ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
42/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014
Thực hiện Quyết định số
01/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND Thành phố về việc ban hành Chuẩn
nghèo, cận nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 24/KH-UBND
ngày 28/01/2011 của UBND Thành phố về thực hiện Mục tiêu giảm nghèo Thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 29/11/2012 của UBND
Thành phố về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên
địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015, Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày
30/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015; Nghị
quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội về nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của Thành phố Hà Nội. UBND Thành phố Hà
Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2013 như sau:
I. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO, CẬN
NGHÈO.
1. Về số liệu hộ nghèo, cận
nghèo.
Theo chuẩn nghèo, cận nghèo của
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, tại thời điểm tháng 01/2014, toàn Thành
phố có:
- 45.732 hộ nghèo, với 147.589 nhân
khẩu, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng số hộ dân cư, trong đó:
+ Khu vực thành thị (phường, thị
trấn) có 5.851 hộ nghèo (tỷ lệ 0,86%); khu vực nông thôn (xã) có 39.811 hộ
nghèo (tỷ lệ 3,84%). Số hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm trên 90% tổng số hộ
nghèo toàn Thành phố.
+ Có 17.373 hộ nghèo theo chuẩn
Trung ương (thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực
thành thị và thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực
nông thôn), chiếm 37,99% tổng số hộ nghèo của Thành phố và chiếm 1,1% tổng số
hộ dân cư;
+ Có 9 hộ nghèo có thành viên đang
hưởng trợ cấp hàng tháng diện người có công với cách mạng tại 03 huyện, gồm:
Sóc Sơn (4 hộ), Mê Linh (3 hộ) và Gia Lâm (2 hộ),
+ Có 16.075 hộ nghèo có thành viên
đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng, chiếm 35,2% tổng số hộ
nghèo, phần lớn không có khả năng thoát nghèo.
+ Đặc biệt, có 2.556 hộ nghèo tại
14 xã vùng dân tộc, miền núi, chiếm tỷ lệ 5,6% tổng số hộ nghèo và 9,35% tổng
số hộ dân cư của 14 xã miền núi, dân tộc.
- Có 43.718 hộ cận nghèo, với
160.577 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,55% tổng số hộ dân, trong đó có 222 hộ cận
nghèo có thành viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc diện người có công và
6.505 hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
2. Về tỷ lệ hộ nghèo của các
quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn:
- Có 09 quận có tỷ lệ hộ nghèo dưới
1%. Đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là quận Thanh Xuân (0,23%). Đơn vị có tỷ
lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Ba Vì (7,92%).
- Có 04 phường, thị trấn không còn
hộ nghèo (Phường Phú La - quận Hà Đông; phường Quảng An, phường Tứ Liên quận
Tây Hồ; thị trấn Sóc Sơn huyện Sóc Sơn); Có 128 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ
hộ nghèo dưới 1%; 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 25%; 01 xã có tỷ lệ
hộ nghèo từ 25% trở lên (xã Ba Vì, huyện Ba Vì tỷ lệ 35,73%).
II. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO NĂM
2014.
- Tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ
nghèo diện chính sách người có công và hỗ trợ giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ
nghèo cao, xã miền núi, xã giữa sông, xã, thôn đặc biệt khó khăn, lồng ghép với
các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn Hà Nội.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của
Thành phố từ 0,5% đến 0,8%.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của
các xã vùng dân tộc, miền núi từ 1,5 - 1,8%.
III. NỘI DUNG.
Triển khai đồng bộ các chủ trương,
cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn; Phát huy những kết quả đã đạt được;
Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội để thực hiện
thành công mục tiêu giảm nghèo năm 2014. Trong đó tập trung vào một số giải
pháp chủ yếu sau:
1. Hỗ trợ hộ nghèo tự vươn lên
thoát nghèo bền vững.
1.1. Tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo.
- Tiếp tục cung ứng nguồn vốn, đảm
bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất - kinh doanh, dịch vụ đều được
vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý với lãi suất và mức phí
ưu đãi theo quy định. Mức vay tối đa đến 30 triệu đồng/hộ.
- Hỗ trợ học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn là thành viên gia đình hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ
nghèo, hộ gặp khó khăn về tài chính (do tai nạn, bệnh tật, hỏa hoạn, thiên tai,
dịch bệnh) vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để góp phần
trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường.
