Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2013/TT-NHNN phân loại tài sản có mức trích phương pháp trích lập

Số hiệu: 02/2013/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 21/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn phân loại nợ của các TCTD

Ngày 21/1 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN hướng dẫn việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Thông tư này bổ sung thêm nhiều hướng dẫn cho việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng, đặc biệt là với các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.

Bên cạnh đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải tiến hành phân loại nợ theo quy định của Thông tư này.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2013.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2013/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ, MỨC TRÍCH, PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ VIỆC SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) sau:

a) Cho vay;

b) Cho thuê tài chính;

c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

d) Bao thanh toán;

đ) Các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

e) Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng;

g) Số tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom) (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;

h) Ủy thác cấp tín dụng;

i) Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài.

2. Các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang (sau đây gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định tại Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 6 Thông tư này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư này.

3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.

4. Tổ chức tín dụng trong thời gian triển khai phương án tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập có khó khăn trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

2. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, giải ngân từng lần theo thỏa thuận đối với nợ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

3. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

4. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

5. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

6. Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

7. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.

8. Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

9. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

10. Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

11. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có quan hệ cấp tín dụng, tiền gửi; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua.

12. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

Điều 4. Thu thập số liệu, thông tin khách hàng và công nghệ thông tin

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp và thường xuyên thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu về khách hàng, bao gồm cả thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), để:

a) Sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.

b) Theo dõi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp.

c) Thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, thông tin khách hàng, vận hành và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Điều 5. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này.

2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.

c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao.

d) Được Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bắt buộc phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các văn bản sau:

a) Đối với trường hợp ban hành mới:

(i) Văn bản báo cáo về việc ban hành, áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

(ii) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tài liệu mô tả về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;

(iii) Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm cả việc phân cấp, ủy quyền trong việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng.

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:

(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;

(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng và hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Điều 6. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.

2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

b) Được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, làm cơ sở để xét duyệt, cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với khách hàng cụ thể;

c) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay;

d) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

đ) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm;

e) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;

g) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;

h) Có quy định về việc tự định giá tài sản bảo đảm bao gồm nguyên tắc, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm đảm bảo đúng quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm và để thực hiện việc xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này;

i) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.

3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với các quy định pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;

b) Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý dư nợ cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định;

c) Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;

d) Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động;

đ) Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d khoản này.

Điều 7. Báo cáo về quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro

Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) 01 bộ hồ sơ gồm các văn bản sau:

a) Đối với trường hợp ban hành mới:

(i) Văn bản báo cáo về việc ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.

(ii) Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:

(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung.

(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro.

Điều 8. Thời điểm phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

1. Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 (mười lăm) ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 (mười lăm) ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.

Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Trong thời gian tối đa 05 (năm) ngày kể từ ngày CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đề nghị CIC cung cấp danh sách khách hàng nêu trên, sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 9; trích lập đủ số tiền dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. PHÂN LOẠI NỢ VÀ CAM KẾT NGOẠI BẢNG

Điều 9. Phương pháp và nguyên tắc phân loại

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này và phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp.

2. Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà có bất cứ một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng khác thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải phân loại lại các khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.

3. Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn phải thực hiện việc phân loại độc lập và có trách nhiệm thông báo ngay cho nhau kết quả phân loại. Toàn bộ nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được cấp tín dụng hợp vốn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất mà một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn đã phân loại.

4. Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân theo hợp đồng ủy thác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác phải phân loại các khoản ủy thác này như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.

5. Đối với nợ đã bán nhưng chưa thu được tiền, nợ đã bán nhưng bên mua có quyền truy đòi người bán thì số tiền chưa thu được, số dư nợ đã bán có quyền truy đòi người bán phải được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này như trước khi bán nợ.

6. Đối với các khoản nợ được mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại số tiền đã thanh toán để mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đó đã được phân loại trước khi mua.

7. Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay không có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu, trừ trường hợp trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bằng tài sản.

8. Đối với khoản chiết khấu dưới hình thức mua có kỳ hạn các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại khoản chiết khấu như là một khoản cho vay đối với người thụ hưởng.

9. Đối với khoản nợ mà việc cho vay, cấp tín dụng thực hiện theo chấp thuận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

10. Đối với các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, về nguyên tắc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thu hồi ngay phần dư nợ vi phạm, không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; trong thời gian chưa thu hồi được phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư này.

11. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể và trích lập dự phòng đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.

Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

3. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế);

b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

c) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

d) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

đ) Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:

a) Phân loại cam kết ngoại bảng:

(i) Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.

(ii) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.

(iii) Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này.

b) Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:

(i) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

(ii) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:

- Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;

- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Trường hợp khoản trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm a (ii), điểm a (iii) khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại.

Điều 11. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 năm;

b) Có chính sách dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

c) Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ;

d) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) 01 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phân loại nợ theo khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 2 Thông tư này, gồm các văn bản sau:

a) Văn bản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó phải chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản sao chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; bản sao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

5. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đồng thời thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều này khác nhau thì khoản nợ, cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. Thời gian tối thiểu phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đồng thời theo Điều 10 và Điều 11 Thông tư này là 05 (năm) năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

MỤC 2. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r

Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1: 0%;

b) Nhóm 2: 5%;

c) Nhóm 3: 20%;

d) Nhóm 4: 50%;

đ) Nhóm 5: 100%.

3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết;

b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;

c) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

d) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:

(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng.

(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản này.

Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không.

4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị của tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau:

a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp giá mua vào không được niêm yết thì giá trị vàng miếng được xác định theo quy định tại điểm d khoản này.

b) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);

c) Chứng khoán do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá.

d) Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác: Giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được định giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm thì giá trị tài sản bảo đảm phải coi bằng không;

đ) Tài sản cho thuê tài chính (giá trị tài sản cho thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính trừ đi tiền thuê phải trả): số tiền thuê còn lại theo hợp đồng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể hoặc giá trị định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

6. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm:

a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%;

b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%;

c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:

- Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;

- Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.

d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;

đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;

e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;

h) Bất động sản: 50%;

i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.

Điều 13. Mức trích lập dự phòng chung

1. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

a) Tiền gửi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 1 Thông tư này;

b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.

2. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập dự phòng chung đối với các khoản quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này phù hợp với mức độ rủi ro.

Điều 14. Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng

1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.

2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

MỤC 3. SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO

Điều 15. Hội đồng xử lý rủi ro

1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:

Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên làm chủ tịch; 01 thành viên là thành viên của ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.

2. Trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro:

Căn cứ quy định nội bộ về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro có trách nhiệm:

a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;

b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống;

c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.

