ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 179/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 15 tháng 6 năm 2017
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số
161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng
và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN đến năm 2025 (sau đây gọi là Đề án 161), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch hành động cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số
22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số
31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày
10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày
25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng và triển khai kế
hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.
- Thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 nhằm đạt được các mục
tiêu về xây dựng một cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm
trung tâm và nâng cao mức sống cho người dân.
2. Yêu cầu
- Xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trên địa bàn tỉnh đến năm
2025 gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Đảm bảo thực
hiện các chính sách về an sinh xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh
nghiệp, người dân tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội. Xây dựng một xã
hội mở và thích ứng, trong đó giảm dần rào cản, bất bình đẳng trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội, thúc đẩy tiếp cận công bằng các dịch vụ xã hội, phát triển
nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng
sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cộng đồng có khả năng ứng
phó với biến đổi khí hậu....
- Quán triệt đầy đủ mục tiêu, biện pháp thực hiện
các nội dung gắn kết mang lại lợi ích cho người dân, hòa nhập, bền vững, tự lực
tự cường và năng động. Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy; hiệu lực, hiệu
quả của công tác quản lý Nhà nước ở các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh của
hệ thống chính trị; vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề
nghiệp, của nhân dân trong quá trình thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa -
Xã hội trên địa bàn tỉnh, từng bước hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, củng cố
và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.
- Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ
chức và cá nhân; chủ động thực hiện, phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm để đạt được
kết quả theo yêu cầu, đúng tiến độ.
- Tích cực và chủ động hội
nhập ASEAN trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, thông qua tổ chức các hoạt động
giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo dục, môi trường, chính sách về y tế, an sinh
xã hội…
- Phát
huy vai trò của tỉnh trong tiến trình hội nhập, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, văn hóa, tiềm năng đầu tư, những thành tựu của tỉnh
đến với cộng đồng các nước trong khối ASEAN, nhằm thu hút
các cơ hội và nguồn lực để hội nhập và phát triển.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân
a) Tăng cường sự tham gia của các
bên liên quan trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các
chương trình, chính sách, pháp luật, hoạt động liên quan đến các lĩnh vực văn
hóa, xã hội của tỉnh như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, môi trường,
an sinh xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật đối
với người dân.
b) Nâng cao năng
lực cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các cấp, các ngành,
các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân, tăng
cường sự tham gia trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các
chương trình, chính sách, pháp luật và hoạt động liên quan
đến các lĩnh vực văn hóa xã hội.
c) Từng bước hoàn
thiện thể chế, tổ chức bộ máy, nâng cao trách nhiệm của các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức chính trị - xã
hội trong việc đề ra các giải pháp và triển khai thực hiện các dự án, chính
sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực văn
hóa, xã hội; củng cố và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.
2. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập
a) Giảm dần các
rào cản, bất bình đẳng trong các
lĩnh vực của đời sống, trong kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục,
thông tin và gia đình, đẩy mạnh việc tiếp cận bình đẳng với an
sinh xã hội cho tất cả mọi người thông qua việc đẩy mạnh triển khai các
quy định của Đảng, Nhà nước để thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động,
người có công với cách mạng và đối tượng xã hội theo quy định.
b) Thúc đẩy tiếp
cận công bằng các dịch vụ xã hội, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, giảm nghèo bền vững và môi trường hòa nhập
cho tất cả mọi người. Xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp
thiết thực, hiệu quả về chương trình việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách
an sinh xã hội hiệu quả, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch
vụ xã hội đầy đủ, đúng quy định.
c) Thúc đẩy, bảo
vệ quyền của các nhóm yếu thế và những đối tượng đặc thù,
chú trọng các đối tượng người nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các chính
sách và hoạt động về y tế, giáo dục, môi trường và an sinh xã hội.
3. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng bền vững
a) Bảo tồn, quản lý bền vững đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao nhận thức, hành động của toàn xã hội, lồng
ghép các nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách phát triển ngành,
liên ngành môi trường, nông - lâm - ngư nghiệp,
các chương trình phát triển, nuôi trồng nguồn lợi sinh vật, trồng cây bản địa nhằm bảo vệ tài nguyên đất, nước, điều hòa khí
hậu, giảm nhẹ tác hại do ô nhiễm và thiên tai, đảm bảo lương thực và các nguồn
nhiên liệu, dược liệu ổn định; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng, cung cấp
vật liệu cho xây dựng… góp phần cải thiện môi
trường sống và sinh kế cho người dân.
b) Xây dựng thành
phố bền vững về môi trường hướng tới ASEAN xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự kết
hợp giữa các mục tiêu phát triển thành phố bảo vệ môi trường và các kế hoạch,
hành động trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai “Mô hình
thành phố bảo vệ môi trường ASEAN”, thực hiện chương trình thành phố xanh, sạch,
đẹp, tăng không gian xanh công cộng; đảm bảo không ô nhiễm các nguồn nước tự
nhiên; thực hiện kiểm soát, quan trắc chất lượng môi trường không khí và môi
trường nước; tích hợp khái niệm thành phố bảo vệ môi trường, thành phố xanh
trong thiết kế đô thị; tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương về thành
phố bảo vệ môi trường và đô thị xanh; cải thiện quá trình thực hiện quản lý rác
thải, nước thải, bảo vệ các vùng xanh của thành phố; giảm thiểu rác thải, tái sử
dụng và tái chế; nâng cao nhận thức của người dân, từng bước thay đổi hành vi
thói quen xả rác thải, thực hiện phương châm sạch
từ trong nhà ra ngõ, xóm, thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng
các loại bao bì thân thiện với môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải,
hài hòa, bảo vệ môi trường.
