ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 923/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 4 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN UỶ THÁC TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác;
Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày
19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với
Ngân hàng Chính sách xã hội; Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 180/2002/QĐ-TT;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC
ngày 08/2/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân
sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính tỉnh tại Tờ trình số 1035/STC-NS ngày 30 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác từ ngân
sách địa phương để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết
định này thay thế Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh Khánh
Hòa.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính;
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- NHCSXH Việt Nam (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Lưu: VT, HB, HLe.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Sơn Hải
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN UỶ THÁC TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 923/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý, sử
dụng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách
xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội
theo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác
từ ngân sách địa phương đúng mục đích, cho vay đúng đối tượng để đạt hiệu quả
theo đúng các quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Điều 3. Nghiêm
cấm tất cả các hành vi lợi dụng, tham ô, chây ỳ không trả nợ
gốc, lãi và sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm
sẽ bị xử lý theo pháp luật. Các khách hàng vay vốn bị rủi ro dẫn đến không thể
hoàn trả vốn cho NHCSXH sẽ được xử lý theo quy định tại quy chế này.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nguồn
vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay
người nghèo và các đối tượng chính sách khác, gồm:
- Nguồn vốn ngân sách địa phương
trích hàng năm (bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện tùy theo tình
hình thực tế của từng địa phương và khả năng cân đối ngân sách) ủy thác qua
Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác bàn tỉnh.
- Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ
sung vào nguồn vốn ủy thác theo quy định tại khoản a, Điều
7 Quy chế này.
Điều 5. Cơ
chế cho vay
1. Đối
tượng cho vay:
- Hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác được thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 78/2002/CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác; các văn bản pháp luật có liên quan.
- Các đối tượng chính sách khác do
địa phương quy định.
2. Mục
đích sử dụng vốn vay: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ và các quy định cho vay đối tượng chính sách khác tại
địa phương.
3. Mức
cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, thủ tục cho vay: được thực hiện
theo hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hiện hành của NHCSXH và phù hợp với quy định
của địa phương.
4. Gia
hạn nợ và chuyển nợ quá hạn: được thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 5
của Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Hạch
toán kế toán
- Hình thức chuyển vốn ủy thác sang
Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác bằng hình thức lệnh chi tiền và được hạch toán chi ngân sách
nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Chi nhánh NHCSXH có trách nhiệm
theo dõi, ghi chép, hạch toán kế toán đầy đủ, theo dõi dư
nợ cho vay, đối tượng cho vay và mục đích sử dụng nguồn vốn vay của các đối
tượng vay vốn đối với nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa
phương.
- Chi nhánh NHCSXH có trách nhiệm định
kỳ hàng quý báo cáo kế hoạch thu hồi vốn, quay vòng vốn đối với nguồn vốn ủy
thác từ ngân sách địa phương cho Hội đồng quản trị Ngân hàng, các Sở, ban ngành
và cơ quan liên quan.
Điều 7. Quản
lý và sử dụng tiền lãi cho vay
1. NHCSXH
quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn
ngân sách địa phương vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội và quản lý,
sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
chung theo quy định tại Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài
chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày
19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp hơn 0,75% thì Quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng tối đa bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và
nợ khoanh);
- Trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác
cho Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện theo dư nợ cho
vay bình quân. Mức phí quản lý tối thiểu bằng mức phí quản lý Thủ tướng Chính
phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ. Trường hợp lãi thu được sau khi trích
quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chung không đủ trích phí quản lý cho NHCSXH theo
quy định, ngân sách địa phương cân đối cấp bù phần còn thiếu cho NHCSXH nơi
nhận ủy thác;
- Trích phí chi cho công tác chỉ đạo,
quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng
quản trị NHCSXH các cấp, các Sở, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay
bằng nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ ngân sách địa phương. Mức trích tối đa
không quá 15% số tiền lãi thu được;
- Phần còn lại (nếu có) được bổ sung
vào nguồn vốn cho vay.
2. Sau
khi có hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, UBND cấp tỉnh
sẽ ban hành quy định tỷ lệ trích cụ thể cho các nội dung quy định tại điểm a
của Điều này.