Điều 16. Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;

b) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:

a) Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;

b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

c) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý;

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này.

3. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:

a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được xử lý rủi ro;

b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan;

c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro;

d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc xử lý rủi ro;

đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này phải có bản sao được chứng thực quyết định tuyên bố phá sản của tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này phải có bản sao được chứng thực giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với việc xử lý rủi ro

1. Việc sử dụng dự phòng xử lý rủi ro để hạch toán các khoản nợ liên quan vào tài khoản ngoại bảng phù hợp và theo dõi, đôn đốc, thu nợ là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đối với khoản nợ được xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

2. Sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp của Hội đồng xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng chỉ được thực hiện khi có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Hồ sơ đối với khoản nợ đã được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý rủi ro và toàn bộ tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.

Điều 18. Xử lý đối với số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lý rủi ro

Số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là doanh thu trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

MỤC 4. QUẢN LÝ NỢ, CAM KẾT NGOẠI BẢNG, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO

Điều 19. Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng (phòng, ban hoặc tương đương) tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống.

2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng:

a) Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành:

(i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; các quy định về quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc thu thập, bổ sung số liệu, thông tin khách hàng;

(ii) Chính sách dự phòng rủi ro, sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro.

b) Quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

c) Tổng hợp, báo cáo Hội đồng xử lý rủi ro kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc thu hồi nợ sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của quý trước trong toàn hệ thống; đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, các biện pháp quản lý nợ xấu, thu hồi nợ triệt để;

d) Quản lý, theo dõi các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

đ) Cung cấp thông tin, phối hợp với các đơn vị chức năng tại trụ sở chính trong việc xây dựng trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

MỤC 5. HẠCH TOÁN, BÁO CÁO

Điều 20. Hạch toán

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán số tiền trích lập, sử dụng, bổ sung, hoàn nhập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo các quy định của pháp luật về chế độ hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Báo cáo

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho CIC những thông tin theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kết quả thu hồi nợ cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính theo quy định của Bộ Tài chính về báo cáo thuế.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng các quy định nội bộ theo Điều 6 Thông tư này; chất lượng và mức độ đáp ứng yêu cầu của các quy định nội bộ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành;

b) Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro;

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 23 Thông tư này;

đ) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với từng trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 24 Thông tư này; giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật.

4. Trung tâm thông tin tín dụng có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự phân loại và báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

Điều 23. Xử lý vi phạm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, ngoài việc phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với nợ theo đúng quy định tại Thông tư này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

2. Tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện chính sách dự phòng rủi ro để phân loại nợ theo quy định tại Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Thông tư này trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Thông tư khác nhau thì khoản nợ, cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành chưa thu hồi được, được xử lý như sau:

a) Đồng thời với việc thực hiện theo kiến nghị, kết luận thanh tra (nếu có), trong thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án xử lý, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể từng khoản nợ và tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh của từng khách hàng có khoản nợ;

(ii) Kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ theo quy định tại Thông tư này;

(iii) Tình hình tài chính và khả năng trích lập dự phòng đối với các khoản nợ;

(iv) Kế hoạch trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

(v) Kế hoạch, biện pháp và cam kết xử lý để đảm bảo thu hồi triệt để.

b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể. Trong thời gian chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào thời gian quá hạn quy định tại Điều 10 Thông tư này để thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các khoản nợ quy định tại điểm g, h, i khoản 1 Điều 1 Thông tư này phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được xử lý như sau:

a) Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) tối thiểu các nội dung sau:

(i) Danh sách cụ thể từng khoản nợ và tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh của từng khách hàng có khoản nợ;

(ii) Kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ theo quy định tại Thông tư này;

(iii) Tình hình tài chính và khả năng trích lập dự phòng đối với các khoản nợ;

(iv) Kế hoạch trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

(v) Kế hoạch, biện pháp và cam kết xử lý để đảm bảo thu hồi triệt để.

b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này kể từ ngày 01/01/2014.

3. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

- Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ;

- Các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung, một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 25;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, TTGSNH5 (3 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence Freedom Happiness
-------------------

No. 02/2013/TT-NHNN

Hanoi, January 21, 2013

 

CIRCULAR

PROVIDING ON CLASSIFICATION OF ASSETS, LEVELS AND METHOD OF SETTING UP OF RISK PROVISIONS, AND USE OF PROVISIONS AGAINST CREDIT RISKS IN THE BANKING ACTIVITY OF CREDIT INSTITUTIONS, FOREIGN BANKS’ BRANCHES  

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12, of June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12, of June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2008/ND-CP, of May 26, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State bank of Vietnam;  

After obtaining consensus with the Ministry of Finance;

At the proposal of the Chief of banking Inspection and supervision;

The Governor of the State bank promulgates this Circular providing on classification of assets, levels and method of setting up of risk provisions, and use of provisions against credit risks in the banking activity of credit institutions, foreign banks’ branches,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides on classification, levels and method of setting up of risk provisions, and use of provisions against credit risks in the banking activity for assets (hereinafter referred to as debts) including:

a) Loans;

b) Financial leases;

c) Discounts, rediscounts of negotiable instruments and other valuable papers;

d) Factoring;

dd) Credit extensions under form of credit card issuance;

e) Payments on behalf of someone under off-balance sheet commitments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Credit extension entrustment;

i) Deposits (excluding deposit for payment) at domestic credit institutions, foreign banks’ branches in Vietnam as prescribed by law and deposits at foreign credit institutions.

2. Guarantee amounts, payment acceptances, lending commitments which are irrevocable (hereinafter referred to as off-balance sheet commitments) must be classified as prescribed in this Circular in order to manage, supervise quality of credit extension activity of credit institutions, foreign banks' branches. 

3. The setting up and use of provisions for the fall of inventory prices, the loss of financial investments, the loss of bad receivable debts, excluding amounts specified in clause 1 this Article shall comply with regulation of law. 

Article 2. Subjects of application

1. This Circular applies to:

a) Credit institutions, including:  commercial banks and non-bank credit institutions;

b) Foreign banks' branches.

2. Foreign banks' branches which apply policy on risk provisions of foreign banks in for classification of debts, off-balance sheet commitments, setting un and use of provisions against credit risks must be accepted by the State bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State bank) with condition that such policy are more progressive and preeminent than provisions in Article 6 of this Circular.  Dossiers, orders, procedures for being accepted by the State bank to apply the policy on risk provisions of foreign banks shall comply with provisions in clause 3, clause 4 Article 11 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If credit institutions during implementation of plan on re-structuring, merging, consolidating have difficulties in classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks, they should report to the Governor of the State bank for having the handling measures aiming to ensure the system’s safety.  

