Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 653/2001/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 17/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 653/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 653/2001/QĐ-NHNN NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Qui chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 208/QĐ-NH7 ngày 26/7/1995 ban hành Quy định về quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 216/QĐ-NH7 ngày 07/8/1995 ban hành Quy chế quản lý và điều hành Quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước; và các quy định liên quan đến việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước (Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng) trong quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giảm đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 653 ngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này qui định:

1. Nhiệm vụ của Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước (dưới đây gọi là "Ban điều hành"), nhiệm vụ của các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ;

2. Một số nội dung cụ thể của Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Bảo đảm an toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước theo nguyên tệ hoặc hiện kim, hạch toán theo năm tài chính;

2. Bảo đảm tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cần thiết;

3. Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư.

Điều 3. Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và vàng

Dự trữ ngoại hối nhà nước được thành lập thành hai Quỹ: Quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.

1. Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư; tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, điều hoà nguồn ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối khi cần thiết và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn.

Điều 4. Xây dựng, phê duyệt mức Dự trữ ngoại hối nhà nước hàng năm

Việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Căn cứ xây dựng mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm:

a. Tình hình thực hiện cán cân thanh toán và dự kiến cho năm kế hoạch

b. Mục tiêu chính sách tiền tệ năm kế hoạch;

c. Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước tối thiểu cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán quốc tế theo thông lệ quốc tế;

d. Dự báo tỷ giá và giá vàng trong nước năm kế hoạch và số ngoại hối cần thiết để can thiệp thị trường ngoại hối trong nước.

2. Vụ quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ dự kiến mức Dự trữ ngoại hối nhà nước cho năm kế hoạch trình Thống đốc theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương 2

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 5. Nghiệp vụ đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được đầu tư thông qua các nghiệp vụ:

a. Gửi ngoại tệ và vàng ở trong và ngoài nước;

b. Mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài;

c. Mua, bán hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ do Chính phủ các nước, Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành hoặc bảo lãnh.

2. Các nghiệp vụ đầu tư khác ngoài các nghiệp vụ nêu tại Khoản 1 điều này do Sở Giao dịch đề xuất và trình Thống đốc phê duyệt theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Quy chế này để trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch đánh giá lại tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước của kỳ trước, xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức mới và trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này những nội dung sau đây:

a. Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để Đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước;

b. Hạn mức ngoại tệ và vàng để đầu tư tại một tổ chức đối tác;

c. Tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để đầu tư Dự trữ ngoại hối Nhà nước;

d. Tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trên tổng Dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Trưởng ban điều hành chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7. Xây dựng phương án, quyết định, thực hiện đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Phương án đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng trên cơ sở:

a. Cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đã được quyết định;

b. Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để đầu tư; hạn mức đầu tư tại một tổ chức đối tác; tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước; tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trên tổng Dự trữ ngoại hối nhà nước đã được Thống đốc quyết định.

2. Định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm xây dựng phương án đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước trên cơ sở nêu tại khoản 1 điều này trình Trưởng Ban điều hành quyết định.

3. Thẩm quyền quyết định đầu tư.

a. Giám đốc Sở Giao dịch được phép quyết định thực hiện các khoản đầu tư có giá trị tương đương dưới 20.000.000 USD (hai mươi triệu đô la Mỹ);

b. Trưởng ban điều hành quyết định các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ 20.000.000 USD (hai mươi triệu đô la Mỹ) trở lên.

4. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư; theo dõi diễn biến hoạt động đầu tư để hàng tháng hoặc đột xuất khi thị trường có biến động báo cáo Thống đốc, Trưởng Ban điều hành và đề xuất phương án đấu tư mới phù hợp.

5. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư đã nêu tại Điều 6 Quy chế này. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng và điều chỉnh các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đầu tư.

Chương 3

QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

Điều 8. Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối

1. Cơ sở xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối

a. Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch của Việt Nam;

b. Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong hoạt động vay trả nợ nước ngoài của Việt Nam;

c. Dự báo xu hướng biến động tỷ giá các loại ngoại tệ dự trữ, giá vàng trong và ngoài nước;

d. Xu hướng biến động tỷ trọng của một số loại ngoại tệ trong dự trữ quốc tế và thanh toán quốc tế của các nước trên thế giới.

2. Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng; loại ngoại tệ và tỷ lệ của các loại ngoại tệ, tỷ lệ của đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

3. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch để đánh giá cơ cấu dự trữ hiện có và xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối cho phù hợp với tình hình mới trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại khoản 1, Điều 19 qui chế này.

4. Trong trường hợp có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch có nhiệm vụ báo cáo Trưởng Ban điều hành, có thông báo gửi Vụ Quản lý ngoại hối để xem xét, đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Quy chế này.

5. Thống đốc quyết định hoặc uỷ quyền cho Trưởng Ban điều hành quyết định cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ.

Điều 9. Nguyên tắc điều chuyển ngoại hối

Việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Trong trường hợp số ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đủ đáp ứng yêu cầu can thiệp, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và trình Thống đốc theo quy trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch thực hiện việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 10. Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước

Việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước, theo dõi và thu hồi tạm ứng được thực hiện như sau:

1. Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách Nhà nước trình Thống đốc ký ban hành khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý sau đây:

a. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước.

b. Công văn của Bộ Tài chính gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước;

2. Sở giao dịch trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Sở giao dịch hạch toán, theo dõi và thu hồi các khoản đã tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước.

Chương 4

QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG

Điều 11. Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

1. Cơ sở để xây dựng cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng:

a. Dự báo biến động tỷ giá trong và ngoài nước của các loại ngoại tệ dự trữ;

b. Dự báo biến động giá vàng trong và ngoài nước;

c. Loại ngoại tệ sử dụng để can thiệp.

2. Nội dung của cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng, tỷ lệ vàng vật chất cất trữ trong nước và gửi ở nước ngoài, loại ngoại tệ và tỷ lệ của các loại ngoại tệ, tỷ lệ gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (dưới 1 năm).

3. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng trình Trưởng Ban điều hành quyết định.

Điều 12. Xuất, nhập khẩu vàng Tiêu chuẩn quốc tế

1. Căn cứ vào nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước, yêu cầu an ninh quốc gia, cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, Vụ Quản lý ngoại hối xác định khối lượng vàng tiêu chuẩn quốc tế cần xuất, nhập khẩu trình Thống đốc quyết định theo qui trình nêu tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này.

2. Sở Giao dịch thực hiện việc xuất, nhập khẩu vàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện với Thống đốc đồng gửi Trưởng Ban và các thành viên Ban điều hành.

Điều 13. Xây dựng, thực hiện phương án can thiệp thị trường ngoại hối

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối trong nước thông qua các nghiệp vụ:

a. Mua ngoại hối bằng đồng Việt Nam;

b. Bán ngoại hối thu đồng Việt Nam.

2. Căn cứ biến động tỷ giá và giá vàng trong nước, mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá từng thời kỳ, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại hối trình Trưởng Ban điều hành.

3. Nội dung của phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại hối gồm: Thời điểm can thiệp loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá hoặc giá vàng can thiệp, số lượng ngoại tệ hoặc vàng can thiệp, hình thức can thiệp (spot, swap, forward và các hình thức giao dịch ngoại hối khác) và đối tác thực hiện can thiệp.

4. Trưởng Ban điều hành thông qua phương án can thiệp để trình Thống đốc phê duyệt.

5. Sở Giao dịch thực hiện phương án can thiệp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Trưởng Ban điều hành.

6. Khi có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch thông báo kịp thời với Trưởng Ban điều hành đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối tình hình cung cầu ngoại tệ hoặc vàng, diễn biến hoạt động trên thị trường để làm căn cứ điều hành và đề xuất phương án can thiệp kịp thời.

Điều 14. Vận hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

1. Sở Giao dịch có trách nhiệm vận hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; Theo dõi các diễn biến về tỷ giá và quan hệ cung cầu trên thị trường để đề xuất việc mua bán ngoại tệ hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước trình Trưởng Ban điều hành quyết định.

2. Sở Giao dịch có trách nhiệm thông báo cho Vụ Quản lý ngoại hối doanh số ngoại tệ đã mua hoặc đã bán của Ngân hàng Nhà nước hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để Vụ Quản lý ngoại hối soạn thảo báo cáo trình thống đốc ký trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 15. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối.

