Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2189/KH-UBND 2022 thực hiện công tác trẻ em Quảng Nam

Số hiệu: 2189/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 12/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2189/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022

Thực hiện Công văn số 478/LĐTBXH-TE ngày 28/02/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác trẻ em năm 2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của gia đình, cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác trẻ em để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án về công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

b) Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ, giữa các vùng, miền, dân tộc…; chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, bóc lột bảo đảm sự an toàn cho mọi trẻ em; loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Yêu cầu

a) Các Sở, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trẻ em năm 2022 theo chức năng, nhiệm vụ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

b) Huy động nguồn lực và sự tham gia đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tầng lớp nhân dân để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, đề án... về công tác trẻ em.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc dưới các hình thức như: Được hưởng trợ cấp xã hội; được trợ giúp về khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng; được hỗ trợ về giáo dục; được tư vấn, tham vấn, tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em; được hưởng các phúc lợi xã hội và các hình thức trợ giúp khác.

2. 80% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trang bị kỹ năng về bảo vệ trẻ em; 90% đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

3. 100% các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em và có quy chế hoạt động hiệu quả; hình thành nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác trẻ em.

4. 60% trở lên số xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

5. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán cho trẻ em...Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch về công tác trẻ em của Trung ương, của tỉnh

a) Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, Kế hoạch hằng năm, giai đoạn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Lồng ghép, đưa nhiệm vụ thực hiện quyền trẻ em, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và trong các chương trình, kế hoạch công tác của các Sở, Ban, ngành có liên quan.

c) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trong trường học; phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em; chăm sóc sức khỏe tâm thần; phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.

d) Tiếp tục thực hiện đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định1; nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh trong cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến từng địa bàn dân cư.

đ) Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, mô hình về công tác trẻ em. Vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt do COVID-19 và hỗ trợ, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

e) Thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên về thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

a) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các vấn đề về trẻ em và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực trẻ em, các chương trình, kế hoạch hằng năm, giai đoạn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đổi mới các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các mô hình bảo vệ trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng nhóm đối tượng, văn hoá vùng miền, từng địa bàn dân cư, đặc biệt nhân các ngày chủ điểm về trẻ em như Tết Nguyên đán, Tháng hành động Vì trẻ em, Ngày quốc tế thiếu nhi (01/6), Tết Trung thu, Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường…

c) Truyền thông, quảng bá, phối hợp, kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), Tổng đài Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam (số 18001581) để mọi người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu được hỗ trợ. Tăng cường truyền thông, thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.

d) Thực hiện các phóng sự, video clip, phát thanh, bản tin, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương...; treo băng rôn, khẩu hiệu, thông điệp, pano, áp phích; tổ chức các cuộc thi, hội thi, sinh hoạt cộng đồng…; thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sân khấu hóa…xây dựng, sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông đa dạng, phù hợp với từng đối tượng (sổ tay, tài liệu, tờ rơi, sách mỏng, quạt giấy,...) cấp phát cho trẻ em, phụ huynh, cộng đồng dân cư, cộng tác viên, cán bộ làm công tác trẻ em… các cấp.

e) Biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương điển hình trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện quyền trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm và lên án các hành vi, vụ việc ngược đãi, bạo lực, xâm hại, bóc lột, vi phạm quyền trẻ em.

3. Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/12/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”

Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2022 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 06/02/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW; đề xuất và triển khai các nội dung cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng để thực hiện quyền trẻ em phù hợp với tình hình thực tiễn trước mắt và lâu dài, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho mọi trẻ em. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo đúng thời gian quy định.2

4. Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em 18 huyện, thị xã, thành phố và 241 xã, phường, thị trấn; bảo đảm 100% các huyện, thị xã, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em và Quy chế hoạt động giai đoạn 2021 - 2030; thành lập nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã theo quy định để chỉ đạo giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Tổ chức họp giao ban Ban Chỉ đạo theo quy chế; định kỳ báo cáo UBND các cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em và báo cáo thực hiện Luật Trẻ em với HĐND tỉnh theo quy định.

b) Bố trí nhân lực để củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bảo đảm hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại; làm tốt công tác phòng ngừa, hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại đến Tổng đài 111 và các cơ quan có thẩm quyền. Triển khai, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

c) Phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, bưu điện xã, bộ đội biên phòng...; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt việc thực hiện các quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại, thực hiện các chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thu thập, cập nhật thông tin về trẻ em...cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành các cấp, đặc biệt là cấp xã và hội viên của tổ chức, đơn vị tham gia mạng lưới bảo vệ trẻ em.

d) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là báo cáo kịp thời những trường hợp trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, bị xâm hại tình dục theo quy định và trẻ em mồ côi có cha, mẹ tử vong do Covid-19.

e) Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật và quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Triển khai thu thập chỉ tiêu thống kê, báo cáo theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; chú trọng công tác theo dõi, quản lý chất lượng thông tin thống kê về tình hình trẻ em trên nền tảng số; rà soát, xác thực thông tin, dữ liệu trẻ em và duy trì cập nhật lên phần mềm quản lý thông tin trẻ em.

f) Tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm những địa phương làm tốt, mô hình, dịch vụ bảo vệ trẻ em có hiệu quả.