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the below terms are construed as follows:

1. Credit risks in banking activity (hereinafter referred to as risks) mean loss which able to happen with respect to debts of credit institutions, foreign banks’ branches because customers fail to implement or have no capacity to implement part or whole their obligations as committed.

2. Debt amounts mean amounts which credit institutions, foreign banks’ branches has sent or disbursed each times under agreements for debts specified in clause 1 Article 1 of this Circular.

3. Risk provisions mean the amounts set up and accounted into the operational cost in order to provide for losses which may happen for debts of credit institutions, foreign banks’ branches.  Risk provisions include specific provisions and general provisions.

4. Specific provisions mean the amount set up in order to provide for losses which may happen for each specific debt.

5. General provisions mean the amounts set up in order to provide for losses which may happen but have not defined when setting up specific provisions.

6. Overdue debt means a debt which part or whole of its principal and interest has become overdue.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Bad debt (NPL) means debts which have been classified as those in Groups 3, 4 and 5.

9. Rate of bad debt means rate of bad debts in comparison with total debts of from group 1 to group 5.

10. Rate of bad credit extensions means rate total debts and off-balance sheet commitments of from group 3 to group 5 in comparison with total debts and off-balance sheet commitments of from group 1 to group 5.

11. Customers mean organizations (including credit institutions, foreign banks’ branches), individuals, other subjects as prescribed by civil law which have relationship on credit extension, deposit; issuance of bonds, valuable papers, which have been bought by credit institutions or foreign banks’ branches.

12. Use of provisions against credit risks means accounting of credit institutions, foreign banks’ branches in order to transfer debts which have been dealt with risks to the off-balance sheet accounts and continue following up, having measures for full debt recovery as the contracts have signed, or commitments have agreed with customers.  

Article 4. Collecting customers’ data, information and the information technology

1. Credit institutions, foreign banks’ branches must have measures and regularly implement collection, use of customers’ information, data, including information from the Credit Information Center (CIC), for:

a) Amending and supplementing the internal credit ranking system, internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions.  

b) Following up, assessing the capability of customers to pay debts after having ranked under the internal credit ranking system, had proper measures to control risks, manage credit quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Credit institutions, foreign banks’ branches must formulate an information technology system in their whole system for meeting requirements on management of customers’ data, information, operation and management of internal credit ranking system, risk management, classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions in order to deal with risks.

Article 5. Internal credit ranking system

1. Internal credit ranking system means a system including financial and non-financial criteria, processes for assessing customers on the basis of financial qualitative and quantitative, business and administration situation, and prestige of customers. The internal credit ranking system must be formulated for each subject of various customers, including subjects restrained from credit extension and related persons of these subjects.

2. The internal credit ranking system must be formulated under the following principles:

a) Being formulated on the basis of data and information of all customers which have been collected within at least 01 (one) year preceding year of its formulation. 

b) At least each year one times, the internal credit ranking system must be considered, amended and supplemented on the basis of data and information of customers which have been collected during year.

c) Having regulation on ranking levels corresponding to risk extents from low up high.

d) Being approved by the Board of Directors (for credit institutions being joint-stock company), the Members' Council (for credit institutions being limited liability companies), General Director or Director (for foreign banks’ branches). 

3. Credit institutions, foreign banks’ branches must formulate the internal credit ranking system in order to rank customers periodically or as necessary, doing as basis for approval of credit extension, management of credit quality, formulation of policy on risk provisions in conformity with operational scope and actual situation of credit institutions, foreign banks’ branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Within 10 (ten) days after issuing, amending and supplementing the internal credit ranking system, credit institutions, foreign banks’ branches must send directly or via post to the State bank (the banking inspection and supervision agency) the following documents:

a) For new issuance:

(i) A written report on issuance and application of an internal credit ranking system;

(ii) An internal credit ranking system, documents which describe internal credit ranking system, process of collecting customers' information and data, ranking customers;

(iii) Guidance for use of internal credit ranking system, including division of duty, authorization in collecting customers' information and data, ranking customers;

b) For amendments and supplementations :

(i) A written report on amendments and supplementations to internal credit ranking system, clarifying reason of amendments and supplementations;

(ii) Documents amending and supplementing internal credit ranking system and guidance for use of internal credit ranking system.

Article 6. Internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Internal regulations on credit extension, loan management must meet minimally the following conditions:

a) Being formulated on the basis of data and information of customers which have been collected, results of customer ranking under the internal credit ranking system;

b) Being unified for use in all system, doing as basis for approval, extension of credit, management of loans for specific customers;

c) Having regulations on credit policy applicable to customers, including regulations in condition of credit extension, limit of credit extension, interest, dossiers, orders, procedures for, process of appraisal, approval of credit extension, management of loans; 

d) Having regulations on management aiming to ensure compliance with regulations of the State bank on rates for safe assurance in activity of credit institutions, foreign banks’ branches;

dd) Having regulations on duties, powers of units, individuals in appraisal, credit extension, credit quality control, appraisal, management of security assets;

e) Having regulations on process, content of inspection, supervision before, during and after extending credit;

g) Having regulations on security measures, appraisal and management of security assets;

h) Having regulation on self-defining value of security assets including principles, methods, process and duties of each unit, individual related to defining value of security assets, ensuring to be proper with regulations of law on security assets and aiming to implement defining of value of security assets which shall be deducted when calculating the specific amounts set up provisions as specified in clause 5 Article 12 of this Circular;    

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A policy on risk provisions must meet minimally the followings requirements:

a) In conformity with regulations of law on financial, accounting and report, statistical regimes;

b) Having process to collect customers’ data and information, ensuring exact classification of debts, off-balance sheet commitments, management of bad debts, management of bad credit extension balance, setting up the sufficient provision as prescribed;

c) Having specific regulations on classification of debts, off-balance sheet commitments, levels and method of setting up of risk provisions, and use of provisions against credit risks in the banking activity for each customer periodically, irregularly;

d) Having regulations on powers, duties of units, individuals in classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up of risk provisions, and use of provisions against credit risks in the banking activity;

e) Having mechanisms to inspect, supervise and report for contents prescribed from point a to point d of this clause.

Article 7. Report on internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions

Within 10 (ten) days after issuing, amending and supplementing the internal regulations on credit extension, management of loans, policy on risk provisions, credit institutions, foreign banks’ branches must send directly or via post to the State bank (the banking inspection and supervision agency) 01 set of dossier including the following documents:

a) For new issuance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions.

b) For amendments and supplementations:

(i). A written report on amending and supplementing internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions, clarifying reasons of amendments and supplementations.

