Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2016/TT-NHNN thấu chi cho vay qua đêm thanh toán điện tử liên ngân hàng

Số hiệu: 29/2016/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 12/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Ngày 12/10/2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

1. Nguyên tắc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo Thông tư số 29/2016

 
Tổ chức tín dụng được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Mặt khác, được Ngân hàng Nhà nước cho vay qua đêm để tất toán khoản thấu chi vào cuối ngày làm việc.
 

2. Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

 
Theo Thông tư 29/2016, điều kiện đối với giấy tờ có giá sử dụng để giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng như sau:
 
- Đủ điều kiện lưu ký theo quy định về lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
 
- Có thể chuyển nhượng;
 
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
 
- Thời hạn còn lại ít nhất 30 ngày;
 
- Thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
 

3. Lãi suất cho vay qua đêm

 
Thông tư số 29/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay qua đêm theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
 
Lãi suất dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay qua đêm tại thời điểm hiện phát sinh khoản vay.
 
Đối với lãi vay qua đêm chậm trả, lãi suất là 10%/năm.
 

4. Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo Thông tư 29/NHNN

 
- Tổ chức tín dụng lưu ký giấy tờ có giá để cầm cố tham gia thấu chi, vay qua đêm;
 
- Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức thấu chi cho tổ chức tín dụng;
 
- Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm;
 
- Tổ chức tín dụng trả dư nợ vay qua đêm;
 
- Ngân hàng Nhà nước thu hồi dư nợ vay qua đêm; xử lý trường hợp có dư nợ vay qua đêm quá hạn và các phát sinh liên quan.
 
 
Thông tư 29/2016/TT-NHNN có hiệu lực ngày 25/3/2017.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THẤU CHI VÀ CHO VAY QUA ĐÊM TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng là thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam).

2. Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo.

3. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác định giá trị giấy tờ có giá đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ gốc của giấy tờ có giá đó.

Điều 4. Nguyên tắc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước

1. Tổ chức tín dụng được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho vay qua đêm để tất toán khoản thấu chi tại thời điểm cuối ngày làm việc.

Điều 5. Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đủ điều kiện lưu ký theo quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Có thể chuyển nhượng.

3. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.

4. Có thời hạn còn lại tối thiểu là 30 ngày.

5. Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Điều 6. Hạn mức thấu chi

Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và được xác định như sau:

Hạn mức thấu chi = ∑ (Gi x Ri) - B - C

Trong đó:

- Gi: Giá trị giấy tờ có giá loại i tổ chức tín dụng sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm và được xác định theo Phụ lục đính kèm Thông tư này.

- Ri: Tỷ lệ % được thấu chi và cho vay qua đêm đối với giấy tờ có giá loại i do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

- i: Loại giấy tờ có giá thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

- B: Dư nợ vay qua đêm (gồm dư nợ gốc và lãi vay qua đêm).

- C: Dư nợ vay qua đêm quá hạn (gồm dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi vay qua đêm chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả).

Điều 7. Lãi suất cho vay qua đêm

1. Lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

2. Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay qua đêm quy định tại thời điểm phát sinh khoản vay; lãi suất áp dụng đối với lãi vay qua đêm chậm trả là 10%/năm.

Điều 8. Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

1. Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng:

a) Tổ chức tín dụng thực hiện lưu ký giấy tờ có giá để cầm cố tham gia thấu chi, vay qua đêm;

b) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông báo về hạn mức thấu chi cho các tổ chức tín dụng;

c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm đối với tổ chức tín dụng;

d) Tổ chức tín dụng thực hiện trả dư nợ vay qua đêm;

đ) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi dư nợ cho vay qua đêm;

e) Ngân hàng Nhà nước xử lý trường hợp tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn và các vấn đề khác phát sinh liên quan.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định quy định cụ thể về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm

1. Thực hiện thấu chi

a) Vào 8 giờ sáng mỗi ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng. Trường hợp có sự điều chỉnh hạn mức thấu chi (tăng hoặc giảm) trong ngày làm việc do thay đổi giá trị giấy tờ có giá được sử dụng cho thấu chi và cho vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng chỉ được giảm giấy tờ có giá sử dụng cho thấu chi và vay qua đêm trong trường hợp giá trị giấy tờ có giá còn lại phải đảm bảo hạn mức thấu chi sau khi điều chỉnh tối thiểu bằng số tiền thấu chi đã sử dụng;

b) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng không đủ tiền để thực hiện lệnh thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng thì tự động được thấu chi với số tiền tối đa bằng hạn mức thấu chi theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) để thực hiện lệnh thanh toán. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng được bổ sung tiền, hệ thống thanh toán tự động hoàn trả số tiền thấu chi trong ngày của tổ chức tín dụng.

