NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/VBHN-NHNN
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 02 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm
2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14 tháng 8
năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 10 năm 2020.
2. Thông tư số 26/2022/TT-NHNN ngày 31 tháng 12
năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 31
tháng 12 năm 2022.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát
ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài[1],[2].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Tỷ lệ này không áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực
hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an
toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế (nếu có) (sau đây gọi là Thông tư 41/2016/TT-NHNN);
b) Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn
ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
đ) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
e) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
g) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm
an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo
tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt
chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.
3. Ngân hàng được kiểm soát đặc biệt thực hiện
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 146đ Luật các tổ chức
tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
4. Ngân hàng hỗ trợ theo phương
án phục hồi đã được phê duyệt, thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại khoản 8 Điều 148đ Luật các
tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tham gia tài trợ các chương trình, dự án theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, việc xem xét nguồn vốn, dư nợ của từng chương trình, dự án khi xác định
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân
hàng 100% vốn nước ngoài;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các giới
hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các khoản tiền gửi
tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức
tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; các khoản cho vay, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá, cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, cấp tín dụng
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; khoản ủy thác cho vay và ủy thác mua
trái phiếu doanh nghiệp; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
2. Khách hàng trong quan hệ cấp tín dụng
với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là khách hàng) là tổ
chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân,
các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân
hoặc một chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn
đầu tư tạo lập, xây dựng, sửa chữa, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất
động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục
đích sinh lợi.
4. Sản phẩm phái sinh bao gồm:
a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23
Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp
đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn
với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp
đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi
lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn
lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các
giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền
chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của
pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm
các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp
đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác
theo quy định của pháp luật.
b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác
theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán
phái sinh;
c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định
của pháp luật.
5. Nợ thứ cấp là khoản nợ theo thỏa thuận
chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả nghĩa vụ, khoản nợ có bảo đảm hoặc không
bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.
6. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch
dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài
sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất
mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật. Tài sản
tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
7. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và
Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
8. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế
về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and
Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial
Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development
Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral
Investment Guarantee Agency - MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian
Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African
Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu
(The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The
Inter-American Development Bank-IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European
Investment Bank - EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment
Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic
Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean
Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic
Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The
Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ
do chính phủ các nước đóng góp.
9. Công ty kiểm soát
là:
a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên
20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của
một ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng thương mại có công ty con, công ty
liên kết.
10. Giấy tờ có giá
là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với
người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và
các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
11. Cấp tín dụng là việc
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo
lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả
việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.
12. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng
bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các nghiệp vụ cấp
tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng
từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật); hạn mức cho vay chưa giải ngân,
hạn mức thẻ tín dụng, số dư bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức
thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ của thư tín dụng) và số dư
các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp
tín dụng.
13. Đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu doanh nghiệp.
14. Người có liên quan của một tổ chức, cá
nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức,
cá nhân đó.
a) Người có liên quan của một tổ chức (bao gồm cả
tổ chức tín dụng) gồm các trường hợp sau đây:
(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty
mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;
(ii) Công ty con của tổ chức đó;
(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức
tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của
công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ
của tổ chức đó;
(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của
tổ chức đó;
(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha
nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể),
bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao
gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu,
em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn
hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở
lên của tổ chức đó;
(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ
hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;
(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp,
cổ phần cho tổ chức đó;
(xi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức đó
sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(xii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức
đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty,
tổ chức tín dụng;
(xiii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức
đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát của công ty mẹ
của công ty hoặc tổ chức tín dụng này.
b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các
trường hợp sau đây:
(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha
nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể);
bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao
gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu,
em dâu, em rể của cá nhân đó;
(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó
sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản
lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng
mẹ;
(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó
là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;
(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó
là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố
vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc
chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha
hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành
viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc
vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó;
(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn
góp, cổ phần cho cá nhân đó;
(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ
chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần tại một tổ chức khác;
(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện
phần vốn góp, cổ phần.
c) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn
rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định
theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo
yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám
sát đối với từng trường hợp cụ thể.
15. Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng
thương mại là việc ngân hàng thương mại góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua
cổ phần và các hình thức khác để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các
doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn
vào công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại; góp vốn vào quỹ đầu
tư hoặc ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức
nêu trên.
16. Không thể hủy ngang là việc không thể
hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được
thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.
17. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc ủy thác cấp
tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để khách hàng hoặc pháp
nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư, kinh doanh cổ phiếu,
sở hữu cổ phần.
18. Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái
phiếu doanh nghiệp là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp
tín dụng hoặc ủy thác cấp tín dụng theo quy định của pháp luật cho khách hàng để
khách hàng hoặc pháp nhân, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư,
kinh doanh, sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.
19. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và
hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
20. Tổ chức tài chính là tổ chức được quy
định theo pháp luật về phòng chống rửa tiền.
21. Tổ chức tài chính nhà nước là tổ chức
tài chính quy định tại khoản 20 Điều này do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
22. Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân
hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
23. Tổ chức tài chính ở nước ngoài là tổ
chức tài chính được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước
ngoài.
24. Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng
được tính bằng tổng số dư khoản mục Tổng Nợ phải trả trên cân đối tài khoản kế
toán cuối mỗi ngày trong tháng chia cho tổng số ngày trong tháng.
25. Giao dịch mua, bán có kỳ hạn là giao
dịch mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền
sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán (bên mua) từ một tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác (bên bán), đồng thời bên bán cam kết sẽ mua
lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian nhất định.
26. Tỷ giá để tính toán các giới hạn, tỷ
lệ bảo đảm an toàn tại Thông tư này (sau đây gọi là tỷ giá) được quy định như
sau:
a) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại
tệ sang đồng Việt Nam:
(i) Vào ngày làm việc không phải
ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về tỷ giá hạch toán tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức
tín dụng;
(ii) Vào ngày làm việc là ngày
làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước về tỷ giá quy đổi Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng, quý, năm bằng
ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là đồng Việt Nam hoặc tỷ giá chuyển đổi báo
cáo tài chính bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là ngoại tệ tại Hệ thống
tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng và Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng.
b) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại
tệ khác sang đô la Mỹ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Điều 4. Quy định nội bộ
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng
vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên
quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách
hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông
tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người
có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê
duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một
khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp
tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức từ
1% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên. Các quy định
này phải đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết
định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ
rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để
xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu
lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải được
thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu
chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không
phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp tín dụng
do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ
(đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp
tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội
đồng thì chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là
chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành
viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của
Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp
tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng
để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc
(Phó giám đốc) của chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các chức danh tương đương của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm
a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực hiện
theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
ban hành Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu, được xây dựng trên nguyên tắc quản lý rủi ro đối với tài sản,
căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi ro trong hoạt động, xem xét đến chu kỳ
kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinh doanh của ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung của Quy định này phải tuân thủ
theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu
phải có nội dung sau:
a) Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy
quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu;
b) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng,
đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân
thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
c) Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và
tài sản phải đánh giá được: mức độ và xu hướng của các rủi ro, tác động của rủi
ro đến yêu cầu vốn tự có để bù đắp rủi ro; quy mô và chất lượng vốn tự có, khả
năng chịu đựng rủi ro từ các yếu tố vĩ mô, khả năng tiếp cận nguồn vốn bổ sung
vốn tự có, kể cả khả năng hỗ trợ tài chính từ các cổ đông khi cần thiết để đảm
bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; nghĩa vụ cấp vốn đối với các công ty
con và công ty liên kết; mục tiêu vốn tự có trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến
chi phí bổ sung vốn tự có và giải pháp thực hiện mục tiêu vốn tự có. Các quy định
về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản gồm:
(i) Quy trình và phương pháp theo dõi, đánh giá
quy mô, cấu phần, chất lượng vốn tự có và danh mục tài sản;
(ii) Hệ thống quản lý an toàn vốn tối thiểu;
(iii) Hệ thống cảnh báo sớm, trong đó xác định
rõ các dấu hiệu để sớm nhận dạng rủi ro, nguy cơ dẫn đến suy giảm tỷ lệ an toàn
vốn và việc giám sát, báo cáo theo quy định;
(iv) Phương án xử lý để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, trong đó phải có quy định về:
- Biện pháp quản lý, phát triển vốn tự có và tài
sản để ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm quy định về tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu;
- Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và sự phối hợp
của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng phương án, biện pháp
xử lý, ứng phó với trường hợp suy giảm hoặc vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này
và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức
năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản
Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
b) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý
thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên
cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
c) Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng,
đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng
chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng
chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;
d) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ
có giá có khả năng thanh khoản cao;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội
bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
e) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi
trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính
thanh khoản có thể xảy ra. Phân tích tình huống phải đảm bảo:
(i) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường
hợp:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều
kiện hoạt động bình thường;
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều
kiện gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
(ii) Phân tích tình huống phải đảm bảo thể hiện
được các nội dung sau:
- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết
hàng ngày;
- Các biện pháp xử lý để có đủ khả năng đáp ứng
quy định về khả năng chi trả.
4. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất
một năm một lần.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành,
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các Quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi
báo cáo cho đơn vị tiếp nhận quy định tại khoản 5 Điều này như sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi
báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng
thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Điều 5. Hệ thống công nghệ
thông tin
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để thực hiện các quy
định tại Thông tư này, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về
khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Thống kê, theo dõi, quản lý dòng tiền, các khoản
mục vốn, tài sản, nợ phải trả; tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định,
yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. GIÁ TRỊ THỰC CỦA VỐN
ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP VÀ XỬ LÝ KHI GIÁ TRỊ THỰC CỦA VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP
GIẢM THẤP HƠN MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH
Điều 6. Giá trị thực của vốn
điều lệ, vốn được cấp
1. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn
được cấp được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định
tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều
lệ, vốn được cấp:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính
giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:
a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định
của pháp luật;
b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí
theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
3. Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn
được cấp:
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được
xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi
nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế
toán.