(ii) Documents amending and supplementing internal regulations on credit extension, loan management, policy on risk provisions.

Article 8. Time of classification, setting up and use of provisions against credit risks

1. At least each quarter for one times, within 15 (fifteen) first days of first month of each quarter, credit institutions, foreign banks’ branches must self-implement classification of debts, off-balance sheet commitments which have arisen until the ending time of final working day of last quarter, based on the capability of customers to pay debts as prescribed in Article 10, Article 11 of this Circular and send results of self-classification of debts, off-balance sheet commitments to the CIC.

For the last quarter of annual accounting period, within 15 (fifteen) first working days of final month, credit institutions, foreign banks’ branches must implement classification of debts, off-balance sheet commitments which have arisen until the ending time of final working day of second month of final quarter of the accounting period.

Apart from mentioned-above time of classification, credit institutions, foreign banks’ branches implement classification of debts, off-balance sheet commitments according to internal regulations.

2. Within 03 (three) days after receiving result of self-classification of debts, off-balance sheet commitments of credit institutions, foreign banks’ branches as prescribed in clause 1 of this Article, the CIC shall summarize list of customers according to group of debts with highest risk extent which have been self-classified by credit institutions, foreign banks’ branches and supply them at the requests of credit institutions, foreign banks’ branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2.

SPECIFIC PROVISIONS

ITEM 1. CLASSIFICATION OF DEBTS AND OFF-BALANCE SHEET COMMITMENTS

Article 9. Methods and principles of classification

1. Credit institutions, foreign banks’ branches self-implement classification of debts, off-balance sheet commitments according to Article 10, Article 11 of this Circular and must use result of classification of customer debt groups supplied by the CIC at the classification time in order to adjust their result of self-classification of  debts, off-balance sheet commitments.  If debts and off-balance sheet commitments of customers are classified into the group of debts with risk extent lower than group of debts according to list supplied by the CIC, credit institutions, foreign banks’ branches must adjust result of classification of debts, off-balance sheet commitments according to the debt group supplied by the CIC.

2. All debt balances and value of off-balance sheet commitments of a customer at a credit institution or foreign bank’s branch must be classified into a same debt group. For a customer who have two debts and/or off-balance sheet commitments or more than at a credit institution, foreign bank’s branch, if any debt or off-balance sheet commitment is classified into the group with risk extent higher than others, that credit institution, foreign bank’s branch must classify the remaining debts or off-balance sheet commitments of such customer into the group which have highest risk extent.

3. For a syndicated credit extension, each credit institution, foreign bank’s branch joining syndicated credit extension must implement independent classification and have responsibility to immediately report together result of classification. All debts and off-balance sheet commitments of customer who is extended the syndicated credit at a credit institution or foreign bank’s branch must be classified into the group with the highest risk extent which a credit institution or foreign bank’s branch joining in syndicated credit extension has classified. 

4. For credit extension entrustment, if the receiving-entrustment party has not disbursed under the entrustment contract, credit institution or foreign bank’s branch conducting entrustment must classify this entrustment such as a loan for the receiving-entrustment party.

5. For a debt which has been sold but not received payment, the debt which is sold but the buyer has right to claim the seller, the amounts which has not been paid, the sold debt balance enclosed with right to claim the seller shall be classified and set up a risk provision as prescribed in this Circular before selling debt. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. For the amounts of purchase or entrustment for other organization (including credit institutions, foreign banks’ branches) to purchase unlisted corporate bonds, credit institutions, foreign banks’ branches must classify it such as an unsecured loan for the party issuing bonds, unless corporate bonds have been secured for payment by assets.

8. For the discount under form of purchase on a definite term of negotiable instruments, other valuable papers of beneficiary, credit institution, foreign bank's branch, the discount shall be classified as a loan for the beneficiary.

9. For debts which the supply of loan or credit extension is implemented under acceptance and direction of the Government, or the Prime Minister, credit institutions, foreign banks’ branches shall implement classification of debts, setting up and use of provisions against credit risks in comply with decisions of the Governor of the State bank for each specific case.

10. For debts specified in point c (iv) clause 1 Article 10 of this Circular, in principle, credit institutions, foreign banks’ branches must immediately recover part of violated debt balance, not permit to restructure repayment term; during time of failing to recover, they must implement classification of debts, setting up of provisions as prescribed in this Circular.     

11. Based on result of inspection, supervision and relevant credit information, the State bank is entitled to require credit institutions, foreign banks’ branches to implement assessment, re-classification of specific debts and setting up of sufficient provisions in conformity with the risk extent of such debts.

Article 10. CLASSIFICATION OF DEBTS AND OFF-BALANCE SHEET COMMITMENTS UNDER QUANTITATIVE METHOD

1. Credit institutions, foreign banks’ branches implement classification of debts (excluding payments under off-balance sheet commitments) according to 05 groups as follows:

a) Group 1 (standard debts) includes:

(i) Current debts that being assessed as fully and timely recoverable, both principals and interests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Other debts which are classified to the Group 1 in accordance with provisions in clause 2, this Article.

b) Group 2 (debts, which need attention) includes:

(i) Debts which are overdue for a period of between 10 days and 90 days;

(ii) Debts which are restructured repayment term for the first time;

(iii) Other debts which are classified to the Group 2 in accordance with provisions in clause 2 and clause 3 this Article.

c) Group 3 (sub-standard debts) includes:

(i) Debts which are overdue for a period of between 91 days and 180 days;

(ii) Debts which are extended repayment term for the first time;

(iii) Debts which are exempted or reduced interests because customers are not sufficient capability to pay all interests under credit contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Debts of customers or the guarantee party being organizations, individuals who are not subject to be extended credit by credit institutions, foreign banks’ branches as prescribed by law.

- Debts which are secured by stocks of credit institution or its subsidiary companies or the loans are used to contribute capital into another credit institutions on the basis which the credit institution supplying loans shall receive security assets being stocks of credit institution that receive the contributed capital;

- Unsecured debts or debts which have been extended credit with preferential conditions or a value exceeding 5% of own capital of credit institutions, foreign banks’ branches when supply for customers subject to be restrained credit extension as prescribed by law.

- Debts which are supplied for subsidiary companies, associate companies of credit institutions or enterprises in which credit institutions hold right of control and have a value exceeding limit rates as prescribed by law.