Muộn nhất là ngày 10 của tháng đầu mỗi quý, khi Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt quá hạn mức của Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch đề xuất việc điều chuyển phần dự trữ ngoại hối vượt mức sang Quỹ dự trữ ngoại hối và thực hiện việc điều chuyển ngoại bối sau khi được Trưởng Ban điều hành phê duyệt.

Chương 5

THẨM QUYỀN QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 16. Nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Mức Dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình;

2. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;

3. Điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

4. Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu đột xuất cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình;

5. Các hình thức, nghiệp vụ đầu tư dự trữ ngoại hối mới.

Điều 17. Nội dung thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1. Ban hành Quyết định thực hiện việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

2. Quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước;

3. Quyết định phương án can thiệp thị trường ngoại hối trong nước;

4. Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối;

5. Quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước;

6. Duyệt và ký trình các cấp có thẩm quyền các báo cáo nêu tại Khoản 2, Điều 21 Qui chế này.

Điều 18. Nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban điều hành

1. Quyết định cơ cấu của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;

2. Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ theo uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

3. Quyết định phương án đầu tư, các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ 20.000.000 USD (Hai mươi triệu đô la Mỹ) trở lên;

4. Quyết định việc mua bán ngoại tệ hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như quy định tại Điều 14 Qui chế này;

5. Chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

6. Quyết định điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 19. Quyết định về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định của Thống đốc:

Các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao theo qui định trong Qui chế này thông qua Ban điều hành để trình Thống đốc phê duyệt hoặc quyết định.

2. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban điều hành:

Các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao trình Trưởng Ban điều hành quyết định.

Chương 6

CHẾ ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO

Điều 20. Cung cấp thông tin

Việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện như sau:

1. Vụ Chính sách tiền tệ cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối:

a. Muộn nhất ngày 25 tháng cuối mỗi quý: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong quý và dự kiến cho quý tiếp theo;

b. Muộn nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu mỗi quí: Số liệu và tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của quý trước, số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngân hàng Nhà nước của quý trước;

c. Muộn nhất ngày 20 tháng 11 hàng năm: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong năm và dự kiến cho năm kế hoạch;

d. Muộn nhất ngày 10 tháng 02 hàng năm: Số liệu và tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của năm trước, số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngân hàng Nhà nước của năm trước.

2. Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Tổng kiểm soát:

a. Muộn nhất ngày 5 hàng tháng: Số liệu về Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng của tháng trước (theo mẫu 01, 02, 03 và 04 đính kèm);

b. Hàng ngày, cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối số liệu về tình hình hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày hôm trước và đánh giá cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.

3. Muộn nhất vào ngày 20 tháng đầu mỗi quí hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối tài liệu đánh giá xếp hạng các ngân hàng đại lý quý trước bao gồm: Tài liệu đánh giá của Sở Giao dịch (căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá của các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế như: Moody's Investors, Standard and Poor's hoặc Intemational Ban Credit Agency - IBCA) và tài liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế nêu trên.

4. Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao địch cung cấp cho Vụ Tổng kiểm soát các thông tin cần thiết về Dự trữ ngoại hối nhà nước theo yêu cầu về kiểm soát nội bộ.

Điều 21. Chế độ báo cáo

1. Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành về tình hình quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước hàng tháng, quý, năm và dự kiến cho năm kế hoạch (đồng gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tổng kiểm soát) theo thời hạn sau:

a. Muộn nhất ngày 10 tháng sau đối với báo cáo tháng;

b. Muộn nhất ngày 15 tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý;

c. Muộn nhất ngày 25 tháng 01 của năm sau đối với báo cáo năm.

2. Hàng năm hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Kế toán tài chính xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt trình các cấp có thẩm quyền theo qui trình tại Khoản 1, Điều 19 Qui chế này các báo cáo sau:

a. "Báo cáo tình hình thực hiện việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước; tình hình thực tế sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Bộ Tài chính);

b. "Báo cáo tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

3. Muộn nhất ngày 15 tháng 02 hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các báo cáo nêu tại Khoản 2 Điều này.

Chương 7

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban điều hành quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước gồm 05 thành viên: 01 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng Ban, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giám đốc Sở Giao dịch và 01 Thư ký Ban.

