Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định số 26/2014/NĐ-CP

Số hiệu: 03/2015/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Phước Thanh
Ngày ban hành: 20/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2015/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi là Nghị định số 26/2014/NĐ-CP) về:

1. Phân công trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

2. Thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Trình tự, thủ tục kéo dài thời hạn một cuộc thanh tra trên 70 ngày.

4. Công khai kết luận thanh tra.

5. Tiêu chuẩn thanh tra viên ngân hàng.

6. Chế độ thông tin, báo cáo.

7. Mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).

8. Quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

3. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc khác không phải công ty con, công ty liên kết.

2. Thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng là cuộc thanh tra được tiến hành đồng thời tại trụ sở chính và tất cả hoặc một số đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng bằng một kế hoạch tiến hành thanh tra và ban hành một kết luận thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Phân công trách nhiệm thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng nước, trừ các đối tượng do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

b) Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã;

c) Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (sau đây gọi là địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng);

d) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Thanh tra, giám sát ngân hàng;

đ) Ngân hàng thương mại cổ phần (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

e) Công ty con, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng quy định tại các Điểm b, c, đ Khoản này có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

g) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

h) Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

i) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;

k) Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;

l) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

m) Công ty con, đơn vị trực thuộc ở nước ngoài của tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết;

n) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

o) Cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;

p) Công ty con, đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mà công ty con, đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

q) Đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong trường hợp thanh tra lại hoặc khi cần thiết và theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

r) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền ngoài các đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q Khoản này.

2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu trách nhiệm thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

b) Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (sau đây gọi là địa bàn tỉnh, thành phố);

c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

d) Ngân hàng thương mại cổ phần (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức: tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

đ) Công ty con, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng quy định tại các Điểm b, d Khoản này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

e) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

g) Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

h) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn tỉnh, thành phố có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nước của Ngân hàng Nhà nước;

k) Công ty con, đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác mà công ty con, đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

l) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền ngoài các đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k Khoản này;

m) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Điều 5. Phân công trách nhiệm giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng giám sát ngân hàng sau đây:

a) Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã;

b) Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

d) Ngân hàng thương mại cổ phần (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

đ) Công ty con, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng quy định tại các Điểm a, b, d Khoản này có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

e) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

g) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;

h) Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

i) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

k) Công ty con, đơn vị trực thuộc ở nước ngoài của tổ chức tín dụng;

l) Công ty con, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mà công ty con, đơn vị trực thuộc này có trụ sở tại địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng;

m) Đối tượng giám sát khác của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng ngoài các đối tượng giám sát được giao trách nhiệm giám sát cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu trách nhiệm giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng giám sát ngân hàng sau đây:

a) Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Ngân hàng thương mại cổ phần (trừ ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

d) Công ty con, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng nêu tại các Điểm a, c Khoản này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

đ) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

e) Công ty con, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác mà công ty con, đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;

g) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện giám sát an toàn vĩ mô đối với toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 6. Thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện việc kiểm toán độc lập:

a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 5 Thông tư này;

b) Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 2 Điều 4, Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu thực hiện việc kiểm toán độc lập:

a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập, trong văn bản nêu rõ tối thiểu các vấn đề: Mục đích, yêu cầu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời hạn nộp báo cáo kiểm toán. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện việc kiểm toán độc lập theo nội dung đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

b) Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) phê duyệt yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập, trong văn bản nêu rõ tối thiểu các vấn đề: Mục đích, yêu cầu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời hạn nộp báo cáo kiểm toán, đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng nhận kết quả kiểm toán. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo đến Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (thông báo qua Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng nước chi nhánh có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện việc kiểm toán độc lập theo nội dung đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thực hiện kiểm toán, đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng được yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập phải tổ chức thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán, đối tượng được yêu cầu thực hiện kiểm toán phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kết quả kiểm toán độc lập cho đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được giao là đơn vị nhận kết quả kiểm toán.