c) Xây dựng cộng
đồng có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vì một môi trường bền vững với sự tham gia tích cực của chính quyền, cộng
đồng, khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế. Xây dựng
và lựa chọn các giải pháp cụ thể cho từng ngành, từng địa phương trong tỉnh nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu, từ các chính sách, chủ trương đến chương trình, dự
án đầu tư; lồng ghép các hoạt động Kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các
địa phương và các ban, ngành liên quan, nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp
và du lịch của địa phương; củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế,
chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó,
thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo chất lượng
nguồn nước ngầm; đảm bảo những nguồn lực cần thiết, chủ động vận động các nguồn
hỗ trợ, đầu tư, xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai ven biển.
d) Thúc đẩy sản
xuất và tiêu thụ bền vững với việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường,
quản lý rác thải và sử dụng nhiên liệu hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
nhanh, hiệu quả; góp phần bảo vệ môi trường, giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh
tế. Triển khai hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững một cách đồng bộ,
tập trung vào các hành động có tính đột phá, ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải
tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu
phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường; tuyên truyền làm thay đổi hành vi
người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm. Thực hiện
sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi
thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng
vai trò trung tâm.
4. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng tự lực, tự cường
a) Tăng cường khả năng dự báo, ứng
phó, thích ứng và khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả trước những nguy cơ tiềm ẩn
hoặc mới phát sinh về kinh tế, văn hóa, xã hội. Xây dựng phương án ứng phó sự cố
nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm hậu quả của sự cố, gây ảnh hưởng đến an sinh của
con người.
b) Tăng cường khả năng ứng phó với
các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân như nguy cơ sinh học, hóa học,
phóng xạ, hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn hoặc mới phát sinh.
c) Nâng cao năng lực của bộ máy,
cơ quan, tổ chức và người dân để thích ứng với những tác động của biến đổi khí
hậu.
d) Tăng cường thực
hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, những
người sống trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai và biến đổi môi trường khác.
đ) Tăng cường và
phát huy tối đa vai trò của hệ thống tài chính, dự phòng lương thực, thực phẩm,
nước, năng lượng và chuẩn bị lưới an sinh xã hội để ứng phó với các rủi ro có
thể xảy ra.
e) Nỗ lực tổ chức
thực hiện các biện pháp hướng tới một ASEAN “không ma túy”.
5. Triển khai
các hoạt động xây dựng cộng đồng năng động
a) Xây dựng một
xã hội mở và thích ứng, trong đó áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, khuyến khích các hoạt động tình nguyện và thúc đẩy quảng bá hình ảnh của
các nước trong khối ASEAN.
b) Xây dựng một
xã hội sáng tạo, đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập, hợp tác với các quốc
gia thành viên ASEAN, tranh thủ tối đa các cơ hội và nguồn lực để hội nhập và
phát triển, thúc đẩy hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục
và đào tạo.
c) Từng bước xây
dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.
III. THỜI GIAN THỰC
HIỆN
- Năm 2017: Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xây dựng
và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
- Năm 2020: Đánh giá giữa kỳ; tổ
chức sơ kết 5 năm thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng kế hoạch/chương
trình hành động thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025.
- Năm 2025: Đánh giá cuối kỳ; tổ
chức tổng kết Đề án; xây dựng kế hoạch/chương trình hành động thực hiện Đề án
giai đoạn tiếp theo khi có hướng dẫn của Trung ương.
IV. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Rà soát, lồng
ghép và tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch Tổng
thể của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN 2025 trong kế hoạch, chính sách,
chương trình hành động của các sở, ngành thuộc khối văn hóa - xã hội.
2. Tuyên truyền,
vận động nâng cao nhận thức về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và Đề án.
3. Thu hút nguồn lực, đa dạng hóa việc vận động nguồn lực từ các tổ chức
xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế, các đối tác của ASEAN, khuyến
khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Đề
án.
4. Hoàn thiện hệ
thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để thực
hiện Đề án, bố trí nhân lực chuyên trách về hợp tác ASEAN, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho công chức,
viên chức làm công tác hợp tác ASEAN nhằm xây
dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ để tham gia
thực hiện các mục tiêu của quốc gia và các mục tiêu chung của Cộng đồng Văn hóa
- Xã hội ASEAN.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định.
Hàng năm, các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung trong Kế hoạch
có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nguồn
hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề
án.
- Theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp và
báo cáo tình hình thực hiện Đề án hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực
hiện Đề án theo từng giai đoạn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan trong thực hiện Kế hoạch; bố trí
kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch trung
hạn của các sở, ban, ngành có liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành liên quan vận động nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức để thực hiện Đề án,
đồng thời vận động nguồn lực từ các tổ chức phi Chính phủ đến từ các nước trong
khu vực cộng đồng ASEAN và các nước khác trên thế giới.
4. Các sở, ngành tỉnh
Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi
trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Xây dựng chương
trình, kế hoạch để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ
được giao. Định kỳ trước ngày 01/12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện
gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, đoàn thể liên quan để thực hiện các nhiệm
vụ đã được phê duyệt tại Kế hoạch này, thực hiện đánh giá giữa kỳ vào năm 2020
và đánh giá cuối kỳ vào năm 2025.
Trên đây là Kế hoạch
hành động thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục
tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến
năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn
đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức, triển khai
thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, các sở, ban, ngành,
đoàn thể, địa phương có liên quan chủ động kiến nghị, đề xuất, gửi về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết
định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|