2. Ban điều hành có chức năng:

a. Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các nội dung qui định tại Điều 16, Điều 17 Qui chế này;

b. Điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Nhiệm vụ và Qui chế hoạt động của Ban điều hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

Điều 23. Trách nhiệm của các Vụ và Sở Giao dịch

1. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc lượng tiền cung ứng từng thời kỳ cho mục tiêu tăng Dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Vụ Kế toán tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toán Dự trữ ngoại hối nhà nước theo hai quỹ trình Thống đốc quyết định.

3. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm:

a. Xây dựng các nguyên tắc quản lý nội bộ để tổ chức thực hiện quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo các qui định tại Qui chế này;

b. Tổ chức thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Dự trữ ngoại hối nhà nước theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

4. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định thành lập Ban điều hành Dự trữ ngoại hối nhà nước và Qui chế hoạt động của Ban điều hành trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

5. Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của các Vụ, Sở Giao dịch theo các nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các qui định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước và tại Qui chế này.

Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung Qui chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

THE STATE BANK
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 653/2001/QD-NHNN

Hanoi, May 17, 2001

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON ORGANIZING THE PERFORMANCE OF THE TASKS OF MANAGING THE STATE’S FOREIGN EXCHANGE RESERVE

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to Vietnam State Bank Law No.01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.86/1999/ND-CP of August 30, 1999 on management of the State’s foreign exchange reserve;
At the proposal of the director of the Department for Foreign Exchange Management,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on organizing the performance of the tasks of managing the State’s foreign exchange reserve.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces the following decisions of the State Bank Governor: Decision No.208/QD-NH7 of July 26, 1995 issuing the Regulation on the foreign currency fund management by the State Bank; Decision No.216/QD-NH7 of August 7, 1995 issuing the Regulation on the gold fund management and control by the State Bank; and the provisions related to the management of the State’s foreign exchange reserve (the foreign exchange reserve fund and the exchange rate and gold price stabilization fund) in the Regulation on overseas foreign currency management by the State Bank, issued together with Decision No.373/1999/QD-NHNN13 of October 20, 1999.

Article 3.- The directors of the Office, the Department for Foreign Exchange Management, the Monetary Policy Department, the Transaction Bureau, the Accountancy-Finance Department, the General Control Department and the Department for Organization, Personnel and Training as well as the heads of the concerned units of the State Bank shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

 ON ORGANIZING THE PERFORMANCE OF THE TASKS OF MANAGING THE STATE’S FOREIGN EXCHANGE RESERVE
(Issued together with the State Bank Governor’s Decision No. 653/2001/QD-NHNN of May 17, 2001)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation provides for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A number of specific contents of the Government’s Decree No.86/1999/ND-CP of August 30, 1999 regarding the management of the State’s foreign exchange reserve.

Article 2.- Principles for the management of the State’s foreign exchange reserve

1. Ensuring safety for the State’s foreign exchange reserve in original currencies or precious metals, and cost-accounting according to fiscal years;

2. Ensuring high liquidation for readiness to satisfy the foreign exchange demands when necessary;

3. Earning profits through investment operations.

Article 3.- The foreign exchange reserve fund, the exchange rate and gold price stabilization fund

The State’s foreign exchange reserve shall be divided into two funds: the foreign exchange reserve fund and the exchange rate and gold price stabilization fund.

1. The foreign exchange reserve fund is used to ensure the international payment capability, to regulate foreign exchange sources with the exchange rate and gold price stabilization fund when necessary, to effect investment operations and make advances for the State budget so as to meet the State’s urgent demands for foreign exchange under the Prime Minister’s decisions.

2. The exchange rate and gold price stabilization fund is used to intervene in the domestic foreign currency and gold market with a view to stabilizing exchange rates and gold prices towards the objectives of the monetary policies, to regulate foreign exchange sources with the foreign exchange reserve fund when necessary and effect short-term investment operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The formulation and submission to the Prime Minister for approval of the State’s annual estimated foreign exchange reserve level shall comply with the following provisions:

1. Basis for formulation of the State’s annual estimated foreign exchange reserve level:

a/ The situation on the payment balance implementation and estimates for the plan year;

b/ The objectives of the monetary policies in the plan year;

c/ The State’s minimum foreign exchange reserve level necessary to ensure safety for international payment according to international practices;

d/ The forecast on domestic exchange rates and gold prices in the plan year and the foreign exchange amount necessary for intervention in the domestic foreign exchange market.

