|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
31/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
13/05/2014
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Tăng cường hội nhập quốc tế về giáo dục, văn hóa
Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, đề án về phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, lao động... là một trong những Chương trình hành động của Chính phủ trong thời kỳ hội nhập quốc tế mới.Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Cùng với đó, Chính phủ cũng sẽ phải thực hiện các họat động như: - Tăng cường vai trò chủ động của Việt Nam tại các thể chế, diễn đàn đa phương về văn hóa như tham gia các công ước, các cơ quan của UNESCO, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC…; - Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc, lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Tăng cường tham gia cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường, đề xuất các sáng kiến nhằm đóng góp tích cực cho nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, động-thực vật, phòng chống thiên tai....
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ)
I. MỤC TIÊU
Ngày 10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (sau đây gọi là Nghị quyết 22). Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại và chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Nghị quyết 22 khẳng định chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những định hướng chủ yếu để triển khai công tác hội nhập quốc tế toàn diện trong thời gian tới.
Thực hiện sự phân công Bộ Chính trị, Chương trình hành động này được Ban Cán sự Đảng Chính phủ thông qua và Chính phủ ban hành với mục tiêu tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 22. Chương trình hành động này sẽ xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện mà các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
II. NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:
1. Thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết
a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng nội dung của Nghị quyết 22, các yêu cầu hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đảng các cấp, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
b) Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới, nhất là đối với các địa phương, các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề.
c) Tuyên truyền rộng rãi chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nắm bắt và thông báo kịp thời dư luận cho các cơ quan liên quan trong nước. Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thông tin về Việt Nam tới các nước trên thế giới. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020.
2. Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế
a) Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo hướng tăng cường rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định pháp luật không phù hợp với các cam kết quốc tế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, ban hành các quy định mới đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Xây dựng và triển khai kế hoạch đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế mới; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế.
c) Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp, kiểm tra, giám sát các hoạt động hội nhập quốc tế hiệu quả, thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương.
d) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngoại giao Nhà nước với Đối ngoại Đảng và Đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh bảo đảm các hoạt động hội nhập quốc tế được thực hiện đồng bộ, nhất quán.
đ) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn hội nhập quốc tế phục vụ triển khai hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực và cấp độ.
e) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành.
3. Hội nhập kinh tế quốc tế
a) Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bảo đảm hài hòa, đồng bộ với Chương trình hành động về hội nhập quốc tế; bổ sung các nhiệm vụ mới để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước từ nay đến năm 2020.
b) Xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020.
c) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020, trong đó lồng ghép các định hướng chiến lược về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Xây dựng định hướng nâng cao hiệu quả tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các định chế kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; tham gia tích cực các cơ chế hợp tác khác như Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)...
d) Nâng cao hiệu quả tham gia và tăng cường đóng góp thiết thực tại các cơ chế hợp tác đa phương ở châu Á Thái Bình Dương như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC); đề xuất và dẫn dắt các sáng kiến mới, ở tầm khu vực và toàn cầu, trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu...; ưu tiên đóng góp xây dựng và khai thác hiệu quả sự tham gia của nước ta trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác, nhất là tăng cường kết nối và phát triển nguồn nhân lực; nâng tầm các cơ chế liên kết kinh tế tiểu vùng và liên quan, trong đó coi trọng cơ chế hợp tác Mê Công, GMS, ACMECS, Mê Công với các đối tác, Sáng kiến Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng...
