Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 18/2007/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 25/04/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
**********

Số: 18/2007/QĐ-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
**********

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 493/2005/QĐ-NHNN NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2005 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính theo Công văn số 15887/BTC-TCNH ngày 15 tháng 12 năm 2006;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Khoản 4 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết ngoại bảng), tổ chức tín dụng phải phân loại vào các nhóm quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này như sau:

a) Khi tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, tổ chức tín dụng phân loại và trích lập dự phòng đối với các khoản cam kết ngoại bảng như sau:

- Phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung theo quy định tại Điều 9 Quy định này nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết;

- Phân loại vào nhóm 2 trở lên tuỳ theo đánh giá của tổ chức tín dụng và trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quy định này nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.

b) Khi tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, tổ chức tín dụng phân loại các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào các nhóm nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này với số ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết như sau:

- Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;

- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày;

- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên.

Tổ chức tín dụng phân loại theo nguyên tắc: các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào nhóm nợ có rủi ro tương đương hoặc cao hơn nhóm nợ mà các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán đã được phân loại trước đó theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này.

2. Điều 4 được bổ sung Khoản 3 như sau:

“3. Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) về tình hình xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, gồm các nội dung:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng (quy trình xếp hạng và quyết định kết quả xếp hạng; hệ thống chấm điểm tín dụng; hệ thống cơ sở dữ liệu; quy trình kiểm tra và kiểm soát);

- Tình hình tiến độ thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành, thời gian dự kiến áp dụng thử nghiệm, kết quả áp dụng thử nghiệm (nếu có);

- Các vấn đề đang phải xử lý;

- Các nội dung khác có liên quan.”

3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 6.

1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục;

- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;

- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại.

3. Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.

b) Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.

c) Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng;

- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

4. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ quy định Khoản 1 Điều này như sau:

a) Nhóm 1: 0%,

b) Nhóm 2: 5%,

c) Nhóm 3: 20%,

d) Nhóm 4: 50%

đ) Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.”

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 8.

1. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

2. Tài sản bảo đảm đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Tổ chức tín dụng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

- Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ chức tín dụng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm.

Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó (C) quy định tại Khoản 1 Điều này phải coi là bằng không (0).

3. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ quy định tại Khoản 4 Điều này với:

- Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và các loại giấy tờ có giá, trừ trái phiếu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;

- Giá trị trên thị trường chứng khoán của chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Giá trị của tài sản bảo đảm là chứng khoán do doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trong biên bản định giá gần nhất được tổ chức tín dụng và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm;

- Giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính tính theo hợp đồng cho thuê tài chính tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể;

- Giá trị của tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay tương ứng số tiền giải ngân theo hợp đồng tín dụng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.

4. Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) do tổ chức tín dụng tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây:

Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%)

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành

100%

Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành

95%

Trái phiếu Chính phủ:

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm

- Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95%

85%

80%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

70%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán

50%

Bất động sản

50%

Các loại tài sản bảo đảm khác

30%

5. Khoản 4 Điều 11 được sửa đổi như sau:

“4. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.”

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 15.

Hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủi ro tín dụng:

1. Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về cho thuê tài chính; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan.

2. Đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy định này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:

a) Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp:

- Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Bản sao báo cáo thi hành Quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành Quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể.

b) Đối với khách hàng là cá nhân:

- Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quy định này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:

- Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ để phân loại vào nhóm 5;

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng đã nỗ lực, sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu được. ”

7. Mẫu biểu báo cáo số 1A, 1B, 2A và 2B được thay thế bằng Mẫu biểu báo cáo số 1 và 2 (đính kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Ban lãnh đạo NHNN (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- VP Chính phủ (2 bản);
- Bộ Tư Pháp (để kiểm tra);
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ CNH.

THỐNG ĐỐC




Lê Đức Thuý

BÁO CÁO

PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý .... năm 200......