2. Thực hiện cho vay qua đêm

a) Đến cuối ngày làm việc, nếu tổ chức tín dụng có số tiền thấu chi chưa được tất toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tự động thực hiện chuyển số tiền thấu chi chưa được tất toán đó sang tài khoản cho vay qua đêm và thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm. Tổ chức tín dụng phải chịu lãi vay qua đêm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

b) Ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm, tổ chức tín dụng thực hiện trả dư nợ gốc và lãi vay qua đêm cho Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng không được thực hiện thấu chi để trả dư nợ vay qua đêm. Trường hợp đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm mà tổ chức tín dụng vẫn chưa trả hết dư nợ vay qua đêm, thì Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện chuyển số dư nợ cho vay qua đêm chưa thanh toán sang dư nợ vay qua đêm quá hạn, áp dụng lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này và gửi thông báo dư nợ vay qua đêm quá hạn cho tổ chức tín dụng.

Điều 10. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn

1. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện các biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn (thu gốc trước, thu lãi sau) và thông báo cho tổ chức tín dụng biết. Cụ thể như sau:

a) Thực hiện trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn;

b) Trường hợp sau khi đã trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) được quyền yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để thực hiện bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá cho đến khi thu hồi đủ dư nợ vay qua đêm quá hạn của tổ chức tín dụng. Thứ tự ưu tiên các loại giấy tờ có giá chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng Nhà nước:

(i) Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn;

(ii) Giấy tờ có giá cầm cố có giá trị lớn hơn;

Trường hợp sau khi Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá mà số tiền thu được lớn hơn số dư nợ vay qua đêm quá hạn còn lại thì số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được (từ bán giấy tờ có giá hoặc thanh toán giấy tờ có giá với tổ chức phát hành) và số dư nợ vay qua đêm quá hạn còn lại sẽ được trả lại cho tổ chức tín dụng;

c) Trường hợp sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn không thu đủ dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện thu từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn 03 lần liên tiếp trong vòng 01 tháng thì Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) sẽ thực hiện dừng việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm, trừ trường hợp bất khả kháng và tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo với Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch).

Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1.1. Vụ Chính sách tiền tệ

a) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố lãi suất cho vay qua đêm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

b) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này và tỷ lệ phần trăm được thấu chi và cho vay qua đêm đối với các loại giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

1.2. Sở giao dịch

a) Chủ trì xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan;

b) Xác định hạn mức thấu chi, điều chỉnh hạn mức thấu chi và thông báo cho tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;

c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm;

d) Thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn;

đ) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;

e) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định tại Thông tư này;

g) Thông báo cho tổ chức tín dụng về biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn, thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;

h) Thực hiện tính lãi vay qua đêm, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;

i) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm.

1.3. Vụ Tài chính - Kế toán

Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước.

1.4. Cục Công nghệ tin học ngân hàng

Chịu trách nhiệm về phần mềm tin học và các vấn đề phát sinh liên quan để thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được thông suốt, an toàn và hiệu quả.

2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng tham gia thấu chi và vay qua đêm

Tuân thủ và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2017, thay thế Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Các khoản cho vay qua đêm còn dư nợ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 12;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT (5).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-NHNN ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng)

CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn:

1.1. Giấy tờ có giá ngắn hạn thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy từ có giá (số ngày).

1.2. Giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (số ngày).

2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn:

2.1. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).

2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):

Trong đó:

GT = MG * [1 + (Ls * n)]

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):

Trong đó:

GT = MG * (1 + Ls)n

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi;

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

2.4. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán lãi, vốn gốc lần thứ i (không bao gồm số tiền thanh toán lãi, gốc có ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi, gốc giấy tờ có giá trước ngày định giá).

i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày đến hạn thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày).

k: Số lần trả lãi định kỳ trong năm.