đ) Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam; đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và hợp tác công - tư; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
e) Triển khai mạnh mẽ các biện pháp vận động chính trị, ngoại giao kết hợp giải trình kỹ thuật trong việc vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; đẩy mạnh vận động chính trị, ngoại giao phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị
a) Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển và an ninh của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích trên các lĩnh vực.
b) Tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò của nước ta tại các thể chế đa phương, nhất là trong việc đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển Cộng đồng sau năm 2015, nâng cao hiệu quả tham gia Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, thúc đẩy hợp tác trong các cơ chế khu vực do ASEAN giữ vai trò trung tâm như ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS)...; nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC). Chủ động đóng góp có trách nhiệm tại các diễn đàn quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết, Hợp tác Nam-Nam, Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), các cơ chế hợp tác tiểu vùng...
c) Chuẩn bị việc đăng cai các sự kiện ngoại giao đa phương lớn và ứng cử của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế quan trọng. Đẩy mạnh nghiên cứu, thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam đối với các vấn đề chung của khu vực và thế giới.
d) Xây dựng và triển khai Kế hoạch gia nhập các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đất nước. Tăng cường đào tạo cán bộ đa phương, chuẩn bị nhân sự người Việt Nam để đưa vào làm việc và ứng cử vào các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế.
đ) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là tại các diễn đàn đa phương có liên quan và trong quan hệ song phương với các đối tác chủ chốt.
e) Tích cực hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của Đảng trong việc mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại đảng, nâng cao hiệu quả tham gia các diễn đàn các chính đảng, các cơ chế hợp tác của các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại nhân dân.
g) Tích cực hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong việc tăng cường các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, nâng cao hiệu quả tham gia các cơ chế hợp tác nghị viện và liên nghị viện khu vực và quốc tế.
h) Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, phục vụ hội nhập trong lĩnh vực chính trị và hỗ trợ hội nhập trong các lĩnh vực khác.
5. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
a) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng đến năm 2020, khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế quốc tế của đất nước nhằm góp phần xây dựng quân đội từng bước hiện đại và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng dự báo, tham mưu chiến lược, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đề xuất các biện pháp phát triển và đưa vào chiều sâu quan hệ quốc phòng song phương với các nước; tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào các hoạt động đối ngoại đa phương về quốc phòng, nhất là các diễn đàn trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN giữ vai trò trung tâm, các cơ chế hợp tác khác trong cấu trúc an ninh khu vực.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ năm 2014; các hoạt động kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hoạt động diễn tập chung với lộ trình phù hợp với khả năng của quân đội ta.
c) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh đến năm 2020; chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập quốc tế xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của đất nước; nâng cao hiệu quả quan hệ, hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, từng bước đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Tham gia tích cực các cơ chế hợp tác đa phương về đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ngăn ngừa, giảm thiểu các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; phát huy vai trò, trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương như Tổ chức Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANPOL), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL), Diễn đàn hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN (MACOSA)...
6. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
a) Rà soát các nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam và tình hình triển khai thực hiện, phương hướng tham gia các cam kết quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác để đề xuất lộ trình triển khai thực hiện.
b) Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, đề án về phát triển văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, lao động, y tế, thể thao..., nhằm tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu kiến thức, tinh hoa văn hóa nhân loại, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
c) Xây dựng và triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng cường vai trò chủ động của Việt Nam tại các thể chế, diễn đàn đa phương về văn hóa (tham gia các công ước, các cơ quan của UNESCO, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM...). Nâng cao chất lượng, thành tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở khu vực và thế giới, khai thác tối đa hiệu quả hợp tác du lịch song phương và đa phương phục vụ phát triển bền vững. Tiếp tục triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020.
d) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
đ) Triển khai Đề án đóng góp xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
e) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ đến năm 2020.
g) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020, các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Á - Âu (ASEMME), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO)...
h) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
i) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên, nhất là các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường, đề xuất các sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp tích cực cho nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, rừng, nguồn nước, động vật, thực vật, phòng chống thiên tai....
k) Mở rộng quan hệ hợp tác nghiệp vụ, trao đổi thông tin với các hãng thông tấn, phát thanh truyền hình nước ngoài. Tăng cường tham dự các Hiệp hội, diễn đàn đa phương về truyền thông. Củng cố và tăng cường mạng lưới Cơ quan thường trú ở nước ngoài.
l) Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế trong tháng 6 năm 2014, trên cơ sở đó, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo tình hình thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế tham mưu giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình thực hiện.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình, các Bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ)
TT
|
Nội dung công việc
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời gian thực hiện và hoàn thành
|
1
|
Thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết
|
1.1
|
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức quán triệt Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động tới các tổ chức Đảng các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan trung ương, địa phương và các doanh nghiệp
|
Bộ Ngoại giao
|
Các Bộ, ngành, địa phương
|
Các lớp tập huấn theo từng địa bàn
|
2014
|
1.2
|
Tuyên truyền về chủ trương hội nhập quốc tế đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
|
Bộ Ngoại giao
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Các đề án tuyên truyền, các hoạt động đối ngoại
|
2014 - 2016
|
1.3
|
Thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình tuyên truyền về hội nhập quốc tế; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thông tin về Việt Nam tới các nước trên thế giới thông qua các mối quan hệ hợp tác về phát thanh truyền hình, các hoạt động trao đổi phóng viên viết bài
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương
|
Các bản tin, bài báo, chương trình phát thanh và truyền hình
|
2014 - 2016
|
1.4
|
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sự tham gia của Việt Nam trong WTO và các thỏa thuận thương mại tự do
|
Bộ Công Thương
|
Các Bộ, ngành, địa phương
|
Các chương trình tuyên truyền, bài viết, ấn phẩm
|
2014 - 2016
|
2
|
Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế
|
2.1
|
Xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Ngoại giao
|
Các Bộ, ngành, địa phương
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Chính trị
|
2015
|
2.2
|
Xây dựng các Đề án về hoàn thiện thể chế pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cụ thể: (i) Xây dựng Luật về tư pháp quốc tế; (ii) Rà soát bổ sung các quy định trong Bộ luật hình sự để thực hiện các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên; (iii) Đề xuất gia nhập Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp
|
Bộ Tư pháp
|
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Các Đề án trình Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội
|
2014 - 2016
|
2.3
|
Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan
|
Các Đề án trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội
|
2014 - 2015
|
2.4
|
Xây dựng Đề án về Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
2.5
|
Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương phục vụ hội nhập quốc tế
|
Bộ Ngoại giao
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
2.6
|
Đưa nội dung “hội nhập quốc tế” vào chương trình giảng dạy tại các trường Đảng, trường hành chính, các trường đại học và cao đẳng, các trường và trung tâm đào tạo của các Bộ, ban, ngành
|
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Các chương trình giảng dạy
|
2014 - 2015
|
2.7
|
Xây dựng Đề án tăng cường kiến thức pháp luật quốc tế và các kỹ năng xử lý các vấn đề pháp luật quốc tế cho đội ngũ cán bộ pháp chế các Bộ, ngành và địa phương
|
Bộ Tư pháp
|
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014 - 2016
|
2.8
|
Xây dựng Đề án tăng cường đào tạo nguồn nhân lực hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cán bộ tham gia đàm phán kinh tế, thương mại quốc tế
|
Bộ Công Thương
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
3
|
Hội nhập kinh tế quốc tế
|
3.1
|
Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO
|
Bộ Công Thương
|
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Báo cáo trình Chính phủ
|
2013 - 2014
|
3.2
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020
|
Bộ Công Thương
|
Các Bộ, ngành, địa phương
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
3.3
|
Xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội nước ta sau 10 năm gia nhập WTO. Xây dựng Báo cáo “Việt Nam 2030” làm cơ sở hoạch định chính sách phát triển, hội nhập quốc tế cho Việt Nam đến năm 2030
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ
|
2014 - 2016
|
3.4
|
Xây dựng Đề án xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
3.5
|
Xây dựng Đề án tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
3.6
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
3.7
|
Xây dựng Đề án đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2015
|
4
|
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị
|
4.1
|
Xây dựng và triển khai các Đề án tham gia, đề xuất, thúc đẩy sáng kiến của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương
|
Bộ Ngoại giao