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dư

Dự phòng cụ thể phải trích

Dự phòng chung phải trích

Nợ Nhóm 1:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

0

Nợ Nhóm 2:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

Nợ Nhóm 3:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

Nợ Nhóm 4:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

Nợ Nhóm 5:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

0

Các cam kết ngoại bảng phân loại :

a) Nhóm 1:

b) Nhóm 2:

c) Nhóm 3 :

d) Nhóm 4:

e) Nhóm 5:

0

0

Tổng cộng

Tỷ lệ nợ xấu (NPLs)(**)/Tổng dư nợ(**)

1. Dự phòng cụ thể còn thiếu (***):= Dự phòng cụ thể phải trích – Dự phòng cụ thể thực trích

2. Dự phòng chung còn thiếu: = (0,75% - tỷ lệ trích dự phòng chung thực trích trong quý ) x Tổng dư nợ, các khoản cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4

Chú ý: - Đối với khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, dự phòng cụ thể phải trích là dự phòng cụ thể được trích theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

- ** Không bao gồm các khoản cam kết ngoại bảng. - *** Chỉ áp dụng đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước.

......, ngày ..... tháng ...... năm 200.....

Người lập báo cáo Người kiểm soát Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD

(ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên)

Mẫu biểu số 2

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO

SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Quý ........ năm 200...

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

1. Tổng số tiền dự phòng đã trích từ quý trước :

2. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong quý:

3. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro tín dụng:

4. Số tiền thu hồi được của các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng trong quý:

5. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro tín dụng nhưng chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế):

......., ngày ..... tháng ...... năm 200.....

Người lập báo cáo Người kiểm soát Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD

(ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên) (ghi rõ họ tên)

STATE BANK OF VIETNAM
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom Happiness
---------

No. 18/2007/QD-NHNN

Hanoi, April 25, 2007

 

DECISION

ON AMENDMENT OF AND ADDITION TO A NUMBER OF ARTICLES OF THE REGULATIONS ON CLASSIFICATION OF DEBTS, AND ESTABLISHMENT AND USE OF RESERVES TO DEAL WITH CREDIT RISKS IN BANKING OPERATIONS BY CREDIT INSTITUTIONS, ISSUED WITH DECISION 493/2005/QD-NHNN OF THE STATE BANK OF APRIL 22nd, 2005

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the 1997 Law on State Bank of Vietnam and the 2003 Law on Amendment of and Addition to a
Number of Articles of the Law on State Bank of Vietnam;
Pursuant to the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law on Amendment of and Addition to a number of Articles of the Law on Credit Institutions;
Pursuant to Decree 52/2003/ND-CP of the Government dated 19 May 2003 stipulating the functions, duties, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
With approval from the Minister of Finance in Official Letter 15887/BTC-TCNH dated 15 December 2006; On the proposal of the Director of the Department for Banks and Non-Banking Credit Institutions,

DECIDES:

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Regulations on classification of debts, and establishment and use of reserves to deal with credit risks in banking operations by credit institutions, issued with Decision 493/2005/QD-NHNN of the State Bank dated 22 April 2005 as follows:

1. To amend and add to clause 4 of article 3 as follows:

"4. With respect to guarantees, acceptances of payment and loan commitments which are irrevocable, unconditional and the timing for implementation of which is specified (hereinafter all referred to as off-balance sheet commitments), any credit institution must classify them into the groups stipulated in article 6 or 7 of these Regulations as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- [Such commitments] shall be classified into Group 1 and a general reserve shall be established in accordance with article 9 of these Regulations if the credit institution assesses its clients are able to fully perform their obligations in accordance with undertakings;

- [Such commitments] shall be classified into Group 2 or a higher group depending on the assessment of the credit institution and a specific reserve or general reserve shall be established in accordance with articles 8 and 9 of these Regulations if the credit institution assesses its clients are not able to perform their obligations in accordance with undertakings.

(b) When the credit institution is required to perform its obligations in accordance with undertakings, it shall classify payments for guarantees and payments for acceptances of payment into the debt groups stipulated in article 6 or 7 of these Regulations with the number of overdue dates calculated from the date the credit institution performs its obligations in accordance with undertakings as follows:

- [Such payments] shall be classified into Group 3 if they are overdue for less than thirty (30) days;

- [Such payments] shall be classified into Group 4 if they are overdue for a period of between thirty (30) days and ninety (90) days;

- [Such payments] shall be classified into Group 5 if they are overdue for ninety one (91) days or more.

The credit institution shall conduct the classification in accordance with the following principle: payments for guarantees and payments for acceptances of payments shall be classified into a debt group with the level of risks equal to or higher than the debt group to which guarantees and acceptances of payments were previously classified in accordance with clause 4(a) of this article.