4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
thường xuyên theo dõi, đánh giá giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và định
kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản
6 Điều 4 Thông tư này giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp, như sau:
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có kỳ lập báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 01 hằng
năm, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều
lệ, vốn được cấp tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12;
b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kỳ lập báo cáo tài chính
năm không kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 của tháng đầu tiên kỳ kế
toán quý thứ nhất và kỳ kế toán quý thứ ba, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại thời điểm ngày cuối
cùng của kỳ kế toán quý liền kề trước đó;
c) Trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ, vốn
được cấp tại thời điểm báo cáo nêu tại điểm a và điểm b khoản này chưa bao gồm
các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập (nếu có), ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài bổ sung vào kỳ lập báo cáo tài chính tiếp theo.
Điều 7. Xử lý khi giá trị thực
của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định
1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của ngân
hàng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn
pháp định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án
xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức
vốn pháp định;
b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực
của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản
báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản
6 Điều 4 Thông tư này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ, vốn
được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn
điều lệ, vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử
lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
2. Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử
lý khi vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
giảm thấp hơn vốn pháp định:
a) Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập để xác định
giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại phương án xử lý do ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện
pháp xử lý của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi giá trị thực của vốn
điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại
khoản 1 Điều này trong trường hợp cần thiết;
c) Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai
thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý
theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
d) Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều
lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể
các biện pháp xử lý sau đây đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài:
(i) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59
Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống
dưới 80% của mức vốn pháp định;
(ii) Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định
của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài nếu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giá trị thực của vốn điều
lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều
lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc
dù đã có phương án xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương được áp dụng các biện pháp xử lý tại khoản 2 Điều này đối
với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng thuộc phạm vi thanh tra, giám
sát an toàn vi mô gồm:
a) Các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản
2 Điều này;
b) Các biện pháp quy định tại điểm d(i) khoản 2 Điều
này theo thẩm quyền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao;
c) Đối với các biện pháp xử lý quy định tại khoản
2 Điều này không thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Mục 2. VỐN TỰ CÓ VÀ TỶ LỆ AN
TOÀN VỐN TỐI THIỂU
Điều 8. Vốn tự có
Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ
đi các khoản giảm trừ quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu
1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn
của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức
độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng gồm
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất.
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng
ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định
bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu riêng lẻ (%) =
|
Vốn tự có riêng
lẻ
|
x 100%
|
Tổng tài sản Có
rủi ro riêng lẻ
|
Trong đó:
- Vốn tự có riêng lẻ được xác định theo quy định
tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
- Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ là tổng giá trị
các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có
nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo
quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
c) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất: Ngân
hàng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ
theo quy định tại điểm b khoản này phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu hợp nhất 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định
bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu hợp nhất (%) =
|
Vốn tự có hợp
nhất
|
x 100%
|
Tổng tài sản Có
rủi ro hợp nhất
|
Trong đó:
- Vốn tự có hợp nhất được xác định theo quy định
tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
- Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất được xác định
theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng
công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu (%) =
|
Vốn tự có
|
x 100%
|
Tổng tài sản Có
rủi ro
|
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại Phụ
lục 1 kèm theo Thông tư này.
- Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị các tài
sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng
tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định
tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
Mục 3. HẠN CHẾ, GIỚI HẠN CẤP
TÍN DỤNG
Điều 10. Hạn chế, giới hạn
cấp tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tuân thủ quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín
dụng và giới hạn cấp tín dụng theo Điều 126, Điều 127 và Điều 128 Luật các tổ
chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn
cứ vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này tại cuối ngày làm
việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại khoản
1 Điều này.
3. Vốn tự có được xác định như sau:
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư này, ngân hàng sử dụng
vốn tự có riêng lẻ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định
tại Điều 9 Thông tư này.
b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN , ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định tại Thông tư số
41/2016/TT-NHNN .
Điều 11. Điều kiện, giới hạn
cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ
được cấp tín dụng với thời hạn đến 01 (một) năm cho khách hàng để đầu tư, kinh
doanh trái phiếu doanh nghiệp và khi cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn,
tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật;
b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi
ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh
nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm là trái phiếu do tổ chức tín
dụng, công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát
hành;
b) Tài sản bảo đảm là trái phiếu của doanh nghiệp
mà khách hàng vay để mua trái phiếu của doanh nghiệp đó;
c) Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản
1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
d) Khách hàng là người có liên quan của các đối
tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được
sửa đổi, bổ sung);
đ) Khách hàng là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), khách hàng là người
có liên quan của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng
(đã được sửa đổi, bổ sung);
e) Để đầu tư trái phiếu chưa niêm yết trên thị
trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của
công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom);
g) Để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp
của doanh nghiệp là công ty con của chính ngân hàng đó;
h) Khách hàng là công ty con, công ty liên kết của
tổ chức tín dụng.
3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh
doanh trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm trái phiếu của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài) không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 12. Điều kiện, giới hạn
cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ
được cấp tín dụng với thời hạn đến 01 (một) năm cho khách hàng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu và khi cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn,
tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật;
b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi
ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong các
trường hợp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm là cổ phiếu của tổ chức tín dụng,
công ty con của tổ chức tín dụng;
b) Tài sản bảo đảm là cổ phiếu của doanh nghiệp
phát hành mà khách hàng vay để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó;
c) Để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của tổ chức
tín dụng;
d) Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản
1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
đ) Khách hàng là người có liên quan của các đối
tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được
sửa đổi, bổ sung);
e) Khách hàng là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), khách hàng là người
có liên quan của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng
(đã được sửa đổi, bổ sung);
g) Khách hàng là công ty con, công ty liên kết của
tổ chức tín dụng.
3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh
doanh cổ phiếu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt
quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 13. Quản lý cấp tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản
lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp
tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích quy định
tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
lập, cập nhật ngay khi có thay đổi danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn,
thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, người điều hành và các chức danh quản lý khác
theo quy định của pháp luật, điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng và
những người có liên quan của những người này. Danh sách này phải được công khai
trong toàn hệ thống của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và gửi trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
báo cáo cho:
a) Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản
cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức
tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp
Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên;
b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản
lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định
tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
c) Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê các khoản cấp tín dụng cho đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ
sung).
4. Khoản cấp tín dụng cho công ty con, công ty
liên kết và đối tượng trong danh sách quy định tại khoản 2 Điều này (trừ trường
hợp không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã
được sửa đổi, bổ sung)) phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với
ngân hàng), Tổng giám đốc/Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
thông qua, trừ khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát phải giám sát việc phê duyệt cấp tín dụng đối với các đối tượng này.
Mục 4. TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI
TRẢ
Điều 14. Tỷ lệ khả năng chi
trả
1. Hằng ngày, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài căn cứ quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này lập bảng dòng tiền
vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý các tỷ
lệ khả năng chi trả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi
trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.
b) Ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.
c) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được
xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dự trữ
thanh khoản (%)
|
=
|
Tài sản có tính
thanh khoản cao
|
x 100%
|
Tổng Nợ phải trả
|
Trong đó:
- Tài sản có tính thanh khoản
cao được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
- Tổng Nợ phải trả là khoản mục Tổng Nợ phải trả
trên Bảng cân đối tài khoản kế toán, trừ đi:
+ Khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới
hình thức khoản chiết khấu giấy tờ có giá, khoản vay được cầm cố bằng giấy tờ
có giá (trừ đi khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc
biệt và trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu
theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam); khoản vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; khoản bán có kỳ
hạn giấy tờ có giá (trừ đi khoản bán có kỳ hạn trái phiếu phát hành trực tiếp
cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) qua nghiệp vụ thị trường mở
của Ngân hàng Nhà nước.
+ Khoản cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới các hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu,
tái chiết khấu và khoản vay được cầm cố: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng
trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu
do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh
thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating)
xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của
doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.
d) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nợ phải
trả được tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự
do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá quy định tại điểm a khoản 26 Điều 3 Thông tư này).
3. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam
và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với ngoại tệ (bao gồm đô la Mỹ và
các ngoại tệ khác được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá quy định tại điểm b khoản 26 Điều 3 Thông tư này);
b) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày được xác
định theo công thức sau:
Tỷ lệ khả năng
chi trả trong 30 ngày (%)
|
=
|
Tài sản có tính
thanh khoản cao
|
x 100%
|
Dòng tiền ra
ròng trong 30 ngày tiếp theo
|
Trong đó:
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định
tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
(ii) Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo
là chênh lệch giữa dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau và
dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau được quy định tại Phụ lục
3 kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với đồng Việt Nam trong 30 ngày tiếp theo
là dương, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng
chi trả trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với đồng Việt Nam tối
thiểu là 50%.
d) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài xác định dòng tiền ra ròng đối với ngoại tệ trong 30 ngày tiếp theo là
dương, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ khả năng
chi trả trong 30 ngày quy định tại điểm b khoản này đối với ngoại tệ tối thiểu
như sau:
(i) Ngân hàng thương mại: 10%;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5%;
(iii) Ngân hàng hợp tác xã: 5%.
Điều 15. Quản lý, xử lý việc
không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có (cấp phòng hoặc tương đương) tại
trụ sở chính để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày do Tổng giám đốc
(Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.