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 29/2016/TT-NHNN

Hanoi, October 12, 2016

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR OVERDRAFT AND OVERNIGHT LENDING OPERATIONS IN THE INTERBANK ELECTRONIC PAYMENT SYSTEM

Pursuant to the Law on State Bank No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

According to the request of the Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby introduces the Circular on overdraft and overnight lending operations in the interbank electronic payment system.

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

Credit institutions and foreign bank branches established and operated under the Law on Credit Institutions who have become members of the interbank electronic payment system (hereinafter referred to as credit institution).

Article 3. Definition

For the purpose of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Overdraft in the interbank electronic payment refers to an arrangement where a credit institution is allowed to overdraw money greater than the available balance of a VND checking account opened at a transaction center of the State Bank (hereinafter referred to as VND checking account).

2. Overnight lending in the interbank electronic payment refers to an arrangement in which the State Bank offers a credit institution a loan secured by financial instruments pledged as collateral within a specified time period starting at the end of the previous day and ending on the consecutive business day.

3. Remaining term to maturity of a financial instrument refers to a period of time beginning on the date on which the State Bank determines its value and ending on the date on which its principal payment is due.

Article 4. Principles of overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment made at the State Bank

1. Credit institutions shall have access to overdrafts against any fund deficiency that may arise during interbank electronic payment activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Financial instruments used in overdraft and overnight lending transactions in the interbank electronic payment operation

Financial instruments used in overdraft and overnight lending transactions in the interbank electronic payment operation must meet the following standards:

1. Comply with depository requirements referred to in regulations on depositing and utilization of financial instruments deposited with the State Bank.

2. Negotiable.

3. Have been issued as Vietnam dong-denominated financial instruments.

4. Their minimum remaining term to maturity is 30 days.

5. Have been emplaced in the list of financial instruments that can be used in overdraft and overnight lending transaction in the interbank electronic payment operation, approved by the Governor of the State Bank.

Article 6. Overdraft limit

Overdraft limit refers to the maximum amount of money that a credit institution is allowed to overdraw in excess of the available balance in its VND checking account in the interbank electronic payment operation, and is calculated according to the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

- Gi : Value of financial instrument of type i used by a credit institution in overdraft and overnight lending transactions, and determined according to the Appendix hereto.

- Ri : Percentage rate of overdraft and overnight lending applied to the financial instrument of type i, approved by the Governor of the State Bank over time periods.

- i: The type of financial instrument emplaced in the list of financial instruments that can be used in overdraft and overnight lending transaction in the interbank electronic payment operation, approved by the Governor of the State Bank.

- B: Outstanding overnight balance (including principal balance and interest).

- C: Overdue overnight balance (including overdue principal balance, deferred interest, interest on overdue payment of principal balance, interest on deferred interest).

Article 7. Overnight rate

1. The overnight rate shall be subject to the approval granted by the Governor of the State Bank over time periods.

2. The interest rate applied to the overdue principal balance shall be equal to 150% of the overnight rate stated on the date on which a loan comes into existence; the interest rate applied to the deferred interest on an overnight loan shall be 10%/year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Overdraft and overnight lending procedures in the interbank electronic payment system shall include the following steps:

a) Credit institutions deposit their financial instruments pledged as collateral for overdrafts and overnight loans;

b) The State Bank notifies overdraft limits to credit institutions;

c) Credit institutions receive overdrafts and overnight loans;

d) Credit institutions repay outstanding loan balance;

dd) The State Bank recovers outstanding loan balance;

e) The State Bank deals with credit institutions’ overdue loan balances and other related issues that may arise.

2. The Governor of the State Bank of Vietnam shall issue the Decision specifically providing for the overdraft and overnight lending procedures in the interbank electronic payment system in accordance with regulations laid down in Clause 1 of this Article.