- Debts which have value exceeding limits of credit extension, unless being allowed to exceed limit, as prescribed by law;

- Debts which violated provisions of law on credit extension, foreign exchange management and rates of safety assurance for credit institutions, foreign banks’ branches;

- Debts which violated internal regulations on credit extension, loan management and policy on risk provisions of credit institutions, foreign banks’ branches.

(v) Debts which are recovered under inspection conclusions;

(vi) Other debts which are classified to the Group 3 in accordance with provisions in clause 2 and clause 3 this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Debts which are overdue for a period of between 181 days and 360 days;

(ii) Debts which are restructured repayment term for the first time but still overdue for a period of less than 90 days under that restructured repayment term;

(iii) Debts which are restructured repayment term for the second time;

(iv) Debts which are specified in point c (iv) clause 1 this Article and overdue for a period of between 30 days and 60 days after decisions on recovery have been issued;

(v) Debts which must be recovered under inspection conclusions but fail to be repaid although recovery term was overdue from 60 days ago;

(vi) Other debts which are classified to the Group 4 in accordance with provisions in clause 2 and clause 3 this Article.

e) Group 5 (potentially irrecoverable debts) includes:

(i) Debts which are overdue for a period of more than 360 days;

(ii) Debts which are restructured repayment term for the first time but still overdue for a period of 90 days or more than under that first restructured repayment term;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Debts which are restructured repayment term for the third time or later, whether debts are overdue or not;

(v) Debts which are specified in point c (iv) clause 1 this Article and overdue for a period of more than 60 days after decisions on recovery have been issued;

(vi) Debts which must be recovered under inspection conclusions but fail to be repaid although recovery term was overdue for more than 60 days;

(vii) Debts of customers being credit institutions which are announced by the State bank to place in special control status, or foreign banks’ branches of which capital and assets are blockaded;

(viii) Other debts which are classified to the Group 5 in accordance with provisions in clause 3, this Article.

2. Debts shall be classified to the group with lower risks in the following cases:

a) For overdue debts, credit institutions, foreign banks’ branches may classify to Group of debts with lower risks (including Group 1) when meet fully the following conditions:

(i) In case where customers have made full repayment of the overdue principal and interests (including interests applicable to overdue principals) and the principals and interests of the following repayment terms for at least 03 (three) months in respect of long and medium-term debts and 01 (one) month in respect of short-term debts, since the day begins full repayment of the overdue principals and interests; 

(ii) Having documents which prove that customers have paid debts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For overdue debts, credit institutions, foreign banks’ branches may classify to Group of debts with lower risks (including Group 1) when meet fully the following conditions:

(i) In case where customers have made full repayment of the principal and interests under the restructured repayment term for at least 03 (three) months in respect of long and medium-term debts and 01 (one) month in respect of short-term debts, since the day begins full repayment of the principals and interests under the restructured term;

(ii) Having documents which prove that customers have paid debts;

(iii) Credit institutions, foreign banks’ branches have sufficient grounds of information, documents in order to assess that the customers have capability to fully repayment of principals and interests in proper with the restructured term.

3. Debts shall be classified to the group with higher risks in the following cases:

a) Happening disadvantage changes in environment, business field which impact negatively directly to the capability of customers to pay debt (natural calamities, epidemics, economic environment);

b) Norms on profitability, solvency, rate of debts on capital, cash flow, capability of customers to pay debts are reduced continuously or have big change in tendency of reduction after 03 consecutive times of assessment, debt classification;

c) Customers fail to supply fully, timely, and honestly financial information at the request of credit institutions, foreign banks’ branches for assessment on the capability of customers to pay debt.

d) Debts which have been classified to Group 2, Group 3, Group 4 as prescribed in point a, b and c this clause for 01 (one) year or longer but not enough conditions to classify to Group of debts with lower risks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Classification of off-balance sheet commitments and payments under off-balance sheet commitments:

a) Classification of off-balance sheet commitments:

(i) To classify to Group 1 when credit institutions, foreign banks’ branches assess that customers have capability to implement fully obligations under commitments.

(ii) To classify to Group 2 or over when credit institutions, foreign banks’ branches assess that customers have no capability to implement obligations under commitments.

(iii) To classify to Group 3 or over for off-balance sheet commitments which fall in one of cases specified in point c (iv) clause 1 this Article.

b) Classification of payments under off-balance sheet commitments:

(i) The matured day is calculated as soon as credit institutions, foreign banks’ branches implement obligation under commitments.

(ii) Payments under off-balance sheet commitments are classified as follows:

- To classify to Group 3 when debts are overdue for less than 30 days;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To classify to Group 5 when debts are overdue for 90 days or more than;

If a payment is classified to a group which has risks lower than group which off-balance sheet commitments of payment has been classified as prescribed in point a (ii), point a (iii) this clause, it must be moved to group which such off-balance sheet commitment has been classified.

Article 11. CLASSIFICATION OF DEBTS AND OFF-BALANCE SHEET COMMITMENTS UNDER QUANLITATIVE METHOD

1. Credit institutions, foreign banks’ branches may classify debts, off-balance sheet commitments according to 05 Groups as follows:

a) Group 1 (standard debts) includes: Debts which credit institutions, foreign banks’ branches assess that there is capability to recover fully and timely both of principals and interests.

Off-balance sheet commitments which are assessed by credit institutions, foreign banks’ branches that customers have capability to implement fully obligations under commitments.

b) Group 2 (debts, which need attention) includes: Debts which credit institutions, foreign banks’ branches assess that there is capability to recover fully both of principals and interests but there are signs showing that customers are declined capability to pay debts.

Off-balance sheet commitments which are assessed by credit institutions, foreign banks’ branches that customers have capability to implement obligations under commitments but there are signs of declining capability to implement commitments.

c) Group 3 (sub-standard debts) includes: Debts which credit institutions, foreign banks’ branches assess that it is not recoverable both of principals and interests to due date. These debts are assessed by credit institutions, foreign banks’ branches to be potential losses.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Group 4 (doubtful debts) includes: Debts which are assessed by credit institutions, foreign banks’ branches to be high-potential losses.

Off-balance sheet commitments which capability of commitments not to be implemented by customers are very high.

e) Group 5 (potentially irrecoverable debts) includes: Debts which credit institutions, foreign banks’ branches assessed as irrecoverable and lost.

Off-balance sheet commitments which customers have no capability to implement committed obligations.