- Đảm bảo thành viên của hộ nghèo
có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đều được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã
hội, thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông.
1.2. Thực hiện Chương trình
khuyến công, khuyến nông.
- Tập huấn, phổ biến kiến thức sản
xuất, xây dựng các mô hình sản xuất khuyến nông, khuyến lâm, nuôi trồng thủy
sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ... cho hộ nghèo. Nhân rộng các mô hình
giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với hộ nghèo.
- Hỗ trợ phát triển ngành nghề, tập
trung các nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình.
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua phí
bảo hiểm nông nghiệp đối với hộ nông dân nghèo, cận nghèo và không thuộc diện
nghèo, cận nghèo tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Thông tư số
121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính.
1.3. Đào tạo nghề và tạo việc
làm cho người nghèo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có
hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người
nghèo, cận nghèo. Tập trung đào tạo các nghề truyền thống như thêu ren, mây tre
đan, đúc đồng, khảm trai... phù hợp với điều kiện của từng địa phương để hỗ trợ
thoát nghèo bền vững.
- Gắn đào tạo nghề với tạo việc
làm. Tổ chức các sàn giao dịch việc làm và phiên giao dịch việc làm lưu động
tại các quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện cho người nghèo tìm việc làm, tăng
thu nhập. Tăng cường vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc.
- Triển khai các mô hình giảm
nghèo. Hướng dẫn, tư vấn cho hộ nghèo các mô hình dịch vụ, thương mại phù hợp
để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm góp
phần thoát nghèo bền vững.
1.4. Tăng cường truyền thông,
vận động, động viên các hộ nghèo phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực,
không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, có ý chí tự vươn lên thoát
nghèo. Xây dựng các phóng sự truyền hình về các mô hình giảm nghèo hiệu quả, gương
người nghèo vươn lên thoát nghèo, mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả giúp
nông dân thoát nghèo.
2. Hỗ trợ
tránh tái nghèo.
- Hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn
sản xuất - kinh doanh, dịch vụ đều được vay từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính
sách Xã hội quản lý với lãi suất cho vay và mức phí ưu đãi theo quy định. Bổ
sung thêm đối tượng hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã
hội với cơ chế như đối với hộ cận nghèo.
- Thành viên hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm được vay vốn
tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, thông qua các hội đoàn thể, vốn
khuyến công, khuyến nông.
- Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn là thành viên hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Tổ chức các phiên giao dịch việc
làm cố định và lưu động để có thêm nhiều cơ hội tạo việc làm mới cho người lao
động.
3. Chính sách đảm bảo xã hội.
3.1. Chính sách về giáo dục.
- Thực hiện miễn, giảm học phí cho
học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo quy định tại Nghị định 74/2013/NĐ-CP
ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 và giảm 50% học phí cho học sinh là con hộ cận nghèo. Hỗ trợ chi phí
học tập cho học sinh nghèo theo quy định. Vận động tặng sách vở, đồ dùng học
tập, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
- Học sinh, sinh viên (các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề)
là con hộ nghèo, hộ cận nghèo; mồ côi; gia đình gặp khó khăn về tài chính do
tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh được vay vốn tại Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời
gian theo học.
3.2. Chính sách về y tế.
- Tiếp tục cấp thẻ BHYT cho 100%
người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, bệnh
nhân phong và người dân các xã thuộc Chương trình 135.
- Hỗ trợ đóng 100% kinh phí mua
BHYT cho thành viên hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ một phần chi phí phẫu
thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ người
mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do
chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
3.3. Chính sách trợ cấp, hỗ
trợ hàng tháng.
- Thực hiện tốt chính sách trợ cấp
hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ. Đối với
đối tượng bảo trợ không tự lo được cuộc sống, được đưa vào nuôi dưỡng tại các
cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
theo Quyết định số 2409/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Miễn giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ nghèo theo Quyết định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính
phủ.
3.4. Các chính sách xã hội
đặc thù.
- Tiếp tục thực hiện trợ cấp hàng
tháng cho nhóm hộ nghèo có người già yếu, ốm đau, hộ nghèo có người mắc bệnh
hiểm nghèo như ung thư, chạy thận nhân tạo, suy tim hoặc bệnh hiểm nghèo khác.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực,
tăng cường vận động để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống
cấp.