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Các Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014 - 2016
|
4.2
|
Xây dựng các Đề án gia nhập các tổ chức, diễn đàn mới; chuẩn bị nhân sự người Việt Nam để đưa vào làm việc và ứng cử vào các vị trí công việc quan trọng trong các tổ chức quốc tế
|
Bộ Ngoại giao, các Bộ quản lý chuyên ngành
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Các Đề án trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị
|
2014 - 2016
|
5
|
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng
|
5.1
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế về quốc phòng đến năm 2020
|
Bộ Quốc phòng
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Chính trị
|
2014
|
5.2
|
Xây dựng chiến lược hội nhập về quốc phòng với ASEAN và các nước đối tác, đối thoại của ASEAN đến năm 2020
|
Bộ Quốc phòng
|
Bộ Ngoại giao
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
5.3
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh đến năm 2020
|
Bộ Công an
|
Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6
|
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
|
6.1
|
Xây dựng Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6.2
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6.3
|
Xây dựng Kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tổ chức khác thuộc hệ thống Liên hợp quốc trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến 2030
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6.4
|
Xây dựng Đề án tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA)
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6.5
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|
Ủy ban Dân tộc
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược/Đề án báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
6.6
|
Xây dựng và triển khai các dự án trọng điểm trong quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020
|
Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
|
Các đài phát thanh truyền hình địa phương
|
Các Đề án, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014 - 2016
|
6.7
|
Xây dựng Kế hoạch thực hiện cam kết của ta khi tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Kế hoạch phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn của ASEAN và khu vực về phòng chống tham nhũng
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Các Đề án, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014 - 2016
|
6.8
|
Xây dựng Chiến lược hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020
|
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Dự thảo Chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
THE GOVERNMENT
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 31/NQ-CP
|
Hanoi, May 13,
2014
|
RESOLUTION PROMULGATING
THE GOVERNMENT’S PROGRAM OF ACTION TO IMPLEMENT RESOLUTION NO. 22-NQ/TW OF APRIL
10, 2013, OF THE POLITICAL BUREAU OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM CENTRAL
COMMITTEE, ON INTERNATIONAL INTEGRATION (*) THE GOVERNMENT Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government; Pursuant to Resolution No. 22-NQ/TW of April 10,
2013, of the Political Bureau of the Communist Party of Vietnam Central
Committee, on international integration; At the proposal of the Minister of Foreign
Affairs, RESOLVES: Article
1. To promulgate
together with this Resolution the Government’s program of action to implement
Resolution No. 22-NQ/TW of April 10, 2013, of the Political Bureau of the
Communist Party of Vietnam Central Committee, on international integration. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article
3. Ministers,
heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and
chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this
Resolution. ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung THE GOVERNMENT’S PROGRAM OF ACTION TO IMPLEMENT RESOLUTION NO. 22-NQ/TW OF APRIL 10, 2013, OF
THE POLITICAL BUREAU OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM CENTRAL COMMITTEE, ON
INTERNATIONAL INTEGRATION
(Promulgated together with the Government’s
Resolution No. 31/NQ-CP of May 13, 2014) I.
OBJECTIVES On April 10, 2013, the
Political Bureau of the Communist Party of Vietnam Central Committee promulgated
Resolution No. 22-NQ/TW on international integration (below referred to as
Resolution No. 22). This very important Resolution concretizes the foreign
policy line and the policy of proactive and active international integration
laid down by the XIth National Party Congress. Resolution No. 22
affirms that proactive and active international integration is a major
strategic orientation of the Party for the successful performance of the tasks
of building and defending the socialist fatherland of Vietnam. The Resolution
clearly points out the objectives, guiding viewpoints and major orientations
for implementing comprehensive international integration in the coming time. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 II.