2. Credit institutions, foreign banks’ branches which implement classification of debts, off-balance sheet commitments according to clause 1 this Article must be approved in writing by the State bank when meeting fully the following conditions: 

a) Having an internal credit ranking system which is conformable with business activities, customer subjects, risk nature of debts and has been tested for a period of at least 01 year;

b) Having a policy on risk provisions as prescribed in clause 3 Article 6 of this Circular;

c) Having a policy to mange credit risks, a model of credit risk supervision, method to define, measure credit risk (including method to assess on solvency of customers under credit contracts, security assets, capability of debt recovery) and debt management;

d) Dividing clearly duties and powers of the Board of Directors, Members' Council, General Director (Directors) in approval, implementation and implementation inspection of internal credit ranking system and policy on provisions of credit institutions, foreign banks’ branches, and independence of divisions controlling risk. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) A written request of foreign bank’s branch for acceptance of the State bank to allow to apply policy on risk provisions of foreign bank as prescribed in clause 2 Article 2 of this Circular; a  written request of credit institution or foreign bank’s branch for acceptance of the State bank to allow to implement classification of debts, off-balance sheet commitments under the qualitative method specified in clause 1 this Article, which proving sufficient satisfication of conditions specified in clause 2 this Article; 

b) Copy of policy on risk provisions of foreign bank for case specified in clause 2 Article 2 of this Article; copy of internal credit ranking system, policy on risk provisions, policy on credit reis control and drafts of documents guiding classification of debts, off-balance sheet commitments and setting up of risk provisions of credit institutions, foreign banks’ branches for case specified in clause 2 this Article.

4. Within 30 (thirty) days after receiving full dossier as prescribed in clause 3 this Article, the State bank shall have a written approval to credit institutions, foreign banks’ branches.  If refursal, the State bank must clearly state reason thereof.

5. Annually, credit institutions, foreign banks’ branches must re-assess their internal credit ranking system, policy on risk provisions, policy on credit risk control in order to be conformable with actual situation and provisions of law.

6. Credit institutions, foreign banks’ branches which are accepted for classification of debts, off-balance sheet commitments according to clause 1 this Article must concurrently implement classification of debts and off-balance sheet commitments according to Article 10 of this Circular.  If results of classification of a debt and off-balance sheet commitment as prescribed in Article 10 and clause 1 this Article are different, debt and off-balance sheet commitment must be classified to group with higher risk extent. The minimum time which have to implement classification of debts, off-balance sheet commitments according to both Article 10 and 11 of this Circular shall be 05 (five) year after being approved by the State bank. 

ITEM 2. SETTING UP OF PROVISIONS

Article 12. Specific levels of setting up provisions

Amount of specific provision required to set up for each customer shall be calculated under the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- R: total amount of specific provisions required to set up of each customer;

- : Being total amount of specific provisions required to set up of each customer from debt balance first to n.

Ri: Being amount of specific provision required to set up for each customer respect to original balance of debt i shall be calculated under the following formula:

Ri = (Ai - Ci) x r

Of which:

Ai: The original balance i;

Ci: the deducted value of security assets, financial leasing assets (hereinafter referred to as security assets) of debt i;

r: rate of specific provisions required to set up under group as prescribed in clause 2 this Article.

If Ci > Ai, Ri shall be calculated equal to 0.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Group 1: 0%;

b) Group 2: 5%;

c) Group 3: 20%;

d) Group 4: 50%; 

e) Group 5: 100%.

3. Security assets for deduction when calculating amount of specific provision (R) specified in clause 1 this Article must satisfy fully the following conditions:

a) Credit institutions, foreign banks’ branches have right to handle security assets according to the guarantee contracts and provisions of law when customers fail to implement their obligations under commitments.

b) Time to handle security assets estimatedly shall not exceed 01 (one) year for security assets which are not real estates and not exceed 02 (two) year for security assets which are real estates, since credit institutions, foreign banks’ branches have right to handle security assets;

c) Security assets must satisfy fully conditions as prescribed by law on guarantee transactions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Security assets with value of 50 billion dong or more for debts of customers who are persons related to credit institutions, foreign banks’ branches and customer who are subjects restrained for credit extension as prescribed in Article 127 of Law on credit institutions.

(ii) Security assets with value of 200 billion dong or more, except for cases specified in point d(i) this clause. 

If organization which has function of price appraisal has insufficient capability for valuation or if there is no organize which has function of price appraisal  for security assets specified in points d(i), d(ii) this clause, credit institutions, foreign banks’ branches may implement valuation according to internal regulation specified in point h, clause 2 Article 6 of this Circular.

If a security asset fails to meet fully conditions specified in point a, b, c, d this clause, the deducted value of such asset must be considered as zero.

4. The deducted value of a security asset is defined by multiplication of value of security asset specified in clause 5 this Article and rate of deduction for each type of security asset specified in clause 6 this Article.

Credit institutions, foreign banks’ branches may self-define rate of deduction for each type of security asset on the basis of assessment of recovery capability when handling such security asset but not exceed the maximum deduction rate of each type of security assest specified in clause 6 this Article. 

5. Value of security asset is defined as follows:

a) Gold bar: The purchase price at head office of enterprises, credit institutions owning label of gold bar at time ending day before day of setting in specific provisions.   If the purchase price is not be listed, value of  gold bar shall be defined as prescribed in point d this clause.

b) The Government's bonds which are listed on the Stock Exchange: The reference price of the Stock Exchange at time ending day before day of setting up specific provisions or at latest time before day of setting up specific provisions (if there is no reference price at time ending day before day of setting up specific provisions);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Securities issued by enterprises (including credit institutions) but have not yet listed on the Stock Exchange:  Being calculated by face value;

d) Movable assets, real estate and other security assets: Value of security asset which is valued by an organization which has function of price appraisal as prescribed by law specified in point d clause 3 this Article or value of security asset which is valued according to internal regulation of credit institution or foreign bank’s branch specified in point h clause 2 Article 6 of this Circular.  If there is no document on valuation of security asset, value of security asset must be considered as zero;

e) The financial-leasing asset (value of financial-leasing asset according to the financial-leasing contract subtracts the payable rents):  The remaining rents according to contract at time of setting up specific provision or value which is valuated by an organization possessing function on price appraisal as prescribed by law.

6. The maximum deduction rate for security assets:

a) Deposit of customer in Vietnam dong: 100%;

b) Gold bar, except gold bar specified in point i this clause; deposit of customer in foreign currency: 95%;   

c) The Government’s bonds, negotiable instruments, valuable papers which are issued by itself; saving card, deposit certificates, exchange bills, treasury bills issued by other credit institutions, foreign banks’ branches:

- With remaining term of less than 1 year: 95%;

- With remaining term of between 1 year and 5 years: 85%;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Securities which are issued by other credit institutions and listed on the Stock Exchange: 70%;

dd) Securities which are issued by other enterprises and listed on the Stock Exchange: 65%;

e) Securities which are unlisted on the Stock Exchange, valuable papers, except clauses specified in point c this clause, and issued by credit institutions which have registered securities listing on the Stock Exchange: 50%;

Securities which are unlisted on the Stock Exchange, valuable papers, except clauses specified in point c this clause, and issued by credit institutions which fail to register securities listing on the Stock Exchange: 30%;

g) Securities which are unlisted on the Stock Exchange, valuable papers issued by enterprises which have registered securities listing on the Stock Exchange: 30%;

Securities which are unlisted on the Stock Exchange, valuable papers issued by enterprises which fail to register securities listing on the Stock Exchange: 10%;

h) Real estate: 50%;

i) Gold bar which has no listing price, other gold and other security assets: 30%.

