ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 442/KH-UBND
|
An Giang, ngày 05 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG DU LỊCH TỈNH AN GIANG NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số
215/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương
trình công tác năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Chương trình hành
động số 300/CTr-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát
triển hạ tầng du lịch;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang năm 2022 với
các nội dung sau:
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh khai
thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển
toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ... để An Giang trở thành một
trong những trung tâm du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Phấn đấu năm
2022, tỉnh đón 4,6 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, trong đó, lượt
khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 500.000
lượt, 1.500 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 3.000 tỷ
đồng.
2. Yêu cầu:
- Cụ thể hóa các
nhiệm vụ thực hiện Chương trình hành động số 300/CTr-UBND ngày 04/6/2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch.
- Bảo đảm sự phối
hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố trong việc triển khai đồng bộ, kịp thời các cơ chế chính sách, giải
pháp nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch.
II.
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
1. Hạ tầng giao thông:
Triển khai thực
hiện các dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng và liên kết các huyện, thị xã,
thành phố để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển du lịch, cụ thể:
- Về đường bộ:
Triển khai thực hiện các dự án công trình giao thông
trọng điểm do trung ương đầu tư: (1) Dự án tuyến tránh thành phố Long Xuyên, (2)
Nâng cấp tải trọng 4 cầu yếu trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua tỉnh An Giang,
(3) Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
07 Dự án mới giai đoạn 2021-2025 (Vốn NS TW) : (1) Tuyến liên kết vùng Tân Châu - Châu đốc - KG -
ĐT ; (2) ĐT.948 giai đoạn 2 ; (3) Đường Long Điền A-B ; (4) Xây dựng tuyến
tránh đoạn từ Km11 đến Km15 và cầu Mương Khai Đường tỉnh 951 ; (5) ĐT.958 (Tuyến
Tri Tôn - Vàm Rầy); (6) ĐT.941 (đoạn nối dài) ; (7) ĐT.947.
25 Dự án mới giai đoạn 2021-2025 (Vốn NS Tỉnh): (1) Nâng cấp Đường tỉnh 949; (2) Xây dựng cầu Mướp
Văn - ĐT.943; (3) Xây dựng cầu Kênh Xáng - ĐT.946; (4) Cầu Sắt Giữa; (5) Nâng cấp,
mở rộng đường kênh T4; (6) Đường HĐ 11(cầu Chợ Vàm Kinh - cầu Kênh Đứng); (7)
Đường Đông Rạch Giá - Long Xuyên; (8) Đường Tây Bờ Ao; (9) Đường Nam Ba Dầu;
(10) Cầu số 10 nối ĐT.941 với nam Kênh 10 Châu Phú; (11) Đường vào Nhà máy xử
lý rác thị trấn Mỹ Luông; (12) cầu Hiệp Lợi - An Phú; (13) Tuyến ĐH.12 (cầu
Bình Hòa-ranh Tri Tôn); (14) Nâng cấp, mở rộng Tuyến đường vòng 03 xã Cù Lao
Giêng; (15) Tuyến ĐH.08 (cầu đúc Vĩnh Hanh - ranh Bình Chánh); (16) Tuyến ĐH.06
(Mỹ Khánh - ranh Tri Tôn); (17) Cầu Phú Vĩnh; (18) Tuyến ĐH.03 (cầu Trà Can -
Bính Chánh); (19) Cầu Nghĩa Trang - ĐT.952; (20) Đường Nam Kênh Thảo; (21) Nâng
cấp mở rộng đường bờ đông liên xã, huyện An Phú; (22) Đường vòng Xã Bình Thủy;
(23) Nâng cấp, mở rộng đường vào Khu di tích đặc biệt Óc Eo - Ba Thê thuộc Đường
tỉnh 943 (đoạn từ cầu Thoại Giang đến cầu Mướp Văn); (24) Cầu Đa Phước - Vĩnh
Trường; (25) Dự án Nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
(ĐT.945).
- Về đường thủy:
Triển khai các dự án nạo vét thông luồng đường thủy
(do Ủy ban nhân dân huyện làm Chủ đầu tư): (1) Dự án nạo vét thông luồng sông
Cái Vừng (giai đoạn kéo dài), thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp; (2) Dự án nạo vét luồng đảm bảo giao thông trên sông Hậu
đoạn từ đuôi Cồn Cóc lên bến đò Chợ Mới xã Phước Hưng;
Dự kiến triển
khai 02 dự án năm 2022 (do Sở Giao thông vận tải làm Chủ đầu tư): (1) Dự án nạo
vét thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp thu hồi sản phẩm nhánh sông Tiền (rạch
Cù Lao Giêng), thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; (2) Nạo vét duy tu, đảm bảo
giao thông thủy, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Hậu (đoạn từ bến đò Chợ Mới
đến bến đò qua Đồn Biên phòng Đồng Đức), thuộc địa phận huyện An Phú, tỉnh An
Giang.
