Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 161/KH-UBND 2022 thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững Tuyên Quang 2021 2025

Số hiệu: 161/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Hoàng Việt Phương
Ngày ban hành: 27/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 27 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Căn cứ Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 01/7/2022 về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 và năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 và năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án), qua đó phát huy được vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, nhất là người dân ở các huyện nghèo, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác chỉ đạo từ cấp tỉnh tới cơ sở, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Đề án. Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến hộ nghèo, hộ cận nghèo; triển khai, thực hiện tốt các Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trên địa bàn huyện nghèo.

II. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành xây dựng Kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án; căn cứ Kế hoạch và chức năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương tổ chức thực hiện Đề án gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

- Triển khai đồng bộ, lồng ghép các nhiệm vụ giải pháp để đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện Đề án.

- Từ tỉnh đến cơ sở phân công địa bàn phụ trách cụ thể; giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo có địa chỉ.

B. MỤC TIÊU

Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 đề ra.

 (Kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo chung; hộ nghèo người có công với cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo; giảm hộ nghèo theo nguyên nhân; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chiều thiếu hụt tại các biểu từ 01 đến 04)

C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025, đồng thời triển khai các giải pháp thực hiện cụ thể sau:

I. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giảm nghèo; truyền thông, vận động để làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và các hộ nghèo về ý trí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; biểu dương, khen thưởng các hộ nghèo có nhiều nỗ lực điển hình trong vươn lên thoát nghèo bền vững

- Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ tỉnh đến cơ sở cần xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm, giai đoạn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nêu cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.

- Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án, các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch giai đoạn, hằng năm đảm bảo phù hợp theo mục tiêu chung; nghiên cứu các giải pháp cụ thể thiết thực của đơn vị, địa phương để thực hiện Đề án có hiệu quả. Kịp thời tham mưu và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường, đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức, nội dung tuyên truyền cần làm rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và của người nghèo đối với công tác giảm nghèo, trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo, do đó cần sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chủ động tìm biện pháp tăng thu nhập, thoát nghèo cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng; tuyên truyền để người nghèo, hộ nghèo thấy rõ chính sách của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng chỉ hỗ trợ được một phần, còn sự nỗ lực, tự vươn lên của bản thân hộ nghèo mới là giải pháp chính giúp người nghèo, hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững.

- Tổ chức các hình thức biểu dương, khen thưởng, khuyến khích, cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình làm tốt công tác giảm nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhiều nỗ lực cố gắng vươn lên thoát nghèo bền vững.

II. Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025

1. Dự án 1 (Tiểu dự án 1). Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo (Na hang và Lâm Bình)

a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ‑ xã hội thiết yếu liên kết vùng phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình.

b) Đối tượng: Huyện nghèo Na Hang, Lâm Bình.

c) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

d) Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 461.749 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 419.772 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 41.977 triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Trung ương: 448.300 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 407.546 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 40.754 triệu đồng). Ngân sách tỉnh: 13.449 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 12.226 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 1.223 triệu đồng).

đ) Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, Lâm Bình.

2. Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

c) Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 173.989 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 168.921 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 5.068 triệu đồng.

d) Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

- Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập, gắn với quy hoạch sản xuất, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 75.288 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 73.095 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 2.193 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

- Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 18.471 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 17.933 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 538 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

4. Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

- Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh (ưu tiên người dân trên địa bàn huyện nghèo), gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 209.032 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 85.038 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 123.994 triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Trung ương 202.944 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 82.561 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 120.383 triệu đồng). Ngân sách tỉnh 6.088 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 2.477 triệu đồng; vốn sự nghiệp dự kiến 3.611 triệu đồng).

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn huyện Na Hang và huyện Lâm Bình

- Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Na Hang, Lâm Bình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 6.452 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 6.264 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 188 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

- Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 42.506 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 13.751; vốn sự nghiệp dự kiến 28.755 triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Trung ương 41.267 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 13.350; vốn sự nghiệp dự kiến 27.917 triệu đồng). Ngân sách tỉnh 1.239 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 401; vốn sự nghiệp dự kiến 838 triệu đồng).

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

c) Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 49.842 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 48.390 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 1.452 triệu đồng.

d) Phân công thực hiện: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, Lâm Bình.

6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin.

+ Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương.

+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

+ Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

- Đối tượng, nội dung thực hiện: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 7.009 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 6.805 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 204 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

- Mục tiêu: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

- Đối tượng, nội dung thực hiện: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 9.759 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 9.475 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 284 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

- Đối tượng, nội dung thực hiện: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 27.652 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 26.847 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 805 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

- Mục tiêu:

+ Thiết lập quy trình, hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật.

- Đối tượng, nội dung thực hiện: Thực hiện theo quy định của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Kinh phí thực hiện: Theo kế hoạch trung hạn, hằng năm được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Tổng kinh phí dự kiến: 14.676 triệu đồng (vốn sự nghiệp). Trong đó: Ngân sách Trung ương 14.249 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 427 triệu đồng.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

III. Thực hiện các chính sách giảm nghèo chung

1. Thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, giải pháp hỗ trợ người dân, hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập

a) Hỗ trợ tín dụng ưu đãi

- Mục tiêu:

+ 100% hộ gia đình nếu có nhu cầu, đúng đối tượng, có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi.

+ Gắn việc thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ... của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương...với tín dụng chính sách xã hội để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Giảm hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất từ 19.310 hộ (đầu năm 2022) xuống còn 8.571 hộ (cuối năm 2025) và hộ nghèo do nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất giảm từ 9.992 hộ (đầu năm 2022) xuống còn 3.527 hộ (cuối năm 2025).

- Đối tượng và nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vay vốn tối đa đối với mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo được Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và theo quy định của Nhà nước.

- Nguồn kinh phí: Vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: 955.079 triệu đồng và các nguồn vốn cho vay hợp pháp khác.

- Phân công thực hiện: Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan tổ chức quản lý, triển khai thực hiện đảm bảo thực hiện chính sách:

+ Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại ưu tiên thực hiện cho vay với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn gắn với giảm nghèo bền vững cho người dân.

b) Hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống.

- Mục tiêu:

+ Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn giữa các Chương trình MTQG để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống.

+ Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 106 mô hình (50 mô hình thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, 56 mô hình thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), dự án trên địa bàn toàn tỉnh.

+ 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, người dân trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

+ Phấn đấu giảm số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kiến thức về sản xuất (từ 7.647 hộ đầu năm 2022 xuống còn 483 hộ vào cuối năm 2025).

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo đối tượng được hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kinh phí thực hiện: 1.020.279 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo khoản 2, và tiểu mục a khoản 3 tại mục II, phần C của kế hoạch này: 249.277 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 771.002 triệu đồng.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định, phân bổ các nguồn vốn triển khai thực hiện.

c) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Mục tiêu:

+ Thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn giữa các Chương trình MTQG để đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Các hộ nghèo, cận nghèo có lao động trong độ tuổi và có khả năng làm việc, có ít nhất một thành viên có việc làm bền vững.

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

+ Giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 20% (cuối năm 2025) và giảm số hộ nghèo do nguyên nhân không có kỹ năng lao động sản xuất từ 10.595 hộ (đầu năm 2022) xuống còn 269 hộ (cuối năm 2025).

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo đối tượng được hỗ trợ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kinh phí thực hiện: 556.066 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo khoản 4, mục II, phần C của kế hoạch này: 257.990 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh) : 256.376 triệu đồng.

+ Kinh phí về đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 41.700 triệu đồng.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện.

d) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đặc biệt là huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn

- Mục tiêu: Dự kiến trong giai đoạn xây dựng 1.381 công trình trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Kinh phí thực hiện: 2.115.668 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo khoản 1, mục II, phần C của kế hoạch này: 461.749 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 1.052.169 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG nông thôn mới (Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 601.750 triệu đồng.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định, phân bổ các nguồn vốn triển khai thực hiện.

đ) Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho những hộ nghèo thiếu đất sản xuất

- Mục tiêu: Phấn đấu giảm số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu đất sản xuất từ 5.243 hộ đầu năm 2022 xuống còn 3.925 hộ vào cuối năm 2025, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 11.054 hộ.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 711.339 triệu đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện.

2. Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

a) Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo:

- Mục tiêu:

+ Phấn đấu tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt trên 98%.

 + Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn qua đào tạo đạt 40%, (trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 18%).

