ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1103/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 10
tháng 5 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN
NĂM 2030
Căn cứ Nghị quyết số
82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững;
Căn cứ Quyết định số
147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- 2025;
Căn cứ Quyết định số
919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
380/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về Kế hoạch
phát triển du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
657/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
“Kế hoạch Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”,
nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH
, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát triển du lịch cộng đồng dựa
trên cơ sở vận dụng, khai thác, phát huy tối đa và có hiệu quả về lợi thế từ
nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa, nét văn hóa truyền thống, phong tục tập
quán của đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai, tiêu biểu là 02 dân tộc Bahnar
và Jrai; kết hợp khai thác môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, tạo
thành sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ và thu hút du khách trong và ngoài nước
đến Gia Lai ngày càng nhiều hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ
sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn.
- Tăng cường thu hút các nguồn
lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng dân
cư cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; hình thành các mô hình du lịch cộng
đồng đảm bảo các điều kiện phục vụ khách du lịch; hình thành được chuỗi giá trị
của một sản phẩm du lịch, kết nối hàng hóa vùng nông thôn, làng nghề truyền thống,
dịch vụ, liên kết điểm, tuyến du lịch đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư
cho phát triển du lịch, trong đó phát huy vai trò cộng đồng địa phương trong
phát triển du lịch bền vững; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, nguồn
tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, đầu tư của doanh nghiệp, các hợp tác
nông nghiệp, đóng góp của cộng đồng (tài chính, sức lao động...) và các nguồn hợp
pháp khác cho phát triển du lịch cộng đồng.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch,
định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự tương
tác trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người
dân đối với Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng; phát huy nội lực của từng
địa phương đồng thời lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng
nông thôn để hỗ trợ các điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất tạo thuận lợi
cho phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
- Xây dựng và phát triển mô
hình du lịch cộng đồng gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân; góp phần
phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống tinh thần và
vật chất cho người dân địa phương.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch được triển khai trên
cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần
tham gia kinh doanh du lịch, do cộng đồng bản địa quản lý, khai thác và hưởng lợi
dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền
các cấp, chuyên gia và đơn vị tư vấn; phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị
lịch sử văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên và phải dựa trên các sản phẩm
du lịch để tạo ra giá trị kinh tế.
- Xác định mô hình du lịch cộng
đồng cụ thể phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào thiểu
số ở Gia Lai; có dự án, đề án đề xuất cho làng đồng bào thiểu số có các điều kiện
đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng, tránh đầu tư tràn lan không hiệu quả.
II. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Xác định
mô hình phát triển du lịch cộng đồng
1.1. Xác định nguồn lực để phát
triển du lịch cộng đồng
- Nguồn lực về văn hóa-xã hội
(vật thể và phi vật thể): Văn hóa truyền thống, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng,
biểu diễn âm nhạc, điệu múa truyền thống…; không gian, kiến trúc truyền thống,
thiết chế văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực, đặc sản địa phương…
- Nguồn lực về thiên nhiên: Cảnh
quan đẹp, núi, sông, suối, thác nước, đồng ruộng, nương rẫy, rừng nguyên sinh…
- Kết cấu hạ tầng: Hệ thống điện,
đường, thông tin liên lạc, nước sạch, xử lý về môi trường… được đầu tư, nâng cấp
để phục vụ khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
- Cơ sở vật chất: Đối với các hộ
gia đình kinh doanh loại hình lưu trú tại gia (homestay) thì nhà cửa, đồ đạc
trong gia đình được sửa sang, trang bị tiện nghi, an toàn vệ sinh đảm bảo đáp ứng
nhu cầu tối thiểu của du khách như: phòng ngủ, bếp nấu, nhà tắm, nhà vệ sinh…
1.2. Xác định mô hình phát triển
du lịch cộng đồng: Liên doanh
Trong điều kiện về văn hóa, xã hội,
kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay của tỉnh Gia Lai thì mô
hình phát triển phù hợp đó là “Liên doanh giữa cộng đồng với doanh nghiệp, khu
vực tư nhân để phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng”. Cơ cấu quản lý này
thành lập theo thoả thuận hợp đồng cho thuê với tỷ lệ đối tác 50/50 giữa cộng đồng
(là nhóm hợp tác xã đã được pháp luật công nhận) và công ty tư nhân là những
nhà đầu tư và quản lý.