2.
Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và mời gọi đầu tư:
- Tiếp tục rà
soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm, bố trí nguồn vốn phát triển hạ
tầng du lịch.
- Tổ chức triển
khai, hướng dẫn các tổ chức các cá nhân có liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang theo Nghị quyết số 19/2018/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hỗ trợ các
nhà đầu tư về thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn về cơ chế chính sách để
đưa các dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư đi vào hoạt động.
- Đẩy nhanh tiến
độ hoàn chỉnh các công trình hạ tầng tại Khu du lịch Núi Cấm, Khu du lịch Hồ
Soài So, Trung tâm Hội nghị Thành phố Châu Đốc, Cổng chào Khu du lịch quốc gia
Núi Sam, Xây dựng bến tàu du lịch Châu Đốc nhằm phát triển các sản phẩm du lịch
mới, đa dạng.
- Phát triển hạ
tầng du lịch đường sông trên sông Tiền, sông Hậu và các tuyến kênh Vĩnh tế,
Châu Đốc - Hà Tiên, kênh Long Xuyên, Long Xuyên - Rạch giá; Phát huy lợi thế du
lịch tại vùng Bảy Núi.
3. Hạ
tầng thông tin:
- Ứng dụng công nghệ
thông tin, nhất là các ứng dụng CNTT, viễn thông.
- Phát triển hạ tầng viễn
thông: tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phát
triển hệ thống cáp và trạm phát sóng BTS, nâng cao chất lượng phục vụ khách du
lịch.
- Thực hiện cập nhật
khung kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 2.0; triển khai tốt, hiệu quả đề
án “An Giang điện tử” nhằm cụ thể hóa các mục tiêu trong đề án như xây dựng:
Chính quyền số, Du lịch thông minh, Nông nghiệp thông minh, Giao thông thông
minh…
- Tiếp tục tạo điều kiện,
hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển hệ thống cáp và
trạm phát sóng BTS, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Triển khai mạng
5G ở các khu vực trọng điểm, phủ sóng Wifi công cộng tại các khu, điểm du lịch,
bến xe, trung tâm mua sắm... của tỉnh thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
- Tăng cường áp dụng các công nghệ, giải pháp
công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch để tăng cường tương tác,
trải nghiệm, khám phá của du khách. Vận hành thử nghiệm hệ thống du lịch thông
minh; đẩy mạnh ứng dụng thực tế ảo vào quảng bá di tích, danh lam thắng cảnh An
Giang.
- Đẩy mạnh hoạt động
thanh toán điện tử, thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt là doanh nghiệp du lịch.
- Xây dựng Cơ sở
dữ liệu chính thống về quảng bá du lịch An Giang kết hợp hệ thống du lịch thông
minh, tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền, thuyết minh, quảng bá du lịch An
Giang.
- Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh,
tạo điều kiện cho người dân và
doanh nghiệp giám sát môi trường, những bất cập về môi trường, hướng đến du lịch
xanh, sạch.
III.
Công tác xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển du lịch:
- Đổi mới công
tác xúc tiến quảng bá với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, trên nhiều kênh
thông tin, nhất là trên các kênh truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, có sức hấp
dẫn, thuyết phục du khách quốc tế.
- Chủ động liên kết,
phối hợp với các doanh nghiệp du lịch và Hiệp hội du lịch trong và ngoài tỉnh tổ
chức các đoàn xúc tiến quảng bá du lịch An Giang đến các thị trường trong nước
và quốc tế; đẩy mạnh liên kết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu
Long, Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh...
- Chủ động tham
gia các sự kiện quảng bá hình ảnh du lịch An Giang tại các sự kiện lớn trong nước;
tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới của An
Giang thông qua các chương trình đón đoàn các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan
báo chí.
- Tổ chức nghiên
cứu thị trường, thu thập ý kiến du khách để từng bước điều chỉnh chiến lược
phát triển sản phẩm và quảng bá du lịch An Giang cho phù hợp với nhu cầu của
khách du lịch; tăng cường xã hội hóa trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch;
hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện các chương trình quảng bá du
lịch phù hợp với điều kiện của đơn vị thông qua các chương trình đào tạo, tập
huấn ngắn hạn.