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp (giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn xuống dưới 15% vào cuối năm 2025).

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: Kinh phí phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 25/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 520.453 triệu đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện.

b) Hỗ trợ y tế:

- Mục tiêu:

+ 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống dưới 16%.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: 126.331 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo tiểu mục b, khoản 3 tại mục II, phần C của kế hoạch này: 18.471 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện tại Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 33.180 triệu đồng.

+ Kinh phí triển khai các giải pháp để duy trì và nâng cao các kết quả của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Kế hoạch số 138/KH‑UBND ngày 23/08/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 74.680 triệu đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định, phân bổ các nguồn vốn triển khai thực hiện.

c) Hỗ trợ về nhà ở:

- Mục tiêu: Phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 6.420 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ nhà ở.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Đề án xoá nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: 307.867 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo khoản 5, mục II, phần C của kế hoạch này: 49.842 triệu đồng.

+ Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021- 2025 (Quyết định 308/QĐ-MTTQ-BTT ngày 02/12/2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh): 258.025 triệu đồng.

- Phân công nhiệm vụ: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện.

đ) Hỗ trợ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường:

- Mục tiêu:

+ 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

+ Ít nhất 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 10.360 hộ, nước sinh hoạt tập trung 93 công trình, xây dựng 114 công trình thủy lợi đầu mối; 5.817 nhà tiêu.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Chương trình MTQG nông thôn mới và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: 362.302 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 91.080 triệu đồng.

+ Kinh phí về đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 18/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) : 271.222 triệu đồng.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định, phân bổ các nguồn vốn triển khai thực hiện.

e) Hỗ trợ giảm nghèo về thông tin:

 - Mục tiêu:

 + 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

+ 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án liên quan khác.

- Kinh phí thực hiện: 128.217,5 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo khoản 6, mục II, phần C của kế hoạch này: 16.768 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh): 111.449,5 triệu đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện.

g) Trợ giúp pháp lý:

- Mục tiêu: Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được trợ giúp pháp lý.

- Đối tượng, nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định của chương trình trợ giúp pháp lý.

- Kinh phí thực hiện: Kinh phí được giao hàng năm cho các đơn vị, địa phương.

- Phân công nhiệm vụ: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.

h) Các chính sách trợ giúp khác:

Duy trì thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, gắn với thực hiện giảm nghèo bền vững. Thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiếu đói lương thực, những hộ gặp tai nạn, rủi ro, thiên tai. Trợ giúp kịp thời cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Chủ động thực hiện phương án đối phó, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường trên diện rộng trong địa bàn toàn tỉnh, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, giúp người dân kịp thời khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống khi có thiên tai xảy ra.

(Có Biểu số 05 phân công các sở, ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể; các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững kèm theo)

D. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nguồn vốn thực hiện: 7.571.782 triệu đồng. Trong đó:

1. Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: 1.301.825 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương: Khoảng 1.096.425 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.064.490 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 503.457 triệu đồng; vốn sự nghiệp 561.033 triệu đồng). Ngân sách Địa phương: 31.935 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 15.104 triệu đồng; vốn sự nghiệp 16.831 triệu đồng).

(Có biểu số 06 phân bổ vốn và biểu số 07 danh mục các dự án đầu tư thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021- 2025 kèm theo)

- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, nhân dân đóng góp: 205.400 triệu đồng.

2. Vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: 955.079 triệu đồng.

3. Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021- 2025: 258.025 triệu đồng.

4. Dự kiến kinh phí vốn đầu tư phát triển từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 3.026.595 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 601.750 triệu đồng.

5. Huy động từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: 1.428.508 triệu đồng.

(Có biểu số 08 tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch kèm theo)

Đ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Nhiệm vụ chung

Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG các cấp và các ngành có liên quan thực hiện theo nhiệm vụ đã được phân công tại phần C kế hoạch này. Đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ hằng năm lập Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 10 hằng năm để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh; căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn, đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình MTQG, giữa các Chương trình MTQG với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo quy định của tỉnh.