Điều 7. Trình tự, thủ tục kéo dài thời hạn một cuộc thanh tra trên 70 ngày

1. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra gia hạn thời gian thanh tra. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.

2. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thống đốc Ngân hàng nước hoặc Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thì Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thì Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

6. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người ra quyết định thanh tra ra quyết định gia hạn thời gian thanh tra.

7. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chưa quyết định gia hạn thời gian thanh tra mà thời hạn thanh tra đã hết thì đoàn thanh tra tạm dừng việc thanh tra tại nơi được thanh tra; thời gian tạm dừng việc thanh tra không tính vào thời gian thanh tra được gia hạn. Khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian thanh tra, đoàn thanh tra tiếp tục việc thanh tra tại nơi được thanh tra; trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý gia hạn thời gian thanh tra thì đoàn thanh tra phải kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra và thực hiện các công việc tiếp theo của việc kết thúc thanh tra theo quy trình tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Công khai kết luận thanh tra

1. Việc công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP.

2. Nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có liên quan quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP gồm:

a) Nội dung có thể tạo hiệu ứng rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Nội dung có thể tác động tiêu cực lan truyền đến đối tượng thanh tra ngân hàng khác hoặc lên toàn hệ thống ngân hàng;

c) Nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của đối tượng thanh tra ngân hàng có thể dẫn đến mất an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng;

d) Nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến cung, cầu trên thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Nội dung có thể tác động làm khách hàng ngừng, chấm dứt hợp đồng sử dụng dịch vụ ngân hàng dẫn đến rủi ro mất an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan;

e) Nội dung có liên quan đến vi phạm pháp luật, dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận hoặc đã chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý nhưng chưa có kết luận chính thức;

g) Các nội dung nhạy cảm khác theo quy định của pháp luật.

3. Đối với kết luận thanh tra pháp nhân đối tượng thanh tra ngân hàng, nếu lựa chọn hình thức công khai là niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thì niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

Điều 9. Tiêu chuẩn thanh tra viên ngân hàng

1. Ngoài những tiêu chuẩn chung của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra và văn bản pháp luật liên quan, thanh tra viên ngân hàng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Về năng lực: Có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp);

b) Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về thanh tra, giám sát ngân hàng do Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cấp (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính);

c) Về kinh nghiệm: Đã tham gia ít nhất 02 cuộc thanh tra và được Trưởng đoàn thanh tra đánh giá là hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trở lên (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên).

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cấp có thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các mặt công tác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

2. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng về tất cả các mặt công tác của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tổng hợp, báo cáo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng về các mặt công tác của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

4. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn để Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện nhiệm vụ đầu mối trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn và nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

5. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, báo cáo theo định kỳ hoặc khi cần thiết cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (địa bàn nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (địa bàn nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (bao gồm cả Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát, quản lý cấp phép, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, giải quyết, xử lý khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra;

c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý thì Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình;

d) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

đ) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hướng dẫn đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

e) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;

g) Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

h) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết quả thanh tra, giám sát có liên quan đến đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

2. Mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn quy định tại Điều 12 Thông tư này.

3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phối hợp công tác theo quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Mối quan hệ giữa Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn

1. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên cùng địa bàn có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu và phối hợp công tác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy chế phối hợp công tác do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội; báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương và Đoàn Đại biểu Quốc hội, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn.

3. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện trách nhiệm đầu mối trên địa bàn.

4. Khi cần thiết và theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh làm việc với cấp ủy, chính quyền, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, làm đầu mối tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm trên địa bàn; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật

6. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc tiềm ẩn rủi ro để xem xét, thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Mối quan hệ giữa các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau

1. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề xuất, trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác chỉ đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện:

a) Phối hợp thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng;

b) Thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm thanh tra, giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đối tượng thanh tra ngân hàng đặt trụ sở chính;

c) Cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra.

