cập nhật thông tin về đối ngoại với các cơ quan Trung ương, địa
phương để nắm những nội dung, nguyên tắc quản lý các đoàn đi công tác nước
ngoài. Trên cơ sở đó, đề xuất cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước
ngoài đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định; không đề nghị cử các trường hợp
đi công tác nước ngoài trong thời gian cần tập trung thực hiện nhiệm vụ để đảm
bảo đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền giao.
4. Tăng cường hoạt động kết nối
kiều bào; củng cố nhân sự và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội liên lạc
người Việt Nam ở nước ngoài của tỉnh; xem xét việc tổ chức gặp gỡ người Việt
Nam ở nước ngoài về quê nhân dịp Tết Nguyên đán 2023, bảo đảm chặt chẽ, thiết
thực, hiệu quả, đúng quy định.
5. Huy động nguồn lực tài trợ của
các tổ chức phi chính phủ NGOs và thu hút các dự án đầu tư có liên quan yếu tố
nước ngoài: Cần xác định rõ định hướng các ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư
và tiếp nhận các nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ; trên cơ sở đó tăng cường
công tác quản lý, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định, nhất là liên quan
đến yếu tố quốc phòng, an ninh.
6. Tiếp tục triển khai công tác
tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA,
RCEP), Thường xuyên cập nhật, kết nối triển khai thông tin, tập huấn, hướng dẫn
các quy định nắm bắt các quy định, tận dụng các ưu đãi về thuế của FTA; thông
tin và dự báo về thị trường nông, thủy sản đến các doanh nghiệp, hợp tác xã của
tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 1358/KH-UBND ngày 03/4/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực (Hiệp định RCEP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nắm bắt tình hình hoạt động
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng; tổng hợp báo
cáo và phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuất
giải pháp tháo gỡ khó khăn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
7. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong công tác tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh và
công tác cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác ở nước ngoài đảm bảo hiệu
quả, đúng quy định hiện hành và phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh
COVID-19. Đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo tình hình, kết quả sau khi kết
thúc hội nghị, hội thảo; tình hình, kết quả sau chuyến công tác đi công tác ở
nước ngoài. Trong đó, cần chú trọng việc đề xuất nội dung vận dụng, áp dụng cho
cơ quan, đơn vị, địa phương đối với những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được
từ chuyến đi công tác ở nước ngoài; trên cơ sở đó, theo dõi đánh giá tình hình
thực hiện và kết quả việc vận dụng, áp dụng kiến thức thực tiễn.
8. Tăng cường bố trí cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác ngoại vụ hoặc công tác có liên quan được tham
gia các lớp đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ; tham gia các lớp bồi dưỡng, tập
huấn cập nhật kiến thức, nghiệp vụ đối ngoại, lễ tân ngoại giao do Bộ Ngoại
giao tổ chức để chủ động trong việc nghiên cứu, học tập khi được cử đi công tác
ở nước ngoài hoặc tham gia hội nghị, hội thảo có yếu tố người nước ngoài nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu, thực thi nhiệm vụ. Mở
các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công chức, viên chức
và người lao động nhằm hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2012-2020” và Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2017-2025”. Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ
ngoại ngữ cộng đồng”; khuyến khích 100% các trung tâm ngoại ngữ có giáo viên bản
ngữ giảng dạy.
9. Nâng cao chất lượng nguồn
lao động của tỉnh trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Tạo điều kiện
để các đơn vị có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề sát với thực tế công việc
mà đối tác nước ngoài yêu cầu; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng
về pháp luật, văn hóa, đất nước con người, phong tục tập quán của nước đến làm
việc. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số gắn liền với tạo nguồn
để đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bám sát nhu cầu thị
trường lao động để thực hiện đưa người lao động có kỹ thuật, lao động có tay
nghề cao đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao.
