Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 59/2006/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành: 21/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 59/2006/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (2 bản);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Các Bộ và cơ quan ngang bộ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Lưu VP, Vụ TD, Vụ PC.

KT. THỐNG ĐỐC
 PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 

 

 

 

QUY CHẾ

MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

2. Các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng.

3. Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

4. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mua, bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

2. Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng.

3. Bên bán nợ là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài sở hữu khoản nợ.

4. Bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ.

5. Bên nợ là các tổ chức, cá nhân vay nợ tổ chức tín dụng trong các khoản nợ được mua, bán.

6. Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm chức năng trung gian, dàn xếp việc mua, bán nợ giữa các bên mua, bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theo thỏa thuận;

7. Giá trị khoản nợ được mua, bán là tổng giá trị nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi phạt) và các chi phí khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) tại thời điểm mua, bán nợ.

8. Giá mua, bán nợ là số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.

9. Bán nợ có truy đòi là việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ.

10. Hợp đồng mua, bán nợ là văn bản thỏa thuận giữa bên mua nợ, bên bán nợ và các bên có liên quan (nếu có) về việc mua bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác liên quan.

Điều 4. Phạm vi mua, bán nợ

1. Các khoản nợ được mua, bán bao gồm:

a) Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác) đang hạch toán nội bảng.

b) Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.

2. Một khoản nợ có thể được mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận.

3. Các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không được mua, bán.

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ

1. Đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng các điều ước quốc tế đó.

2. Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán nợ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ.

3. Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ.

4. Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.

5. Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần.

Điều 6. Phương thức mua, bán nợ

Các bên tham gia mua, bán nợ được lựa chọn một trong hai phương thức sau:

1. Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới.

Điều 7. Giá mua, bán nợ

Giá mua, bán nợ được xác định như sau:

1. Do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới. Riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, thì giá mua, bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán.

2. Là giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 8. Quy trình thực hiện mua, bán nợ

Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, tổ chức tín dụng xây dựng quy trình thực hiện mua, bán nợ của tổ chức tín dụng (bao gồm cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng) phù hợp với quy định của Quy chế này.

Điều 9. Hợp đồng mua, bán nợ

1. Hợp đồng mua, bán nợ được lập thành văn bản do bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận ký kết mỗi lần mua, bán nợ. Hợp đồng mua, bán nợ bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng mua, bán nợ;

b) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ được mua, bán;

c) Giá trị khoản nợ được mua, bán tại thời điểm giao dịch;

d) Giá mua, bán nợ và phương thức thanh toán;

đ) Các hình thức bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán;

e) Thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;

h) Phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua, bán;

i) Các cam kết khác.

2. Việc công chứng hoặc không công chứng hợp đồng mua, bán nợ do hai bên mua, bán nợ thỏa thuận.

3. Việc ký kết hợp đồng mua, bán nợ phải được bên bán nợ thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan đến khoản nợ được mua, bán biết.

4. Trong trường hợp một khoản nợ được bán cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia mua, phương thức mua, bán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mua, bán nợ.

5. Trong trường hợp bán một phần khoản nợ, thì bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về biện pháp bảo đảm cho phần nợ được mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.

6. Trong trường hợp bán nợ có truy đòi, thì bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về điều kiện thực hiện quyền truy đòi của bên mua nợ đối với bên bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.

7. Trường hợp mua, bán lại các khoản nợ đã được mua, bán, thì mỗi lần mua, bán đều phải lập và ký kết hợp đồng mua, bán nợ.

8. Trường hợp mua, bán khoản nợ cho vay hợp vốn, bên mua nợ và các bên bán nợ thỏa thuận với nhau về phương thức mua, bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.

Điều 10. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ

1. Người đại diện theo pháp luật của bên bán nợ và bên mua nợ có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ.

2. Người đại diện theo pháp luật của bên bán nợ và bên mua nợ có thể ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng mua, bán nợ.

Điều 11. Đồng tiền giao dịch

Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ là đồng tiền của khoản nợ được mua, bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 12. Chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ

1. Toàn bộ quyền và lợi ích gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh được giữ nguyên hiện trạng và được bên bán nợ chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.

2. Trường hợp hai bên mua, bán nợ có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh các bảo đảm cho khoản nợ thì phải được sự chấp thuận của bên nợ và các bên liên quan.