Article 13. Levels of setting up general provision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Deposit specified in point i clause 1 of this Circular;

b) Loans, purchases with defined term of valuable papers for other credit institutions, foreign banks’ branches in Vietnam.

2. Based on result of inspection, supervision and relevant credit information, the State bank is entitled to require commercial banks, foreign banks’ branches to set up general provision for clauses specified in point a, point b, clause 1 this Article in conformity with the risk extent.

Article 14. Addition and returning the provision

1. In case where the remaining specific provision and general provision of previous quarter are less than the specific provision and general provision have to set up of the quarter of setting up, credit institutions, foreign banks’ branches must set up to add to the deficient amount.  

2. In case where the remaining specific provision and general provision of previous quarter are more than the specific provision and general provision have to set up of the quarter of setting up, credit institutions, foreign banks’ branches must return the excessive amount.

ITEM 3. USE PROVISIONS TO DEAL WITH RISKS

Article 15. Risks Settlement Committee

1. Members of a Risks Settlement Committee:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Foreign banks’ branches must establishe a Risks Settlement Committee consisting of General Director (Director) as president and at least 02 other members who are selected by General Director (Director).

2. Duties of a Risks Settlement Committee:

Based on internal regulation on classification of debts and off-balance sheet commitments, setting up of provision, use of provision against credit risks, a Risks Settlement Committee shall:

a) To approve reports which summarize reports of whole system regarding result of debt recovery and provisions which have been used to deal with risks, including result of handling of security assets and to clarify basis of approval;

b) To decide or approve classification of debts and off-balance sheet commitments, setting up of provision, use of provision against credit risks within whole system;

c) To decide or approve measures of debt recovery which have been used provision for settlement in whole system, including handling of security assets.

Article 16. The principles and dossiers of risk settlement

1. Credit institutions, foreign banks’ branches may use risk provision against credit risk in the following cases:

a) Customer is an organization which is dissolved, goes bankrupt as prescribed by law, or an individual who dies or is missing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Credit institutions, foreign banks’ branches may use provision against credit risks under the following principles:

a) Using specific provision set up according to clause 1 Article 12 of this Circular in order to deal with risks for such debts;

b) To dispose of the security assets for debt recovery:  If specific provision is insufficient to deal with a debt, credit institutions, foreign banks’ branches must promptly put on sale the security assets according to the agreement with customers and in accordance with provisions of laws for debt recovery;

c) In case where both the specific provision and the amounts from disposal of asset are not sufficient to cover the credit risks of the debt, the general provisions can be used for the full settlement;

d) Credit institutions, foreign banks’ branches implement off-balance sheet accounting for debt balance which is dealt with risks as prescribed in point a, point b, point c this clause.

3. Dossier of risk settlement inludes:

a) Dossier of credit extension and dossier of debt recovery for debts which are dealt with risks;

b) Dossier of security assets and other relevant papers;

c) Decision or approval of the Rist Settlement Committee regarding result of classification of debts, setting up of provision against credit risks;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) For customer being organization, or enterprise which is dissolved, goes bankrupt, apart from dossier stated in point a, point b, point c and point d this clause, it is required for an authenticated copy of decision on bankruptcy declaration of court or decision on dissolution of enterprise as prescribed by law; 

e) For customer being individual who dies or is missing, apart from dossier stated in point a, point b, point c and point d this clause, it is required for an authenticated copy of the Death Certificate, Certificate of or decision on missing declaration as prescribed by law;

Article 17. The responsibility of credit institutions, foreign banks’ branches for risk settlement

1. The suitable use of provision against credit risks in order to account relevant debts into the off-balance sheet account, and following up, urging, collecting of debts are internal activities of credit institutions, foreign banks’ branches, not make change of obligation to pay debt of customers for debts which are dealt with risks.  After dealing with risks, credit institutions, foreign banks’ branches must have measure to collect debts fully, thoroughly and continue following up, collecting of debts for debts which are dealt with risks under credit contracts, commitments which have been agreed with customers.

2. For at least 05 (five) years, after using provision against credit risks and after all measures for debt recovery of the risk settlement committee had been implemented but debts were still irrevocable, credit institutions, foreign banks’ branches shall be entitled to release the settled debts from the off-balance sheets accounts.

For state commercial banks, joint-stock commercial banks owned by state for more than 50% of charter capital, the release of settled debts from the off-balance sheets accounts shall be implemented when there are sufficient dossier, documents proving that all measures of debt recovery had been implemented but debts were still irrevocable and they must be accepted in writing by the Ministry of Finance and the State bank.

Dossier for a debt which is released from off-balance sheet account must be kept as prescribed by law, in which includes dossier of risk settlement and all documents proving that credit institution, or foreign bank’s branch had performed all measures to collect debt but it still is irrevocable.

Article 18. Handling the amount collected from settled debts

The amounts which are collected from settled debts, including amounts which are collected from handling of security assets, are considered as revenue in the accounting period of credit institutions, foreign banks’ branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Managemen of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks

1. Credit institutions, foreign banks’ branches must have a division in charge for management of debts, off-balance sheet commitments (section, department or equivalent) at their head office in order to manage implementation of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks applicable to whole system.

2. The responsibility of division on management of debts, off-balance sheet commitments:

a) To formulate, submit to General Director (Director) in order to submit to Board of Directors, Members' Council (for credit institutions) or to submit to General Director (Director) (for foreign banks’ branches) for promulagation of: 

(i) The internal credit ranking system, amendments, supplementations to the internal credit ranking system; regulations on management, operation of the internal credit ranking system, collection, addition of customers’ data and information;

(ii) Policy on risk provisions, amendments, supplementations to policy on risk provisions.

b) Management and operation of the internal credit ranking system;

c) Summarizing and reporting to the risk settlement committee result of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks and debt recovery after having used provisions to deal with risks of previous quarter in whole system; proposing the risk settlement committee for classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provision against credit risks, measures to control bad debts and to collect debt thoroughly;

d) Managing, following up units, individuals in implemenatation of provisions on point d, clause 3 Article 6 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Implementing other tasks as prescribed by credit institutions, foreign banks’ branches.