5. Duy trì, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ, mạng lưới bảo vệ trẻ em

a) Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em kết nối với các dịch vụ công tác xã hội, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý nhằm đáp ứng việc bảo vệ trẻ em ở cả 03 cấp độ (phòng ngừa; hỗ trợ; can thiệp).

b) Duy trì hoạt động 06 Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện, thành phố; 20 điểm tư vấn cộng đồng; 12 điểm tư vấn trường học3 nhằm trợ giúp cho trẻ em và gia đình các em có điều kiện tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các dịch vụ an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn, tham vấn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Văn phòng tư vấn trẻ em, các điểm tư vấn trong nhà trường và ngoài cộng đồng phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.

c) Phát triển và nhân rộng mô hình bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, trường học như: mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; mô hình phòng chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em, mô hình vãng gia cải thiện an sinh trẻ em; mô hình điều tra, xét xử thân thiện đối với trẻ em và vị thành niên vi phạm pháp luật theo tinh thần Công ước quốc tế Quyền trẻ em; phòng ngừa trẻ em vi phạm pháp luật; trợ giúp trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và mắc bệnh hiểm nghèo, nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…

c) Phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, bưu điện xã, bộ đội biên phòng (nếu có)...

6. Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 01/6 đến ngày 30/6), Diễn đàn trẻ em các cấp, Tết Trung thu năm 2022

a) Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (theo Thông tư số 28/2019/TT- BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”; Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 29/2019/TT- BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Tết Trung thu theo chủ đề năm 2022. Tăng cường trách nhiệm của mỗi ngành và công tác phối hợp giữa các ngành; các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình và cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động xã hội; có hình thức động viên và tặng quà, học bổng... cho trẻ em, quan tâm đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, trẻ em mồ côi có cha mẹ tử vong do Covid-19, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo, trẻ em sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trẻ em người dân tộc thiểu số, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng tại trường học cho trẻ em nghèo, trẻ em miền núi; xây dựng các công trình trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em... Phát triển, tổ chức các mô hình, hoạt động (câu lạc bộ, diễn đàn, tọa đàm, hội nghị...) để trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng; lấy ý kiến tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách, văn bản liên quan đến trẻ em, phát huy quyền tham gia và giúp trẻ em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình…

b) Huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trợ giúp trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và thực hiện quyền trẻ em ở địa phương

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại ít nhất 02 địa bàn cấp huyện và tại 100% cơ sở trợ giúp xã hội đang chăm sóc thay thế trẻ em và cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em do Sở LĐTBXH cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập và các tổ chức, đơn vị, cơ sở thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế hoặc thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác nhưng không đăng ký hoạt động hoặc không được cấp phép hoạt động. Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh và các điều kiện phục vụ đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra tại tỉnh Quảng Nam.4

b) UBND thị xã Điện Bàn, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật thị xã Điện Bàn chuẩn bị các điều kiện phục vụ đoàn Thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương, đơn vị.

c) UBND cấp huyện và cấp xã tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em thuộc trách nhiệm của cấp mình và tại 100% cơ sở trợ giúp xã hội đang chăm sóc thay thế trẻ em và cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc do UBND cấp xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. UBND cấp xã báo cáo kết quả tự kiểm tra về UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra trên địa bàn gửi về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

d) Phối hợp với các cơ quan bảo vệ trẻ em ở Trung ương và Cục Trẻ em, Tổng đài 111 trong việc xác minh, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc chậm trễ, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, bao che hành vi, vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

đ) Xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến trẻ em theo quy định pháp luật. Triển khai thực hiện Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp

Xây dựng đề án, kế hoạch huy động nguồn lực cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo đúng tên gọi tại Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam; Tăng cường công tác vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp; tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm xã hội hoá việc trợ giúp trẻ em, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; lồng ghép với các chính sách, chương trình, dự án khác.

2. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế để thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch và điều phối các hoạt động.

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông, các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang, không nơi nương tựa.

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Tham mưu, tổng hợp, báo cáo kết quả bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các cấp có thẩm quyền theo quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trong trường học; tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh; xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong nhà trường; thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục nhất là cơ sở giáo dục mầm non về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động đảm bảo an toàn, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; tổ chức cho học sinh học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

3. Sở Tư pháp

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thực hiện công tác trợ giúp, tư vấn pháp luật cho đối tượng là trẻ em và gia đình trẻ em theo đúng quy định. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi và đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất các sản phẩm văn hóa và việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận môi trường văn hóa lành mạnh. Tuyên truyền phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khu phố, xã, phường, thị trấn văn hóa, lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với tiêu chí xây dựng “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em” và “xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”. Tổ chức phổ cập bơi cho trẻ em; tăng cường công tác quản lý bể bơi, hoạt động dạy bơi và cứu đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, thực hiện tốt các mục tiêu về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ em. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục theo quy định, nhất là đối với trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số. Xây dựng và nhân rộng Mô hình cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiện toàn, sắp xếp đội ngũ nhân viên Y tế thôn bản, Cộng tác viên Dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Công an tỉnh

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, góp phần tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Phối hợp với Sở, ngành liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh đối với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến trẻ em, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, bài viết, chuyên trang, chuyên mục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; giới thiệu mô hình hay, gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền trẻ em.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến trẻ em, nhất là các ấn phẩm phát hành trên mạng xã hội; tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trẻ em trên môi trường mạng.