2. Trường hợp kết quả tính toán tỷ lệ khả năng
chi trả trong 30 ngày của ngày hôm sau của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không đảm bảo theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều
14 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý theo quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đồng thời thực hiện giám
sát về khả năng chi trả. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng
ngay biện pháp tự xử lý, bao gồm: vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài khác, vay của tổ chức tài chính ở nước ngoài hoặc ký kết với các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, với tổ chức tài chính ở nước
ngoài các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết vay không thể
hủy ngang và các biện pháp không thể hủy ngang khác để đảm bảo tỷ lệ khả năng
chi trả. Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các
biện pháp tự xử lý nói trên ở mức từ 20% trở lên của tài sản có tính thanh khoản
cao, Ngân hàng Nhà nước áp dụng bổ sung các biện pháp giám sát và xử lý theo
quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
hàng ngày phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định
về báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Trước 10 giờ sáng ngày hôm sau, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải có văn bản báo cáo tỷ lệ khả năng chi trả thiếu hụt tạm thời (nếu
có) và các biện pháp đã thực hiện để bù đắp thiếu hụt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b
khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ
được cho vay, ký các cam kết gửi tiền có kỳ hạn không thể hủy ngang, cam kết
cho vay không thể hủy ngang với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khác để bù đắp thiếu hụt khả năng chi trả nếu sau khi thực hiện các hoạt
động này vẫn đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày quy định tại Điều 14 Thông tư này.
5. Sau khi đã sử dụng các biện pháp tự xử lý quy
định tại khoản 2 Điều này, nếu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục
gặp khó khăn về khả năng chi trả thì phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước (Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ
sở chính).
Mục 5. TỶ LỆ TỐI ĐA CỦA NGUỒN
VỐN NGẮN HẠN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHO VAY TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN
Điều 16. Tỷ lệ tối đa của
nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác
định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và
dài hạn theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ được quy đổi
sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá quy định tại điểm a khoản 26 Điều
3 Thông tư này) theo công thức sau đây:
Trong đó:
- A: Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để
cho vay trung hạn và dài hạn.
- B: Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn quy định
tại khoản 2 Điều này trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn quy định tại khoản
3 Điều này.
- C: Nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 4 Điều
này.
2. Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn bao gồm:
a) Dư nợ các khoản sau đây có thời hạn còn lại
trên 01 (một) năm:
(i) Các khoản cho vay (bao gồm cả khoản cho vay
đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam), trừ:
- Khoản cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ,
cá nhân và của tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân
hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, cá nhân và
tổ chức này chịu;
- Khoản cho vay các chương trình, dự án được
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
(ii) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ủy thác chịu rủi ro;
(iii) Các khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá,
các khoản ủy thác mua, đầu tư giấy tờ có giá theo quy định pháp luật mà ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác chịu rủi ro; trừ giấy tờ có giá được
sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (không bao gồm trái phiếu do
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành);
(iv) Đối với khoản cho vay, ủy thác cho vay quy
định tại tiết (i) và tiết (ii) điểm này có nhiều kỳ hạn trả nợ gốc khác nhau
thì thời hạn còn lại để tính vào dư nợ cho vay trung, dài hạn được xác định đối
với từng kỳ hạn trả nợ gốc của khoản nợ đó.
b) Dư nợ gốc bị quá hạn của khoản cho vay, ủy
thác cho vay, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá, số dư ủy thác mua, đầu tư giấy
tờ có giá theo quy định pháp luật.
3. Nguồn vốn trung hạn, dài hạn bao gồm số dư có
thời hạn còn lại trên 01 (một) năm của các khoản sau đây:
a) Tiền gửi của cá nhân;
b) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước
ngoài, trừ tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;
c) Tiền vay tổ chức tài chính trong nước và ở nước
ngoài;
d) Vốn tài trợ ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ
mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro;
đ) Tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đầu mối trong trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tham gia cho vay lại đối với các dự án tài trợ, ủy thác đầu tư và các rủi
ro liên quan đến khoản cho vay do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu;
e) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;
g) Tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đối với
trường hợp ngân hàng hợp tác xã;
h) Vốn điều lệ, vốn được cấp, quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính còn lại sau khi trừ
đi lỗ lũy kế (được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm
tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và
dài hạn), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn,
mua cổ phần theo quy định của pháp luật;
i) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối
(được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ tối
đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn) còn lại
sau khi mua cổ phiếu quỹ;
k) Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn
chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng
cân đối tài khoản kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại
tệ ra đồng Việt Nam.
4. Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm số dư có thời hạn
còn lại đến 01 (một) năm (bao gồm cả các khoản tiền gửi không kỳ hạn) của các khoản
sau đây:
a) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền
gửi vốn chuyên dùng;
b) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước
ngoài, trừ các khoản sau đây:
(i) Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;
(ii) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của
khách hàng;
(iii) Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
c) Tiền vay tổ chức tài chính trong nước và ở nước
ngoài (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại
Việt Nam);
d) Vốn tài trợ ủy thác đầu tư nhận của Chính phủ
mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro;
đ) Tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đầu mối trong trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tham gia cho vay lại đối với các dự án tài trợ, ủy thác đầu tư và các rủi
ro liên quan đến khoản cho vay do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu;
e) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;
g) Tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân đối với
trường hợp ngân hàng hợp tác xã.
5.[3] Ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn
được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30
tháng 9 năm 2021: 40%;
b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30
tháng 9 năm 2022: 37%;
c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30
tháng 9 năm 2023: 34%;
d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%.
Mục 6. TỶ LỆ MUA, ĐẦU TƯ TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Điều 17. Tỷ lệ mua, đầu tư
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với Tổng
Nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa 30%.
2. Trái phiếu Chính phủ bao gồm:
a) Tín phiếu Kho bạc;
b) Trái phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
3. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành được Chính
phủ bảo lãnh;
b) Trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành
được Chính phủ bảo lãnh;
c) Trái phiếu do tổ chức tài chính, tổ chức tín
dụng phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
4. Số dư mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh để xác định tỷ lệ tối đa quy định tại khoản 1 Điều
này là giá mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thuộc sở
hữu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các khoản ủy thác mua, đầu
tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của
pháp luật, không bao gồm các khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh bằng nguồn vốn ủy thác theo quy định của pháp luật mà
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chịu rủi ro.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới
thành lập (không bao gồm tổ chức tín dụng được tổ chức lại theo quy định tại Luật
các tổ chức tín dụng), có thời gian hoạt động dưới hai (02) năm kể từ ngày khai
trương hoạt động và Tổng Nợ phải trả nhỏ hơn vốn điều lệ, vốn được cấp thì được
mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo tỷ lệ
tối đa 30% so với vốn điều lệ, vốn được cấp.
Mục 7. GIỚI HẠN GÓP VỐN, MUA
CỔ PHẦN
Điều 18. Giới hạn góp vốn,
mua cổ phần
Ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại và
công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại tuân thủ giới hạn góp vốn,
mua cổ phần theo quy định tại Điều 103, Điều 129 và Điều 135 Luật các tổ chức
tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Điều 19. Ngân hàng thương mại
mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác
1. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu
(bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân
hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu) của tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo
tuân thủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và giới hạn quy định tại khoản 3 Điều
này.
2. Tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức
tín dụng khác, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn
điều lệ đã đăng ký;
b) Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn
quy định tại Thông tư này;
c) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;
d) Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi
ro đối với việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác;
đ) Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức
tín dụng khác phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua;
e) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động ngân hàng trong thời gian 01 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu;
g) Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản
trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng
thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những
đối tượng này không mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức
tín dụng đó;
h) Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản
trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng
thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những
đối tượng này không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền
biểu quyết của tổ chức tín dụng đó.
3. Giới hạn:
a) Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ
phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức
tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó;
b) Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ
phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của
tổ chức tín dụng khác đó;
c) Ngân hàng thương mại không được đề cử người
tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua,
nắm giữ cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân
hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng hỗ trợ được chỉ định
tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức
tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức
tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này hoặc ngân
hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này
được thực hiện trong những trường hợp sau:
(i) Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ
cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật các tổ
chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung);
(ii) Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định
của pháp luật.
đ) Trường hợp ngân hàng thương mại bán cổ phần của
tổ chức tín dụng khác theo hình thức trả chậm, ngân hàng thương mại chỉ được
chuyển quyền sở hữu đối với số cổ phần tương ứng với số tiền đã được bên mua
thanh toán.
Mục 8. TỶ LỆ DƯ NỢ CHO VAY SO
VỚI TỔNG TIỀN GỬI
Điều 20. Tỷ lệ dư nợ cho
vay so với tổng tiền gửi
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác
định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm
đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá
quy định tại điểm a khoản 26 Điều 3 Thông tư này) theo công
thức sau đây:
Trong đó:
- LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
- L: Tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều này.
- D: Tổng tiền gửi quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
a) Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không
bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại
Việt Nam);
b) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.
3. Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:
a) Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ,
cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ)
mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này
chịu;
b) Nguồn vốn vay ở nước ngoài của ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn
vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của
ngân hàng mẹ ở nước ngoài;
c) Số dư vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước,
không bao gồm số dư vay tái cấp vốn để hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời.
4. Tổng tiền gửi bao gồm:
a)[4] Tiền gửi của
tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:
(i) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên
dùng của khách hàng;
(ii) Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà
nước;
(iii) Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước
theo lộ trình sau đây:
- Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến
31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư
tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư
tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của
Kho bạc Nhà nước.
b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền
gửi vốn chuyên dùng.
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.
Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mới thành lập trong 3 (ba) năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy
định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
6. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi quy định tại khoản
5 Điều này nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế (được
xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ dư nợ cho
vay so với tổng tiền gửi), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản
cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật lớn hơn dư nợ cho
vay.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN [5],[6]
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
1. Các hợp đồng được ký kết trước ngày Thông tư
này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký
kết, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực
hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa
đổi, bổ sung, gia hạn hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi,
bổ sung, gia hạn phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của
pháp luật có liên quan.
