NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
21/2006/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày
16 tháng 5 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG IN, ĐÚC TIỀN VIỆT NAM TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC
GIA
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo
quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài
sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP , ngày 19/5/2003 của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế kiểm
tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại
Nhà máy In tiền Quốc gia”.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết
định số 1481/2001/QĐ-NHNN ngày 26/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy
In tiền Quốc gia.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Vụ trưởng Vụ Kế toán- Tài
chính, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Nhà máy In tiền Quốc gia,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG IN, ĐÚC TIỀN VIỆT NAM TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21 /2006/QĐ-NHNN ngày 16 /5 /2006 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Hoạt động in, đúc tiền Việt
Nam; tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng của
Nhà máy In tiền Quốc gia (sau đây gọi tắt là Nhà máy) chịu sự kiểm tra, giám
sát của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Quy chế này và các quy định của
pháp luật có liên quan.
2. Các đơn vị có liên quan của
Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động in, đúc tiền; tiêu huỷ
tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng tại Nhà máy theo
chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị mình
và các quy định tại Quy chế này.
Điều 2. Nội
dung kiểm tra, giám sát
Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm
tra, giám sát đối với hoạt động in, đúc tiền tại Nhà máy theo các nội dung sau:
1. Giám sát trực
tiếp quy trình tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng và nhập kho về số lượng nguyên liệu
chính gồm: giấy, mực, foil in tiền, kim loại đúc tiền theo hợp đồng đã ký.
2. Giám sát trực
tiếp kiểm kê tồn kho thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và 0 giờ ngày 01 tháng 7
hàng năm tại Nhà máy, bao gồm: giấy, mực, foil in tiền, kim loại đúc và các loại
tiền thành phẩm, bán thành phẩm, tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại
đúc tiền hỏng.
3. Tham gia giám sát trực tiếp việc
tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy
định của pháp luật hiện hành và sự phân công của Hội đồng giám sát liên bộ.
4. Thực hiện kiểm tra, giám định
thường kỳ hoặc đột xuất chất lượng tiền thành phẩm in, đúc trước khi nhập kho
Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đảm
bảo tiền nhập kho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành. Trường hợp đặc biệt, thực hiện kiểm tra trực tiếp thông số kỹ thuật của vật
tư nguyên liệu, bán thành phẩm tiền in, đúc theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước.
5. Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng
năm hoặc đột xuất một số nhiệm vụ của Nhà máy liên quan trực tiếp đến hoạt động
in, đúc tiền, cụ thể:
a) Kiểm tra việc
thực hiện các quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ
in, đúc tiền tại Nhà máy như: việc chuẩn bị vật tư, nguyên liệu in, đúc tiền;
việc bảo đảm chất lượng tiền in, đúc; việc bảo quản số lượng thành phẩm tiền
in, đúc; việc bảo quản tiền in, đúc hỏng và giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền
hỏng.
b) Kiểm tra việc
thực hiện các quy định tại Quy chế đấu thầu đối với các loại vật tư, nguyên liệu;
thiết bị in, đúc tiền khác do Nhà máy tự đảm nhiệm đấu thầu không có sự giám
sát của Ngân hàng Nhà nước.
c) Kiểm tra việc thực hiện định mức
lao động, tiêu hao vật tư, nguyên liệu liên quan đến in, đúc tiền; kiểm tra
công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính, tài sản tại Nhà máy.
d) Kiểm tra công tác kiểm soát nội
bộ của Nhà máy về việc đảm bảo an toàn hoạt động in, đúc tiền.
Điều 3. Thẩm
quyền quyết định cử cán bộ giám sát và thành lập các đoàn kiểm tra
1. Đối với việc kiểm tra, giám sát
thường xuyên, định kỳ sẽ do thủ trưởng đơn vị được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quyết định.
2. Đối với việc kiểm tra, giám sát
đột xuất sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 4. Trách
nhiệm của Nhà máy
1. Giám đốc Nhà máy chịu trách nhiệm
tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại đơn vị, đảm
bảo tuyệt đối an toàn trong toàn bộ quy trình sản xuất in đúc tiền theo quy định
của pháp luật hiện hành về tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường
xuyên việc đấu thầu, mua sắm, nhập, xuất kho, thanh quyết toán và kiểm kê định
kỳ đối với tất cả các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ in, đúc tiền của
Nhà máy theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Khi có các vụ việc bất thường xảy
ra trong quá trình nhập, xuất vật tư nguyên liệu, thực hiện in, đúc tiền tại
Nhà máy, Nhà máy phải có báo cáo ngay bằng văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách khối, đồng gửi cho Cục Phát
hành và Kho quỹ và Vụ Tổng kiểm soát để xem xét, chỉ đạo.
4. Gửi Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng
Nhà nước các báo cáo:
a) Các loại báo cáo theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 51/1999/TTLT-BTC-BCA-NHNN ngày 7/5/1999 của Liên bộ
Tài chính - Công an - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nội dung, quy trình về giám
sát in, đúc tiền tại các Nhà máy.
b) Báo cáo kết quả công tác kiểm
soát nội bộ, định kỳ (quý, năm) tại Nhà máy.