VI. Tổ chức
thực hiện
1. Các Sở, ban ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ Kế hoạch
này để xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác đối ngoại năm 2023 của Sở, ban,
ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình; gửi báo cáo kết quả việc xây dựng Kế
hoạch cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy) trước ngày 31/12/2022.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc,
hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, đồng
thời, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và tổng kết công tác đối ngoại năm
2023. Đây là cơ sở để đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác đối ngoại của địa
phương, cơ quan, đơn vị trong năm 2023.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động
đối ngoại năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đề nghị các Sở, ban, ngành liên
quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp
thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét chỉ đạo giải quyết./.
(Đính
kèm các Phụ lục)
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Ngoại giao (b/c);
- Cục Ngoại vụ (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- UBND các huyện và thành phố;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- BCH BĐBP; BCHQST, CA tỉnh;
- VPUB: LĐ; CV các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, VNXV. MD.
|
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Nam
|
PHỤ LỤC I
BẢNG TỔNG HỢP ĐOÀN RA ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2022
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
1. Danh sách đoàn do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch
Số TT
|
Tên đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Nước đi
|
Đối tác làm việc
|
Nội dung hoạt động
|
Số người
|
Thời gian thực hiện
|
Kinh phí
|
Báo cáo
|
Đoàn trong KH
|
Ghi chú
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
1
|
Đoàn UBND tỉnh
|
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh
|
Hàn Quốc
|
Hàn Quốc
|
Xúc tiến đầu tư - thương mại
|
07
|
19/9 - 24/9/2022
|
Nguồn kinh phí Xúc tiến đầu tư của tỉnh (nguồn Xã hội hóa)
|
x
|
x
|
|
2
|
Đoàn UBND tỉnh
|
Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
|
Thái Lan
|
Tập đoàn SCG, Thái Lan.
|
nghiên cứu học tập kinh nghiệm dự án hóa chất sau muối
|
10
|
Quý 4/2022
|
Nguồn kinh phí Xúc tiến đầu tư của tỉnh (nguồn Xã hội hóa)
|
x
|
x
|
|
2. Số lượng đoàn cấp ở,
ngành
Số TT
|
Tên cơ quan, đơn vị
|
Số đoàn đi công tác do cơ quan, đơn vị chủ trì
|
Số lượt tham gia đoàn của cơ quan, đơn vị khác
|
Số đoàn khác
|
Nguồn kinh phí
|
Số đoàn trong/ngoài KH
|
NSNN
|
Nguồn khác (x)
|
Trong (x)
|
Ngoài (x)
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
1
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
0
|
01
|
0
|
|
X
|
|
X
|
2
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
0
|
01
|
0
|
|
X
|
X
|
|
3
|
Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận
|
0
|
05
|
0
|
|
X
|
X
|
|
PHỤ LỤC II
BẢNG TỔNG HỢP HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NĂM 2022
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Số TT
|
Tên/chủ đề hội nghị, hội thảo
|
Đơn vị tổ chức
|
Đơn vị phối hợp
|
Cấp cho phép
|
Số lượng đại biểu
|
Chủ đề, nội dung hội nghị, hội thảo
|
Thời gian thực hiện
|
Địa điểm tổ chức
|
Nguồn kinh phí
|
Tình hình báo cáo
|
Người Việt Nam
|
Người nước ngoài
|
|
|
|
|
|
Từ nước ngoài vào
|
Đến từ nước/Tổ chức quốc tế
|
1
|
Hội thảo kỹ thuật
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Tổ chức SOCODEVI
|
UBND tỉnh
|
50
|
02
|
Canada
|
Tổng kết các hoạt động của của Hợp tác xã nho Evergeen Ninh Thuận và kết
thúc dự án Phát triển Hợp tác xã Việt Nam tại Ninh Thuận
|
22/3/2022
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
Do Tổ chức SOCODEVI tài trợ
|
Đã gửi báo cáo
|
2
|
Hội thảo kỹ thuật
|
Ban chuẩn bị Dự án Tam nông giai đoạn 2
|
Tổng cục Lâm nghiệp và Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD)
|
UBND tỉnh
|
30
|
06
|
IFAD
|
Xây dựng Dự án Giảm phát thải khí nhà kín tại khu vực Tây nguyên và
duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam
|
26/5/2022
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
Do IFAD tài trợ
|
3
|
Hội thảo kỹ thuật
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Công ty TNHH TM Cung ứng quốc tế, Tp Hồ Chí Minh
|
UBND tỉnh
|
50
|
01
|
Bỉ
|
Giải pháp dinh dưỡng và miễn dịch cho tôm giống
|
22/9/2022
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
Công ty TNHH TM Cung ứng quốc tế, Tp Hồ Chí Minh tài trợ
|
4
|
Hội thảo kỹ thuật
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP)
|
UBND tỉnh
|
35
|
01
|
Italy
|
Nông nghiệp chống chịu hạn hán dựa vào cộng đồng - từ kinh nghiệm tới
thực tế nhân rộng
|
13-15/7/2022
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP)
|
Tổng cộng: 04 hội nghị, hội
thảo.