2. To add clause 3 to article 4 as follows:

"3. Every six months, credit institutions shall submit written reports to the State Bank (Department for Banks and Non-Banking Credit Institutions) on formulation of their internal credit ranking systems in accordance with clause 1 of this article, with the following particulars:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Status and schedule of implementation, proposed completion time, proposed time for pilot application and its results (if any);

- Issues to be currently dealt with;

- Other relevant contents."

3. To amend and add to article 6 as follows:

"Article 6

1. A credit institution shall carry out the classification of debts into five (5) groups as follows:

(a) Group 1 (standard) shall consist of:

- Debts not yet due and the credit institution assesses principal and interest as being able to be recovered in a full and timely manner;

- Debts which are overdue less than ten (10) days and the credit institution assesses the ability to fully recover principal and interest the repayment of which is overdue and the ability to fully and timely recover principal and interest within the remaining duration [of the restructured loan term];

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Group 2 (special mention) shall consist of:

- Debts which are overdue for a period of between ten (10) days and ninety (90) days;

- Debts the repayment period of which is adjusted for the first time (in the case of a client being an enterprise or organization, the credit institution shall prepare a file on assessment of the ability of such client to fully repay principal and interest within the firstly adjusted repayment period);

- Debts classified into Group 2 in accordance with clause 3 of this article.

(c) Group 3 (sub-standard) shall consist of:

- Debts which are overdue for a period of between ninety one (91) days and one hundred and eighty (180) days;

- Debts the loan term of which is restructured for the first time, excluding debts the repayment period of which is adjusted for the first time and which are classified into Group 2 in accordance with clause 1(b);

- Debts interest of which is exempt or reduced due to the inability of clients to fully repay interest in accordance with credit contracts;

- Debts classified into Group 3 in accordance with clause 3 of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Debts which are overdue for a period of between one hundred and eighty one (181) days and three hundred and sixty (360) days;

- Debts the loan term of which is restructured for the first time and which are overdue less than ninety (90) days in accordance with the first restructured loan term;

- Debts the loan term of which is restructured for the second time;

- Debts classified into Group 4 in accordance with clause 3 of this article.

(d) Group 5 (bad debts) shall consist of:

- Debts which are overdue three hundred and sixty (360) days or more;

- Debts the loan term of which is restructured for the first time and which are overdue ninety (90) days or more in accordance with the first restructured loan term;

- Debts the loan term of which is restructured for a second time and which are overdue in accordance with the second restructured loan term;

- Debts the loan term of which is restructured for a third time or more, including both debts which have not been overdue and debts which have been overdue;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Debts classified into Group 5 in accordance with clause 3 of this article.

2. A credit institution may reclassify debts into the debt groups with a lower level of risks in the following cases:

(a) With respect to overdue debts, the credit institution shall reclassify such debts into the debt group with a lower level of risks (including Group 1) when the following conditions have been fully satisfied:

- Clients have fully repaid overdue principal and interest (including interest applicable to overdue principal) and principal and interest of subsequent repayment periods within at least six (6) months for medium and long term debts and three (3) months for short-term debts, from the date of fully repaying overdue principal and interest;

- Documents and files are available to provide evidence that the causes leading to overdue debts have been dealt with and remedied;

- The credit institution has sufficient grounds (supplementary information and documents) to assess that its clients are able to fully repay principal and interest within the remaining duration [of the restructured loan term].

(b) With respect to debts the loan term of which is restructured, the credit institution shall reclassify them into the debt group with lower level of risks (including Group 1) when the following conditions have been fully satisfied:

- Clients have fully repaid principal and interest in accordance with the restructured loan term within a period of at least six (6) months for medium and long term debts and three (3) months for short term debts, from the date of fully repaying principal and interest in accordance with the restructured loan term;

- Documents and files are available to evidence that the causes leading to the restructuring of the loan term of debts have been dealt with and remedied;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A credit institution must transfer debts to the debt group with a higher level of risks in the following cases:

(a) Total outstanding balance of a client in a credit institution must be classified into the same debt group. Where a client has two (2) or more debts to the credit institution, any of which has been classified into a debt group with higher level of risks than other debt groups in accordance with clause 1 of this article, the credit institution shall reclassify the remaining debts of such client into such group with the highest level of risks.