2. The Department for Foreign Exchange Management shall assume the prime responsibility and coordinate with the Monetary Policy Department in estimating the State’s foreign exchange reserve level for the plan year before submitting it to the Governor according to the procedures prescribed in Clause 1, Article 19 of this Regulation for further submission to the Prime Minister for approval.

Chapter II

MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF THE STATE’S FOREIGN EXCHANGE RESERVE INVESTMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State’s foreign exchange reserve shall be invested through the following operations:

a/ Depositing foreign currencies and gold at home and abroad;

b/ Buying and selling foreign currencies and gold in foreign countries;

c/ Buying and selling bills of exchange, debt-acknowledgement papers and/or debt securities in foreign currencies, issued or underwritten by foreign governments, foreign banks, international monetary organizations or banks.

2. The investment operations other than those mentioned in Clause 1 of this Article, which are proposed by the Transaction Bureau to the Governor for approval according to the procedures prescribed in Clause 1, Article 19 of this Regulation, for submission to the Prime Minister.

Article 6.- Formulation of criteria and limits for the State’s foreign exchange reserve investment

1. Once every 6 months or when necessary, the Department for Foreign Exchange Management shall assume the prime responsibility and coordinate with the Transaction Bureau in reevaluating the previous criteria and limits for the State’s foreign exchange reserve investment, formulating new criteria and limits and submitting them to the Governor for decision according to the procedures prescribed in Clause 1, Article 19 of this Regulation, with the following contents:

a/ Criteria for the selection of partnership organizations for the State’s foreign exchange reserve investment;

b/ Foreign currency and gold limits for investment in a partnership organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The proportions of investment in bills of exchange, debt-acknowledgement papers and debt securities in foreign currencies over the total amount of the State’s foreign exchange reserve.

2. The head of the Executive Board shall direct the concerned functional departments and Transaction Bureau to organize the application of the State’s foreign exchange reserve investment criteria and limits under the State Bank Governor’s decisions.

Article 7.- Planning, deciding and effecting the investment of the State’s foreign exchange reserve

1. The State’s foreign exchange reserve investment plan shall be elaborated on the basis of:

a/ The structure of the foreign exchange reserve fund and the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund, which have already been decided on;

b/ The criteria for selection of partnership organizations for investment; the investment limit at a partnership organization; the criteria for selection of bills of exchange, debt-acknowledgement papers and debt securities in foreign currencies for the State’s foreign exchange reserve investment; the proportions of investment in bills of exchange, debt-acknowledgement papers and debt securities in foreign currencies over the total amount of the State’s foreign exchange reserve, which have already been decided by the Governor.

2. Once every 3 months or when necessary the Transaction Bureau shall have to elaborate the State’s foreign exchange reserve investment plan on the bases mentioned in Clause 1 of this Article and submit it to the head of the Executive Board for decision.

3. Competence to decide on investment

a/ The director of the Transaction Bureau is allowed to decide on the investment amounts valued at under USD 20,000,000 (twenty million US dollar);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Transaction Bureau shall have to organize the implementation of investment plans; monitor the development in investment activities so as to send monthly or extraordinary reports on market fluctuation to the Governor, the head of the Executive Board and suggest new and appropriate investment plans.

5. Once every 6 months or when necessary, the Transaction Bureau shall have to evaluate the situation on implementation of the investment criteria, limits and proportions mentioned in Article 6 of this Regulation; coordinate with the Department for Foreign Exchange Management in formulating and adjusting investment criteria, limits and proportions to suit the practical situation, ensuring safety and efficiency in the investment process.

Chapter III

MANAGEMENT OF THE FOREIGN EXCHANGE RESERVE FUND

Article 8.- Forming and deciding structure of the foreign exchange reserve fund

1. Bases for the formation of structure of the foreign exchange reserve fund:

a/ The percentages of foreign currencies used in payment for Vietnam’s import and export of goods and services;

b/ The percentages of foreign currencies used in Vietnam’s activities of borrowing and repaying foreign debts;

c/ The forecast on the domestic and overseas trends of fluctuations of the reserved foreign currencies’ exchange rates and gold prices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The foreign exchange reserve fund’s structure is composed of the foreign currency and gold reserve rates; types of foreign currencies and their percentages, as well as the short-, medium- and long-term investment proportions.