3. Việc chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ cho bên mua nợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ

1. Bên mua nợ có các quyền:

a) Kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ đã mua, quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm cho khoản nợ;

b) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ và hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền chủ nợ đối với bên nợ, các bên bảo đảm cho khoản nợ theo hồ sơ mua, bán nợ và các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;

c) Truy đòi thanh toán đối với bên bán nợ khi bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận quy định tại khoản 6 Điều 9 Quy chế này;

d) Khởi kiện bên bán nợ, bên nợ và các bên có liên quan vi phạm các cam kết.

2. Bên mua nợ có nghĩa vụ:

a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền theo giá mua, bán nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

b) Thanh toán các chi phí (cả phí môi gíơi nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ

1. Bên bán nợ có các quyền:

a) Nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

b) Khởi kiện các bên có liên quan vi phạm các cam kết.

2. Bên bán nợ có các nghĩa vụ:

a) Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn toàn bộ hồ sơ khoản nợ và quyền đối với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;

b) Chuyển giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo quy định của pháp luật;

c) Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên có liên quan khác (bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh, bên thức ba bảo đảm bằng tài sản) về việc mua, bán đối với khoản nợ;

d) Thanh toán khoản nợ cho bên mua nợ khi bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trường hợp bán nợ có truy đòi;

đ) Thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

1. Bên môi giới có các quyền:

a) Thực hiện dàn xếp mua, bán các khoản nợ cho các bên mua, bán nợ theo đề nghị của các bên;

b) Nhận phí môi giới và được thanh toán các khoản chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng môi giới;

c) Khởi kiện bên bán nợ, bên mua nợ vi phạm hợp đồng môi giới đã ký kết.

2. Bên môi giới có các nghĩa vụ:

a) Thực hiện môi giới trung thực;

b) Chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin do mình cung cấp;

c) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của các bên mua, bán nợ;

đ) Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và hoàn trả đầy đủ các tài liệu đó cho các bên mua, bán nợ sau khi hoàn thành công việc môi giới;

đ) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên tham gia mua, bán nợ.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ

1. Bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên bán nợ nếu hợp đồng mua, bán nợ không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với khoản nợ được mua bán và làm phương hại đến lợi ích của bên nợ và các bên liên quan (nếu có).

2. Bên nợ và các bên bảo đảm có các nghĩa vụ:

a) Chấp thuận vô điều kiện việc chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ;

b) Thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã cam kết với chủ nợ;

c) Phối hợp với bên bán nợ, bên mua nợ và các bên có liên quan để hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác từ bên bán nợ sang bên mua nợ.

Điều 17. Xử lý tranh chấp

Trong hoạt động mua, bán nợ, nếu xảy ra tranh chấp, thì trước hết giải quyết thông qua đàm phán của các bên liên quan. Trường hợp không giải quyết được thông qua đàm phán, thì các bên khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán

1. Các khoản nợ đã mua về được các tổ chức tín dụng quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và được tính vào tổng dư nợ cho vay phải khống chế theo giới hạn vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.

2. Đối với các khoản nợ được bán theo thỏa thuận bán nợ có truy đòi, thì tổ chức tín dụng bán nợ có truy đòi vẫn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản nợ đó, trừ các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.

3. Trong trường hợp các bên mua, bán nợ thỏa thuận bên bán nợ sẽ mua tại khoản nợ đã mua, bán, thì trong thời gian khoản nợ đó thuộc quyền sở hữu của bên nào (bên mua hoặc bên bán), thì bên đó thực hiện quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.

Điều 19. Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ

1. Xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá mua, bán nợ và giá trị khoản nợ của bên bán nợ.

a) Đối với các khoản nợ đang hạch toán nội bảng:

- Trường hợp giá mua, bán nợ cao hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của tổ chức tín dụng.

- Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức tín dụng trong kỳ.

 b) Đối với các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng: Toàn bộ số tiền thu được do bán nợ được hạch toán vào thu nhập khác của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp khoản nợ được mua, bán có cơ chế xử lý riêng.

2. Các chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán nợ được hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ của tổ chức tín dụng.

3. Việc hạch toán, kế toán trong mua, bán nợ được thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ kế toán của các tổ chức tín dụng.

Điều 20. Chế độ thông tin báo cáo

Tổ chức tín dụng tham gia mua, bán nợ phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Tổ chức tín dụng, khách hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.