SPECIFIC CONTENTS In order to achieve the
above objectives, in addition to their regular tasks, ministries,
ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level
People’s Committees should concretize, and organize the implementation of, the
following: 1. Communication,
popularization and thorough study of the Resolution a/ To deeply and widely
popularize and study the contents of Resolution No. 22, as well as
requirements, opportunities, challenges, orientations and major tasks of
international integration in each sector and field to ministries, sectors,
localities, socio-political organizations, Party organizations at all levels,
enterprises and people of all strata. b/ To further raise
awareness about the opportunities and challenges of international economic
integration in the period of comprehensive international integration, including
new-generation economic and trade issues, especially among localities,
enterprises and business associations. c/ To widely popularize
the policy of proactive and active international integration to partners, the
international community and overseas Vietnamese community, and get to know and
promptly notify public opinions to related domestic agencies. To further
promote image of the Vietnamese country and people and disseminate information
about Vietnam to countries around the world. To continue to effectively
implement the Strategy on development of external information in the 2011-2020
period. 2. Building of
institutions and capacity for international integration a/ To formulate and
implement an overall strategy for international integration through 2020, with
a vision toward 2030, attaching importance to renewing institutions, developing
human resources and modernizing infrastructure to meet international
integration requirements. b/ To continue to improve
the system of regulatory documents along the line of further scrutinizing,
adjusting, revising and canceling legal provisions that are no longer suitable
to international commitments, incorporating international commitments into
national law, and promulgating new regulations to meet international
integration requirements. To study amendments and supplements to the Law on
Conclusion, Accession to, and Implementation of Treaties and the Ordinance on
Conclusion and Implementation of International Agreements; to draw up and
implement plans on negotiation and conclusion of and accession to new treaties;
to propose measures for more effective implementation of international
commitments. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 and harmonious direction,
administration, coordination, examination and supervision of international
integration activities of all sectors and fields from the central to local
level. d/ To enhance close
coordination between state diplomacy and Party’s and people’s diplomacy, and
between foreign policy and national defense and security to ensure coordinated
and consistent international integration activities. dd/ To organize deep
researches into international integration theory and practice to serve
international integration in each sector and field and at each level. e/ To increase training
and retraining to raise international integration awareness and capacity for
cadres, civil servants and public employees at all levels and of all sectors. 3. International economic
integration a/ To review and update,
and organize the implementation of, the Government’s program of action in order
to further implement the Resolution of the fourth plenum of the Party Central
Committee, Xth term, on a number of undertakings for the fast and
sustainable development of the economy after Vietnam’s accession to the World
Trade Organization (WTO), ensure harmony and synchrony with the program of
action on international integration; to add new tasks to meet the requirements
of national development through 2020. b/ To formulate and
implement a program of action to implement the Strategy on participation in
free trade agreements (FTA) through 2020. c/ To formulate and
implement a strategy for international economic integration through 2020, which
integrates the strategic orientations on international integration in the
financial- monetary field. To develop orientations for raising the
effectiveness of the participation and the role of Vietnam in such economic,
trade and financial-monetary institutions as the International Monetary Fund
(IMF), the World Bank (WB), the World Trade Organization (WTO), the Asian
Development Bank (ADB), etc.; to actively participate in other cooperation
mechanisms such as the Asia-Europe Meeting (ASEM), etc. d/ To raise the
effectiveness of the participation in, and increase practical contributions to,
multilateral cooperation mechanisms in Asia and the Pacific like the
Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC); to propose and lead new initiatives
at regional and global levels, in the advantaged fields of Vietnam such as food
security and response to climate change; to prioritize our country’s
contribution to the building of, and effective use of our participation in, the
ASEAN Economic Community and economic cooperation between ASEAN and partners,
particularly enhancing connection and development of human resources; to
elevate the status of sub-regional and related economic alignment mechanisms,
attaching importance to the Mekong cooperation mechanism, Greater Mekong