2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi
hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
không đảm bảo quy định tại Điều 9 Thông tư này phải xây dựng
phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời
hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng
quy định.
3. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi
hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng
tiền gửi không đảm bảo quy định tại Điều 20 Thông tư này phải
xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Các biện pháp áp dụng để đảm bảo không làm
tăng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
c) Biện pháp và kế hoạch xử lý để giảm tỷ lệ và
đảm bảo tuân thủ tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định tại Thông
tư này trước ngày 01/01/2022.
Điều 22. Xử lý sau chuyển
tiếp
Sau thời gian chuyển tiếp tối đa tại phương án xử
lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư này hoặc
sau thời hạn tối đa do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ cho
vay so với tổng tiền gửi theo quy định tại Thông tư này thì tùy theo mức độ,
tính chất rủi ro, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết bao
gồm cả biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối
với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 23. Trách nhiệm của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
chưa bảo đảm tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư
này, phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện ngay các
biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.
2. Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thông
tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính phương án xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước
theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều
chỉnh các nội dung tại phương án xử lý, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng
Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có
trách nhiệm sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này
và tiến độ thực hiện vào nội dung Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã
được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn
với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” để triển khai đồng bộ.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2020.
2.[7] Sửa đổi, bổ
sung Điều 23 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN như sau:
“Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có
khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này trước thời điểm
quy định tại khoản 1 Điều này, gửi văn bản đăng ký áp dụng Thông tư này cho
Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong đó nêu rõ khả
năng thực hiện, dự kiến thời điểm áp dụng. Thời điểm áp dụng Thông tư này đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đăng ký theo thông báo bằng
văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này có văn bản gửi
Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đặt trụ sở chính đăng ký áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước ngày
01/01/2020.
Văn bản đăng ký phải nêu rõ
lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ ngày 01/01/2020 và kế hoạch (giải
pháp, lộ trình) để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này chậm nhất kể từ
ngày 01/01/2023, trừ trường hợp ngân hàng thực
hiện theo lộ trình tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê
duyệt theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử
lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Phương án cơ cấu lại). Ngân
hàng chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này phải
xây dựng kế hoạch (giải pháp, lộ trình) để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông
tư này, đưa vào Phương án cơ cấu lại, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy
định.
Thời điểm áp dụng Thông tư này là thời điểm ghi
tại văn bản đăng ký hoặc lộ trình tại Phương án cơ cấu lại được phê duyệt. Trong thời gian chưa áp dụng Thông tư này, ngân hàng
thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.”
3. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực
thi hành đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Điều 4 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày
21/8/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ
tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
PHỤ LỤC 1
CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
A. Cấu phần và cách xác định
để tính vốn tự có riêng lẻ của ngân hàng:
I. Vốn tự có riêng lẻ:
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) =
A1 - A2 - A3
|
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ
(A1) = ∑1 ÷ 8
|
|
(1)
|
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền
tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ
chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc
khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế
toán.
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục
Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(4)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(5)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố
định
|
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(6)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên Bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu riêng lẻ. Đối với ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng
rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự
phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi
ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự
phòng rủi ro đã trích.
|
(7)
|
Thặng dư vốn cổ phần
|
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên
Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(8)
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
Lấy số dư khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái
do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu
được ghi nhận trên Bảng cân đối tài khoản kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài
chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ
(A2) = ∑9 ÷ 15
|
|
(9)
|
Lợi thế thương mại
|
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền
mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó
mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân
hàng thực hiện.
|
(10)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính vốn tự có riêng lẻ.
|
(11)
|
Cổ phiếu quỹ
|
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ
trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(12)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn,
mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.
|
(13)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín
dụng khác
|
Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết
của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng
khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư
dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(14)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con,
không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)
|
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là công ty con (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13))
thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối tài khoản kế
toán.
|
(15)
|
Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ
phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo
hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát
hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông
tin tín dụng, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14)
|
Lấy số liệu các khoản đầu tư dưới hình thức
góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng,
bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung
gian thanh toán, thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật (không bao gồm
các đối tượng đã tính ở mục (13) và mục (14) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu
tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng
cân đối tài khoản kế toán.
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑16 ÷ 17
|
|
(16)
|
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp,
một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục
(13) đến mục (15)), vượt mức 10% của (A1 - A2)
|
Tổng các phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư
khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng
quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ
mục (13) đến mục (15)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và
khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối tài khoản kế toán; và
(ii) 10% của (A1-A2).
|
(17)
|
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại
(không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)), vượt mức 40%
của (A1 – A2)
|
Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản
Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các
đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (16)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu
tư sẵn sàng để bán và Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối
tài khoản kế toán; và (ii) 40% của (A1-A2)
|
|
VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 - B2 - (25)
|
Giá trị vốn cấp 2 riêng lẻ tối đa bằng vốn cấp
1 riêng lẻ.
|
|
Cấu phần vốn cấp 2 riêng lẻ (B1) = ∑18÷21
|
|
(18)
|
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
cố định theo quy định của pháp luật
|
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định.
|
(19)
|
40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản
góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
|
(20)
|
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và
sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
|
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên
Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(21)
|
Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng
phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính
tổ chức ngân hàng;
(iii) Ngân hàng chỉ được mua lại, trả nợ trước
thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới
hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định
tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để giám sát;
(iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển
lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh
trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người
sở hữu trái phiếu và nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã
thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Ngân hàng chỉ được lựa chọn lãi suất của
nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được xác định theo công thức
và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng
giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ
ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn
của nợ thứ cấp.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định
theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ
trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn
nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2.
- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị
trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải
được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước
khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn
cấp 2 bằng 0.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ
(B2) = (22) + (23) + (24)
|
|
(22)
|
Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng khác
phát hành, nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà ngân hàng mua, đầu tư theo
quy định của pháp luật
|
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, ngân hàng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ
ngày mua, đầu tư.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, ngân hàng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình
sau đây:
+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018:
trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019:
trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020:
trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản
mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.
|
(23)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(20) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2
|
|
(24)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(21) và 50% của A
|
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(25)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2)
và A
|
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có
riêng lẻ
|
|
(26)
|
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật
|
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định.
|
(27)
|
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản
góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) =
(A) + (B) - (26) - (27)
|
|
II. Vốn tự
có hợp nhất
1. Nguyên tắc chung:
a. Vốn tự có hợp nhất được xác định
theo các cấu phần quy định tại điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân đối kế toán hợp
nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật
kinh doanh bảo hiểm.
b. Trường hợp Báo cáo tài chính
hợp nhất nêu tại điểm a không có các khoản mục cụ thể để tính vốn cấp 1 hợp nhất
và vốn cấp 2 hợp nhất, thì ngân hàng phải xây dựng số liệu thống kê từ các bảng
cân đối tài khoản kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc
tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
2. Cấu phần và cách xác định
vốn tự có hợp nhất:
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) =
A1 - A2 - A3
|
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 hợp nhất
(A1) = ∑1 ÷ 8
|
|
(1)
|
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc
khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục
Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(4)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(5)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố
định
|
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
|
(6)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu hợp nhất. Đối với ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự
phòng rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự
phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi
ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự
phòng rủi ro đã trích.
|
(7)
|
Thặng dư vốn cổ phần lũy kế
|
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(8)
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp
nhất báo cáo tài chính
|
Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá
hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán, Chênh lệch tỷ giá hối đoái bao gồm cả số liệu
chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc
khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi
Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 hợp nhất (A2)
= ∑9 ÷ 14
|
|
(9)
|
Lợi thế thương mại
|
Lấy số liệu chênh lệch dương giữa số tiền mua
một tài sản tài chính và giá trị số sách kế toán của tài sản tài chính đó mà
ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng
thực hiện.
|
(10)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính vốn tự có hợp nhất.
|
(11)
|
Cổ phiếu quỹ
|
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(12)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn,
mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả khoản cấp tín dụng của các
công ty con được hợp nhất.
|
(13)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín
dụng khác
|
Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết
của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản mục Chứng
khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư
dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(14)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con
không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo
Luật kinh doanh bảo hiểm, không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục (13)
|
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp
vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm (không bao gồm các đối tượng đã tính ở mục
(13)) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán
hợp nhất.
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) = ∑15 ÷ 16
|
|
(15)
|
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp,
một công ty liên kết, một quỹ đầu tư (không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục
(13) đến mục (14)), vượt mức 10% của (A1-A2)
|
Tổng các Phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư
khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng công ty liên kết, từng
quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm các đối tượng đã tính từ
mục (13) đến mục (14)) tại khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và
khoản mục Đầu tư dài hạn khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất; và
(ii) 10% của (A1 - A2)
|
(16)
|
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại
(không bao gồm các đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)), vượt mức 40%
của (A1-A2)
|
Phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản
Góp vốn đầu tư dài hạn còn lại theo quy định của pháp luật (không bao gồm các
đối tượng đã tính từ mục (13) đến mục (15)) thuộc khoản mục Chứng khoán đầu
tư sẵn sàng để bán và khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng
cân đối kế toán hợp nhất; và (ii) 40% của (A1 - A2)
|
|
VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 - (25)
|
Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn cấp
1 hợp nhất
|
|
Cấu phần vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = ∑17
÷ 21
|
|
(17)
|
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
cố định theo quy định của pháp luật
|
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(18)
|
40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản
góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
40% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(19)
|
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và
sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
|
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên
Bảng cân đối kế toán.
|
(20)
|
Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do ngân hàng
phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính
tổ chức tín dụng;
(iii) Ngân hàng chỉ được mua lại, trả nợ trước
thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới
hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định
tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để giám sát;
(iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển
lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh
trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người
sở hữu trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân
hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Ngân hàng chỉ được lựa chọn lãi suất của
trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc được
xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng
giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ
ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn
của trái phiếu chuyển đổi, các công cụ nợ khác.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định
theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ
trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn
nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác
được tính vào vốn cấp 2.
- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày phát hành hoặc ngày ký hợp đồng, phần giá trị
trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 theo quy định phải
được khấu trừ 20% giá trị để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước
khi đến hạn thanh toán, giá trị trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp tính vào vốn
cấp 2 bằng 0.
Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp do
công ty con không phải là tổ chức tín dụng phát hành không được tính vào khoản
mục này.
|
(21)
|
Lợi ích của cổ đông thiểu số
|
Lấy số liệu tại khoản mục Lợi ích của cổ
đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
|
|
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 hợp nhất
(B2) = (22) + (23) + (24)
|
|
(22)
|
Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ
thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành
đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng mua, đầu tư theo quy
định của pháp luật
|
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, ngân hàng phải trừ khỏi vốn cấp 2 kể từ
ngày mua, đầu tư.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, ngân hàng trừ khỏi vốn cấp 2 theo lộ trình
sau đây:
+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018:
trừ 25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019:
trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020:
trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản
mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.
|
(23)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(19) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2
|
|
(24)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(20) và 50% của A
|
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(25)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2)
và A
|
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có hợp
nhất
|
|
(26)
|
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật
|
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
|
(27)
|
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản
góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối
kế toán.
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (26) -
(27)
|
|
B. Cấu phần và cách xác định
để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu
phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính của chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản mục tài sản của mình để xác định Vốn tự có
cho phù hợp.
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
VỐN CẤP 1 (A) = (A1) -
(A2)
|
|
|
Cấu phần vốn cấp 1 (A1) = ∑1 ÷ 7
|
|
(1)
|
Vốn đã được cấp
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng
ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài
chính đối với các tổ chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc
khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục
Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán
|
(4)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(5)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố
định
|
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(6)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận hoãn, giãn
trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch
dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng
dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với
số dự phòng rủi ro đã trích.
|
(7)
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
Lấy số liệu Chênh lệch tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được
ghi nhận trên Bảng cân đối tài khoản kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính
được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
|
Các khoản phải giảm trừ khỏi vốn cấp 1
(A2) = (8) + (9)
|
|
(8)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính vốn tự có.
|
(9)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cho vay để góp vốn, mua cổ
phần tại tổ chức tín dụng khác.
|
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (15)
|
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1.
|
|
Cấu phần vốn cấp 2 (B1) = ∑10 ÷ 11
|
|
(10)
|
Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và
sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
|
Lấy tổng các khoản mục Dự phòng chung trên
Bảng cân đối tài khoản kế toán.
|
(11)
|
Khoản vay, nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện
sau đây:
(i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được
trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo
các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước
theo quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều 4 Thông tư này để
giám sát;
(iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngừng
trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết
quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chấm dứt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được lựa
chọn lãi suất của khoản vay, nợ thứ cấp được xác định bằng giá trị cụ thể hoặc
được xác định theo công thức và ghi rõ trong hợp đồng vay.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định bằng
giá trị cụ thể, việc thay đổi lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ
ngày ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của khoản
vay.
- Trường hợp sử dụng lãi suất được xác định
theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ
trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn
khoản vay trên 5 năm, toàn bộ giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn
cấp 2.
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh
toán, mỗi năm tại ngày ký hợp đồng, giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính
vào vốn cấp 2 theo quy định phải được khấu trừ 20% giá trị khoản vay, nợ thứ
cấp để đảm bảo đến ngày đầu tiên của năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh
toán, giá trị khoản vay, nợ thứ cấp tính vào vốn cấp 2 bằng 0.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2
(B2) = (12) + (13) + (14)
|
|
(12)
|
Trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng; nợ
thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành
đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, đầu
tư theo quy định của pháp luật
|
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư kể từ ngày 12/02/2018, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trừ khỏi
vốn cấp 2 kể từ ngày mua, đầu tư.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp được
mua, đầu tư trước ngày 12/02/2018, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trừ khỏi vốn
cấp 2 theo lộ trình sau đây:
+ Từ ngày 12/02/2018 đến hết ngày 31/12/2018: trừ
25% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019:
trừ 50% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020:
trừ 75% giá trị khoản mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp;
+ Từ ngày 01/01/2021: trừ toàn bộ giá trị khoản
mua, đầu tư trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp.
|
(13)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(10) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Phụ lục 2
|
|
(14)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(11) và 50% của A
|
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(15)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và
A
|
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) + (B)
|
|
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN PHÂN NHÓM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TỔNG
TÀI SẢN CÓ RỦI RO
(Bao gồm tài sản có nội bảng và các cam kết ngoại bảng)
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN
ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Phần I. Hướng
dẫn tính Tài sản Có nội bảng và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết
ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro
A. Hướng dẫn chung:
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài căn cứ vào cân đối tài khoản kế toán, cơ sở dữ liệu, hồ sơ có
liên quan của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của ngân
hàng và quy định tại Thông tư này để xác định tài sản Có nội bảng và giá trị
tài sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức
độ rủi ro quy định tại Phần II của Phụ lục này.
Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo lưu
giữ, thống kê đối với từng khoản phải đòi theo các tiêu chí: đối tượng phải
đòi; loại tiền; hình thức bảo đảm; tài sản đảm bảo và mục đích của khoản cấp tín
dụng.
2. Tài sản Có là các khoản mua,
đầu tư trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng khác, nợ thứ cấp của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trong thời gian chưa bị trừ khỏi
Vốn cấp 2 quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này thì xác định hệ số rủi
ro như khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở
trong nước.
3. Giá trị khoản phải đòi để
tính tài sản có rủi ro là số dư nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
4. Nguyên tắc xác định hệ số rủi
ro của tài sản Có:
- Nguyên tắc 1: Mỗi tài
sản Có nội bảng được phân vào một nhóm hệ số rủi ro. Nếu tài sản Có đồng thời
thỏa mãn nhiều hệ số rủi ro khác nhau thì áp dụng hệ số rủi ro cao nhất. Nguyên
tắc này không áp dụng đối với:
(i) Khoản phải đòi đáp ứng đồng
thời các điều kiện sau:
+ Khoản phải đòi được bảo đảm đầy
đủ về thời hạn và giá trị bằng tiền mặt, giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát
hành hoặc bảo lãnh thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có
giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; giấy tờ có
giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành
hoặc bảo lãnh thanh toán; giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát
hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
+ Khoản phải đòi không sử dụng
cho các mục đích: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán;
+ Khoản phải đòi không cấp cho
các đối tượng: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty chứng
khoán; công ty quản lý quỹ.
(ii) Khoản cho vay đối với cá
nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, nhà ở theo chương trình, dự án hỗ trợ của
Chính phủ, khoản mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng
tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở
hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền
sử dụng đất của bên vay.
- Nguyên tắc 2: Ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê các khoản phải đòi theo hình thức
bảo đảm, tài sản bảo đảm và tỷ lệ bảo đảm của từng hình thức, từng loại tài sản
bảo đảm đối với khoản phải đòi được ghi trong hợp đồng bảo đảm. Trên cơ sở đó,
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản Có rủi ro của
khoản phải đòi theo hệ số rủi ro quy định tại Phụ lục này đối với từng hình thức
bảo đảm, tài sản bảo đảm.
Trường hợp 1: Đối với tài sản
Có (khoản phải đòi) được bảo đảm toàn bộ bằng một loại tài sản bảo đảm/hoặc
không được bảo đảm: Áp dụng nguyên tắc 1.
Ví dụ 1: Khoản cho Ngân hàng A vay 100 tỷ đồng, trong đó được bảo đảm toàn bộ
bằng 150 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Căn cứ nguyên tắc 1 nêu trên, khoản vay này
được áp dụng hệ số rủi ro 0% (khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ
có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành).
Ví dụ 2: Khoản cho vay khách hàng A 100 tỷ đồng với thời hạn 2 tháng để kinh
doanh bất động sản (hệ số rủi ro 200%) được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá
(có giá trị 120 tỷ với thời hạn còn lại 1 năm) do ngân hàng khác phát hành (hệ
số rủi ro 50%). Căn cứ vào nguyên tắc 1 nêu trên, khoản cho vay này sẽ áp dụng
hệ số rủi ro là 200%.
Ví dụ 3: Ngân hàng A cho khách hàng vay 100 tỷ đồng với thời hạn 06 tháng để
đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, khoản vay được bảo đảm toàn bộ bằng 150 tỷ đồng
trái phiếu Chính phủ với thời hạn còn lại 02 năm. Căn cứ nguyên tắc 1 nêu trên,
khoản vay này phải áp dụng hệ số rủi ro 150% (khoản phải đòi để đầu tư, kinh
doanh chứng khoán).
Trường hợp 2: Đối với tài sản
Có (khoản phải đòi) được bảo đảm một phần bằng tài sản bảo đảm: Áp dụng nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay Ngân hàng A 100 tỷ đồng với thời hạn 2 tháng, trong
đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại 02
năm.
Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu trên,
hệ số rủi ro của khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đồng là khoản phải đòi được bảo
đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ số rủi
ro 0%; (ii) 50 tỷ đồng còn lại được áp dụng hệ số rủi ro 50% (khoản phải đòi bằng
đồng Việt Nam đối với Ngân hàng khác ở trong nước).