3. Once every 6 months or when necessary, the Department for Foreign Exchange Management shall assume the prime responsibility and coordinate with the Transaction Bureau in evaluating the existing reserve structure and forming new structure of the foreign exchange reserve fund in conformity with the new situation and submit it to the Governor for decision according to the procedures prescribed in Clause 1, Article 19 of this Regulation.

4. In case of fluctuations on domestic and overseas foreign exchange markets, the Transaction Bureau shall have to report such to the head of the Executive Board and send a notice thereon to the Department for Foreign Exchange Management for consideration and suggestion of a plan for the restructure of the foreign exchange reserve fund, which shall be submitted to the Governor for decision according to the procedures mentioned at Clause 1, Article 19 of this Regulation.

5. The Governor shall decide or authorize the head of the Executive Board to decide on the structure of the foreign exchange reserve fund in each period.

Article 9.- Principles for foreign exchange transfer

The transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserve fund to the exchange rate and gold price stabilization fund shall comply with the following provisions:

1. In cases where the foreign exchange amount of the exchange rate and gold price stabilization fund is not enough to meet the intervention requirement, the Department for Foreign Exchange Management shall propose to the Governor the transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserve fund to the exchange rate and gold price stabilization fund according to the procedures mentioned in Clause 1, Article 19 of this Regulation, so that the latter shall submit it to the Prime Minister for approval.

2. After obtaining the Prime Minister’s approval, the Transaction Bureau shall effect the transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserve fund to the exchange rate and gold price stabilization fund by the decision of the State Bank Governor.

Article 10.- Making advances from the foreign exchange reserve fund for the State budget:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Department for Foreign Exchange Management shall draft the State Bank Governor’s decision on making advances from the foreign exchange reserve fund for the State budget and submit it to the Governor for signing for promulgation when having all the following legal bases:

a/ The Prime Minister’s decision on making advances from the foreign exchange reserve fund for the State budget;

b/ The Finance Ministry’s official dispatch to the State Bank, requesting the latter to make advances for the State budget.

2. The Transaction Bureau shall make advances from the foreign exchange reserve fund for the State budget under the State Bank Governor’s decision.

3. The Transaction Bureau shall account, monitor and recover advances already made for the State budget.

Chapter IV

MANAGEMENT OF THE EXCHANGE RATE AND GOLD PRICE STABILIZATION FUND

Article 11.- Forming and deciding on the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund

1. Bases for the formation of the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The forecast on fluctuations of domestic and overseas gold prices;

c/ The foreign currencies to be used for intervention.

2. The contents of the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund include: the foreign currency and gold reserve rates, the percentages of material gold reserved in the country and deposited overseas, the types and percentages of foreign currencies, the demand and time (under 1 year) deposit rates.

3. Once every 6 months or when necessary, the Department for Foreign Exchange Management shall form the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund and submit it to the head of the Executive Board for decision.

Article 12.- Export, import of international-standard gold

1. Based on the demand for intervention in the domestic gold market, the national security requirements and the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund, the Department for Foreign Exchange Management shall determine the volume of international-standard gold to be exported or imported and submit it to the Governor for decision according to the procedures mentioned in Clause 1, Article 19 of this Regulation.

2. The Transaction Bureau shall export or import gold under the State Bank Governor’s decision and send reports on the implementation situation to the Governor, and concurrently to the head and other members of the Executive Board.

Article 13.- Elaborating and implementing the plan for intervention in the foreign exchange market

1. The State Bank shall intervene in the domestic foreign exchange market through the following operations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Selling foreign exchange for Vietnam dong.

2. Based on the fluctuations of domestic exchange rates and gold prices, the objectives of the monetary and exchange rate policies in each period, the Department for Foreign Exchange Management shall propose an intervention plan on foreign exchange purchase or sale to the head of the Executive Board.

3. The contents of the intervention plan on foreign exchange purchase or sale include: The time for intervention, the type of foreign currency used for intervention, the intervening exchange rate or gold price, the amount of foreign currencies or gold used for intervention, the intervention forms (spot, swap, forward and other forms of foreign exchange transaction) and partner to effect the intervention.

4. The head of the Executive Board shall approve the intervention plan before submitting it to the Governor for approval.