2. Các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chủ động phối hợp, cung cấp, trao đổi kết quả thanh tra, giám sát, thông tin, tài liệu với nhau theo quy định của pháp luật để phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Trường hợp phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu rủi ro, nguy cơ mất an toàn hoạt động, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải chủ động thông báo hoặc kịp thời đề nghị Thanh tra, giám sát Ngân hàng nước chi nhánh có liên quan kèm theo hồ sơ, tài liệu (nếu có) để xem xét, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng

1. Đơn vị chủ trì tiến hành thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng có quyền đề nghị đơn vị liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra; có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra trong việc thực hiện giám sát hoạt động đoàn thanh tra.

2. Đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện thanh tra pháp nhân, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng theo đề nghị của đơn vị chủ trì tiến hành thanh tra; có quyền từ chối thực hiện đề nghị của đơn vị chủ trì, đồng thời báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nếu đề nghị của đơn vị chủ trì không đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15. Áp dụng các quy định khác trong hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và Thông tư này. Trường hợp Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và Thông tư này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật về thanh tra và quy định có liên quan của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2015 và thay thế Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28 tháng 3 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./


Nơi nhận:
- Như Điều 17;
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Phước Thanh

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2015/TT-NHNN

Hanoi, March 20, 2015

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR SOME ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 26/2014/ND-CP DATED APRIL 07, 2014 ON ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND OPERATION OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No.156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities;

At the request of the Chief Inspector of the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular providing guidelines for some articles of the Government’s Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidelines for some articles of the Government’s Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities (hereinafter referred to as “Decree No. 26/2014/ND-CP) in terms of:

1. assignment of responsibility for banking inspection and supervision

2. independent audit serving banking inspection and supervision.

3. procedures for extending an inspection beyond 70 days.

4. disclosure of inspection conclusions.

5. eligibility requirements applied to banking inspectors.

6. provision of information and submission of reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. rights and responsibilities for cooperation between units affiliated to the provincial banking inspection and supervision authorities and the branch of the State Bank in carry out inspections at the headquarters and all branches of the inspected entities (hereinafter referred to as “extensive inspection”).

Article 2. Regulated entities

1. Banking inspection and supervision authorities.

2. The branches of the State Bank.

3. Inspected and supervised entities.

4. Organizations and individuals involved in organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. The affiliates of an inspected entity or supervised entity include its branches, transaction offices, representative offices, other affiliates or dependent units that are not subsidiaries or associate companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

GENERAL PROVISIONS

Article 4. Assignment of responsibility for banking inspection

1. The following entities shall be inspected by the Central Banking Inspection and Supervision Authority:

a) Organizations and individuals under the management of the State Bank, except for the entities under the management of branches of the State Bank as assigned by the Governor of the State Bank;

b) Wholly state-owned commercial banks, joint stock commercial bank over 50% of charter capital of which is held by the State (hereinafter referred to as “commercial banks over 50% of charter capital of which is held by the State”), policy banks, cooperative banks;

c) Joint venture banks, wholly foreign-owned banks that have their headquarters in a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “province”) where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

d) The foreign banks’ branches that are located in a province where a banking inspection and supervision authority is available;

dd) Joint stock commercial banks (except for the joint stock commercial bank over 50% of charter capital of which is held by the State), microfinance institutions, non-bank credit institutions that have their headquarters in the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) The People's Credit Funds that are located in a province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

h) Representative offices of foreign credit institutions, other foreign institutions that are involved in banking operation located in the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

i) Institutions providing credit information;

k) Vietnam Asset Management Company, other state-owned enterprises established by the Governor of the State Bank;

l) Deposit insurance of Vietnam;

m) Foreign-based subsidiaries and affiliates of credit institutions when necessary;

n) Institutions involved in foreign exchange and gold business; non-bank institutions that provide intermediary payment services and are located in a province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

o) Other organizations and individuals in the same province as the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision regulated by regulations of law promulgated by the State Bank;

p) Subsidiaries and affiliates of the entities inspected by the provincial banking inspection and supervision authorities if they are located in the same province as the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



r) Reporting units under the management of the State Bank in the same province as the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision in accordance with regulations of the law on prevention of money laundering other than those specified in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p and q of this Clause.