Trường hợp 3: Đối với tài sản
Có (khoản phải đòi) được bảo đảm bằng các tài sản bảo đảm khác nhau: Áp dụng nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay mục đích thương mại đối với Doanh nghiệp A 100 tỷ đồng
với kỳ hạn 6 tháng, trong đó 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ
có thời hạn còn lại 02 năm, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào nguyên tắc 2 nêu
trên, hệ số rủi ro của khoản vay này như sau: (i) 50 tỷ đồng là khoản phải đòi
được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam phát hành được áp dụng hệ
số rủi ro 0%; (ii) 50 tỷ đồng còn lại là khoản phải đòi được bảo đảm bằng quyền
sử dụng đất sẽ được áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Trường hợp 4: Đối với tài sản
Có (khoản phải đòi) được bảo đảm bằng vàng; hoặc sử dụng cho một trong các mục
đích gồm: kinh doanh bất động sản; đầu tư, kinh doanh chứng khoán; hoặc cấp cho
các đối tượng gồm: công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ: Áp dụng đồng thời
nguyên tắc 1 và nguyên tắc 2.
Ví dụ: Khoản cho vay công ty chứng khoán A 100 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng
được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng
đất.
Căn cứ quy định tại Phụ lục này,
khoản vay 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ có hệ số rủi ro là
0%, 50 tỷ đồng được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hệ số rủi ro là 50%, khoản
phải đòi đối với công ty chứng khoán có hệ số rủi ro 150%.
Áp dụng đồng thời hai nguyên tắc
trên, hệ số rủi ro của khoản vay này được áp dụng hệ số rủi ro cao nhất là 150%
(khoản phải đòi đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ).
Trường hợp 5: Hướng dẫn cách
xác định hệ số rủi ro và tài sản có rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu
đời sống (tại Mục 23 và Mục 31 Phụ lục này)
Ví dụ 1: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân A bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất có số
tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,2 tỷ đồng nhằm mục đích mua
nhà ở được bảo đảm bằng nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ
còn lại là 1 tỷ đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ hai có số
tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 800 triệu đồng nhằm mục đích
mua ô tô. Dư nợ còn lại tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn là 500 triệu đồng.
(iii) Khoản cho vay thứ ba có số
tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 2,5 tỷ đồng phục vụ mục đích
chữa bệnh ở nước ngoài. Dư nợ còn lại tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn là 1
tỷ đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng
tài sản có rủi ro đối với 3 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an
toàn vốn, khách hàng A có khoản vay thứ nhất đáp ứng điều kiện tại Mục 23 Phụ lục
này và được áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Khoản thứ hai và khoản thứ ba
có tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng là 0,8 tỷ đồng +
2,5 tỷ đồng = 3,3 tỷ đồng (nhỏ hơn 4 tỷ đồng) nên áp dụng hệ số rủi ro là 100%.
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an
toàn vốn, tài sản có rủi ro của 3 khoản cho vay khách hàng A được xác định như
sau: 1 tỷ đồng (khoản thứ nhất) x 50% + 0,5 tỷ đồng (khoản thứ 2) x 100% + 1 tỷ
đồng (khoản thứ 3) x 100% = 2 tỷ đồng.
Ví dụ 2: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân B bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất có số
tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 4 tỷ đồng để mua nhà ở được bảo
đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của
khoản vay là 500 triệu đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ 2 có số
tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1 tỷ đồng để mua ô tô. Tại thời
điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại là 800 triệu đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng
tài sản có rủi ro đối với 2 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an
toàn vốn, khách hàng B có hai khoản vay, trong đó không có khoản vay nào đáp ứng
điều kiện tại Mục 23 Phụ lục này và tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp
đồng tín dụng của khách hàng B này là 4 tỷ đồng + 1 tỷ đồng = 5 tỷ đồng. Do đó,
cả hai khoản vay đều áp dụng hệ số rủi ro là 150% (trường hợp thời điểm tính tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu sau ngày 01/01/2021).
- Tổng tài sản có rủi ro của
hai khoản vay tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn như sau: 0,5 tỷ đồng (khoản
thứ nhất) x 150% + 0,8 tỷ đồng (khoản thứ hai) x 150% = 1,95 tỷ đồng.
Ví dụ 3: Ngân hàng có các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân C bao gồm:
(i) Khoản cho vay thứ nhất với
số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,2 tỷ để mua nhà ở được bảo
đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của
khoản vay là 500 triệu đồng.
(ii) Khoản cho vay thứ hai với
số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 1,3 tỷ để mua nhà ở được bảo
đảm bằng chính nhà ở đó. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của
khoản vay là 700 triệu đồng.
(iii) Khoản cho vay thứ ba với
số tiền thỏa thuận cho vay tại hợp đồng tín dụng là 3 tỷ đồng phục vụ nhu cầu đời
sống. Tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn, dư nợ còn lại của khoản vay là 2 tỷ
đồng.
Cách xác định hệ số rủi ro và tổng
tài sản có rủi ro đối với 3 khoản cho vay trên như sau:
- Tại thời điểm tính tỷ lệ an
toàn vốn, khách hàng C có khoản vay thứ nhất và khoản vay thứ hai đáp ứng điều
kiện tại Mục 23 Phụ lục này. Ngân hàng được quyền lựa chọn khoản vay thứ nhất
hoặc khoản vay thứ hai áp dụng hệ số rủi ro 50% và phải áp dụng hệ số rủi ro này
trong suốt thời hạn của khoản vay. Trường hợp ngân hàng lựa chọn khoản vay thứ
nhất có hệ số rủi ro 50% thì:
+ Hệ số rủi ro của khoản cho
vay thứ nhất là 50%.
+ Khoản thứ hai và khoản thứ 3 có
tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng là 1,3 tỷ đồng + 3 tỷ
đồng = 4,3 tỷ đồng. Theo đó, cả hai khoản cho vay này đều áp dụng hệ số rủi ro
150% (trường hợp thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau ngày
01/01/2021).
- Tổng tài sản có rủi ro của ba
khoản vay tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn như sau: 0,5 tỷ đồng (khoản thứ
nhất) x 50% + 0,7 tỷ đồng (khoản thứ hai) x 150% + 2 tỷ đồng (khoản thứ ba) x
150% = 4,3 tỷ đồng.
5. Cách xác định hệ số rủi ro của
các cam kết ngoại bảng:
5.1. Giá trị tài sản Có nội bảng
tương ứng của các cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính qua
hai bước như sau:
(i) Bước 1: Xác định giá trị tài sản Có nội bảng
tương ứng của các cam kết ngoại bảng.
Cách xác định: Lấy giá trị cam kết ngoại bảng
nhân với hệ số chuyển đổi tương ứng quy định tại Phụ lục này.
(ii) Bước 2: Xác định giá trị tài sản Có rủi ro
nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng.
Cách xác định: Nhân giá trị tài sản Có nội bảng
tương ứng của từng cam kết ngoại bảng đã xác định ở Bước 1 với hệ số rủi ro
tương ứng quy định tại Phụ lục này.
5.2. Các cam kết ngoại bảng sau khi chuyển đổi
theo hướng dẫn nêu trên được coi là tài sản Có nội bảng và áp dụng hệ số rủi ro
tương tự như quy định đối với tài sản Có nội bảng để xác định giá trị tài sản
Có rủi ro nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng. Theo đó:
(i) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn
và giá trị bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số
rủi ro là 0%.
(ii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính
nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 20%.
(iii) Cam kết ngoại bảng phát sinh bằng đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Hệ số rủi ro là 50%.
(iv) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng
nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà ở gắn
với quyền sử dụng đất của bên vay: Hệ số rủi ro là 50%.
5.3. Các hợp đồng phái sinh và cam kết ngoại bảng
khác chưa được phân vào các nhóm hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro là 100%.
6. Nguyên tắc xác định hệ số chuyển đổi đối với
cam kết ngoại bảng là cam kết cung cấp một cam kết ngoại bảng (ví dụ: cam kết cấp
bảo lãnh, cam kết phát hành thư tín dụng,…): Hệ số chuyển đổi là hệ số thấp hơn
giữa hệ số chuyển đổi của cam kết cung cấp cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi
của cam kết ngoại bảng được cam kết cung cấp.
Ví dụ:
Ngân hàng A phát hành một cam kết chấp nhận
thanh toán trị giá 100.000 USD cho Công ty B đối với khoản vay của Công ty B tại
Ngân hàng C. Cam kết chấp nhận thanh toán của Ngân hàng A được bảo đảm toàn bộ
bằng giấy tờ có giá do chính Ngân hàng A phát hành và Công ty B hiện đang sở hữu.
Trong trường hợp này:
- Giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng được xác
định như sau: 100.000 USD (giá trị cam kết ngoại bảng) x 100% (hệ số chuyển đổi
quy định tại Mục 45 Điểm 2 Phần II Phụ lục này) = 100.000 USD;
- Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng
được xác định như sau: 100.000 USD (là giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của
cam kết ngoại bảng) x 20% (hệ số rủi ro quy định tại Mục 20 Điểm 1 Phần II Phụ
lục này) = 20.000 USD.
B. Hướng dẫn tính tài sản Có rủi ro hợp nhất:
Nguyên tắc tính:
1. Căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối kế toán hợp
nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật
kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Giá trị tài sản Có rủi ro hợp nhất (bao gồm
giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất và giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng
hợp nhất tương ứng của các cam kết ngoại bảng hợp nhất) được xác định theo quy
định tại Mục A Phần I Phụ lục này.