- Miễn, giảm kinh phí chữa trị, cai
nghiện bắt buộc tại các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội của Thành
phố cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Thực hiện tặng quà cho 100% hộ
nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán. Kịp thời thăm hỏi, động viên, trợ giúp hộ nghèo
khi gặp thiên tai, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng khác.
4. Hỗ trợ các
xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã giữa sông, xã, thôn đặc biệt khó
khăn.
- Triển khai có hiệu quả chương
trình đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của
thành phố theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã
hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo
hiệu quả, ưu tiên các xã nghèo, xã miền núi, xã, thôn ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân
thuộc hộ nghèo thuộc các xã vùng dân tộc và miền núi khó khăn, xã, thôn đặc
biệt khó khăn để mua sắm nguyên vật liệu, vật tự phục vụ sản xuất và đời sống.
Mức hỗ trợ 150.000 đồng/người/năm (đối với xã khu vực II) và 200.000
đồng/người/năm (đối với xã khu vực III).
5. Giải pháp hỗ
trợ hộ nghèo tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản của xã hội.
- Tăng cường tuyên truyền các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại các xã, phường, thị trấn để nâng
cao nhận thức pháp luật cho người nghèo. Tạo điều kiện để hộ nghèo được tiếp
cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý được nhanh chóng, thuận tiện. Thực hiện trợ
giúp pháp lý cho người nghèo.
- Nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế tại các đơn vị y tế cơ sở (tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ...) và đẩy
mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo.
- Tăng cường các đợt bình ổn giá,
đưa hàng Việt về nông thôn.
6. Huy động
các nguồn lực tổng hợp.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy đảng, chính quyền. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị,
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia vào chương trình
giảm nghèo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện
chương trình giảm nghèo; Vận động người dân thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa
gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc...); Đồng thời
nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo, vươn lên mức sống khá
của các hộ nghèo, cận nghèo.
- Thực hiện có hiệu quả Chương
trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”. Hỗ trợ xây
dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh (công
trình thủy lợi, đường liên thôn, liên xã, trường học, trạm y tế, điện, nước
sạch, chợ...) theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội khác với chương trình giảm nghèo.
- Triển khai có hiệu quả cuộc vận
động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo các cấp để tăng cường nguồn lực cho công tác
giảm nghèo.
7. Truyền
thông, nâng cao năng lực cho thành viên Ban chỉ đạo trợ giúp người nghèo và cán
bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn
Ban chỉ đạo Trợ giúp người nghèo các cấp.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và
triển khai các văn bản, chính sách của Trung ương, Thành phố để nâng cao năng
lực hoạt động cho các thành viên Ban chỉ đạo trợ giúp người nghèo và cán bộ làm
công tác giảm nghèo từ Thành phố đến quận huyện, xã phường, thôn, tổ dân phố.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về giảm nghèo đến cán bộ các thôn, xã để cán bộ nắm vững
chế độ, chính sách nhằm tổ chức thực hiện đúng pháp luật.
- Phát huy năng lực, vai trò, trách
nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo Trợ giúp người nghèo các cấp trong hoạt
động giám sát, đánh giá. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai,
thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo tại quận, huyện, thị
xã, xã, phường, thị trấn, hộ gia đình.
- Quản lý di biến động của hộ
nghèo, cận nghèo bằng phần mềm quản lý.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã
hội (Thường trực Ban chỉ đạo Trợ giúp người nghèo Thành phố) chủ trì và
phối hợp với các sở ngành liên quan:
- Triển khai thực hiện kế hoạch
giảm nghèo năm 2014.
- Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ
hộ nghèo, cận nghèo, ưu tiên hộ nghèo diện chính sách có công, hộ nghèo dân tộc
thiểu số và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm
công tác giảm nghèo các cấp.
- Thực hiện các nội dung truyền
thông, phổ biến pháp luật về giảm nghèo.
- Tổ chức các phiên giao dịch việc
làm cố định và lưu động.
- Triển khai hướng dẫn các huyện,
thị xã thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
trong đó ưu tiên người nghèo.
- Phối hợp thực hiện cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có
hoàn cảnh khó khăn, người bị bệnh phong, người dân các xã dân tộc, miền núi đặc
biệt khó khăn.