Phân công thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phụ trách, theo dõi địa bàn các huyện, thành phố theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 09/6/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025. Cấp huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trong đó phân công các cơ quan, đơn vị, cá nhân phụ trách, theo dõi địa bàn các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo cấp cơ sở phân công các tổ chức, cá nhân, cán bộ, đảng viên phụ trách, giúp đỡ hộ nghèo theo địa chỉ cụ thề để giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất về Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

II. Nhiệm vụ cụ thể

1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch giai đoạn và hằng năm tổ chức triển khai một số nội dung cụ thể của Kế hoạch. Trong đó, chú trọng việc hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng thoát nghèo; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện Đề án, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện; sơ kết, đánh giá hằng năm, giữa kỳ và tổng kết, đánh giá khi kết thúc Kế hoạch, Đề án.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao tại điểm 1, mục II, phần thứ tư Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Căn cứ văn bản của các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc trách nhiệm được phân công; phối hợp tổ chức thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.

- Nghiên cứu tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững; nhân rộng mô hình điểm ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư không còn hộ nghèo, thoát nghèo bền vững vươn lên làm giàu.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án để thực hiện kế hoạch đảm bảo theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đối ứng ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh) để thực hiện Kế hoạch theo giai đoạn và hằng năm.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao tại điểm 3, mục II, phần thứ tư Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Căn cứ văn bản của các Bộ, ngành Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.

4. Các sở, ngành chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình, Đề án

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao tại phần C Kế hoạch này và Mục II, Phần thứ tư Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Căn cứ văn bản của các Bộ, ngành Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao hướng dẫn đơn giá, định mức hỗ trợ, đầu tư đảm bảo phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật cho địa phương triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc trách nhiệm được phân công. Chủ trì, phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 được phân công.

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và hằng năm thực hiện đối với dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của các Sở, ngành gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định.

- Hướng dẫn các địa phương triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung dự án, tiểu dự án đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các địa phương.

 - Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần của dự án, tiểu dự án chủ trì quản lý, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Huy động và lồng ghép các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần chủ trì quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.

5. Các sở, ban, ngành liên quan

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao tại phần C Kế hoạch này và mục II, phần thứ tư Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến công tác giảm nghèo; nghiên cứu, lồng ghép nhiệm vụ của đơn vị với các hoạt động của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đảm bảo phù hợp, hiệu quả, không chồng chéo, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch.

6. Các cơ quan truyền thông của tỉnh: Có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa về công tác giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả; tuyên truyền về kết quả hoạt động giảm nghèo, thông qua đó nâng cao trách nhiệm về công tác giảm nghèo cho toàn xã hội.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại phần C kế hoạch này và mục II, phần thứ tư Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau". Vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, gây lãng phí, gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Phối hợp với các cấp chính quyền nghiên cứu, tổ chức các hình thức biểu dương, khen thưởng, khuyến khích, cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình làm tốt công tác giảm nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nỗ lực cố gắng vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện tại các Sở, ngành và địa phương theo quy định; phối hợp vận động các nguồn vốn xã hội hóa cho công tác giảm nghèo.

8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án. Tổ chức điều tra, rà soát, theo dõi, quản lý số liệu hộ nghèo chính xác, phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo tại địa phương, đảm bảo cho việc thực hiện hỗ trợ giảm nghèo đúng đối tượng; hằng năm thực hiện việc giao chỉ tiêu và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giảm hộ nghèo theo nguyên nhân chính dẫn đến nghèo.

b) Lồng ghép, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, báo cáo định kỳ, hằng năm việc thực hiện Kế hoạch theo quy định.

c) Căn cứ tình hình, điều kiện của địa phương, tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để hỗ trợ giảm nghèo. Tuyên truyền, vận động người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều; xây dựng triển khai mô hình điểm ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư không còn hộ nghèo, thoát nghèo bền vững vươn lên làm giàu.

d) Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá và định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn về Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động ‑ Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo) theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB và XH; (báo cáo)
- Bộ KH và ĐT; (báo cáo)
- Bộ Tài chính; (báo cáo)
- Ủy ban Dân tộc; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành; (thực hiện)
- UBND huyện, thành phố;
- Báo Tuyên Quang, Đài PTTH tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- TP, PTP khối NCTH;
- Lưu: VT, THVX (Chiến).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hoàng Việt Phương

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 161/KH-UBND ngày 27/08/2022 thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.322

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.98.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!