Phần II. Phân nhóm và xác định
tài sản Có rủi ro
1. Tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi
ro:
Mục
|
Tài sản Có
|
Giá trị
|
Hệ số rủi
ro
|
Giá trị tài
sản Có xác định theo mức độ rủi ro
|
Riêng lẻ
|
Hợp nhất
|
Riêng lẻ
|
Hợp nhất
|
|
|
[1]
|
[2]
|
[3]
|
[4] = [1] x
[3]
|
[5] = [2] x
[3]
|
|
Tài sản Có nội bảng
|
|
|
|
|
|
(A1)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0%
|
|
|
|
= ∑1÷11
|
= ∑1÷11
|
(1)
|
Tiền mặt
|
|
|
0%
|
|
|
(2)
|
Vàng
|
|
|
0%
|
|
|
(3)
|
Tiền, vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước
|
|
|
0%
|
|
|
(4)
|
Khoản phải đòi ngân hàng chính sách
|
|
|
0%
|
|
|
(5)
|
Khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng
Nhà nước hoặc khoản phải đòi được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo
lãnh thanh toán hoặc khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính
phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
|
|
|
0%
|
|
|
(6)
|
Khoản phải đòi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương hoặc khoản phải đòi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương bảo lãnh thanh toán
|
|
|
0%
|
|
|
(7)
|
Các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam được bảo
đảm toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng:
(i) tiền gửi có kỳ hạn; (ii) thẻ tiết kiệm; (iii) giấy tờ có giá do chính
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành
|
|
|
0%
|
|
|
(8)
|
Các khoản phải đòi đối với Chính phủ trung
ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD hoặc được Chính phủ trung
ương, Ngân hàng trung ương các nước này bảo lãnh thanh toán
|
|
|
0%
|
|
|
(9)
|
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng
giấy tờ có giá do Chính phủ trung ương, Ngân hàng trung ương các nước thuộc
OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
|
|
|
0%
|
|
|
(10)
|
Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài
chính quốc tế hoặc được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán
|
|
|
0%
|
|
|
(11)
|
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng
giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh thanh
toán
|
|
|
0%
|
|
|
(A2)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 20%
|
|
|
|
= ∑12÷20
|
= ∑12÷20
|
(12)
|
Kim loại quý (trừ vàng), đá quý
|
|
|
20%
|
|
|
(13)
|
Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính
nhà nước
|
|
|
20%
|
|
|
(14)
|
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng
giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước phát hành
|
|
|
20%
|
|
|
(15)
|
Trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam phát hành, trái phiếu do Công ty trách nhiệm hữu hạn
mua bán nợ Việt Nam phát hành
|
|
|
20%
|
|
|
(16)
|
Các khoản phải đòi đối với ngân hàng được
thành lập ở các nước thuộc khối OECD và những khoản phải đòi được các ngân
hàng này bảo lãnh thanh toán
|
|
|
20%
|
|
|
(17)
|
Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng
khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD có tuân thủ những thỏa thuận
quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các
công ty này bảo lãnh thanh toán
|
|
|
20%
|
|
|
(18)
|
Các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1
năm đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD hoặc được
các ngân hàng đó bảo lãnh thanh toán
|
|
|
20%
|
|
|
(19)
|
Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng
khoán có thời hạn còn lại dưới 1 năm được thành lập ở các nước không thuộc khối
OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi
ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán
|
|
|
20%
|
|
|
(20)
|
Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm
toàn bộ bằng tiền, được bảo đảm đầy đủ về cả thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền
gửi có kỳ hạn; (ii) thẻ tiết kiệm; (iii) giấy tờ có giá do chính ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành
|
|
|
20%
|
|
|
(A3)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 50%
|
|
|
|
= ∑21÷23
|
= ∑21÷23
|
(21)
|
Khoản phải đòi tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước, trừ khoản phải đòi là khoản cho vay,
tiền gửi quy định tại khoản 9 Điều 148đ Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa
đổi, bổ sung)
|
|
|
50%
|
|
|
(22)
|
Các khoản phải đòi được bảo đảm đầy đủ về cả
giá trị và thời hạn bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài khác phát hành
|
|
|
50%
|
|
|
(23)
|
Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng
nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công
trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các
điều kiện sau đây:
a) Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh
doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua
nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ;
c) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua
nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới
1,5 tỷ đồng. Mỗi khách hàng chỉ được áp dụng hệ số rủi ro này cho 1 khoản vay
|
|
|
50%
|
|
|
(A4)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 100%
|
|
|
|
= ∑24÷26
|
= ∑24÷26
|
(24)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm
phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có
|
|
|
100%
|
|
|
(25)
|
Giá trị nguyên giá các khoản đầu tư máy móc, thiết
bị, tài sản cố định và bất động sản khác
|
|
|
100%
|
|
|
(26)
|
Toàn bộ tài sản Có khác còn lại trên bảng cân
đối kế toán, ngoài các khoản phải đòi đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro
0%, 20%, 50%, 100%, 120%, 150% và 200%
|
|
|
100%
|
|
|
(A5)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 150%
|
|
|
|
= ∑27÷31
|
= ∑26÷31
|
(27)
|
Các khoản phải đòi đối với các công ty con,
công ty liên kết của tổ chức tín dụng
|
|
|
150%
|
|
|
(28)
|
Các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán
|
|
|
150%
|
|
|
(29)
|
Các khoản phải đòi đối với công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ
|
|
|
150%
|
|
|
(30)
|
Các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng
|
|
|
150%
|
|
|
(31)
|
Các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu
cầu đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng
tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải
đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50% tại điểm 23 Phần này)
|
|
|
120% - có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020
|
|
|
|
|
150% - có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2021
|
|
|
(A6)
|
Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 200%
|
|
|
|
= 32
|
= 32
|
(32)
|
Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản,
khoản phải đòi mà khách hàng cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nguồn vốn
để kinh doanh bất động sản
|
|
|
200%
|
|
|
(A)
|
Tổng tài sản Có nội bảng xác định theo mức
độ rủi ro
|
|
|
|
= ∑A1÷A6
|
= ∑A1÷A6
|
2. Cam kết ngoại bảng
Mục
|
Khoản mục
|
Giá trị
|
Hệ số chuyển
đổi
|
Hệ số rủi
ro
|
Giá trị tài
sản Có nội bảng tương ứng của các cam kết ngoại bảng được xác định theo mức
độ rủi ro
|
Riêng lẻ
|
Hợp nhất
|
Riêng lẻ
|
Hợp nhất
|
|
|
[1]
|
[2]
|
[3]
|
[5]
|
[6] = [1] x
[3] x [5]
|
[7]= [2] x
[3] x [5]
|
|
Các cam kết ngoại bảng
|
|
|
|
|
|
|
(33)
|
Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng phái
sinh lãi suất có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm
|
|
|
0,5%
|
|
|
|
(34)
|
Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng phái
sinh lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm
|
|
|
1%
|
|
|
|
(35)
|
Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban
đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3)
|
|
|
1%
|
|
|
|
(36)
|
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả
hàng hóa có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm
|
|
|
2%
|
|
|
|
(37)
|
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả
hàng hóa có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm
|
|
|
5%
|
|
|
|
(38)
|
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, hợp đồng giá cả
hàng hóa có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm kể
từ năm thứ 3)
|
|
|
5%
|
|
|
|
(39)
|
Cam kết ngoại bảng (bao gồm cả hạn mức tín dụng
chưa sử dụng, hạn mức tín dụng thấu chi) mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang khi khách hàng vi phạm điều
kiện hủy ngang hoặc suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ
|
|
|
10%
|
|
|
|
(40)
|
Hạn mức tín dụng chưa sử dụng của thẻ tín dụng
|
|
|
10%
|
|
|
|
(41)
|
Giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng
thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc từ 1 năm trở xuống
|
|
|
20%
|
|
|
|
(42)
|
Giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng
thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốc trên 1 năm
|
|
|
50%
|
|
|
|
(43)
|
Nợ tiềm tàng dựa trên hoạt động cụ thể (ví dụ:
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, thư tín dụng dự phòng cho hoạt
động cụ thể)
|
|
|
50%
|
|
|
|
(44)
|
Bảo lãnh phát hành chứng khoán, giấy tờ có giá
|
|
|
50%
|
|
|
|
(45)
|
Các cam kết ngoại bảng tương đương khoản cho
vay (ví dụ: cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết cho vay không thể hủy bỏ
hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập,
trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật; các khoản
bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho khoản nợ hoặc
trái phiếu; hạn mức tín dụng chưa giải ngân không hủy ngang, bảo lãnh vay vốn,
bảo lãnh thanh toán,...)
|
|
|
100%
|
|
|
|
(46)
|
Các khoản chấp nhận thanh toán (ví dụ: ký hậu
chấp nhận thanh toán bộ chứng từ,...)
|
|
|
100%
|
|
|
|
(47)
|
Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trong giao dịch bán giấy tờ có giá có bảo lưu quyền truy
đòi khi bên phát hành không thực hiện cam kết
|
|
|
100%
|
|
|
|
(48)
|
Các hợp đồng kỳ hạn về tài sản, tiền gửi và
các chứng khoán trả trước một phần mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài cam kết thực hiện
|
|
|
100%
|
|
|
|
(49)
|
Các cam kết ngoại bảng còn lại khác, ngoài các
cam kết ngoại bảng được xác định hệ số chuyển đổi vào nhóm 0,5%, 1%, 2%, 5%,
10%, 20%, 50%, 100%
|
|
|
100%
|
|
|
|
(B)
|
Tổng giá trị nội bảng tương ứng của các cam
kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro
|
|
|
|
|
= ∑33 ÷ 49
|
= ∑33 ÷ 49
|
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Phần I. Tài sản có tính
thanh khoản cao:
1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản
cao”:
Mục
|
Khoản mục
|
Số liệu
|
1
|
Tiền mặt, vàng
|
|
2
|
Tiền gửi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc),
tiền gửi qua đêm và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước
|
|
3
|
Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các
giao dịch của Ngân hàng Nhà nước
|
|
4
|
Tiền trên tài khoản thanh toán, tiền gửi qua
đêm tại ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ
thể
|
|
5
|
Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi qua đêm tại tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài,
trừ các khoản đã cam kết hoặc thỏa thuận sử dụng cho mục đích cụ thể
|
|
6
|
Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ
các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát
hành hoặc bảo lãnh thanh toán
|
|
7
|
Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng AA- trở
lên và được niêm yết trên thị trường chứng khoán
|
|
8
|
Tổng cộng (A) = (1÷ 7)
|
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu:
Mục 1: Số dư tiền mặt, giá trị của vàng
trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 2: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi
qua đêm và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối tài khoản kế
toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có
giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Trong thời gian mua có kỳ hạn giấy tờ có giá quy
định tại Hợp đồng mua lại, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính
số giấy tờ có giá mua kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao.