5. The Transaction Bureau shall carry out the intervention plan and report to the State Bank Governor and the head of the Executive Board thereon.

6. In case of fluctuations on the domestic and overseas foreign exchange markets, the Transaction Bureau shall promptly notify them to the head of the Executive Board and at the same time send the Department for Foreign Exchange Management reports on the situation of foreign exchange and gold supply and demand as well as developments on the market to serve as basis for the management and suggestion of a plan for timely intervention.

Article 14.- Operation of inter-bank foreign currency market

1. The Transaction Bureau shall have to operate the inter-bank foreign currency market; oversee the exchange rate changes as well as supply and demand relations on the market so as to suggest the daily purchase and sale of foreign currencies by the State Bank to the head of the Executive Board for decision.

2. The Transaction Bureau shall have to notify the Department for Foreign Exchange Management of the foreign currency amount purchased or sold daily by the State Bank on the inter-bank foreign currency market so that the latter shall make a report thereon and submit it to the Governor for signing and further submission to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



By the 10th of the first month of every quarter at the latest, when the exchange rate and gold price stabilization fund exceeds the limit already approved by the Prime Minister, the Transaction Bureau shall propose the transfer of the excessive foreign exchange reserve amount to the foreign exchange reserve fund and effect such transfer once it is approved by the head of the Executive Board.

Chapter V

COMPETENCE TO MANAGE THE STATE’S FOREIGN EXCHANGE RESERVE

Article 16.- Contents falling under the deciding competence of the Prime Minister:

1. The State’s annual estimated foreign exchange reserve rate submitted by the State Bank Governor;

2. The foreign exchange limit of the exchange rate and gold price stabilization fund;

3. The transfer of foreign exchange from the foreign exchange reserve fund to the exchange rate and gold price stabilization fund at the proposal of the State Bank Governor;

4. The advance from the foreign exchange reserve fund for the State budget to meet the State’s unexpected and urgent demands as submitted by the Minister of Finance;

5. The new forms and operations of the foreign exchange reserve investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Issuing decisions on making advances from the foreign exchange reserve fund for the State budget under the Prime Minister’s decisions;

2. Deciding on the export and import of international-standard gold belonging to the State’s foreign exchange reserve;

3. Deciding on the plan on intervention in the domestic foreign exchange market;

4. Deciding on the structure of the foreign exchange reserve fund;

5. Deciding on the criteria and limit for the State’s foreign exchange reserve investment;

6. Approving and signing for submission to the competent authorities the reports mentioned in Clause 2, Article 21 of this Regulation.

Article 18.- Contents falling under the competence of the head of the Executive Board

1. Deciding on the structure of the exchange rate and gold price stabilization fund;

2. Deciding on the structure of the foreign exchange reserve fund in each period under the State Bank Governor’s authorization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Deciding on the daily purchase and sale of foreign currencies by the State Bank on the inter-bank foreign currency market as stipulated in Article 14 of this Regulation.

5. Directing the concerned functional departments and Transaction Bureau to organize the implementation of criteria and limits for the State’s foreign exchange reserve investment under the State Bank Governor’s decision;

6. Deciding on the transfer of foreign exchange from the exchange rate and gold price stabilization fund to the foreign exchange reserve fund in cases where the foreign exchange amount of the exchange rate and gold price stabilization fund exceeds the limit already decided by the Prime Minister.

Article 19.- Deciding on the management of the State’s foreign exchange reserve

1. Regarding the contents falling under the Governor’s approving or deciding competence:

The concerned functional departments and the Transaction Bureau shall prepare contents according to their assigned tasks prescribed in this Regulation and submit them, through the Executive Board, to the Governor for approval or decision.

2. Regarding the contents falling under the competence of the head of the Executive Board:

The concerned functional departments and the Transaction Bureau shall prepare contents according to their assigned tasks and submit them to the head of the Executive Board for decision.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Supply of information

The supply of information in service of the management of the State’s foreign exchange reserve shall be effected as follows:

1. The Monetary Policy Department shall supply the Department for Foreign Exchange Management with:

a/ By the 25th of the last month of every quarter at the latest: The estimated data on the payment balance implementation in the quarter and the estimates for the following quarter;

b/ By the last working day of the first month of every quarter at the latest: The data and situation on the actual payment balance implementation of the previous quarter, the monetary data of the entire branch and the State Bank in the previous quarter;

c/ By November 20 of every year at the latest: The estimated data on the payment balance implementation in the year, and the estimates for the following year.

d/ By February 10 of every year at the latest: The data and situation on the actual payment balance implementation in the previous year, the monetary data of the entire branch and the State Bank in the previous year.