2. A provincial banking inspection and supervision authority shall inspect the following entity:

a) Organizations and individuals under the management of the Branch of the State Bank;

b) Joint venture banks, wholly foreign-owned banks whose headquarters are located in the same provinces as the branch of the State Bank;

c) The foreign banks’ branches that are located in the province;

d) Joint stock commercial banks (except for the Joint Stock Commercial Bank over 50% of charter capital of which is held by the State), microfinance institutions, non-bank credit institutions whose headquarters are located in the province;

dd) Subsidiaries and affiliates of the credit institutions specified in Points b and d of this Clause that are located in the province;

e) The People’s Credit Funds that are located in the province;

g) Representative offices of foreign credit institutions, other foreign institutions that are involved in banking operation located in the province;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Other organizations and individuals in the province that are regulated by regulations of law promulgated the State Bank;

k) Subsidiaries and affiliates that are inspected by the Central Banking Inspection and Supervision Authority and other provincial banking inspection and supervision authorities if such subsidiaries and affiliates are located in the province where the branch of the State Bank is located;

l) Reporting entities under the management of the State Bank in the provinces in accordance with regulations of the law on prevention of money laundering other than those specified in Points b, c, d, dd, e, g, h, i and k of this Clause;

m) Other entities upon the assignment given by the Governor of the State Bank.

Article 5. Assignment of responsibility for banking supervision

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall carry out microprudential supervision of the following supervised entities:

a) The commercial banks over 50% of charter capital of which is held by the State, policy banks, cooperative banks;

b) Joint venture banks, wholly foreign-owned banks that have their headquarters in the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

c) The foreign banks’ branches that are located in the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Subsidiaries and affiliates of the credit institutions specified in Points a, b and d of this Clause that are located in the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

e) The People's Credit Funds that are located in a province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available;

g) Institutions providing credit information;

c) Vietnam Asset Management Company;

i) Deposit insurance of Vietnam;

k) Foreign-based subsidiaries and affiliates of credit institutions;

l) Subsidiaries, affiliates of the entities supervised by the provincial banking inspection and supervision authorities if they are located in the same province as the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision;

m) Other supervised entities of the banking inspection and supervision authorities other than those supervised by the provincial banking inspection and supervision authorities.

2. The provincial banking inspection and supervision authorities shall carry out microprudential supervision of the following supervised entities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The foreign banks’ branches that are located in the province;

c) Joint Stock Commercial Banks (except for the Joint Stock Commercial Bank over 50% of charter capital of which is held by the State), microfinance institutions, non-bank credit institutions that have their headquarters in the province;

d) Subsidiaries and affiliates of the credit institutions specified in Points a and c of this Clause that are located in the province;

dd) The People’s Credit Funds that are located in the province;

e) Subsidiaries and affiliates of the entities supervised by the Central Banking Inspection and Supervision Authority and other provincial banking inspection and supervision authorities if such subsidiaries and affiliates are located in the province;

g) Other entities as assigned by the Governor of the State Bank.

3. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall carry out macroprudential supervision of entire system of credit institutions and foreign banks’ branches.

Article 6. Independent audit serving banking inspection and supervision

1. The power to request an independent audit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority shall request the inspected and supervised entities to undergo an independent audit as prescribed in Clause 2, Article 4, Clause 2, Article 5 of this Circular.

2. Procedures for request for an independent audit:

a) The Chief Inspector shall submit a written request to the Governor of the State Bank for approval for the proposal of inspected and supervised entities that need to undergo an independent audit. The request shall contain the following information: purposes, request for audit, scope, contents, duration of the audit and time limit for submission of the audit report. Within 05 days from the day on which the Governor of the State Bank approves, the Chief Inspector shall issue a decision on inspected and supervised entities that need to undergo an independent audit in accordance with the contents approved by the Governor of the State Bank.

b) The Director of the branch of the State Bank, at the request of the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, shall request the Governor of the State Bank (through the Central Banking Inspection and Supervision Authority) to consider approving the proposal of inspected and supervised entities that need to undergo an independent audit. The request shall contain the following information: purposes, request for audit, scope, contents, duration of the audit and time limit for submission of the audit report and the result-receiving unit. Within 05 days from the day on which the Governor of the State Bank approves, the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall inform the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority (through the Director of the branch of the State Bank) thereof. Within 05 days from the day on which the notice is received, the Director of the branch of the State Bank or the Chief Inspector of provincial banking inspection and supervision authority shall issue a decision on inspected and supervised entities that need to undergo an independent audit in accordance with the contents approved by the Governor of the State Bank.