Article 9. Implementation of overdraft and overnight lending operations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) At 8 am every business day, the State Bank (Transaction Center) shall determine and notify the overdraft limit on interbank electronic payments applied to specific credit institutions. Where there is any (increasing or decreasing) adjustment to overdraft limits within a business day due to any change to value of financial instruments used in overdraft and overnight lending activities or overdue overnight balances, the State Bank (Transaction center) shall determine and notify such adjustment to credit institutions. Credit institutions shall be entitled to a reduction in financial instruments pledged as collateral for overdrafts and overnight loans only if total value of financial instruments which have already been provided meets the adjusted minimum overdraft limit which is equal to overdrawn funds;

b) Once a VND checking account of a credit institution does not have enough money to implement a payment order in the interbank electronic payment system, a maximum amount equal to the overdraft limit approved by the State Bank (Transaction center) shall be automatically overdrawn to pay for that order. Once funds are deposited into a VND checking account of a credit institution, the payment system shall automatically repay amounts overdrawn within a business day by that credit institution.

2. Implementation of overnight lending operations

a) By the end of a business day, if a credit institution has an outstanding overdrawn amount, the State Bank (Transaction center) shall automatically transfer such amount to an overnight lending account, and notify that credit institution of its outstanding overnight balance. The credit institution shall be liable for overnight loan interest as defined in Clause 1 Article 7 hereof;

b) The business day immediately subsequent to the date on which the amount of interest on overnight loan arises, the credit institution shall pay the outstanding overnight principal balance and interest to the State Bank. The credit institution shall not be entitled to use overdraft as payment for the outstanding overnight principal balance. By the end of the business day immediately subsequent to the date on which an overnight loan arises, unless the credit institution pays off the outstanding overnight principal, the State Bank (Transaction center) shall carry forward that outstanding overnight principal to the overdue overnight principal balance and impose the interest rate on it in accordance with Clause 2 Article 7 hereof, and finally send a notification of that overdue overnight principal to the credit institution.

Article 10. Handling of overdue principal balance

1. On the business day immediately subsequent to the date on which an overnight loan arises, the State Bank (Transaction center) shall take action to recover overdue overnight balance (collecting principal first and interest later) and notify such action to the credit institution. Such action is provided for as follows:

a) Withdrawing funds from the VND checking account of the credit institution opened at the State Bank to recover overdue overnight balance;

b) After such withdrawal, if overdue overnight principal balance is not fully recovered, the State Bank (Transaction center) shall be entitled to request the depository of financial instruments to transfer the right to own these financial instruments from the credit institution in order to sell those which are unmatured, or contact issuers of these financial instruments to receive payments due on these financial instruments till full recovery of such balance. Priority order of financial instruments for transfer of ownership right to the State Bank shall be based on the following criteria:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Those with the price at which they are pledged as collateral is higher shall be given higher priority than the others;

If, after the State Bank has sold unmatured financial instruments or has received payments from issuers of matured financial instruments, proceeds therefrom are greater than overdue overnight balances, the difference between such proceeds and overdue overnight balances shall be refunded to the credit institution;

c) In case, after actions referred to in Point a, b of this Clause have been taken, overdue overnight balances have not been fully recovered yet, the State Bank (Transaction center) shall recover these balances by collecting other funds (if any) from the credit institution.

2. With respect to the credit institution whose overnight loan principal is overdue in 03 successive times within 01 month, the State Bank (Transaction center) shall suspend overdraft and overnight lending activities in the interbank electronic payment system for a period of 10 business days after the date on which the State Bank (Transaction center) sends a notification of such suspension, and except otherwise affected by force majeure events, the credit institution shall have to submit a report to the State Bank (Transaction center).

Article 11. Responsibilities of entities involved

1. Responsibilities of affiliates of the State Bank

1.1. The Monetary Policy Department

a) Play its role as the head or counselor in requesting the Governor of the State Bank to approve and announce the overnight loan interest rate as specified In Clause 1 Article 7 hereof;

b) Function as the head or counselor in providing the Governor of the State Bank with the list of financial instruments that can be used in overdraft and overnight lending activities in the interbank electronic payment system as stated in Clause 5 Article 5 hereof, and percentage rates at which overdraft and overnight lending transactions are implemented with respect to financial instruments referred to in Article 6 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Function as the head in preparing and submitting a report to the Governor of the State Bank for his/her grant of the Decision on overdraft and overnight lending procedures in the interbank electronic payment system in conformance to regulations laid down in this Circular and other relevant ones;

b) Determine the overdraft limit, adjust it and notify it to credit institutions in accordance with this Circular;

c) Implement overdraft and overnight lending operations;

d) Inform credit institutions of outstanding and overdue principal balances;

dd) Recover outstanding overnight principal balances in accordance with this Circular;

e) Recover overdue overnight principal balances in accordance with this Circular;

g) Notify credit institutions of actions to be taken to recover overdue overnight principal balances, and give notification of suspension of overdraft and overnight lending operations in accordance with this Circular;

h) Calculate overnight loan interest, overdue interest on overnight principal balance, and interest on deferred overnight loan interest, in conformity with regulations set out by the State Bank;

i) Act as the head in dealing with difficulties or problems that may arise during implementation of overdraft and overnight lending operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Provide guidance on accounting records for overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment made at the State Bank.