|
PHỤ LỤC III
TÌNH HÌNH TRAO, NHẬN HUÂN CHƯƠNG, HUY CHƯƠNG, BẰNG KHEN
VÀ CÁC DANH HIỆU KHÁC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI NĂM 2022 VÀ DỰ KIẾN TIẾP NHẬN NĂM
2023
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Số TT
|
Tên danh hiệu
|
Tên tập thể, cá nhân
|
Thành tích
|
Nước trao danh hiệu/Cơ quan nhận danh hiệu
|
Số và ngày quyết định
|
I
|
TÌNH HÌNH TRAO, NHẬN CÁC
DANH HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI NĂM 2022
|
1
|
TRAO DANH HIỆU, HÌNH THỨC
|
1.1
|
Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
|
Xây dựng hồ sơ đề cử Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa
|
Việt Nam/Unesco
|
07/QĐ-UBND ngày 04/01/2022
|
1.2
|
Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Văn phòng Unicef tại Việt Nam
|
Dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2017 - 2021”
|
Việt Nam/Unicef
|
564/QĐ-UBND ngày 13/5/2022
|
1.3
|
Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Tổ chức The VinaCapital Foundation
|
Chương trình phẫu thuật cứu 500 ca tim tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2008 - 2022
|
Việt Nam /Tổ chức The VinaCapital Foundation
|
733/QĐ-UBND ngày 20/6/2022
|
2
|
NHẬN DANH HIỆU, HÌNH THỨC:
Không
|
II
|
DỰ KIẾN TRAO, NHẬN CÁC
DANH HIỆU CÓ YÊU TỐ NƯỚC NGOÀI NĂM 2023: Không
|
PHỤ LỤC IV
THỐNG KÊ VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI NĂM 2022
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Đơn
vị tính: USD
Số TT
|
Tên tổ chức
|
Quốc tịch
|
Tên dự án
|
Lĩnh vực
|
Chi tiết lĩnh vực
|
Địa bàn thực hiện dự án
|
Thời gian thực hiện
|
Cam kết
|
Kế hoạch 2022
|
Giải ngân
|
Đối tác
|
Tính chất đối tác
|
Số văn bản phê duyệt
|
Dự án đang triển khai (08 dự án)-Tổng:
|
|
|
|
|
1,455,600
|
298,440
|
247,964
|
|
|
|
I. Dự án chuyển tiếp (05 dự án) - Tổng:
|
|
|
|
|
1,160,792
|
208,397
|
208,397
|
|
|
|
1
|
Mekong Plus France
|
Pháp
|
Phát triển cộng đồng huyện Ninh Phước
|
Phát triển kinh tế-xã hội
|
Phát triển nông thôn tổng hợp
|
Huyện Ninh Phước
|
2018- 2022
|
327,273
|
60,000
|
60,000
|
UBND huyện Ninh Phước
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 09/7/2018
của UBND tỉnh
|
2
|
Mekong Plus France
|
Pháp
|
Phát triển cộng đồng huyện Ninh Sơn
|
Phát triển kinh tế-xã hội
|
Phát triển nông thôn tổng hợp
|
Huyện Ninh Sơn
|
2018- 2022
|
295,371
|
69,000
|
69,000
|
UBND huyện Ninh Sơn
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 1213/QĐ-UBND ngày 17/7/2018
của UBND tỉnh
|
3
|
BeCause for Hope
|
Hoa Kỳ
|
Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục và
nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học trên địa bàn huyện Bác Ái
|
Giáo dục- Đào tạo
|
Tăng cường chất lượng giáo dục
|
Huyện Bác Ái
|
2020- 2022
|
24,500
|
5,000
|
5,000
|
UBND huyện Bác Ái
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 11/9/2020
của UBND tỉnh
|
4
|
Tổ chức Help Age International tại Việt
Nam (HAI)
|
Quốc tế
|
Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập
và sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam
|
Giải quyết các vấn đề xã hội
|
Bảo trợ xã hội
|
Huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Sơn,
Ninh Hải, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
|
2021- 2024
|
477,898
|
56,522
|
56,522
|
Ban Đại diện Hội người cao tuổi Tỉnh