2. The Transaction Bureau shall supply the Department for Foreign Exchange Management, the Monetary Policy Department and the General Control Department with:

a/ By the 5th of every month at the latest: The previous month’s data on the foreign exchange reserve fund and the exchange rate and gold price stabilization fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. By the 20th of the first month of every quarter at the latest or when necessary, the Transaction Bureau shall supply the Department for Foreign Exchange Management with the documents on the previous quarter’s evaluation and grading of agency banks, including: the evaluation documents of the Transaction Bureau (based on the evaluation criteria of international credit grading companies such as Moody’s Investors, Standard and Poor’s or International Bank Credit Agency- IBCA) and documents of the above-mentioned international grading organizations.

4. The Department for Foreign Exchange Management and Transaction Bureau shall supply the General Control Department with necessary information on the State’s foreign exchange reserve according to the requirements on internal control.

Article 21.- Reporting regime

1. The Department for Foreign Exchange Management shall send to the Governor and the head of the Executive Board (concurrently to the Monetary Policy Department, the General Control Department) monthly, quarterly and annual reports on the situation of the State’s foreign exchange reserve management and the estimates for the plan year according to the following deadlines:

a/ By the 10th of the following month at the latest, for monthly reports;

b/ By the 15th of the first month of the following quarter, for quarterly reports;

c/ By January 25th of the following year, for annual reports.

2. Annually or when necessary, the Department for Foreign Exchange Management shall assume the prime responsibility and coordinate with the Monetary Policy Department, the Transaction Bureau and the Accountancy-Finance Department in elaborating and submitting the following reports to the Governor for approval and further submission to the competent authorities according to the procedures mentioned in Clause 1, Article 19 of this Regulation:

a/ The report on the situation of the State’s foreign exchange reserve management; the actual situation on the use of the State’s foreign exchange reserve, to be submitted to the Prime Minister (concurrently to the Finance Ministry);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. By February 15th of every year at the latest or when requested, the State Bank shall have to submit to the Prime Minister and the National Assembly Standing Committee the reports mentioned at Clause 2 of this Article.

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 22.- The Executive Board for Management of the State’s Foreign Exchange Reserve

1. The State Bank Governor shall set up the Executive Board for Management of the State’s Foreign Exchange Reserve, consisting of 5 members: its head being a leader of the State Bank, the director of the Department for Foreign Exchange Management, the director of the Monetary Policy Department, the director of the Transaction Bureau and its secretary.

2. The Executive Board functions to:

a/ Advise the State Bank Governor on the contents prescribed in Articles 16 and 17 of this Regulation;

b/ Administer the performance of the State’s foreign exchange reserve management tasks according to the State Bank Governor’s stipulations.

3. The tasks and operation regulation of the Executive Board shall be stipulated by the State Bank Governor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Monetary Policy Department shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned units in reporting to the Governor the money amount supplied in each period for the objective of increasing the State’s foreign exchange reserve.

2. The Accountancy-Finance Department shall have to provide detailed guidance on cost-accounting of the State’s foreign exchange reserve according to two funds, to be submitted to the Governor for decision.

3. The Transaction Bureau shall have the responsibility to:

a/ Formulate the internal management principles to organize the State’s foreign exchange reserve management according to the provisions of this Regulation.

b/ Organize the cost- accounting of the arising operations related to the State’s foreign exchange reserve according to the State Bank Governor’s stipulations.

4. The Department for Organization, Personnel and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Department for Foreign Exchange Management in drafting a decision to set up the Executive Board for Management of the State’s Foreign Exchange Reserve and the Board’s operation regulation, to be submitted to the State Bank Governor for promulgation.

5. The Department for General Control shall conduct regular or extraordinary inspection of the State’s foreign exchange reserve management by the departments and Transaction Bureau according to their assigned tasks and their observance of the provisions of the Government’s Decree No.86/1999/ND-CP of August 30, 1999 on the State’s foreign exchange reserve management and this Regulation.

Article 24.- The amendment and supplement to this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 về Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.537

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.167.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!