8. Sở Tài chính

Rà soát, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan để thống nhất đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm theo quy định.

10. Sở Giao thông vận tải

a) Chú trọng thực hiện tuyên truyền tại các trường học, cộng đồng, tổ chức các hội thi, chương trình về an toàn giao thông cho học sinh để hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy, trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh về Luật Giao thông, hướng dẫn thực hiện quy định khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy; thường xuyên rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp để đảm bảo an toàn cho trẻ như làm rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối, bãi tắm, các khu vực nước sâu nguy hiểm; có rào chắn, cắm biển cảnh báo, nắp đậy nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ tại các công trình xây dựng, hệ thống thoát nước bao gồm các hố ga, miệng cống, các mương thoát nước...

b) Thực hiện cắm biển báo an toàn giao thông tại cổng trường; khi tham gia giao thông đường bộ phải đội mũ bảo hiểm và mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy. Tổ chức các lớp dạy bơi tại trường học và cộng đồng để giảm thiểu tai nạn đuối nước. Chỉ đạo các lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy nội địa tại các địa phương trọng điểm.

11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh

Phối hợp với các ngành chức năng trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, lạm dụng sức lao động trẻ em và các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, Quyết định về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt chú trọng vào nội dung phòng chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

13. Đề nghị Tỉnh Đoàn

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em thông qua các hoạt động của Đội và hoạt động sinh hoạt hè. Tăng cường vai trò của Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, triển khai mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, tiếp tục hướng dẫn triển khai có hiệu quả mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bàn giao, quản lý học sinh, tổ chức hoạt động hè an toàn; tổ chức sân chơi cho trẻ em tại các khu vực công cộng (Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, Nhà Văn hóa, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên…) bảo đảm an toàn, lành mạnh.

14. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Bảo trợ người khuyết tật, quyền trẻ em và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, ngừa tai nạn thương tích và phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Phát động sâu rộng trong cán bộ, hội viên tham gia phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về các kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, vận động hội viên và cộng đồng mạnh dạn lên tiếng, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phòng, chống lao động ở trẻ em và phòng, chống tảo hôn.

15. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em cho công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp; tăng cường công tác chăm lo đời sống cho con em của công nhân viên chức lao động, đặc biệt là các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

16. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thông tin, phổ biến kịp thời những kinh nghiệm hay và biểu dương các điển hình tiên tiến, đồng thời phản ảnh và lên án các vụ việc xâm phạm quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh.

17. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị khác

Tham gia thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trong phạm vi của ngành, đơn vị mình.

18. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ nội dung kế hoạch này và tình hình thực tế địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường quan tâm đối với công tác trẻ em, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thành lập nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã; bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện.

VI. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

1. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành Kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu để triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2022 trước ngày 20/4/2022. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/5/2022), 01 năm (trước ngày 10/11/2022) và báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu và phát sinh vụ việc về trẻ em) về thực hiện công tác trẻ em thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, trong đó đối với các ngành, đơn vị được phân công thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ kế hoạch về trẻ em phải báo cáo cụ thể kết quả thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/5/2022 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 20/11/2022 đối với báo cáo năm.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022; yêu cầu các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX.
F:\An\2022\Lao dong-Thuong binh, Xa hoi\Bao tro, tro giup xa hoi va tre em\220412-KH UBND tinh Ke hoach thuc hien cong tac tre em nam 2022.docx

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 



1 Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Kế hoạch số 7748/KH- UBND ngày 25/12/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2 Công văn số 909/UBND-KGVX, ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 122-KH/TU ngày 10/02/2022 của Tỉnh uỷ.

3 06 Văn phòng Tư vấn trẻ em: Thành phố Hội An, Núi Thành, Tiên Phước, Đông Giang, Quế Sơn, Nông Sơn. 20 điểm tư vấn cộng đồng: 09 xã, phường của TP Hội An, 03 xã phường của TP Tam Kỳ, 06 xã của huyện Núi Thành, 02 xã của huyện Quế Sơn. 12 điểm tư vấn trường học: TP Tam Kỳ có các Trường THCS: Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Thái Phiên, Lê Hồng Phong; huyện Núi Thành có các Trường THCS: Trần Cao Vân, Phan Châu Trinh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Lê Văn Tám; huyện Quế Sơn có các Trường THCS: Quế Châu, Phú Thọ.

4 Công văn số 338/LDTBXH-TTr ngày 16/02/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2189/KH-UBND ngày 12/04/2022 thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.340

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.121.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!