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 18/7/2021
của UBND tỉnh
|
5
|
BeCause For Hope
|
Hoa Kỳ
|
Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục và
nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học trên địa bàn huyện Thuận Bắc
|
Giáo dục- Đào tạo
|
Tăng cường chất lượng giáo dục
|
Xã Phước Chiến và Lợi Hải, huyện Thuận Bắc
|
2021- 2022
|
35,750
|
17,875
|
17,875
|
UBND huyện Thuận Bắc
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày
12/12/2021 của UBND tỉnh
|
I. Dự án mới (03 dự án) - Tổng:
|
|
|
|
|
294,808
|
90,043
|
39,567
|
|
|
|
1
|
Legacy Charities
|
Hoa Kỳ
|
Chăm sóc y tế cho trẻ em mồ côi, trẻ em
nghèo tại tỉnh
|
Giải quyết các vấn đề xã hội
|
Bảo trợ xã hội
|
Tỉnh Ninh Thuận
|
11/2021 -2023
|
108,696
|
36,232
|
15,000
|
Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh
|
Chính quyền địa phương
|
Văn bản số 6170/UBND-VXNV ngày 11/11/2021
của UBND tỉnh
|
2
|
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
|
Nhật Bản
|
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật
thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm
|
Giáo dục- Đào tạo
|
Tăng cường chất lượng giáo dục
|
Tp. Phan Rang - Tháp Chàm
|
2022- 2024
|
87,400
|
29,133
|
14,567
|
Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
|
Chính quyền địa phương
|
Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/02/2022
của UBND tỉnh
|
3
|
Room to Read
|
Hoa Kỳ
|
Chương trình Thư viện thân thiện trường
tiểu học
|
Giáo dục- Đào tạo
|
Tăng cường chất lượng giáo dục
|
Các huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Ninh Phước
|
2022- 2025
|
98,712
|
24,678
|
10,000
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Chính quyền địa phương
|
Công văn đồng ý tiếp nhận của UBND tỉnh số
3670/UBND-VXNV ngày 23/8/2022
|
PHỤ LỤC V
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM 2023
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Stt
|
Nội dung chương trình
|
Cơ quan chủ trì tham mưu
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
I. Công tác tổ chức và quản
lý đoàn ra, đoàn vào
|
1
|
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc
Quy chế số 08-QC/TU ngày 30/12/2019 của Tỉnh ủy về Quy chế quản lý thống nhất
các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sửa đổi, bổ sung) đảm bảo
an toàn, an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn làm việc trên địa bàn tỉnh.
|
Các sở, ban, ngành, đoàn thể,
UBND các huyện, thành phố.
|
Văn phòng UBND tỉnh.
|
Trong năm 2023
|
2
|
Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường
quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt
động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của
Bộ Chính trị khóa XI.
|
Sở Nội vụ.
|
Các sở, ban, ngành, đoàn thể,
UBND các huyện, thành phố.
|
Thường xuyên
|
3
|
Quán triệt, thực hiện nghiêm
túc Quy định 126/QĐ-TW ngày 28/02/2018 của Ban chấp hành Trung ương về một số
vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng và Quyết định số 85/2018/QĐ-UBND ngày
27/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quyết định ban hành quy chế hoạt động
thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Quán triệt, thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam
xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật
ở nước ngoài trong tình hình hiện nay”.