- Về phía cộng đồng: Thành lập
Hợp tác xã du lịch cộng đồng hoặc Ban Quản lý, Tổ quản lý du lịch cộng đồng.
- Về phía doanh nghiệp, tư
nhân: Là những nhà đầu tư và quản lý nhà nghỉ, homestay, nhà quản lý công ty lữ
hành.
1.3. Mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển du lịch cộng đồng đến năm 2030
- Mục tiêu: Phấn đấu xây dựng
mô hình du lịch cộng đồng góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích hợp đa
giá trị, bao trùm và phát triển bền vững; xác định vùng nông thôn gắn với phát
huy tiềm năng lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hoá và môi trường sinh
thái của các địa phương để hình thành mô hình hiệu quả.
- Chỉ tiêu: Hoàn thành xây dựng
các hạng mục và vận hành “Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng
làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang” đến hết năm 2025; tiếp tục hỗ trợ
đầu tư cho “Mô hình du lịch nông thôn Làng STơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang” đến
năm 2025 và những năm tiếp theo; khuyến khích các địa phương nghiên cứu các
tiêu chí phù hợp để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đối với làng dân tộc thiểu
số người Jrai trong những năm tiếp theo giai đoạn 2025-2030.
2. Phát triển
mô hình, điểm du lịch nông thôn bền vững
2.1. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật đối với các điểm du lịch đang khai thác nhưng chưa hoàn thiện dịch
vụ
2.1.1. Mô hình phát triển sản
phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang
a) Nhiệm vụ triển khai:
* Đầu tư hạng mục: Nâng cấp,
xây dựng nhà Rông, xây dựng bãi đỗ xe, nhà trưng bày, hỗ trợ nâng cấp nhà ở
thành homestay, nhà vệ sinh đạt chuẩn phù hợp với địa phương; trang bị thùng
rác công cộng; xử lý rác. Trang bị nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn, sưu tầm, phục chế,
phục dựng hiện vật. Hỗ trợ phục dựng cảnh quan, làm giàu tài nguyên, đường đi nội
bộ, điện chiếu sáng, sơ đồ tour tuyến, biển hiệu các hộ gia đình có dịch vụ phục
vụ khách du lịch. Thiết kế, lắp đặt biển chỉ dẫn du lịch. Xây dựng trang thông
tin điện tử (website), máy tinh vận hành, thiết bị mạng internet…
* Quảng bá, truyền thông nhằm
phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho mô hình: Tổ chức đoàn khảo sát cho báo
chi, doanh nghiệp; tổ chức chương trình tọa đàm, hội thảo nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch; xây dựng phim du lịch, ấn phẩm quảng bá, xây dựng chương trình
truyền thông; tổ chức đào tạo bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cộng
đồng; công bố sản phẩm du lịch cộng đồng làng Mơ Hra, giới thiệu để nhân rộng
mô hình.
b) Triển khai thực hiện: Theo
Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày
20/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương thực
hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 275/QĐ-UBND ngày
30/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023
(đợt 2).
c) Thời gian thực hiện:
2024-2025
2.1.2. Mô hình du lịch nông
thôn Làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang
a) Nhiệm vụ triển khai:
Phục dựng các ngành nghề truyền
thống như: Tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực; phục dựng các lễ hội văn
hóa của người dân tộc Bahnar (lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới…); đào
tạo nghệ nhân, đào tạo kỹ năng lễ tân, tiếp đón khách, hướng dẫn viên du lịch…;
xây dựng và phát triển hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm
đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh… ); tái hiện nhà sàn, xây dựng
các nhà nghỉ phục vụ cho du lịch homestay, nhà phục vụ ẩm thực, nhà phục dựng
nghề truyền thống; quảng bá hình ảnh, thương hiệu (Xây dựng cơ sở dữ liệu, hình
ảnh quảng bá thương hiệu làng du lịch); tái hiện lại hình ảnh Anh Hùng Núp cùng
dân làng kháng chiến chống giặc cứu nước (Xây dựng tư liệu hình ảnh và phim ngắn
để công chiếu cho khách du lịch tham quan); hỗ trợ phát triển mô hình vườn, rẫy
kiểu mẫu của người đồng bào Bahnar (vườn cây ăn quả, cơ sở chế biến, phát triển
sản phẩm đặc trưng để tham gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm OCOP, làm nơi tham
quan, trải nghiệm cho du khách).