4. Within 30 days from the day on which the decision is received, the inspected and supervised entities requested to undergo an independent audit shall hire an independent audit company at the request of the banking inspection and supervision authority; within 05 days from the day on which the inspection results are received, the entities requested to undergo the audit shall submit the independent audit results, directly or by post, to the result-receiving unit.

Article 7. Procedures for extending an inspection beyond 70 days

1. The head of the inspectorate shall submit a written request for the person who issues the inspection decision to extend the duration of inspection. The written request must specify reasons and length of the extension.

2. In the event the inspection decision is issued by the Governor of the State Bank or the Chief Inspector, the Governor of the State Bank, at the request of the Chief Inspector, shall request the Prime Minister to decide.

3. In the event the inspection decision is issued by the Director General of the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision, he/she shall submit a report to the Chief Inspector. The Governor of the State Bank, in consideration of the report submitted by the Chief Inspector, shall request the Prime Minister to decide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In the event the inspection decision is issued by the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, he/she shall submit a report to the Director of the branch of the State Bank who shall submit the report to the Governor of the State Bank through the Central Banking Inspection and Supervision Authority. The Governor of the State Bank, in consideration of the report submitted by the Director of the State Bank, shall request the Prime Minister to decide.

6. According to the decision made by the Prime Minister, the person who issues the inspection decision shall issue a decision on extension of duration of inspection.

7. In the event the Prime Minister is yet to decide the extension of duration of inspection while the duration of inspection has passed, the inspectorate must suspend the inspection at the place where it is carried out; the duration of suspension of inspection shall be added to the length of the extension. When the Prime Minister has decided the extension of duration of inspection, the inspectorate shall continue the inspection at the place where it is carried out; in case the Prime Minister disagrees with the extension of duration of inspection, the inspectorate shall end the inspection at the place where it is carried out and perform the necessary tasks to end the inspection under the procedures for carrying out an inspection as prescribed by law.

Article 8. Disclosure of inspection conclusions

1. The inspection conclusion shall be made publicly available as prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 22 of the Decree No. 26/2014/ND-CP.

2. The sensitive contents that may affect the operation safety of the inspected entity or relevant credit institutions and foreign banks’ branches specified in Clause 2, Article 22 of the Decree No. 26/2014/ND-CP upon the disclosure include:

a) The content that may exert cash withdrawal effect on the credit institution or foreign bank’s branch;

b) The content that may exert negative effects on other inspected entities or the whole banking system;

c) The content that exerts negative effects on reputation of the inspected entity, thereby threatening its operational safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The content that may make clients terminate the banking service contracts, thereby threatening the operational safety of the inspected entity or relevant credit institutions and foreign banks’ branches;

e) The content that is related to violations of law or suspicions of violations of law but no conclusion is reached or such ones are still under investigation by a competent authority but no official conclusion is reached;

g) Other sensitive contents as prescribed by law.

3. If the conclusion of an extensive inspection has to be publicly posted at the premises of the inspected entity, such inspection conclusion shall be publicly posted at its headquarters.