|
Công an tỉnh, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
|
Các sở, ban, ngành, đoàn thể,
UBND các huyện, thành phố.
|
Thường xuyên
|
II. Công tác hợp tác quốc
tế
|
4
|
Kết nối, thiết lập quan hệ quốc
tế với địa phương của các nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh
Ninh Thuận để xúc tiến kêu gọi đầu tư và hợp tác các lĩnh vực là thế mạnh của
tỉnh. Chủ động quan hệ, tiếp xúc với một số đại sứ quán các nước tại Việt Nam
như: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Đức, Pháp, Nga... nhằm thiết lập
mối quan hệ mới, thông qua đó góp phần thu hút đầu tư, viện trợ.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
|
Các sở, ban, ngành, đoàn thể,
UBND các huyện, thành phố.
|
Trong năm 2023
|
5
|
- Tổ chức ký kết Thỏa thuận về
hợp tác kinh tế - thương mại và văn hóa - giáo dục giữa Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận và Chính quyền tỉnh Kursk, Liên bang Nga.
- Chuẩn bị chương trình đón
tiếp Đoàn công tác của chính quyền thành phố Cravant-les-Côteaux (Pháp) tại tỉnh
Ninh Thuân về việc cụ thể hóa các cơ hội hợp tác đầu tư của phía Pháp đối với
Ninh Thuận.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Công thương; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
|
Trong năm 2023
|
III. Công tác quản lý hội
nghị, hội thảo, ký kết thỏa thuận quốc tế
|
6
|
Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm túc việc tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại và
du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg
ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam; Công văn số 1195/UBND-NV ngày 26/3/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc triển khai tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 05/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế.
|
Sở Nội vụ, Công an tỉnh.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Trong năm 2023
|
7
|
Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc
tế xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
|
Các sở, ngành có liên quan.
|
Trong năm 2023
|
IV. Công tác kinh tế đối
ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
|
8
|
Thực hiện Chỉ thị số
26/CT-TTg ngày 04/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập quốc tế
theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
|
Sở Công thương.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Trong năm 2023
|
9
|
Thực hiện Kế hoạch số
124-KH/TU ngày 03/10/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 25-CT/TW của
Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Trong năm 2023
|
V. Công tác thông tin đối
ngoại
|
10
|
Xây dựng và theo dõi triển
khai thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại năm 2023 của UBND tỉnh.
|
Sở Thông tin và Truyền thông.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Tháng 01/2023
|
11
|
Quán triệt thực hiện nghiêm
túc Quy chế hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh năm 2019 theo
Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông
về việc hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
|
Sở Thông tin và Truyền thông.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Thường xuyên
|
VI. Công tác Ngoại giao
văn hóa
|
12
|
Tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch số 1706/KH-UBND ngày 26/4/2018 của UBND tỉnh về triển
khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021.
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố có liên quan.
|
Trong năm 2023
|
VII. Công tác quản lý biên
giới, lãnh thổ quốc gia
|
13
|
Xây dựng và triển khai Kế hoạch
về công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo.
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
|
Sở Thông tin và Truyền thông,
các Sở, ngành có liên quan.
|
Quý II/2023
|
14
|
Xây dựng và triển khai Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày
22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án
tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
|
Các Sở, ngành có liên quan.
|
Tháng 1/2023
|
VIII. Công tác Việt Nam ở
nước ngoài
|
15
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
số 3726/KH-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu
trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người
Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016-2020.
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
|
Các Sở, ngành có liên quan.
|
Thường xuyên
|
16
|
Tổ chức họp mặt Kiều bào, người
Việt Nam ở nước ngoài về quê nhân dịp Tết Nguyên Đán.
