Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 16/BC-UBDT tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới 2016 2017

Số hiệu: 16/BC-UBDT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Hà Hùng
Ngày ban hành: 14/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2017

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2016

Căn cứ Công văn số 5273/LĐTBXH-BĐG ngày 30/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016, Ủy ban Dân tộc báo cáo như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc ít người; vận động đồng bào dân tộc ít người phát huy các phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

Trong năm 2016, triển khai thực hiện Quyết định số 554/2009/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức thành công 08 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật với tổng số 960 đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số tại 08 tỉnh: Thanh Hóa, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, An Giang, Kon Tum, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình. Nội dung trọng tâm phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Hiến pháp năm 2013; Bộ Luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bảo vệ phát triển rừng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống, buôn bán người; Luật Phòng chống bạo lực gia đình....

2. Các nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Căn cứ Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trong đó giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong năm 2016, Ủy ban Dân tộc đã ban hành kế hoạch xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số”; đi khảo sát thực tế và tổ chức hội thảo tham vấn tại một số địa phương. Dự kiến Đề án sẽ hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào tháng 8/2017.

3. Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành

Trong năm 2016, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức rà soát, đánh giá, phân tích các chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, với mục đích tìm ra những vấn đề cốt lõi mà phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số đang gặp phải, từ đó có những khuyến nghị điều chỉnh pháp luật và lồng ghép giới trong các chính sách có liên quan phù hợp hơn, để phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số có cơ hội được bình đẳng trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của UN Women, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020 và tổ chức 01 khóa tập huấn lồng ghép giới trong pháp luật và chính sách - trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số cho gần 50 đại diện là đại diện lãnh đạo, công chức thuộc một số Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo, công chức Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và đại diện lãnh đạo, công chức Ban Dân tộc 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung1. Mục đích của khóa tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trẻ em gái; nghĩa vụ của Nhà nước theo Công ước CEDAW; cung cấp các kỹ năng nhằm nâng cao năng lực lồng ghép giới trong xây dựng luật pháp và chính sách, khắc phục bất bình đẳng và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số cho cán bộ ngành công tác dân tộc.

4. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

Trong năm 2016, Ủy ban Dân tộc không tổ chức thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra Ủy ban Dân tộc không phát hiện trường hợp nào vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ.

Phần II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Trên cơ sở nhận thức việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan, tham gia quản lý Nhà nước, là một trong các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ, trong năm qua Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã chú trọng đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ 2016 - 2020 là 3/16 người, chiếm 18,8%; số cán bộ lãnh đạo nữ chủ chốt cấp Vụ của Ủy ban Dân tộc là 12/76 người, chiếm tỷ lệ 15,8% (giữ nguyên so với năm 2015). Hiện Ủy ban Dân tộc chưa có lãnh đạo chủ chốt cấp Bộ là nữ.

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động

Trong sử dụng lao động, các Vụ, đơn vị đã căn cứ vào trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức nữ để có sự ưu tiên trong bố trí, phân công công việc phù hợp với đặc thù của nữ giới. Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng như: nghỉ phép năm, nghỉ theo chế độ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 01 giờ/ngày theo quy định của Bộ Luật lao động và các chế độ khác theo quy định.

3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Lãnh đạo Ủy ban thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Trong năm 2016, cán bộ, công chức nói chung và CBCC, viên chức nữ nói riêng được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, cán bộ công chức nữ có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu công việc được giao. Tuy nhiên, trong thực tế, do thiên chức của người phụ nữ (mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ...) đã gây khó khăn cho phụ nữ khi có cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

Các hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường xuyên được Lãnh đạo Uỷ ban quan tâm, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đều được cấp thẻ BHYT. Hằng năm, cơ quan tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và dành riêng một ngày khám sức khỏe cho công chức, viên chức là nữ.

5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin

Ủy ban Dân tộc thường xuyên tổ chức các cuộc Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong đó có các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Năm 2016, cơ quan tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập cơ quan công tác dân tộc... các hoạt động trên đã thu hút nữ giới tham gia đông đảo và đạt kết quả cao, tạo không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho toàn thể CBCC nói chung và CBCC nữ nói riêng.

6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình

Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình đã được Lãnh đạo Ủy ban quan tâm và tạo điều kiện cho phụ nữ trong cơ quan được tham gia vào các hoạt động xã hội. Do vậy, chị em phụ nữ có sự tự tin và được tôn trọng, bình đẳng hơn trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được thực hiện quyền, nghĩa vụ trong sở hữu tài sản, sử dụng nguồn thu nhập và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau của gia đình đối với cả con trai và con gái trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển cơ bản đã được quan tâm thực hiện, các thành viên trong gia đình đã có trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ công việc gia đình.

7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

Xác định công tác bình đẳng giới là nhiệm vụ trọng tâm, do vậy Lãnh đạo Ủy ban đã giao Vụ Dân tộc thiểu số là đầu mối của Ủy ban Dân tộc về thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và một số nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ. Với số lượng 10 cán bộ công chức của Vụ Dân tộc thiểu số, đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và 07 công chức của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc luôn tích cực, chủ động trong triển khai các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí hằng năm dành cho các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức làm công tác về bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc còn hạn chế, đặc biệt trong năm 2016 Ủy ban Dân tộc không có kinh phí để thực hiện các hoạt động này.

Phần III

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Công tác bình đẳng giới và việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới ở vùng dân tộc miền núi đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, gia đình. Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác phụ nữ của cả hệ thống chính trị, thực hiện lồng ghép giới vào kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội vươn lên bình đẳng như nam giới. Đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số được khẳng định và nâng cao trong gia đình và trong xã hội cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò phụ nữ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đã góp phần hạn chế bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội vùng dân tộc miền núi.

Để đạt được kết quả trên là có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương tới địa phương; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các Vụ, đơn vị, đoàn thể làm công tác dân tộc trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra.

Ủy ban Dân tộc đã tích cực và chủ động trong triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số; phối hợp với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực, nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới.

2. Khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những mặt đạt được, nhiệm vụ thực hiện bình đẳng giới đối với vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những tồn tại, thách thức cần tiếp tục giải quyết như:

- Tư tưởng định kiến giới còn tồn tại nhiều trong nhân dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và một bộ phận không nhỏ cán bộ gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách về bình đẳng giới tại địa phương.

- Trình độ dân trí, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, việc tuyên truyền pháp luật chưa thường xuyên, chậm đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.

- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, nhất là trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản quy phạm pháp luật.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới mỏng, thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, nên chất lượng tham mưu còn hạn chế.

- Năm 2016, Ủy ban Dân tộc không được cấp kinh phí để triển khai các hoạt động của Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc duy trì hoạt động của các mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.

Phần IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để công tác bình đẳng giới và việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới đạt kết quả cao, Ủy ban Dân tộc đề xuất một số nội dung sau:

- Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội và Bộ Tài chính xem xét cấp kinh phí để Ủy ban Dân tộc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thúc đẩy lồng ghép các mục tiêu bình đẳng giới vào xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách cho vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường năng lực lồng ghép giới cho cán bộ công chức trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương tới địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, đài tiếng nói và qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã.

- Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới.

Trên đây là Báo cáo kết quả tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 của Ủy ban Dân tộc, kính gửi Quý Bộ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- BTCN UBDT(để b/c);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, DTTS.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Hà Hùng



1 Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Huế.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 16/BC-UBDT ngày 14/02/2017 tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2016 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.707

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.10.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!