1.4. Banking Information Technology Administration

Assume responsibility for computer software and other relevant issues to implement overdraft and overnight lending operations in the interbank electronic payment system which take place in a smooth, safe and effective manner.

2. Responsibilities of credit institutions participating in overdraft and overnight lending activities

Observe and take responsibility for implementing regulations laid down in this Circular.

Article 12. Implementation

1. This Circular shall enter into force from March 25, 2017 and replace the Decision No. 04/2007/QD-NHNN dated January 22, 2007 of the Governor of the State Bank on overdraft and overnight lending applied to the interbank electronic payment.

2. Overnight loans of which principal balances are outstanding before the entry into force of this Circular shall be subject to the Decision No. 04/2007/QD-NHNN dated January 22, 2007 of the Governor of the State Bank on overdraft and overnight lending applied to the interbank electronic payment.

3. The Chief of Office, the Director of the Financial Policy Department, Heads of affiliates of the State Bank of Vietnam, Directors of State Bank branches of centrally-affiliated cities and provinces, Presidents of Management Boards, and Presidents of Boards of Directors and General Directors (Directors) of credit institutions and foreign bank branches, shall be responsible for implementing this Circular./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Hong

 

APPENDIX

(Issued together with the Circular No. 29/2016/TT-NHNN dated October 12, 2016 of the State Bank on overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment system)

FORMULA FOR DETERMINATION OF FINANCIAL INSTRUMENT VALUE

1. Short-term financial instruments:

1.1. Short-term financial instrument on which interest is paid in advance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

G: Value of a financial instrument estimated on the pricing date

MG: Face value of financial instrument

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

t: Remaining term to maturity of financial instrument (the number of days left).

1.2. Short-term financial instrument of which both principal and interest are paid in arrears:

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GT: Value of matured financial instrument, including face value and interest

MG: Face value of financial instrument

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

t: Remaining term to maturity of financial instrument (the number of days left)

Ls: Interest rate for issuance of financial instrument (%/year)

n: Tenor of financial instrument (the number of days left).

2. Long-term financial instruments:

2.1. Long-term financial instrument on which interest is paid in advance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

G: Value of a financial instrument estimated on the pricing date

MG: Face value of financial instrument

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

t: Remaining term to maturity of financial instrument (the number of days left).

2.2. Long-term financial instrument of which both principal and interest are paid in arrears (interest is not compounded with principal amount):

Where:

GT = MG * [1 + (Ls * n)]

G: Value of a financial instrument estimated on the pricing date

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MG: Face value of financial instrument

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

t: Remaining term to maturity of financial instrument (the number of days left)

Ls: Interest rate for issuance of financial instrument (%/year)

n: Tenor of financial instrument (year).

2.3. Long-term financial instrument of which both principal and interest are paid in arrears (interest is compounded with principal amount):

Where:

GT = MG * (1 + Ls)n

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GT: Value of matured financial instrument, including face value and interest;

MG: Face value of financial instrument

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

t: Remaining term to maturity of financial instrument (the number of days left)

Ls: Interest rate for issuance of financial instrument (%/year)

n: Tenor of financial instrument (year).

2.4. Long-term financial instruments on which interest is paid periodically:

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ci : Amount of interest and principal payment in the instalment i (exclusive of amount of interest and principal payment made on the registered final date prior to the pricing date).

i: Interest and principal payment instalment i

L: Interest rate applied to overnight lending arrangements in the interbank electronic payment system (%/year)

Ti : Time beginning on the pricing date and ending on the maturity date of principal and interest payment in the installment i (the number of days).

k: The number of within-year interest payment installments.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2016/TT-NHNN ngày 12/10/2016 quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.172

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.184.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!