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
|
Hội liên lạc người Việt Nam ở
nước ngoài.
|
Quý I/2023
|
17
|
Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch
số 4156/KH-UBND ngày 05/9/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW
ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao
hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
|
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
|
Các Sở, ngành có liên quan.
|
Thường xuyên
|
PHỤ LỤC VI
KẾ HOẠCH ĐOÀN RA NĂM 2023
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Số TT
|
Tên đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Đến nước
|
Nội dung hoạt động
|
Số người
|
Số ngày
|
Thời gian dự kiến thực hiện
|
Kinh phí
|
Đối tác làm việc
|
1
|
Đoàn Thường trực Tỉnh ủy
|
Ông Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
|
Vương quốc Anh, Hà Lan, Ailen
|
Học tập kinh nghiệm và nghiên cứu mô hình phát triển tổ hợp khí LNG và
cảng quốc tế
|
10
|
05
|
Dự kiến trong Quý II/2022
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Châu Âu
|
2
|
Đoàn Thường trực Tỉnh ủy
|
Israel, Qatar, Ả Rập-Xê-Út
|
Học tập kinh nghiệm và nghiên cứu mô hình phát triển Đô thị thông minh
và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
|
10
|
05
|
Dự kiến trong Quý III/2022
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Israel, Qatar, Ả Rập-Xê-Út
|
3
|
Đoàn Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
|
Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
|
Úc, New Zealand, Hà Lan
|
Kết nối với tổ chức doanh nghiệp Úc, New Zealand, Hà Lan kêu gọi đầu tư
lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
|
07
|
05
|
Dự kiến trong Quý III/2022
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Úc, New Zealand
|
4
|
Đoàn Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
|
Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
|
Đan Mạch, Đức, Áo, Hungary
|
Học tập kinh nghiệm và nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế đô thị,
xây dựng thành phố thông minh
|
07
|
05
|
Dự kiến trong Quý III/2023
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Hà Lan, Đan Mạch
|
5
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh
|
Pháp
|
Nghiên cứu đô thị, văn hóa, tìm hiểu địa phương tương đồng tự nhiên,… hợp
tác giữa 2 địa phương
|
07
|
05
|
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức, doanh nghiệp Pháp
|
6
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Trung Quốc, Hà Lan
|
Học tập kinh nghiệm mô hình vận hành cảng biển và sản xuất năng lượng
tái tạo
|
07
|
05
|
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Trung Quốc, Hà Lan
|
7
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
|
Hàn Quốc
|
Học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất khí Hydrogen
|
07
|
05
|
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Hàn Quốc
|
8
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Trung Quốc, Đức
|
Học tập kinh nghiệm và nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm
|
07
|
05
|
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Trung Quốc, Đức
|
9
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Úc, New Zealand
|
Kết nối, làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, đối tác, tổ chức NGO
của hai bên; thăm cơ sở kinh tế, văn hóa-giáo dục đào tạo tiêu biểu của Úc
|
07
|
05
|
Theo KH tổ chức Chương trình VPR (Quảng bá địa phương Việt Nam) của Bộ
Ngoại giao
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Úc, New Zealand
|
10
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Đài Loan
|
Kết nối, xúc tiến đầu tư, giáo dục, thương mại
|
07
|
05
|
Trong Quý I/2023
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Đài Loan
|
11
|
UBND tỉnh Ninh Thuận
|
Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
|
Israel
|
Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng nước hiệu quả,…
|
07
|
05
|
|
Nguồn kinh phí XTĐT của tỉnh
|
Các tổ chức doanh nghiệp Israel
|
PHỤ LỤC VII
KẾ HOẠCH ĐOÀN VÀO NĂM 2023
(Đính kèm Kế hoạch số 5477/KH-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận)
Số TT
|
Tên đoàn
|
Trưởng đoàn
|
Đến từ nước
|
Nội dung hoạt động
|
Số người
|
Thời gian thực hiện
|
Kinh phí
|
1
|
Đoàn công tác của Chính quyền thành phố Cravant-les-coteaux
|
Đại diện Lãnh đạo Chính quyền thành phố Cravant-les-coteaux
|
Cộng hòa Pháp
|
Trao đổi làm việc nhằm cụ thể hóa các cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh
vực trồng nho, sản xuất nước ép giải khát từ nho, sản xuất rượu vang nho và
các loại rượu khác.