IV.
Công tác an ninh trật tự tại các khu - điểm du lịch:
- Tiếp tục triển
khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch trên
địa bàn tỉnh đến năm 2025. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đảm
bảo an ninh trật tự tại các sự kiện về du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường quản
lý nhà nước về an ninh trật tự tại các khu điểm du lịch. Thường xuyên kiểm tra,
chấn chỉnh các doanh nghiệp du lịch hoạt động chưa đúng các quy định về an ninh
trật tự.
- Tăng cường các
biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; kiểm tra, phát hiện, xử
lý mạnh các đối tượng có hành vi chèn ép, đeo bám, lừa đảo, chặt chém khách du
lịch.
- Đẩy mạnh phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch để
nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân trong việc cải thiện
môi trường du lịch, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an ninh trật tự đối với
hoạt động du lịch tại các địa phương.
V. Công tác đào tạo nguồn nhân lực:
- Tiếp tục triển
khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân
lực năm 2022 (Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 14/02/2022) cho đội ngũ cán
bộ công chức và của cả doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng làm
du lịch du lịch cho xã hội.
VI.
Công tác xúc tiến thương mại, khoa học và công nghệ phục vụ phát triển phát triển
du lịch An Giang:
- Triển khai thực hiện Kế
hoạch “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển hệ thống cửa
hàng tiện ích, chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm
2022 - 2023 có liên quan đến lĩnh vực du lịch.
VII.
KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí thực hiện
Kế hoạch này do ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí lồng ghép trong dự toán
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên của các cơ quan, đơn vị
năm 2022 theo phân cấp ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác.
VIII.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Căn cứ Kế hoạch này, các
Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực
hiện các nội dung và nhiệm vụ thực hiện, cụ thể như sau:
1.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Là cơ quan thường trực có
trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn; chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này và định kỳ
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
Hướng dẫn và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp, nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch.
Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, kế hoạch về xúc tiến
quảng bá du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch
về du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tổng hợp cân đối, bố trí
nguồn vốn đầu tư theo quy định tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, quyết định
thực hiện kế hoạch.
Trực tiếp theo dõi, hỗ trợ
các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển các dịch vụ du
lịch trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3.
Sở Tài chính:
Căn cứ vào khả
năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét dự toán kinh phí tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh nguồn kinh phí thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các chương
trình, dự án và các nguồn hợp pháp khác theo quy định phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Sở
Tài nguyên và Môi trường:
Tiếp tục rà soát
đề xuất ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai, môi trường để thu
hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có quan tâm đến lĩnh vực du lịch.
Hỗ trợ, hướng dẫn
về thủ tục đất đai, môi trường đối với các dự án trọng điểm về du lịch, lập thủ
tục cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất kịp thời cho từng dự án.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án về
hoàn thiện hạ tầng giao thông, dự án về du lịch phục vụ cho phát triển du lịch
của tỉnh.
Ban hành kế hoạch
cải thiện môi trường đầu tư, và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường năm 2022 và triển khai thực hiện, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh... để thu hút đầu tư, trong đó quan tâm về đầu tư phát triển hạ
tầng du lịch.
Tiếp tục hoàn thiện và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư
các dự án, công trình trọng điểm tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 để triển
khai thực hiện.
Phối hợp, tăng cường các
hoạt động tuyên truyền, giám sát về môi trường liên quan đến hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch của tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế
hoạch phát triển du lịch gắn với các hoạt động của ngành nông nghiệp và Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị
có liên quan xây dựng, quản lý các công trình phục vụ cho phát triển du lịch
theo Chương trình Phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh có liên quan đến một số
hoạt động của ngành nông nghiệp.
6. Sở Công thương:
Triển khai Kế hoạch
số 281/KH-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh An Giang về thực hiện Quyết định số
1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát
triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên
địa bàn tỉnh An Giang năm 2022.
Sở Công Thương phối hợp với
các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng
và phát triển hệ thống cửa hàng tiện ích, chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
tỉnh An Giang năm 2022 để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch
trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Giao thông vận tải:
Thực hiện đầu tư cải tạo,
nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không theo quy hoạch
đến các khu, điểm du lịch. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh vận
chuyển khách du lịch thực hiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển đường bộ và đường
thủy theo đúng quy định của pháp luật.