Article 9. Eligibility requirements applied to banking inspectors

1. In addition to the general eligibility requirements applied to the inspector as prescribed in the Law on Inspection and relevant legal documents, a banking inspector must:

a) hold state management and legal knowledge in relevant fields (this eligibility requirement is applied to inspectors, principal inspectors and superior inspectors);

b) hold a certificate of completion of a refresher course in banking inspection and supervision issued by the Banking Training School affiliated to the State Bank (this eligibility requirement is applied to inspectors and major inspectors); and

c) have participated in at least 02 inspections and remarked that he/she fulfills his/her duties and tasks by the head of the inspectorate (this eligibility requirement is applied to inspectors).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Provision of information and submission of reports

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall act as a focal point in submitting consolidated reports on the inspection, settlement of complaints and denunciations, and actions against corruption, crime and terrorism financing to the Governor of the State Bank, Inspector General, competent organizations and persons in accordance with regulations of law and at the request of the competent authority; submit consolidated reports on performance of functions and tasks, and other aspects of the Central Banking Inspection and Supervision Authority.

2. The Provincial Department of Banking Inspection and Supervision shall submit consolidated reports on its performance to the Chief Inspector.

3. The provincial banking inspection and supervision authorities shall submit consolidated reports on their performance to the Director of the branch of the State Bank that shall submit the reports to the Chief Inspector.

4. The Provincial Department of Banking Inspection and Supervision shall provide and exchange information and documents with the Branch of the State Bank within the province in order for the Director of the branch of the State Bank to act as a focal point within the province in performing the task of submitting reports and cooperating with executive committees, local governments and delegation of National Assembly deputies of provinces in considering proposals concerning finance and banking within the province, and performing other tasks assigned by the Governor of the State Bank.

5. Representative offices of foreign credit institutions; other foreign activities involved in banking operations; institutions involved in foreign exchange and gold business; non-bank institutions that provide intermediary payment services and are located in the province shall take responsibility for promptly, sufficiently and accurately providing information, documents and reports on a periodic basis or upon request to the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision (the province where a Department of Banking Inspection and Supervision is not available) or the provincial banking inspection and supervision authority (the province where a Department of Banking Inspection and Supervision is not available) in accordance with regulations of the State Bank and at the request of the banking inspection and supervision authority.

Article 11. Relationship between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and branches of the State Bank

1. Relationship between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and branches of the State Bank of the provinces (including the provincial banking inspection and supervision authority) where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is not available:

a) The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall take responsibility for formulating and organizing the implementation of the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority; guide, monitor, encourage and inspect the implementation of the inspection plan at branches of the State Bank;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In case violations of law are suspected or there is threat to the operational safety of credit institutions and foreign banks’ branches, the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall request the Director of branch of the State Bank to carry out an inspection of the inspected entity under the management of the provincial banking inspection and supervision authority. In the event the Director of the branch of the State Bank does not agree to the request, the Chief Inspector shall issue the inspection decision, inform the Governor of the State Bank and be responsible to the Governor of the State Bank for such decision;

d) In case violations of law are suspected or there is threat to the operational safety of credit institutions and foreign banks’ branches, the branch of the State Bank shall request the Central Banking Inspection and Supervision Authority to inspect the inspected entities under the management of the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

dd) The branch of the State Bank shall request the Central Banking Inspection and Supervision Authority to provide guidelines for the aspects concerning functions and tasks of the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

e) The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall direct and provide guidance for the provincial banking inspection and supervision authorities on banking inspection and supervision, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption, money laundering and terrorism financing;

g) The provincial banking inspection and supervision authorities shall sufficiently, promptly and truthfully provide information and documents at the request of the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

h) The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall provide the provincial banking inspection and supervision authorities with inspection and supervision results relating to the inspected and supervised entities under the management of the provincial banking inspection and supervision authorities.

2. The relationship between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the branch of the State Bank of the province where a Provincial Department of Banking Inspection and Supervision is available shall be is prescribed in Article 12 of this Circular.

3. The Central Banking Inspection and Supervision Authority and the branch of the State Bank shall cooperate with each other in accordance with the working regulation of the State Bank.

Article 12. Relationship between the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision and the branch of the State Bank of the same province

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The branch of the State Bank shall act as a focal point of the State Bank within the province in performing the tasks of submitting reports, cooperating with executive committees, local governments and delegation of deputies to National Assembly; shall submit reports and respond to enquiries at the request of executive committees, local governments and delegation of deputies to National Assembly, and considering proposals concerning finance and banking within the province.