Điều 8. Xử
lý nợ bị rủi ro
1. Đối
với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử
lý rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản
của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dung theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử
lý nơ bị rủi ro tại NHCSXH;
2. Về
thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro: Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định (đối với nguồn
vốn ngân sách cấp tỉnh); Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định (đối với nguồn vốn
ngân sách cấp huyện).
3. Về
nguồn vốn xử lý rủi ro:
a) Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro
được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NHCSXH trích lập đối với cho
vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn ngân sách địa phương.
b) Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc
nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện
chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp
huyện, NHCSXH cấp tỉnh, huyện báo cáo UBND cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung từ ngân
sách địa phương để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân
sách địa phương chuyển qua NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn số dư Quỹ dự phòng
rủi ro tối đa, được bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Cơ
quan Tài chính:
- Là cơ quan chuyên môn được UBND các
cấp ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, cụ
thể:
+ Sở Tài chính là cơ quan được ủy
quyền ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh;
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ
quan được ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách
xã hội cấp huyện.
- Thực hiện kiểm tra tình hình và kết
quả sử dụng nguồn vốn ngân sách uỷ thác;
- Chủ trì, phối hợp cùng cơ quan Kế
hoạch và Đầu tư, cơ quan Lao động - Thương binh & Xã hội, Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh và các cơ quan liên qua xác định nhu cầu nguồn kinh phí cho
vay xuất khẩu lao động theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND
ngày 8/7/2015 của HĐND tỉnh tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí nguồn;
- Chủ trì phối hợp với Ngân hàng
Chính sách xã hội cùng cấp thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro, phúc tra và lập
thủ tục xử lý báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các chương
trình vay vốn. Riêng đối với chương trình: cho vay người đi làm việc nước ngoài
trên địa bàn tỉnh KH theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ; cho vay giải quyết
việc làm theo quy định của Chính Phủ, cần phối hợp thêm với cơ quan Lao động -
Thương binh & Xã hội để thực hiện.
- Kiểm tra việc phân phối, sử dụng
lãi thu được theo điều 7 Quy chế này;
2. Cơ
quan Lao động - Thương binh & Xã hội:
- Phối hợp cùng cơ quan Tài chính; cơ
quan Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các cơ quan liên
qua xác định nhu cầu nguồn kinh phí cho vay xuất khẩu lao động theo Nghị quyết
số 13/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 của HĐND tỉnh tham mưu UBND tỉnh trình HĐND
tỉnh bố trí nguồn;
- Phối hợp với cơ quan tài chính,
Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro, phúc
tra và lập thủ tục xử lý báo cáo cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định đối với các chương trình cho vay người đi làm việc nước ngoài
trên địa bàn tỉnh KH theo Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ; cho vay giải quyết
việc làm theo quy định của Chính Phủ.
3. Các tổ
chức chính trị - xã hội:
- Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn
thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý
hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ
thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Ngân
hàng Chính sách xã hội các cấp:
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn ủy
thác theo đúng các quy định tại quy chế này;
- Thực hiện giải ngân, thu hồi nợ; sử
dụng vốn thu hồi để cho vay quay vòng;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, xử lý nợ theo quy định;
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo
yêu cầu đột xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp (Chi nhánh NHCSXH tỉnh và
Phòng giao dịch NHCSXH huyện) báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn
vốn ủy thác gửi UBND cấp tỉnh (cấp huyện), cơ quan chuyên môn được giao ký hợp
đồng ủy thác;
5. UBND
các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo các cơ quan chức năng, cơ
quan thực hiện chương trình và Phòng Giao dịch NHCSXH huyện thực hiện đúng cơ
chế, chính sách cho vay từ nguồn vốn ủy thác.
6. UBND
xã, phường, thị trấn:
- Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng
vay vốn.
- Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính
trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay,
đôn đốc thu hồi nợ.
- Có ý kiến về đề nghị của người vay
đối với trường hợp xin gia hạn nợ, xử lý nợ rủi ro do các nguyên nhân khách
quan gây ra theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro
tại NHCSXH; phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp trên trong việc phúc tra, xác định hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
Điều 10. Những
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11. Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phản
ánh kịp thời về Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp
nghiên cứu, đề xuất UBND sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế
nhằm đảm bảo sử dụng vốn uỷ thác đúng mục đích, có hiệu quả./.