 

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 59/2006/QD-NHNN

Hanoi, December 21, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON DEBT PURCHASE AND SALE BY CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the 2005 Civil Code;
Pursuant to the 1997 Law on the State Bank of Vietnam and the 2003 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law Amending and Supplementing the Law on Credit Institutions;
Pursuant to the Government's Decree No. 52/2003/ND-CP of May 19, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the director of the Credit Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on debt purchase and sale by credit institutions.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." This Decision replaces the State Bank Governor's Decision No. 140/1999/QD-NHNN14 of April 19, 1999, promulgating the Regulation on debt purchase and sale by credit institutions.

Article 3.- The director of the Office, the director of the Credit Department and heads of concerned units under the State Bank, directors of the State Bank's provincial/municipal branches, chairmen of managing boards, and general directors (directors) of credit institutions shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Dong Tien

 

REGULATION

ON DEBT PURCHASE AND SALE BY CREDIT INSTITUTIONS
(Promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 59/2006/QD-NHNN of December 21, 2006)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

This Regulation provides for the purchase and sale of debts by credit institutions (including their organizations tasked to purchase and sell debts) which are established and operate under the Law on Credit Institutions, with respect to debts owed by their clients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

2. Credit institutions' organizations tasked to purchase and sell debts.

3. Companies for purchase and sale of enterprises' debts and assets.

4. Other domestic and foreign organizations and individuals.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Debt purchase and sale means the transfer of a debt whereby the debt seller transfers the creditor's right over the debt to the debt purchaser and receives payment from the debt purchaser.

2. Purchased and sold debt means a debt (including a debt paid on a third party's behalf in guarantee) lent to a client by a credit institution established and operating under the Law on Credit Institutions or a foreign credit institution, which has a debit balance or is accounted off-balance-sheet.

3. Debt sellers include credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions, credit institutions' organizations tasked to purchase and sell debts, and foreign credit institutions that own debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Debtors include organizations and individuals that owe purchased and sold debts to credit institutions.

6. Brokers include economic organizations and credit institutions acting as intermediaries to arrange debt purchase and sale between debt purchasers and sellers and enjoy brokerage commissions as agreed.

7. Value of a purchased and sold debt is the total value of debt principal and interest (including interest payable as a fine) and other debt-related expenses (if any) at the time of debt purchase and sale.

8. Debt purchase and sale price means a sum of money to be paid by the debt purchaser to the debt seller under the debt purchase and sale contract.

9. Sale of a recourse debt means the debt purchase and sale whereby the debt seller undertakes to guarantee the debtor's solvency and reaches agreement with the debt purchaser that in case the debtor fails to pay the due debt, the debt purchaser has the right to recourse against the debt seller for the debt, and the debt seller is responsible for paying the debt to the debt purchaser.

10. Debt purchase and sale contract is a written agreement between the debt purchaser, debt seller and related parties (if any) on the purchase and sale of a debt and the transfer of the creditor's right from the debt seller to the debt purchaser, and other relevant contents.

Article 4.- Scope of debt purchase and sale

1. Debts to be purchased and sold include:

a/ Debts (including debts owed by other credit institutions) owed by clients to credit institutions, which are accounted in-balance-sheet.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A debt may be purchased or sold partly or wholly as agreed upon by the debt purchaser and seller.

3. Parties may not purchase and sell debts which have been agreed not to be purchased and sold.

Article 5.- Debt purchase and sale principles

1. Assurance of the safe operation of credit institutions and compliance with Vietnamese law and international practice.

When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded contains provisions different from those of this Regulation, the provisions of that treaty prevail.

2. A debt shall be purchased and sold on the basis of agreement between the debt purchaser and seller, ensuring legitimate rights and interests of the involved parties.

3. The transfer of the purchased and sold debt shall be conducted simultaneously with the transfer of the obligations of the debtor and parties related to the debt (including the rights associated with the debt guarantees) from the debt seller to the debt purchaser.

4. For the purchase and sale of debts involving foreign organizations or individuals and foreign currency payments, the debt purchaser and seller shall observe current provisions of law on foreign exchange management and other relevant provisions of Vietnamese law.