(b) With respect to syndicated loans, the credit institution acting as a co-ordinator shall classify debts of such syndicated loans in accordance with this article and must notify credit institutions making syndicated loans of the results of debt classification. Where a client borrowing syndicated loans has one or more other debts to a credit institution making syndicated loans and such debts have been classified into a different debt group other than the debt group to which the syndicated loans are classified by the credit institution acting as co-ordinator, the credit institution making the syndicated loans shall reclassify the total outstanding balance (including the outstanding balance of the syndicated loans) of the client borrowing syndicated loans into the debt group classified by the credit institution acting as co-ordinator or the debt group classified by the credit institution making syndicated loans, depending on which debt group has the higher level of risks.

(c) With respect to debts which are classified into any of the groups specified in clause 1 of this article, credit institutions shall proactively reclassify such debts into the debt group with the higher level of risks in accordance with the assessment of the credit institution when any of the following cases occurs:

- There appear adverse changes which cause negative impact on the environment and business sectors of a client;

- Debts of a client are classified into the debt group with a higher level of risks by other credit institutions (if such information is available);

- Financial indicators of a client (in relation to profitability, solvency, debt ratio on capital and cash flow) or ability of the client to pay debts keeps declining or has significant changes in a downward direction;

- The client fails to provide financial information in a complete, timely and honest manner at the request of the credit institution in order to assess the client's ability to pay debts.

4. The percentage for deduction to establish specific reserves for the five (5) debt groups stipulated in clause 1 of this article shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Group 2: 5%,

(c) Group 3: 20%,

(d) Group 4: 50%,

(dd) Group 5: 100%.

With respect to frozen debts awaiting to be dealt with by the Government, the credit institution shall establish a specific reserve in conformity with its financial capability."

4. To amend and add to article 8 as follows:

"Article 8

1. Amount of specific reserve for each debt shall be calculated in accordance with the following formula:

R = max {0, (A C)} x r

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



R: amount of specific reserve to be deducted. A: outstanding principal of a debt.

C: deducted value of security property.

r: percentage for deductions to establish a specific reserve.

2. Security property which is included for deduction on calculation of the sums of the specific reserve as stipulated in clause 1 of this article shall be required to fully satisfy the following conditions:

- Credit institutions shall have the right to put on a sale of security property in accordance with security contracts if their clients fail to perform any obligations in accordance with undertakings;

- The duration for putting on a sale of security property proposed by credit institutions shall not exceed one (1) year for security property not being real estate and two (2) years for security property being real estate, from the commencement of putting on a sale of such security property.

Where a security property does not fully satisfy the above-mentioned conditions or is not put on a sale, the deducted value of such security property (C) stipulated in clause 1 of this article shall be deemed equal to zero (0).

3. The deducted value of a security property (C) shall be determined by multiplying the deducted percentage stipulated in clause 4 of this article and:

- The market value of gold at the time of establishment of a specific reserve;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Type of security property

Maximum deducted ratio (%)

Balance on deposit accounts, savings books, valuable papers in Vietnamese dong issued by credit institutions

100%

Treasury bills, gold, balance on deposit accounts, savings books, valuable papers in foreign currencies issued by credit institutions

95%

Government bonds:

- With a remaining term of one (1) year or less

- With a remaining term of between one (1) year to five (5) years

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

95%

85%

80%

Securities, negotiable instruments and valuable papers issued by other credit institutions and listed on a stock exchange or at a securities trading centre

70%

Securities, negotiable instruments and valuable papers issued by enterprises and listed on a stock exchange or at a securities trading centre

65%

Securities, negotiable instruments and valuable papers issued by other credit institutions but not yet listed on a stock exchange or at a securities trading centre

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Real estate

50%

Other types of security properties

30%

- The value of securities on the securities market issued by other enterprises and credit institutions and listed on a stock exchange or at a securities trading centre at the time of establishment of a specific reserve;

- The value of security property being securities issued by other enterprises and credit institutions but not yet listed on a stock exchange or at a securities trading centre, being chattels, real estate and other security properties stated in the most recent valuation minutes agreed by a credit institution and its client (if any) or stated in security contracts;

- The residual value of finance leasing assets calculated in accordance with a finance leasing contract at the time of establishment of a specific reserve;

- The value of a security property formed from the amount of loans corresponding to the amount of money disbursed in accordance with a credit contract at the time of establishment of a specific reserve.