b) Triển khai thực hiện:
Thực hiện theo Quyết định số
657/KH-UBND ngày 23/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025.
c) Thời gian thực hiện:
2024-2025
2.2. Xây dựng dự án, đề án đề
xuất cho các mô hình du lịch cộng đồng đảm bảo các nguồn lực để phát triển
Các địa phương nghiên cứu lựa
chọn làng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo các điều kiện có khả năng phát triển
du lịch cộng đồng về hiện trạng sẵn có như: Nhà rông, nhà sàn, các lễ hội,
ngành nghề truyền thống, ẩm thực, đặc sản địa phương. Đáp ứng các điều kiện tại
mục “1.1. Xác định nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng”. Một số địa
phương chú trọng khai thác thế mạnh tại các làng đồng bào thiểu số, gồm:
- Thành phố Pleiku: Làng Ốp,
phường Hoa Lư; Làng Ia Nueng, xã Biển Hồ; Làng Wâu, xã Chư Á; Làng Teng 1, xã
Tân Sơn.
- Huyện Chư Păh: Làng Kép, Làng
Al, xã Ia Mơ Nông; Làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya.
- Huyện Mang Yang: Làng Đê
Kjêng, xã Ayun; Làng Pyầu, xã Lơ Pang; Làng Đê Kôn, xã Hra.
Các đề xuất dự án, đề án thực
hiện theo quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền; đảm bảo tuân thủ
quy định của pháp luật.
3. Bồi dưỡng,
đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động kinh doanh du lịch cộng đồng
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở
các cấp, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở khu vực nông thôn.
- Đưa các nội dung bồi dưỡng,
đào tạo về du lịch vào các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ở địa
phương và vùng; xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình phục vụ một số dịch vụ du
lịch cơ bản tại khu vực nông thôn.
- Tổ chức mạng lưới chuyên gia
du lịch, nông nghiệp và các ngành khác là doanh nhân, nghệ nhân, công nhân kỹ
thuật tay nghề bậc cao tham gia hỗ trợ các hộ dân và cộng đồng khai thác và
phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... phục
vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng.
4. Triển
khai các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu du lịch cộng đồng
- Tổ chức các sự kiện, lễ hội,
diễn đàn giới thiệu và kết nối cung - cầu du lịch cộng đồng. Lồng ghép giới thiệu
sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các sự kiện quảng bá du lịch, các
chương trình kết nối nông sản và Chương trình OCOP.
- Hỗ trợ kết nối khách du lịch
lữ hành gắn với các điểm đến về du lịch cộng đồng, từng bước hình thành mạng lưới
kết nối cung cầu về du lịch cộng đồng; xây dựng các ấn phẩm, tạp chí, chương
trình truyền hình, chuyên trang mạng xã hội (youtube, facebook,…) giới thiệu
các điểm đến du lịch cộng đồng.
- Tổ chức các đoàn khảo sát của
doanh nghiệp lữ hành, báo chí để tuyên truyền điểm đến, kết nối xây dựng sản phẩm
du lịch cộng đồng.
5. Ứng dụng
công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch cộng đồng
- Lập bản đồ số các sản phẩm du
lịch cộng đồng, hỗ trợ kết nối sản phẩm nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm
du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch cộng đồng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống
nhất từ tỉnh đến cơ sở phục vụ cho việc quản lý, quảng bá và xúc tiến du lịch cộng
đồng; xây dựng ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm
du lịch cộng đồng.
- Tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn
(big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường
(AR) để từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm
hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch
trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ du lịch cộng đồng an toàn, thuận tiện và
thân thiện.
- Xây dựng chuyên trang điện tử
(website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo, các sản phẩm truyền thông số...) về du
lịch cộng đồng gắn với giới thiệu, quảng bá điểm du lịch cộng đồng; khai thác
thế mạnh truyền thông trên các nền tảng xã hội.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách nhà nước: Căn
cứ nội dung, nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa
phương chủ động cân đối sử dụng từ nguồn dự toán được giao hàng năm theo phân cấp
và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định để thực hiện.
- Huy động, lồng ghép và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng từ nguồn ngân sách nhà
nước; nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án.
- Tăng cường huy động các nguồn
lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, đầu tư của doanh
nghiệp, các hợp tác nông nghiệp, đóng góp của các cá nhân, cộng đồng dân cư
(tài chính, sức lao động...) và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch
cộng đồng.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch:
- Là đầu mối chủ trì thực hiện
kế hoạch; xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch
theo lộ trình từng năm, giai đoạn và đến năm 2030; có trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chức năng, các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đề
ra của Kế hoạch.
- Đôn đốc, theo dõi các đơn vị
liên quan chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch, đảm bảo hoàn
thành khối lượng và tiến độ đề ra.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các nội
dung liên quan đến kinh phí để triển khai thực hiện.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch định kỳ hàng quý, năm; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết nhiệm vụ và đề
xuất các giải pháp kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài
chính:
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách cho năm sau, trên cơ sở dự toán của các đơn vị liên quan xây
dựng gửi Sở Tài chính theo đúng quy định, Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân
sách, rà soát, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng
nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để triển
khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương và các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn
đầu tư phát triển để phát triển điểm du lịch cộng đồng theo lộ trình, kế hoạch
đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa
phương căn cứ nhiệm vụ được giao để triển khai việc phân bổ kinh phí thực hiện
theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của
trung ương và địa phương.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Xây dựng các sản phẩm nông
nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp, sạch, công nghệ cao gắn với phát
triển du lịch.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Tài chính, các địa phương và các ngành liên quan dự toán
kinh phí thực hiện hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Sở
Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch và các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai các nội dung:
- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh
nghiệp Viễn thông xây dựng, mở rộng hạ tầng thông tin liên lạc tại các khu du lịch;
tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, góp phần phát
triển kinh tế số, xã hội số.
- Hướng dẫn các cơ quan thông tấn
báo chí, hệ thống thông tin cơ sở và các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện
tử tổng hợp đẩy mạnh truyền thông quảng bá rộng rãi về du lịch cộng đồng, giới
thiệu các mô hình, điểm đến du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan.
- Chủ trì, phối hợp hỗ trợ Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan, các tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển du lịch cộng đồng, cộng đồng
dân cư thực hiện chuyển đổi số
trong quá trình hoạt động và phục vụ khách du lịch.
6. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan và các huyện, thành phố tăng cường
và thường xuyên thực hiện truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao ý thức,
nhận thức bảo vệ môi trường; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý về bảo vệ
cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương đã, đang và
có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
- Quan tâm phân bổ nguồn kinh
phí thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (các công trình thu gom,
xử lý rác thải, chất thải...) vừa phục vụ dân sinh kết hợp phục vụ du lịch nhằm
hỗ trợ địa phương xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng.
7. Sở Giao
thông vận tải:
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn cho cộng đồng địa phương, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng
đồng và du khách lịch thực hiện tốt công tác quản lý và hoạt động liên quan đến
lĩnh vực giao thông vận tải phục vụ khách du lịch.
8. Sở Khoa
học và Công nghệ:
Phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ
thực hiện các dự án khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao
chất lượng hoạt động du lịch, ưu tiên nguồn vốn khoa học công nghệ đối với các
dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực du lịch cộng đồng.