3. The Provincial Department of Banking Inspection and Supervision authority shall sufficiently and promptly provide information and documents on a periodic basis or at the request of the branch of the State Bank about the banking inspection, supervision and management within the province in order for the State Bank to take its responsibility for acting as a focal point within the province.

4. When necessary or at the request of the branch of the State Bank, the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision shall cooperate with the branch of the State Bank in discussing issues concerning banking inspection, supervision and management with executive committees, local governments and delegation of deputies to National Assembly and relevant authorities within the province.

5. The branch of the State Bank shall settle complaints and denunciations, take actions against corruption and crime within its competence, act as a focal point in disseminating and enforcing the law on complaints and denunciations, and actions against corruption and crime within the province; the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision shall carry out administrative inspection, settle complaints and denunciations, and take actions against corruption and crime in accordance with regulations of the State Bank and law.

 6. During the performance of the assigned functions and tasks, the branch of the State Bank shall promptly and sufficiently provide the Provincial Department of Banking Inspection and Supervision with information and documents relating to the inspected and supervised entities that are suspected of violating the law or likely to violate the law to inspect and verify, and impose penalties as prescribed by law.

Article 13. Relationship between the provincial banking inspection and supervision authorities

1. The Director of the branch of the State Bank of a province, at the request of the provincial banking inspection and supervision authority of the same province, may request the Director of another branch of the State Bank to request the provincial banking inspection and supervision authorities of their provinces to:

a) cooperate in carrying out extensive inspections;

b) inspect and supervise subsidiaries, associate companies and affiliates of the inspected entity or supervised entity located in their provinces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The provincial banking inspection and supervision authorities shall cooperate, provide and exchange inspection and supervision results, information and documents with each other in accordance with regulations of law to serve the performance and exercise of the assigned tasks and powers.

3. In case an inspected entity or supervised entity is suspected of violating the law or there is a threat to operational safety, the provincial banking inspection and supervision authority shall inform or send documents (if any) to and request relevant provincial banking inspection and supervision authorities to investigate, carry out an inspection or impose penalties in accordance with regulations of law.

Article 14. Rights and responsibilities for cooperation between units affiliated to the banking inspection and supervision authority, the branch of the State Bank in carrying out extensive inspections

1. The unit responsible for carrying out an extensive inspection has the right to request relevant units to provide information, documents and appoint banking inspectors and other officials to join the inspectorate; takes responsibility for assisting the person who issues the inspection decision in supervising the inspectorate.

2. The relevant unit shall take responsibility for cooperating in carrying out extensive inspections, providing promptly and sufficiently information and documents, appointing banking inspectors and other officials to join the banking inspectorate at the request of the unit responsible for carrying out the inspection; has the right to reject the request of the presiding unit, and inform the Central Banking Inspection and Supervision Authority if the request of the presiding unit is not consistent with regulations of law and direction of the Governor of the State Bank.

Article 15. Imposition of other regulations on inspection

The inspection by the banking inspection and supervision authority shall comply with regulations of the Decree No. 26/2014/ND-CP and this Circular. The regulations of the law on inspection and relevant regulations of the Governor of the State Bank shall apply to the issues that are not regulated by the Decree No. 26/2014/ND-CP and this Circular.

Chapter III

IMPLEMENTATION CLAUSE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree comes into force from May 07, 2015 and replaces the Circular No. 04/2000/TT-NHNN3 dated March 28, 2000 of the State Bank providing guidelines for the implementation of the Government’s Decree No. 91/1999/ND-CP dated September 04, 1999 on organizational structure and operations of the banking inspection authority.

Article 17. Implementation

Chief of Office, Chief Inspector, heads of the units affiliated to the State Bank, Directors of the branches of the State Bank of the provinces, Presidents and members of the Board of Directors, Board of Members, General Directors (Directors), credit institutions and foreign banks’ branches are responsible for the implementation of this Circular./.

 

.

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Phuoc Thanh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2015/TT-NHNN ngày 20/03/2015 hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.180

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.72.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!