8. Sở Xây dựng:
Tiếp tục thẩm định
các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo theo quy chuẩn quy
hoạch hiện hành tại các đồ án quy hoạch có tính chất là khu du lịch để bảo đảm
các chỉ tiêu về hạ tầng nhằm phục vụ ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch.
Phối hợp với các địa
phương rà soát đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, nhất là trên các địa
bàn thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, huyện An Phú, huyện Thoại Sơn, huyện
Tịnh Biên và huyện Tri Tôn có điều kiện tự nhiên, cảnh quan thuận lợi để kiến
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép điều chỉnh hoặc lập mới cho phù hợp, làm cơ
sở mời gọi nhà đầu tư, lập dự án đầu tư khu du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế-xã hội và môi trường.
Phối hợp với
các ngành, địa phương có liên quan tiếp
tục thực hiện các nhiệm vụ phạm vi quản lý ngành để hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh
An Giang.
9. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tuyên truyền trên
Cổng thông tin điện tử tỉnh, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa Thông
tin và Đài Truyền thanh huyện triển khai thực hiện công tác tuyên truyền trên
sóng phát thanh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.
Triển khai thực
hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong kế hoạch.
10. Sở Ngoại vụ:
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình
ngoại giao văn hóa, các hoạt động quảng bá du lịch trong và ngoài nước.
11. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh:
Phối hợp với các
địa phương và các ban, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện giữ gìn trật tự,
trị an và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch. Bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, quốc phòng - an ninh trong khu vực có hoạt động du lịch.
12. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh:
Chủ trì, phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện
nhiệm vụ xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển du lịch.
13.
Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang:
Phối hợp tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu các hoạt động du lịch; thực hiện các chuyên trang,
chuyên mục về du lịch.
14. Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn theo thẩm quyền và phân cấp quản
lý.
Căn cứ tình hình,
đặc điểm của địa phương, cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch này vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hỗ trợ, khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện đầu tư
các dự án du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn.
Cân đối bố trí
ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này.
Trên cơ sở nhiệm
vụ được phân công, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành liên quan, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển
khai cụ thể hàng năm và báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chậm nhất ngày 01/12/2022; Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề
tồn tại báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- Tổng cục Du lịch;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUBND tỉnh: LĐVP và phòng KGVX;
- Lưu: HCTC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Thư
|
PHỤ LỤC
QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 442/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang)
STT
|
NỘI DUNG
|
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
|
PHỐI HỢP THỰC
HIỆN
|
THỜI GIAN DỰ KIẾN
|
1
|
Giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông
tin và viễn thông:
+ Vận hành và ra mắt cổng thông tin điện tử
checkinangiang.vn.
+ Vận hành Fanpage Check in An Giang.
+ Xây dựng Zalo hotline 0911.575.911 cung cấp
thông tin nhanh cho du khách.
|
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại và Đầu tư
|
Sở, Ban, Ngành, Địa phương có liên quan
|
2022
|
2
|
Giải pháp về xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương
hiệu cho du lịch An Giang:
+ Tham gia và tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ
Chương trình liên kết du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
+ Liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Huế, Tây Ninh,...
+ Quảng bá du lịch An Giang qua 12 chuyên đề du lịch.
+ Quảng bá 6 chuyên đề du lịch nông nghiệp, nông
thôn tỉnh An Giang.
+ Tham gia các sự kiện hội chợ du lịch thường
niên.
|
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại và Đầu tư
|
Sở, Ban, Ngành, Địa phương có liên quan
|
2022
|
3
|
Giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách:
+ Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng ứng
dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm cho người
dân làm homestay hoặc hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp nhằm chuẩn
hóa các dịch vụ và quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
nông nghiệp An Giang.
|
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại và Đầu tư
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; huyện, thị,
thành phố.
|
2022
|
4
|
Giải pháp về tổ chức các chương trình xúc tiến
thương mại và xây dựng sản phẩm phục vụ du lịch:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, thương mại
chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch Shopee
|
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại và Đầu tư
|
Sở, Ban, Ngành, Địa phương có liên quan.
|
2022
|
5
|
Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch:
+ Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc.
+ Du lịch trải nghiệm, trekking vùng Bảy Núi An
Giang.
|
Trung tâm Xúc tiến, Thương mại và Đầu tư
|
Sở, Ban, Ngành, Địa phương có liên quan
|
2022
|