5. Gửi Vụ Kế toán Tài chính Ngân
hàng Nhà nước Bảng cân đối tài khoản và các loại Báo cáo tài chính định kỳ theo
quy định tại Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính về
việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp .
6. Cung cấp tài liệu cần thiết và
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
đối với hoạt động in, đúc tiền tại Nhà máy.
7. Việc gửi, lưu giữ và sử dụng
các báo cáo, tài liệu có liên quan đến bí mật Nhà nước phải tuân thủ các quy định
của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 5. Trách
nhiệm của Vụ Tổng kiểm soát
1. Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra
và tổ chức thực hiện công tác giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện in đúc tiền
tại Nhà máy theo quy định tại Quy chế này.
2. Cử kiểm soát
viên thực hiện giám sát trực tiếp việc nhập vật tư in, đúc tiền; giám sát trực
tiếp việc kiểm kê định kỳ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 2 Quy chế
này.
3. Cử cán bộ tham gia giám sát trực
tiếp việc tiêu huỷ tiền in đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước .
4. Thành lập các đoàn kiểm tra định
kỳ theo chương trình công tác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt,
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trưng tập cán bộ nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà
nước có đủ trình độ, năng lực tham gia các đoàn kiểm tra (khi cần thiết).
5. Theo dõi, kiểm tra công tác kiểm
soát nội bộ của Nhà máy về việc đảm bảo an toàn hoạt động in, đúc tiền.
6. Tổng hợp báo cáo, trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước xử lý, giải quyết các tồn tại, thiếu sót được phát hiện qua
công tác giám sát, kiểm tra tại Nhà máy và qua báo cáo về các vụ việc bất thường
của Nhà máy.
7. Làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp
các tài liệu, báo cáo liên quan đến hoạt động in, đúc tiền của Nhà máy theo quy
định tại khoản 4, điều 4 Quy chế này cho các đơn vị chức năng khi có yêu cầu đã
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
8. Theo dõi, đôn đốc Nhà máy chấn
chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, thiếu sót được phát hiện trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tại Nhà máy.
Điều 6. Trách
nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Thực hiện kiểm tra, giám sát chất
lượng tiền in, đúc theo quy định tại khoản 4 điều 2 Quy chế này.
2. Làm đầu mối trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước cho phép Nhà máy tổ chức tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng, giấy in
tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy
định về tổ chức, quản lý in, đúc tiền của Nhà máy theo quy định của pháp luật
hiện hành về tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
4. Báo cáo, trình Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước xử lý, giải quyết các tồn tại, thiếu sót được phát hiện qua công
tác kiểm tra, giám định tại Nhà máy và qua báo cáo của Nhà máy về các vụ việc bất
thường xảy ra.
5. Gửi Vụ Tổng kiểm soát kế hoạch
in, đúc tiền, quyết định tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại
đúc tiền hỏng; các báo cáo kết quả kiểm tra đột xuất, báo cáo kết quả kiểm tra
thường kỳ (trường hợp có những bất thường xảy ra) đối với Nhà máy do Cục Phát
hành và Kho quỹ thực hiện và các văn bản chỉ đạo liên quan đến in, đúc tiền của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Trách
nhiệm của Vụ Kế toán - Tài chính
1. Chủ trì hoặc
phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện hướng dẫn, kiểm tra công tác kế
toán, tài chính của Nhà máy theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước kết quả khai thác, kiểm tra và xử lý những tồn tại, vướng mắc được phát hiện
qua việc theo dõi, khai thác, kiểm tra Báo cáo tài chính định kỳ của Nhà máy.
3. Gửi Vụ Tổng kiểm soát những tài
liệu liên quan đến việc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với nhiệm vụ in, đúc
tiền, quản lý tài chính, tài sản tại Nhà máy và báo cáo kết quả kiểm tra đối với
Nhà máy do Vụ Kế toán - Tài chính thực hiện (nếu có).
Điều 8. Trách
nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước ký quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền
hỏng, kim loại đúc tiền hỏng tại Nhà máy.
2. Gửi Vụ Tổng kiểm soát và Cục
Phát hành và Kho quỹ quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ tiền in, đúc hỏng,
giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng tại Nhà máy.
Điều 9. Trách
nhiệm xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát
Các đơn vị có liên quan đến
hoạt động in, đúc tiền tại Nhà máychịu trách nhiệm xây dựng quy trình kiểm tra,
giám sát, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
Điều 10.
Trách nhiệm của đoàn kiểm tra và các thành viên tham gia thực hiện kiểm tra,
giám sát tại Nhà máy
1. Tuân thủ các quy định của Nhà
nước và của Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến việc in, đúc tiền và các quy định
về kiểm tra, giám sát tại Quy chế này.
2. Có trách nhiệm giữ bí mật thông
tin theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những thất thoát thông tin do mình gây ra.
3. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về kết quả kiểm tra, giám sát của mình.
4. Gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(qua Vụ Tổng kiểm soát) Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát.
Điều 11. Quyền
lợi cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát
Các thành viên tham gia đoàn kiểm
tra, giám sát, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp còn được hưởng chế độ làm ngoài
giờ, phụ cấp độc hại và các chế độ bồi dưỡng khác do Ngân hàng Nhà nước chi trả
theo quy định hiện hành.