|
|
Trong năm 2023
|
Do Chính quyền thành phố Cravant-les-coteaux chi trả.
|
2
|
Đoàn công tác của Chính quyền tỉnh Kursk
|
Đại diện Lãnh đạo Chính quyền tỉnh Kursk
|
Liên bang Nga
|
Ký kết Thỏa thuận hợp tác chính thức về kinh tế - thương mại và văn hóa
- giáo dục
|
|
Trong năm 2023
|
Do Chính quyền tỉnh Kursk chi trả
|
3
|
Đoàn công tác của Chính quyền thành phố Aberdeen
|
Đại diện Lãnh đạo Chính quyền thành phố Aberdeen
|
Scotland, Vương quốc Anh
|
Trao đổi làm việc, hợp tác kinh tế - thương mại và văn hóa - giáo dục
|
|
Trong năm 2023
|
Do Chính quyền thành phố Aberdeen chi trả
|
4
|
Công ty Nicholas O’Dwyer Ltd
|
Ông Mr. Michel Davitt
|
Ailen
|
Tư vấn giám sát xây dựng cho toàn dự án. Đây là “gói thầu tư vấn 1.21
Tư vấn giám sát xây dựng cho toàn dự án” của Dự án Môi trường bền vững các
thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
|
01
|
Trong năm 2023
|
Kinh phí đi lại cá nhân tự chi trả
|
1 (1) Tọa đàm trực
tuyến doanh nghiệp tỉnh Saitama, Nhật Bản khu vực phía Nam lần thứ 8; (2) tham
dự Hội thảo trực tuyến xúc tiến đầu tư chủ đề Vietnam Business do JICA và tỉnh
HYOGO tổ chức; (3) phối hợp với Công ty Mekong One tổ chức sự kiện “Gặp gỡ nhà
đầu tư xanh”; (4) lồng ghép mời gọi đầu tư tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch
Ninh Thuận tại Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; (5) Tham dự cùng Đoàn công
tác Xúc tiến đầu tư - thương mại của Bộ Công Thương tại Hàn Quốc…
2 (1) Tập sách
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; (2) Tập
sách giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại Tỉnh song ngữ Việt - Anh dưới
dạng bản in và ebook; (3) video “Ninh Thuận - Trên đường tới tương lai”.
3 (1) Hợp tác với
Tạp chí diễn đàn Doanh nghiệp xây dựng chuyên đề “Ninh Thuận: Tạo động lực mới
trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp”; (2) Phối hợp Báo Thế giới và
Việt Nam xây dựng bài viết về quan hệ hợp tác giữa Ninh Thuận với Ấn Độ trên Đặc
san kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ; (3) Phối hợp cung cấp
thông tin thực hiện chuyên đề trên Tạp chí Việt Nam hội nhập; (iv) Ký kết hợp
tác thực hiện chuyên đề với với Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam bộ
(VTV9), Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Đầu tư
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuyên truyền quảng bá toàn diện về những thành tựu phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2022...; tuyên truyền, giới thiệu về tiềm
năng, thế mạnh và cơ hội hợp tác kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch
đến các đối tác trong và ngoài nước cũng như trao đổi, cung cấp thông tin chung
và tiềm năng của Tỉnh theo đề nghị của Văn phòng Lãnh sự quán, Đại sứ quán và
các cơ quan XTĐT các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ...
4 (1) Hội nghị
giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam -
Mexico 2022; (2) Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác
doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2022; (3) Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến
thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2022; (4) Hội nghị giao
thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2022; (5) Hội nghị giao thương
trực tuyến thực phẩm Việt Nam - Châu Phi 2022; (6) Hội nghị giao thương trực
tuyến đồ uống Việt Nam - Trung Quốc 2022; (7) Hội nghị giao thương trực tuyến
thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022; (8) Hội nghị giao thương trực
tuyến thủy sản Việt Nam - EU 2022; mời tham dự đoàn công tác sang Ai Cập, Hàn
Quốc…
5 Dự án sửa chữa
và nâng cao an toàn đập.