Sub-region (GMS), ACMECS, Mekong with partners, and the expanded Tonkin Gulf
Cooperation Initiative, etc. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 e/ To strongly implement
measures of political and diplomatic lobby in combination with technical
explanation in lobbying other countries to soon recognize the market economy
status of Vietnam; to strongly promote political and diplomatic lobby to serve
international economic integration. 4. International
integration in the political field a/ To promote and deepen
relations with partners, especially those of strategic importance to national
development and security, enhance intertwining interests in various fields. b/ To actively and
proactively participate in and promote the role of our country in multilateral
institutions, especially in the contribution to building the ASEAN Community
and orienting its development beyond 2015, raise the effectiveness of the
participation in the ASEAN Political- Security Community, promote cooperation
in the regional mechanisms in which ASEAN plays a central role such as ASEAN+1
and ASEAN+3, the ASEAN Regional Forum (ARF), the East Asia Summit (EAS), etc.;
to raise the effectiveness of Vietnam’s participation in the implementation of
the Declaration of Conduct of Parties in the East Sea (DOC) and early
formulation of the Code of Conduct (COC). To take the initiative in making
responsible contributions to such important forums as the United Nations,
Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC), Asia-Europe Meeting (ASEM), the
Non-Aligned Movement, the South-South Cooperation, and the Organization of
French-Speaking Nations (Francophone), and sub-regional cooperation mechanisms,
etc. c/ To prepare the hosting
of big multilateral diplomatic events and Vietnam’s candidacy for membership of
important international organizations. To step up research into,' and promote
Vietnam’s initiatives regarding, common regional and global issues. d/ To draw up and
implement a plan on accession to international organizations and forums to
which Vietnam is not yet a contracting party, in conformity with the country’s
needs and interests. To intensify training of multilateral officials and
prepare Vietnamese personnel to work and stand as candidates for important
posts in international organizations. dd/ To raise the
effectiveness of foreign policy work in the fields of democracy and human
rights, especially at relevant multilateral forums and in bilateral relations
with key partners. e/ To actively assist and
closely coordinate with the Party’s agencies, departments and sectors in
expanding and developing external relations of the Party, increase the
effectiveness of the participation in forums of political parties and
cooperation mechanisms of regional and international social organizations and
non-government organizations, and raise the effectiveness of people’s external
activities. g/ To actively assist and
closely coordinate with agencies of the National Assembly in promoting external
activities of the National Assembly, and raise the effectiveness of the
participation in regional and international parliamentary and
inter-parliamentary cooperation mechanisms. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 6. International
integration in national defense and security a/ To formulate and
implement a strategy for international integration in national defense through
2020, effectively utilize external resources and the international status of
the country in order to contribute to building the army to be gradually modem
and consolidating the defense strength of the country, at the same time to
raise the quality of strategic forecast and advice and increase the capacity of
national security and defense assurance. To propose measures to develop and
deepen bilateral defense relations with other countries; to participate
proactively, actively, responsibly and effectively in multilateral external activities
on national defense, especially forums within the ASEAN framework and in which
ASEAN plays a central role, and other cooperation mechanisms in the regional
security structure. b/ To draw up and
implement plans on participation in peace-keeping operations of the United
Nations from 2014, activities of controlling the proliferation of weapons of
mass destruction, and joint military exercises under roadmaps suitable to the
capacity of our army. c/ To formulate and
implement a strategy for international integration in-the field of security
through 2020; to proactively detect, combat and, frustrate all plots and
activities of hostile forces and criminals taking advantage of international
integration to infringe upon national security and social order and safety; to
raise the effectiveness of the relation and cooperation with security,
intelligence and police agencies of other countries, improve the legal corridor
and step by step deepen cooperation relations in a practical and effective
manner. To actively participate in multilateral cooperation mechanisms on the
combat and prevention of transnational crime and preclude and reduce
non-traditional security threats; to bring into play the role and
responsibility of Vietnam in such multilateral cooperation mechanisms as the
Association of National Police Forces of the ASEAN Region (ASEANPOL), the
International Criminal Police Organization (INTERPOL), the ASEAN Forum on
Cooperation on the Prevention and Combat of Transnational Crime, the ASEAN