5. A debt may be sold partly or wholly to many debt purchasers, and purchased and sold many times.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debt purchase and sale parties may opt for either of the following two modes of debt purchase and sale:

1. Debt purchase and sale through debt auction in accordance law on property auction.

2. Debt purchase and sale through direct negotiation between the debt seller and debt purchaser or through a broker.

Article 7.- Debt purchase and sale price

The debt purchase and sale price shall be determined as follows:

1. The debt purchase and sale price shall be directly agreed upon by the parties or through a broker. Particularly for group-1 debts under the State Bank's current regulations on classification of debts, appropriation and use of credit risk provisions in banking activities of credit institutions, the debt purchase and sale price may not be lower than the value of the purchased and sold debt.

2. The debt purchase and sale price shall be the highest bid in case the debt is auctioned.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on their practical characteristics and conditions, credit institutions shall develop a process of purchase and sale of their debts (including their organizations tasked to purchase and sell debts) in accordance with this Regulation.

Article 9.- Debt purchase and sale contract

1. A debt purchase and sale contract shall be established in writing to be signed by the debt purchaser, debt seller and related parties (if any) for each time of debt purchase and sale. Such a contract comprises the following principal contents:

a/ Names and addresses of the parties to the contract;

b/ Names and addresses of the debtor and parties related to the purchased and sold debt;

c/ Value of the purchased and sold debt at the time of transaction;

d/ Price of debt purchase and sale and mode of payment;

e/ Forms of guaranteeing the purchased and sold debt;

f/ Valid duration of debt purchase and sale;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Mode and procedures for the transfer of dossiers of the purchased and sold debt;

i/ Other commitments.

2. The debt purchaser and seller may agree on notarization or non-notarization of the debt purchase and sale contract.

3. The debt seller shall notify in writing the signing of the debt purchase and sale contract to the parties related to the purchased and sold debt.

4. When a debt is sold to many purchasers, the debt seller and purchasers shall agree on the proportion of debt to be purchased by each party, the mode of purchase and sale, and rights and obligations of each party under the debt purchase and sale contract.

5. When a debt is partly sold, the debt seller and purchaser shall agree on measures to guarantee the purchased and sold part of the debt, and the rights and obligations of the parties under the debt purchase and sale contract.

6. If a recourse debt is sold, the debt seller and purchaser shall agree on conditions for exercising the purchaser's right to recourse against the seller, and the rights and obligations of the parties under the debt purchase and sale contract.

7. When the purchased and sold debt is redeemed and resold, a debt purchase and sale contract must be made and signed upon each time of redemption and resale.

8. When a debt being a syndicated loan is purchased and sold, the debt purchaser and sellers shall agree on the mode of debt purchase and sale and the rights and obligations of the parties to the debt purchase and sale contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Representatives at law of the debt seller and purchaser are competent to sign a debt purchase and sale contract.

2. Representatives at law of the debt seller and purchaser may authorize other persons to sign a debt purchase and sale contract.

Article 11.- Currency used in transactions

Unless otherwise agreed by the parties, the currency used in a debt purchase and sale transaction is the currency of the purchased and sold debt.

Article 12.- Transfer of the right over debt guarantees

1. All rights and interests associated with guarantees for the purchased and sold debt such as mortgage, pledge or guarantee shall be unchanged and transferred by the debt seller to the debt purchaser under the debt purchase and sale contract.

2. When the debt purchaser and seller agree to modify debt guarantees, such modification must be consented by the debtor and related parties.

3. The transfer of the right over debt guarantees to debt purchasers being foreign organizations or individuals must comply with relevant laws.

Article 13.- Rights and obligations of the debt purchaser

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To inherit all the debt seller's rights and obligations over the purchased debt as well as rights and obligations towards the debt guarantors;

b/ To request the debt seller to transfer all dossiers and complete procedures for the transfer of the creditor's right towards the debtor and debt guarantors according to the debt purchase and sale dossiers as well as other rights agreed in the debt purchase and sale contract to the debt purchaser;

c/ To have recourse against the debt seller for payment when the debt purchaser cannot recover the purchased debt as agreed in accordance with Clause 6, Article 9 of this Regulation;

d/ To initiate lawsuits against the debt seller, debtor and related parties that breach commitments.

2. The debt purchaser has the following obligations:

a/ To make full and timely payment according to the debt purchase and sale price agreed in the debt purchase and sale contract;

b/ To pay expenses (including brokerage commissions, if any) incurred in the course of debt purchase and sale as agreed in the debt purchase and sale contract.