9. Sở Công
Thương:
Chủ trì, phối hợp các đơn vị có
liên quan hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng thực
hiện chuyển đổi số. Kết nối thương mại tạo điều kiện mang sản phẩm du lịch cộng
đồng của tỉnh đến nhiều đối tác khách hàng trong và ngoài nước.
10. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch nhằm đảm
bảo sức khỏe du khách và cộng đồng.
11. Công
an tỉnh
- Chủ động xây dựng kế hoạch
triển khai đồng bộ các biện pháp giữ vững ổn định về an ninh chính trị; phòng
cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; khai báo lưu trú du lịch; tăng cường các hoạt động
tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự; kéo giảm thấp nhất các loại tội phạm
nói chung, tội phạm cướp giật, trộm cắp nói riêng, tạo môi trường an toàn cho
du khách tại các khu vực phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Kịp thời phát hiện, giải quyết,
xử lý nghiêm các hành vi gây cản trở sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng.
12. Hiệp hội
Du lịch tỉnh:
Làm cầu nối kết nối giữa cơ
quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh;
phối hợp tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng
dân cư tham gia phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
13. Đề nghị
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể của tỉnh:
- Tích cực vận động, khuyến
khích đoàn viên, hội viên: Tham gia mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương;
tham gia thành viên các Hợp tác xã, Tổ hợp tác góp phần sản xuất, tiêu thụ nông
sản tại chỗ; xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường sạch - đẹp - văn minh
trong xóm, ấp, khu phố nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại
địa phương.
- Tổ chức các hoạt động, phát động
mỗi đoàn viên, hội viên tại địa phương sẽ là một hướng dẫn viên du lịch (tại
các điểm di tích, văn hóa lịch sử, các điểm du lịch cộng đồng).
14. Báo
Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai:
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xây dựng các chuyên mục, chuyên trang nhằm tuyên truyền sâu, rộng đến
các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các nội dung về phát triển du lịch cộng
đồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Kịp thời thông tin, quảng bá
hình ảnh Đất và Người Gia Lai, các hoạt động về du lịch cộng đồng tại địa
phương và các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng của từng địa địa
phương trên địa bàn tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước.
15. Ủy ban
nhân dân huyện Kbang:
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ: Mô
hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra, xã Kông Lơng
Khơng; Mô hình du lịch nông thôn Làng STơr, xã Tơ Tung.
16. Các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao
của kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tiến độ; chủ trì xây dựng
kế hoạch cụ thể, theo từng năm trên địa bàn từng địa phương để triển khai thực
hiện, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp
trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ động triển khai việc xây
dựng các mô hình thí điểm tại các xã, phường, thị trấn; chủ trì, phối hợp với
ngành chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng
nghề, kỹ năng mền phục vụ du lịch: Cung cấp dịch vụ ăn uống (pha chế, ...) lưu
trú (làm buồng, phòng,....), ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp ứng xử, đón tiếp,
thái độ phục vụ khách cho cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chuyên nghiệp,
lành nghề, thân thiện; kết hợp với nâng cao kiến thức lịch sử, văn hóa, về điểm
du lịch và tổ chức cho các hộ tham gia học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng
đồng tại các địa phương.
- Chủ động và ưu tiên bố trí
kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước; nhà vệ sinh công cộng,
tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện và các địa điểm triển
khai kế hoạch; hạn chế tối đa việc xây dựng bê tông cốt thép, xây dựng công trình
lấn chiếm và làm ảnh hưởng đến các di tích, di sản địa chất; phát huy hiệu quả
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, phong tục, tập quán đặc trưng, độc đáo
của người dân địa phương để cải thiện sản phẩm, nâng chất lượng dịch vụ du lịch.
- Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị
chức năng tại địa bàn tham gia và tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá
nhân và cộng đồng tham gia thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn triển khai thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác góp phần sản
xuất, tiêu thụ nông sản tại chỗ.
Trên đây là “Kế hoạch Phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”; trong quá trình triển
khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp) để xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NL, KTTH, CNXD, NC, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thanh Lịch
|