Regional Forum (ARF), and the Meeting of ASEAN Chiefs of Security Agencies
(MACOSA), etc. 7. International
integration in culture, society, ethnicity, education and training, science and
technology and other fields a/ To review Vietnam’s
international commitment contents and the implementation of and orientations
for participation in international commitments in culture, society, education
and training, science and technology, health and other fields so as to propose
implementation roadmaps. b/ To integrate
international integration activities into the process of formulating and
implementing strategies, plans and schemes on socio-cultural development,
science and technology, education and training, labor, health, sports, etc.,
with a view to making use of international cooperation and assistance,
assimilating the knowledge and cultural quintessence of mankind, promoting the
image of the Vietnamese country and people among international friends, and
training high-quality human resources for the country. c/ To formulate and implement
a strategy for external culture of Vietnam through 2020, with a vision toward
2030, and a strategy for development of cultural industries. To enhance the
proactive role of Vietnam in multilateral cultural mechanisms and forums
(accession to UNESCO conventions and bodies, cooperation within the ASEAN, APEC
and ASEM frameworks, etc.). To increase the quality and achievements in
regional and international cultural, art and sports activities, tap to the
utmost the effectiveness of bilateral and multilateral tourist cooperation to
serve sustainable development. To continue to implement the Strategy on
cultural diplomacy through 2020. d/ To formulate and
implement a strategy for international integration on labor and social affairs
through 2020, with a vision toward 2030. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 e/ To effectively
implement the Scheme on international integration on science and technology
through 2020. g/ To effectively
implement the Scheme on international integration on education and vocational
training through 2020, activities of international integration on education and
training within the framework of regional and international organizations such
as the Asia-Europe Meeting of Ministers for Education (ASEAME), the East Asia
Summit (EAS), the Southeast Asian Ministers of Education Organization (SEAMEO),
etc. h/ To formulate and
implement a strategy for international integration in ethnic affairs through
2020, with a vision toward 2030; and a scheme on enhancement of international
integration and support for socio-economic development in ethnic minority
areas. i/ To formulate and
implement plans on implementation of commitments within the framework of
specialized international organizations of which Vietnam is a member,
especially inter-government organizations and organizations within the United
Nations system. To increase participation in cooperation mechanisms to settle
environmental issues and propose Vietnam’s initiatives to make active
contributions to common efforts to respond to climate change, protect the
environment, forests, water sources, fauna and flora and prevent and control
natural disasters, etc. k/ To expand cooperation
relations on professional skills and exchange of information with foreign news
agencies and radio and television broadcasting companies. To increase
participation in multilateral associations and forums on communication. To
strengthen and promote the network of overseas bureaus. l/ To raise the
effectiveness of political and ideological education, cultural, information and
propaganda work; to effectively combat to limit the negative effects of
international integration on society, culture, ideology, morality and
lifestyle. III.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION 1. On the basis of the
contents of the major tasks set out in this program of action and depending on
their assigned functions and tasks, ministers, heads of ministerial-level
agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of
provincial-level People’s Committees shall direct the formulation of programs
of action of their own ministries, sectors or localities, and report them to
the Prime Minister, Chairman of the National Steering Committee for
International Integration, in June 2014, which will then be concretized into
tasks in annual work plans. 2. Ministers, heads of
ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and
chairpersons of provincial-level People’s Committees shall direct, enhance
inspection of, and urge, the implementation of this program of action; and
annually report on the implementation to the Prime Minister and the Chairman of
the National Steering Committee for International Integration. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. In the course of
implementation of this program of action, if finding it necessary to amend and
supplement specific contents of this program, ministries, sectors and
localities shall report them to the Prime Minister, and the Chairman of the
National Steering Committee for International Integration, for consideration
and decision.- ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung (*) Công Báo Nos
531-532 (27/5/2014)
Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/05/2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
17.109
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|