Article 14.- Rights and obligations of the debt seller

1. The debt seller has the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To initiate lawsuits against related parties that breach commitments.

2. The debt seller has the following obligations:

a/ To transfer to the debt purchaser all the debt dossiers on time and the right over guarantees for the purchased and sold debt as agreed in the debt purchase and sale contract;

b/ To transfer debt-guarantee assets (if any) and complete legal procedures for transfer of the creditor's right and other rights to the debt purchaser in accordance with law;

c/ To notify in writing the debtor and other related parties (guarantor, guarantee certifier, third party providing asset guarantee) of the debt purchase and sale;

d/ To make payment for the debt to the debt purchaser that cannot recover the purchased debt as agreed in the case of sale of a recourse debt;

e/ To pay expenses (including brokerage commissions, if any) incurred in the course of debt purchase and sale as agreed in the debt purchase and sale contract.

Article 15.- Rights and obligations of the broker

1. The broker has the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To receive brokerage commissions and have relevant reasonable expenses paid as agreed by the parties in the brokerage contract;

c/ To initiate a lawsuit against the debt seller or purchaser that breaches the signed brokerage contract.

2. The broker has the following obligations:

a/ To provide truthful brokerage;

b/ To take legal responsibility for the information he/she has supplied;

c/ Not to disclose or supply information detrimental to the interests of the debt purchaser and seller;

d/ To preserve documents supplied to him/her for providing brokerage and return all those documents to the debt purchaser and seller after the brokerage is completed;

e/ To pay compensations for damage caused by him/herself to the debt purchase and sale parties.

Article 16.- Rights and obligations of the debtor and debt guarantors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The debtor and debt guarantors may lodge a complaint or initiate a lawsuit against the debt seller if the debt purchase and sale contract is inconsistent with the credit contract with regard to the purchased and sold debt, which is detrimental to the interests of the debtor and related parties (if any).

2. The debtor and debt guarantors have the following obligations:

a/ To unconditionally consent to the transfer of the creditor's right from the debt seller to the debt purchaser;

b/ To fulfill in time all the obligations committed with the creditor;

c/ To join the debt seller, debt purchaser and related parties in completing legal procedures for transfer of the creditor's right and other rights from the debt seller to the debt purchaser.

Article 17.- Settlement of disputes

A dispute arising in the course of debt purchase and sale must firstly be settled through negotiation between related parties. If it cannot be settled through negotiation, the parties shall initiate a lawsuit at a court or arbitration in accordance with law.

Article 18.- Management of purchased and sold debts

1. Purchased debts shall be managed and classified by credit institutions, which shall also set aside risk provisions for them under the State Bank's current regulations, and accounted as total loan debt balances which must be controlled within the limit of equity capital of those credit institutions according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When the debt purchaser and seller agree that the debt seller shall redeem the purchased and sold debt, while the debt is owned by either party (the purchaser or seller), that party shall manage and classify the debt and set aside a risk provision for it according to current regulations.

Article 19.- Financial handling and accounting in debt purchase and sale operations

1. Handling of the difference between the debt purchase and sale price and the value of the seller's debt:

a/ For debts accounted in balance sheet:

- If the debt purchase and sale price is higher than the value of the debt, the difference shall be accounted as the fiscal year's income of the credit institution.

- If the debt purchase and sale price is lower than the value of the debt, the difference shall be offset with compensations paid by an individual or a collective (when that individual or collective is identified to have caused the damage and must pay compensations according to regulations), the insurer's insurance sum or the risk provision already set aside; the deficit shall be accounted as the credit institution's business cost in the period.

b/ For debts accounted off-balance-sheet: Except when the purchased and sold debt is subject to a separate handling mechanism, all proceeds from debt sale shall be accounted as other incomes of the credit institution.

2. Expenses incurred in the course of debt purchase and sale shall be accounted as the credit institution's operation expenses in the period.

3. The accounting in debt purchase and sale transactions shall comply with current regulations on the accounting regime applicable to credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit institutions participating in debt purchase and sale transactions shall abide by the reporting and statistical regime under the State Bank's current regulations.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.- Credit institutions, clients and concerned organizations and individuals shall implement this Regulation. Based on this Regulation and the provisions of relevant legal documents, credit institutions shall promulgate specific guiding documents suitable to their conditions, characteristics and operation charters.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


45.149

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.43.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!