Trong thời gian bán có kỳ hạn giấy tờ có giá,
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính số giấy tờ có giá bán
kỳ hạn vào tài sản có tính thanh khoản cao.
Mục 4: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi
qua đêm tại các ngân hàng đại lý trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm
cuối mỗi ngày, trừ đi các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể.
Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi qua đêm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong
nước và nước ngoài trên cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm cuối mỗi ngày.
Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối tài khoản
kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước
phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard &
Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ
hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác tại thời điểm
cuối mỗi ngày.
Mục 7: 50% giá trị ghi sổ trái phiếu
doanh nghiệp tại thời điểm cuối mỗi ngày mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đang sở hữu trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều
kiện: (i) không phải là trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam hoặc công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng phát
hành; (ii) trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán;
(iii) trái phiếu doanh nghiệp được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard &
Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA- hoặc tương đương trở lên hoặc thang
thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.
Tiền gửi qua đêm được hiểu là tiền gửi trong khoảng
thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp
theo.
3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản
cao”:
(i) Mục 3 và Mục 7 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi
thành tiền với chi phí giao dịch thấp;
- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ
tài chính khác;
- Không bao gồm số dư giấy tờ có giá đang đem đi
chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn;
- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát
hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc;
- Không bao gồm trái phiếu (kể cả trái phiếu đặc
biệt) do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát
hành;
(ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ
có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (trừ trái phiếu
do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành);
các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước phát
hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard &
Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ
hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác có mệnh giá bằng
đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Phần II. Dòng tiền vào:
1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền vào”:
Mục
|
Khoản mục
|
Giá trị
dòng tiền theo thời gian đến hạn
|
Ngày tiếp
theo
|
Từ ngày 02
đến ngày 07
|
Từ ngày 08
đến ngày 30
|
Từ ngày 31
đến ngày 180
|
Từ ngày 181
đến 1 năm
|
Trên 1 năm
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1
|
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước
ngoài:
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Tiền gửi không kỳ hạn
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Tiền gửi có kỳ hạn
|
|
|
|
|
|
|
1.3
|
Cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Cho vay khách hàng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Chứng khoán kinh doanh
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Chứng khoán đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản
tài chính khác
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Các khoản lãi, phí phải thu
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Tài sản Có khác
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Dòng tiền vào (B = 1 ÷ 7)
|
|
|
|
|
|
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền
vào”:
Mục 1.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư
tiền gửi không kỳ hạn trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và
không được điền vào các ngày còn lại.
Mục 1.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền
gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tiền gửi điền vào cột thích
hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán.
Mục 1.3: Cho vay các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ cho
vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng
với ngày đến hạn thanh toán.
Mục 2: Cho vay khách hàng: Lấy số
dư nợ cho vay đến hạn thanh toán ghi trên hợp đồng cho vay điền vào cột thích hợp
tương ứng với ngày đến hạn thanh toán. Đối với khoản vay có nhiều kỳ hạn trả nợ,
dòng tiền vào được ghi nhận theo kỳ trả nợ tương ứng.
Mục 3: Chứng khoán kinh doanh:
- Chứng khoán kinh doanh niêm yết hoặc
đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Lấy giá trị ghi sổ
trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật
điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
- Chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết: Lấy
giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh điền vào cột thích hợp tương ứng với
ngày đáo hạn.
Mục 4: Chứng khoán đầu tư:
- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán niêm yết
hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước: Lấy giá
trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của
pháp luật điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại.
- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã
niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước:
Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trừ dự phòng giảm
giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật điền vào cột thích hợp
tương ứng với ngày đáo hạn.
- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa
niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán điền
vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
- Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
chưa niêm yết: Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn.
Mục 5: Các công cụ tài chính phái sinh và các
tài sản tài chính khác: Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc
thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác điền
vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
Mục 6: Các khoản lãi, phí phải thu: Lấy số
tiền lãi, phí phải thu đến hạn, chắc chắn thu được phát sinh từ các khoản cho
vay, tiền gửi, chứng khoán đầu tư, các công cụ phái sinh và tài sản tài chính
khác đủ điều kiện được ghi nhận vào “Dòng tiền vào” ở các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu
trên điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải thu.
Mục 7: Tài sản Có khác: Lấy số tiền chắc
chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn tại
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế
độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên
quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 6 của Bảng Dòng
tiền vào) điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền vào”:
“Dòng tiền vào” phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các khoản mục đã được tính vào Tài sản có tính
thanh khoản cao không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”.
- Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không có đủ căn cứ xác định số tiền có khả năng thu được theo dự kiến thì
không được tính số tiền này vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với khoản cho vay, ủy thác cho vay có nhiều
kỳ hạn trả nợ gốc khác nhau thì ngân hàng căn cứ thời hạn trả nợ thực tế từng kỳ
hạn trả nợ gốc của khoản nợ đó để tính số tiền vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với các khoản cho vay tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng nước ngoài
và cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại
nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận
vào “Dòng tiền vào”.
- Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết
hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước và chứng khoán
đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường
chứng khoán trong nước: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị
ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của
pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được
điền vào các ngày còn lại.
- Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo
hạn đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong
nước: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ dự phòng
giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính
vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán.
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng
khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết
và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Lấy giá trị ghi
sổ của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột
tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không ghi nhận các khoản sau đây vào “Dòng tiền vào”:
(i) Từ khoản mua có kỳ hạn, nhận chiết khấu, nhận
tái chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của
Ngân hàng Nhà nước, các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân
hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng
quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương
đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
độc lập khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
(ii) Từ khoản mua kết hợp bán lại trái phiếu
Chính phủ với thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội theo quy định của Bộ Tài chính quản lý giao dịch trái phiếu chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Phần III. Dòng tiền ra:
1. Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”:
Mục
|
Khoản mục
|
Giá trị
dòng tiền theo thời gian đến hạn
|
Ngày tiếp
theo
|
Từ ngày 02
đến ngày 07
|
Từ ngày 08
đến ngày 30
|
Từ ngày 31
đến ngày 180
|
Từ ngày 181
đến 1 năm
|
Trên 1 năm
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1
|
Các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền
vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng
nước ngoài:
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Tiền gửi không kỳ hạn
|
|
|
|
|
|
|
2.2
|
Tiền gửi có kỳ hạn
|
|
|
|
|
|
|
2.3
|
Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiền gửi của khách hàng
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Tiền gửi không kỳ hạn
|
|
|
|
|
|
|
3.2
|
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ
tài chính khác
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho
vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của
pháp luật
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Phát hành giấy tờ có giá
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Các khoản lãi, phí phải trả
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Các khoản Nợ khác
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Dòng tiền ra (C = 1 ÷ 10)
|
|
|
|
|
|
|
2. Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”:
Mục 1: Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước: Lấy số dư khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền
vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.
Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy
số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp
theo” và không điền vào các ngày còn lại.
Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền
gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức
tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với
ngày đến hạn phải trả.
Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ
đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng
nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn
thanh toán trên hợp đồng cho vay.
Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn
bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền
gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường
hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có
khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư
bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày
tính toán.
Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết
kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm đến hạn phải thanh
toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả.
Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các khoản
nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công
cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp
tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền.
Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy
thác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy
định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài
trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác
cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng.
Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy
số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá
đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giấy tờ có
giá.
Mục 7: Các khoản lãi, phí phải trả:
Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn
phải trả.
Mục 8: Các khoản nợ khác: Lấy số tiền
phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế
độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan
(không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền
ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả.
Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách
hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp
tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp
đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan.
Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn:
Lấy toàn bộ các khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột
“Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại.
3. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”:
“Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ
đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh
và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Trường hợp không xác định được thời hạn thực
hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của
“Ngày tiếp theo”;
- Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải
tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”.
- Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy
đủ về thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không
ghi nhận các khoản vay sau đây vào “Dòng tiền ra”:
(i) Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có
kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ
có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng);
(ii) Khoản vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài khác dưới hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu,
cầm cố đối với: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của
Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước,
Ngân hàng Trung ương các nước các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được
tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức
AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm độc lập khác.
(iii) Khoản bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính
phủ với thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội theo quy định của Bộ Tài chính quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
- Đối với khoản vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước
trên cơ sở trái phiếu do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam phát hành, ngân hàng phải ghi nhận khoản vay này vào “Dòng tiền ra” tương ứng
với ngày đáo hạn của khoản vay./.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn
|
[1] Thông tư số 08/2020/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ
chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm
2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
[2] Thông tư số
26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN
ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm
2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm
2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau
đây gọi là Thông tư số 22/2019/TT-NHNN).”
[3] Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 10 năm 2020.
[4] Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực
kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.
[5] Điều 2 và Điều 3 Thông
tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy
định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra,
giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 10 năm 2020./.”
[6] Điều 2 và Điều 3 của của
Thông tư số 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022 quy
định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ
trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31
tháng 12 năm 2022./.”
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1
của Thông tư số 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022.