- Đôn đốc, hướng dẫn quận, huyện,
thị xã, xã, phường, thị trấn thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
vào cuối năm 2014. Chuẩn bị cho công tác xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn
2016-2020.
- Thường xuyên cập nhật dữ liệu hộ
nghèo, hộ cận nghèo và theo dõi di biến động để phục vụ các nhiệm vụ hàng năm.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Cầu Giấy, huyện Sóc Sơn,
huyện Thạch Thất.
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu
quả thực hiện kế hoạch giảm nghèo và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội.
2. Ban Dân tộc
Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức,
Chương Mỹ triển khai có hiệu quả dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng
bào dân tộc thiểu số miền núi của Thành phố (theo Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày
29/11/2012 của UBND Thành phố và Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của
UBND Thành phố).
- Phối hợp đề xuất và triển khai
thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và các xã miền núi.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại huyện Ba Vì, huyện Mỹ Đức.
3. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì triển khai thực hiện chương
trình Xây dựng Nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc Thành phố triển khai nhân rộng các mô hình
giảm nghèo hiệu quả tại các xã khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông,
Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các hội, đoàn thể và các huyện, thị
xã tập trung công tác khuyến nông, lâm, ngư. Tập huấn, hướng dẫn hộ nghèo kiến
thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, chú trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế
cao.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị
xã hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo cây con giống có năng suất cao, phân bón, vật tư nông
nghiệp phục vụ sản xuất...
- Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư
cơ sở vật chất, phát triển kinh tế của các huyện ngoại thành và chương trình hỗ
trợ nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo, ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại huyện Mê Linh, huyện Thanh Trì.
4. Sở Y tế.
- Thực hiện việc khám chữa bệnh
bằng thẻ BHYT và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động khám
chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cận nghèo.
- Chủ trì thực hiện Quyết định số
14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính
phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo;
- Nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại huyện Từ Liêm, huyện Đan Phượng.
5. Sở Giáo dục
và Đào tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường
thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cận nghèo.
- Vận động các ban ngành, đoàn thể
hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Ba Đình, huyện Hoài Đức.
6. Sở Công
thương.
- Tham mưu, đề xuất, triển khai các
dự án khuyến công, phát triển làng nghề. Phối hợp vận động các doanh nghiệp ủng
hộ Quỹ Vì người nghèo và hỗ trợ trực tiếp các hộ nghèo.
- Đẩy mạnh mạng lưới phân phối hàng
hóa về thị trường nông thôn, tăng cường tổ chức bán hàng bình ổn giá nhằm tập
trung kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh
Oai.
7. Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học
sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ưu tiên hộ nghèo của các xã có tỷ lệ hộ
nghèo cao được vay nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác. Phối hợp với các ban
ngành, hội, đoàn thể, quận, huyện, thị xã hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn vay có
hiệu quả.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Hà Đông, huyện Phú Xuyên.
8. Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
- Đề xuất kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các
xã, đặc biệt ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và khó khăn.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực
hiện chương trình giảm nghèo, cơ chế, chính sách, lồng ghép với các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội khác của Thành phố.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Hai Bà Trưng, huyện Ứng
Hòa.
9. Sở Tài
chính.
- Cân đối bố trí kinh phí, đảm bảo
kinh phí thực hiện các chương trình giảm nghèo.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh
phí đúng mục đích, đúng chế độ, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy
định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Đống Đa, huyện Quốc Oai.
10. Sở Tư pháp.
Chủ trì thực hiện kế hoạch trợ giúp
pháp lý; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho
người nghèo. Nâng cao năng lực và hiệu quả các cơ sở tư vấn trợ giúp pháp lý,
thực hiện tư vấn trợ giúp miễn phí cho người nghèo.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại TX Sơn Tây, huyện Thạch Thất.
11. Sở Xây
dựng.
- Tham mưu, đề xuất, chủ trì thực
hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về nhà ở.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Hoàn Kiếm, huyện Gia Lâm.
12. Bảo hiểm
xã hội Thành phố.
Phối hợp thực hiện cấp thẻ BHYT cho
người nghèo, cận nghèo, đối tượng BTXH, người mù có hoàn cảnh khó khăn, bệnh
nhân phong và người dân các xã thuộc Chương trình 135 đảm bảo đúng tiến độ và
thanh toán chi phí khám chữa bệnh với các cơ sở y tế.