4. The percentage deducted to identify the deducted value of a security property (C) shall be determined by credit institutions on the basis of the value recoverable from the sale of the security property after deduction of estimated expenses for sale of the security property at the time of establishment of a specific reserve, but shall not exceed the maximum deducted percentage stipulated below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"4. After five (5) years from the date of use of reserves to deal with credit risks, credit institutions shall be allowed to write off debts the credit risks of which have been dealt with, from the balance sheet. With respect to State commercial banks, the write off shall be conducted only when complete files and documents are provided to prove that all measures were taken to recover debts but debts were not recovered and after this is approved in writing by the Ministry of Finance and the State Bank."

6. To amend and add to article 15 as follows:

"Article 15

Files used as grounds to deal with credit risks shall comprise:

1. Files on provision of loans and recovery of debts; files on discount and rediscount of negotiable instruments and other valuable papers; files on loan guarantees and commitments; finance leasing files; files on security properties and other relevant documents.

2. With respect to cases stipulated in clause 1 of article 10 of these Regulations, in addition to the files stated in clause 1 of this article, the following documents shall be required:

(a) With respect to clients being organizations and enterprises:

- Copies of the decision on declaration of bankruptcy from the Court or decision on dissolution from a competent State body in accordance with law;

- Copies of reports on implementation of the decision on declaration of bankruptcy and reports on terminating the implementation of the decision on declaration of bankruptcy from the office which enforces court judgments, and documents on settlement of debts of dissolved organizations and enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Copies of death certificates and missing certifications issued by a competent body.

3. With respect to the cases stipulated in clause 2 of article 10 of these Regulations, in addition to the files stated in clause 1 of this article, the following documents shall be required:

- Files and documents to be used as the grounds to classify [debts] into Group 5;

- Files and documents proving that credit institutions made great efforts and took measures to recover debts but failed."

7. Sample forms for report No. 1A, 1B, 2A and 2B shall be replaced by the sample forms for report

No. 1 and No. 2 (attached to this Decision).

Article 2. This Decision shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official Gazette.

Article 3. The Head of the Office, the Director of the Department for Banks and Non Banking Credit Institutions, the Heads of entities under the State Bank, the Directors of the branches of the State Bank of provinces and cities under central authority, and the Chairman of the Board of Management, the General Director (Director) of credit institutions shall be responsible for implementation of this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM




Le Duc Thuy

 

SAMPLE FORM NO. 1

 

CREDIT INSTITUTION

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 

REPORT ON

CLASSIFICATION OF DEBTS AND ESTABLISHMENT OF RESERVES TO DEAL WITH CREDIT RISKS IN BANKING OPERATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit: Million Dong

Items

Balance

Specific reserve to be deducted

General reserve to be deducted

Debts of Group 1:

In which, loans in the form of funded and entrusted capital of a third party which shall bear

risks

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Debts of Group 2:

In which, loans in the form of funded and entrusted capital of a third party which shall bear

risks

 

 

 

Debts of Group 3:

In which, loans in the form of funded and entrusted capital of a third party which shall bear

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Debts of Group 4:

In which, loans in the form of funded and entrusted capital of a third party which shall bear

risks

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In which, loans in the form of funded and entrusted capital of a third party which shall bear

risks

 

 

0

Classification of off-balance sheet commitments: Group 1:

Group 2:

Group 3:

Group 4:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

0

 

 

 

 

 

0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Non-performing loans (NPLs)(**)/Total outstanding balance(**)

 

 

1. Specific reserve in arrears (***): = Specific reserve to be deducted Specific reserve actually deducted

2. General reserve in arrears: = (0.75% - percentage of general reserve actually deducted in the relevant quarter) x Total outstanding balance and off-balance sheet commitments from Group 1 to Group 4

Note:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- ** Excluding off-balance sheet commitments.

*** Only applied to the State commercial banks.

., date month year.

Reporter
(specifying full name)

Controller
(specifying full name)

General Director (Director) of the Credit Institution
(specifying full name)

 

SAMPLE FORM NO. 2

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

 

REPORT ON

USE OF RESERVES TO DEAL WITH CREDIT RISKS IN BANKING OPERATIONS

Quarter . year 200.

Unit: Million Dong

Items

Amount

1. Total reserves deducted in the previous quarter:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remaining reserves after dealing with credit risks:

4. Amount recovered from debts credit risks of which have been dealt with in the quarter:

5. Total amount used to deal with credit risks but has not yet been recovered as at the time of the report (accumulated amount):

 

., date month year.

Reporter
(specifying full name)

Controller
(specifying full name)

General Director (Director) of the Credit Institution
(specifying full name)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


95.416

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.76.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!