6 Đại hội Thể thao
Đông Nam Á lần thứ 31; tổ chức giao lưu thi đấu các môn thể thao lướt ván diều,
đua xe mô tô trên cát, giải Muay Thái, tuyên truyền Ngày Quốc tế Yoga 21/6…
7 Trung tâm Quảng
cáo và Dịch vụ Truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam về việc hỗ trợ ekip sản
xuất Chương trình “S Việt Nam - Chào Thế giới” tại Ninh Thuận năm 2022.
8 Kỷ niệm 30 năm
Ngày tái lập tỉnh; gắn với 47 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận và giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước và các dịp Lễ, Tết trong năm; tuyên truyền hiệu quả Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc, ASEAN và các diễn đàn, tổ chức quốc tế
khác,…
9 đâm va tàu vận tải
01 vụ/02 phương tiện; va chạm tàu cá 01 vụ/02 phương tiện; tàu hỏng máy trôi dạt
trên biển 01 vụ/01 phương tiện; trộm cắp tài sản 02 vụ/chưa xác định đối tượng;
đuối nước 09 vụ/09 người chết; tai nạn lao động 01 vụ/01 người chết; thuyền trưởng
người nước ngoài bị đau tim 01 vụ/01 người
10 Tàu cá nằm bờ
dài ngày, hết hạn đăng kiểm, chủ phương tiện kinh tế khó khăn không có điều kiện
lắp thiết bị giám sát hành trình,…
11 Quảng Đại
Khương, sinh ngày: 30/11/1996; Đạo Thanh Trường, sinh ngày: 10/5/1985.
12 (1)Trần
Thị Ngọc Giao, sinh năm 1992; (2)Thuận Thị Thôm, sinh năm 2000; (3)Thiên
Thị Y Toa, sinh năm 1992; (4)Nguyễn Hoàng Khang, sinh năm 2005; (5)Lê
Nguyễn Trang Đài, sinh năm 1993; (6)Thuận Thị Nghiệp, sinh năm 1985; (7)Thuận
Thị Trồi, sinh năm 1998; (8)Phan Thị Kim Anh, sinh năm 2001; (9)Đỗ
Ngọc Thùy Linh; sinh năm 1990.
13 Thái Lan 6, Mỹ
2, Canada 1, Trung Quốc 1, Pháp 1, Ireland 1, Malaysia 1, Pháp 1, Đức 1, Hà Lan
1.
14 (1)Ngày
10/02/2022, trường hợp Nguyen Patrick Harkin, sinh năm 1949, quốc tịch Mỹ, hộ
chiếu số: 646179992, cấp ngày 16/10/2019 chết tại thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận,
huyện Ninh Phước. Nguyên nhân: Do bệnh già. (2)Ngày 07/9/2022, Ho Van Ba
(Hồ Văn Bá), sinh năm 1931, quốc tịch: Australia, hộ chiếu số: PB3615039, cấp
ngày 23/05/2022 chết tại xã Tri Hải, huyện Ninh Hải. Nguyên nhân: Do bệnh già. (3)Ngày
24/9/2022, Thach Hue Ngoc, sinh năm 1941, quốc tịch Mỹ, hộ chiếu số: 549415063,
cấp ngày 21/9/2016, chết tại nhà người thân tại thôn Hiếu Lễ, xã Phước Hậu, huyện
Ninh Phước. Nguyên nhân: Do bệnh già. (4)Ngày 25/9/2022, Kulcsar Zoltan (sinh
ngày 28/04/1976; Quốc tịch Hungary; Hộ chiếu số: BJ1453818, cấp ngày
27/12/2017, có giá trị đến ngày 28/04/2027; 01 thẻ ID số ZS195507 của Romania cấp,
có giá trị từ ngày 15/06/2021 đến ngày 28/04/2031; đăng ký tạm trú tại nhà vợ
là Lê Thị Như Phúc, sinh năm 1988, HKTT: thôn Thiện Đức, xã Phước Ninh, huyện
Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đã xảy ra va chạm giao thông tại Km 1572+200 Quốc
lộ 1A thuộc thôn Thiện Đức, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Hiện
đang theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.