13. Sở Thông
tin và Truyền thông.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố về
công tác giảm nghèo, kinh nghiệm và những mô hình giảm nghèo thành công của các
xã, phường, thị trấn khích lệ các hộ vươn lên thoát nghèo.
14. Đề nghị
Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại
chúng, báo, đài của Hà Nội tăng cường tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch
giảm nghèo của Thành phố và các chương trình khuyến nông, khuyến công, gương
các hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu.
15. Thường
trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố.
Tham mưu trình UBND Thành phố khen
thưởng các đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch giảm nghèo 2014.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Thành phố.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
chất lượng cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", vận động ủng hộ Quỹ
"Vì người nghèo" các cấp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo.
Phát huy hiệu quả sử dụng của nguồn Quỹ.
- Vận động các tổ chức, cơ quan,
đơn vị giúp đỡ trực tiếp các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và các hộ nghèo.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại quận Long Biên, huyện Đông Anh,
huyện Phúc Thọ.
17. Đề nghị Hội Nông dân và Hội
Liên hiệp Phụ nữ Thành phố:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm
tăng thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Triển khai nguồn vốn tín dụng ưu
đãi do đơn vị quản lý để cho hộ nghèo, cận nghèo vay phát triển SXKD, dịch vụ.
Tiếp tục quản lý có hiệu quả Chương trình chăn nuôi bò sinh sản.
- Vận động các hội viên giúp nhau
thoát nghèo, vươn lên mức sống khá.
- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại các quận, huyện:
+ Hội Nông dân Thành phố: quận
Hoàng Mai, huyện Chương Mỹ.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố:
quận Tây Hồ, huyện Thường Tín;
18. Đề nghị các hội, đoàn thể
khác của Thành phố (Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn lao động,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi,
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật, Hội Người khuyết tật).
- Chủ động phối hợp với các sở,
ngành liên quan tuyên truyền vận động, thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo,
cận nghèo.
- Vận động các hội viên, hộ khá,
giàu nhận giúp đỡ các hộ nghèo.
19. Các Sở, ban, ngành Thành
phố.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị xây dựng kế hoạch và có các hoạt động cụ thể tham gia và hỗ trợ các nội
dung của Kế hoạch Chương trình Quốc gia hành động vì trẻ em trên địa bàn Thành
phố Hà nội đến năm 2020.
20. UBND các quận, huyện, thị
xã, xã, phường, thị trấn.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo Trợ giúp
người nghèo quận, huyện, thị xã và Ban Giảm nghèo xã, phường, thị trấn. Phân
công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo. Bố trí đủ và ổn định
cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
- Giao kế hoạch giảm nghèo cho từng
xã, phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí ngân sách và huy động
các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại địa phương; Tập trung hỗ trợ
các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Nắm chắc nguyên nhân nghèo của
các hộ để có giải pháp hỗ trợ thoát nghèo bền vững. Theo dõi, quản lý chặt chẽ
di biến động của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các
chính sách, chế độ đối với hộ nghèo, cận nghèo, đảm bảo đúng đối tượng. Phối
hợp chặt chẽ với các sở, ngành của Thành phố để triển khai, hướng dẫn, kiểm tra
thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo.
- Chỉ đạo, phối hợp với Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Nông dân, Phụ nữ và các hội, đoàn thể quản lý
hiệu quả nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, dự án vay chăn nuôi bò sinh
sản, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu, vận động kế hoạch hóa gia đình.
- Triển khai chương trình đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người nghèo, cận nghèo, người
khuyết tật. Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tiếp
nhận người nghèo vào làm việc.
UBND Thành phố đề nghị Ban Tuyên
giáo Thành ủy, Ủy ban MTTQ Thành phố, các tổ chức, đoàn thể, yêu cầu các sở,
ban, ngành, UBND các quận huyện, thị xã nghiêm túc triển khai Kế hoạch thực
hiện giảm nghèo Thành phố năm 2014. Tổng hợp kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm
báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp)./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TT Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đ/c CVP, PCVP Đỗ Đình Hồng;
- Các phòng: VX, KT, TH;
- Lưu: VT, VX (Ngọc).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|