ITEM 5. ACOUNTING, REPORT

Article 20. Acounting

Credit institutions, foreign banks’ branches implement accounting of setting up, use, addition, returning of specific provision and general provision according to provisions of law on regime of accounting as prescribed by law.

Article 21. Report

1. Credit institutions, foreign banks’ branches must report on result of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks according to regulations on the regime on report and statistic applicable to credit institutions, foreign banks’ branches which are promulgated by the State bank.

2. Credit institutions, foreign banks’ branches shall supply for CIC the information according to regulations on credit information activities of the State bank and as prescribed in this Circular;

3. Credit institutions, foreign banks’ branches must report result of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks, result of debt recovery to the Ministry of Finance and provincial-level Tax Department where their head offices are located according to regulations on tax report of the Ministry of Finance.

Chapter 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. The responsibility of the State Bank

1. The banking inspection and supervision agency shall:

a) To inspect, assess formulation of internal regulations according to Article 6 this Circular, quality and extent meeting requirement of internal regulations which are promulagetd by credit institutions, foreign banks’ branches;

b) To examine, inspect implementation of internal regulations on credit extension, loan management and policy on risk provisions of credit institutions, foreign banks’ branches.

c) To examine, inspect implementation of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks of credit institutions, foreign banks’ branches;

d) To handle violations of credit institutions, foreign banks’ branches as prescribed in Article 23 of this Circular;

e) To submit to the Governor of the State bank to issue documents specifying classification, setting up and use of provisions against credit risks for cases specified in clause 3, clause 4 Article 24 of this Circular; to supervise implemenatation according to the State bank’s guiding documents of credit institutions, foreign banks’ branches.

2. The Department of Monetary Statistic and Forecast shall, based on provisions in this Circular, formulate and submit to the Gorvernor of the State bank for promulgation of regulation on regime of report ans statistic of classification of debts, off-balance sheet commitments, setting up and use of provisions against credit risks in activities of credit institutions, foreign banks’ branches.

3. The Department of Finance and Accounting shall, based on provisions in this Circular, formulate and submit to the Gorvernor of the State bank for documents guiding implememtation of the relevant accounting regime as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Handling of violations

Credit institutions, foreign banks’ branches and relevant individuals who break provisions in this Circular, apart from implementation of classification of debts and off-balance sheet commitments, setting up of provisions against risks, use of provisions against risks for debts in accordance with provisions in this Circular, depend on nature and seriousness of violations, they shall be handled according provisions on administrative violation sanction in the field of monetary and banking operation.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24. Transitional provisions

1. Foreign banks’ branches which have been accepted by the State bank to allow to implement classification of debts, setting up and use of provisions agains credit risks according to regulation of foreign banks before the effective day of this Circular, are entitled to implement classification of debts and off-balance sheet commitments, setting up provisions against risks according to written approval of the State bank. 

2. Credit institutions which have been accepted by the State bank for implememtation of policy on risk provision in order to classify debts according to Article 7 stipulating on classification of debts, setting up and use of provisions against credit risks in banking activities of credit institutions promulgated together with the Decision No. 493/2005/QD-NHNN, of April 22, 2005 of the Governor of the State bank shall implement classification of debts and off-balance sheet commitments according to Article 10 and clause 1 Article 11 of this Circular for time of 03 (three) years after this Circular takes effect. If results of classification of a debt and off-balance sheet commitment as prescribed in Article 10 and clause 1 this Article of the Circular are different, debt and off-balance sheet commitment must be classified to group with higher risk extent.

3. Credit institutions, foreign banks’ branches which have debts specified in point c (iv) clause 1 Article 10 of this Circular arised before the effective day of this Circular and have not yet recovered, shall deal as follows:  

a) Beside of implementation under proposals, inspection conclusions (if any), within 10 days, after this Circular takes effect, credit institutions, foreign banks’ branches must formulate plan to deal, and report it to the State bank (the banking inspection and supervision agency), in which it is required maximally the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Result of classification of debts, setting up of provisions against credit risks as prescribed in this Circular;

(iii) The financial situation and capability of setting up of provisions for debts;

(iv) Plan on setting upp of provisions, use of provisions to deal with credit risks;

(v) Plan, measure and commitment on settlement in order to ensure  thoroughly debt recovery.

b) Credit institutions, foreign banks’ branches shall implement classification, setting up and use of provisions against credit risks for debts according to guides of the State bank for each specific case. While the State bank have not yet issued guides, credit institutions, foreign banks’ branches shall, based on overdue time specified in Article 10 of this Circular, implement classification of debts, setting up and use of provisions against credit risks as prescribed by this Circular.

4. Credit institutions, foreign banks’ branches which have debts specified in points g, h, i clause 1 Article 1 of this Circular arised before the effective day of this Circular, shall deal as follows: 

a) Within 10 days, after this Circular takes effect, credit institutions, foreign banks’ branches must report to the State bank (the banking inspection and supervision agency), which is required maximally for the following contents:

(i) A specific list of each debt and name, address, tax code, business lines of each customer who possess debt;

(ii) Result of classification of debts, setting up of provisions against credit risks as prescribed in this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Plan on setting upp of provisions, use of provisions to deal with credit risks;

(v) Plan, measure and commitment on settlement in order to ensure thoroughly recovery.

b) Credit institutions, foreign banks’ branches shall implement classification, setting up and use of provisions against credit risks for debts according to guides of the State bank for each specific case.

Article 25. Effect

1. This Circular takes effect on June 01, 2013.

2. Credit institutions, foreign banks’ branches shall implement classification of debts, setting up provisions against credit risks for debts specified in point c(iv) clause 1 Article 10 of this Circular from January 01, 2014.

3. The following documents and regulations shall cease effect:

- Directive No. 05/2005/CT-NHNN, of April 26, 2005 of the Governor of the State bank, on implementation of classification of debts and setting up of provisions against credit risks according to the Decision No. 493/2005/QD-NHNN, of April 22, 2005 of the Governor of the State bank;   

- Decision No. 780/QD-NHNN, of April 23, 2012 of the Governor of the State bank, on classification of debts respect to loans restructured repayment term; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Chief of office, the Chief of banking Inspection and supervision, heads of units of the State bank, directors of the State bank’s provincial branches, Chairperson of Board of Directors, chairperson of Members' Council and general directors (directors) of credit institutions, foreign banks’ branches shall implement this Circular.  

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Dang Thanh Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


249.124

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.53.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!