NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1049/2004/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1049/2004/QĐ-NHNN NGÀY
23 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỜI BÁO
NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;
Căn cứ Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước;
Căn cứ Nghị định 112/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế
quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức
và hoạt động của Thời báo Ngân hàng".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 122/1999/QĐ-NHNN9 ngày 08/4/1999 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Thời báo Ngân hàng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Biên tập
Thời báo Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỜI BÁO NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số1049/2004/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2004 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Thời báo Ngân hàng là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là
công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và hoạt động của ngành Ngân hàng theo Luật Báo chí và quy định
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2.
Thời báo Ngân hàng có tài khoản và con dấu riêng để
giao dịch theo quy định của pháp luật, thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp có thu theo quy định hiện hành.
Điều 3.
Điều hành hoạt động của Thời báo Ngân hàng là Tổng biên
tập; giúp việc Tổng biên tập có một số Phó Tổng biên tập. Tổng biên tập và Phó
Tổng biên tập do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm. Hoạt động của Thời báo
Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 4.
Thời báo Ngân hàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Thông tin kịp thời, chính xác
về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng, các hoạt động chỉ đạo điều
hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật báo chí.
2. Tuyên truyền, phổ biến, góp
phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, những định hướng phát triển của ngành Ngân
hàng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, chủ đề tuyên truyền theo sự chỉ đạo
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Phản ánh và hướng dẫn dư luận
xã hội về hoạt động ngân hàng; đăng tải các ý kiến, trao đổi, phổ cập kiến thức,
kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước; thực hiện quyền tự do
ngôn luận, nâng cao dân trí theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan.
4. Phát hiện, nêu gương người tốt
việc tốt, nhân tố mới, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và
các hiện tượng tiêu cực khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
5. Tổ chức biên tập, xuất bản,
phát hành Thời báo Ngân hàng đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích và quy định trong Giấy
phép Hoạt động báo chí được cấp.
6. Tổ chức biên tập, xuất bản và
phát hành các ấn phẩm hợp pháp khác để quảng bá, giới thiệu hoạt động của ngành
Ngân hàng ra nước ngoài cũng như giới thiệu hoạt động của ngân hàng nước ngoài
với bạn đọc trong nước.
7. Hợp tác, liên doanh liên kết
với các đơn vị trong, ngoài nước thực hiện hoạt động báo chí theo quy định của
Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác có liên quan.
8. Thực hiện việc quản lý vốn,
tài sản và cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Chương 3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU
HÀNH
Điều 5. Cơ
cấu tổ chức của Thời báo Ngân hàng gồm:
1. Ban Bạn đọc và tư liệu;
2. Ban Phóng viên - Biên tập;
3. Ban Thư ký Tòa soạn;
4. Phòng Phát hành và quảng cáo;
5. Phòng Trị sự - Tổng hợp - Tài
vụ;
6. Văn phòng đại diện tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn
vị nêu trên do Tổng biên tập quy định.
Điều 6.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập:
1. Chịu trách nhiệm trước Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật khi thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
được quy định tại Điều 4 Quy chế này.
2. Tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, công chức (gọi tắt là viên chức) trong đơn vị theo quy định của Nhà
nước và của ngành Ngân hàng.
Tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về viên chức.
Thực hiện tuyển dụng, cho thôi
việc đối với viên chức, cụ thể: căn cứ vào yêu cầu công việc, kế hoạch biên chế
và nguồn tài chính được phê duyệt, tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quyết
định hình thức tuyển dụng và triển khai việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc,
thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức, cho thôi việc theo quy định hiện
hành.
Quản lý và bố trí, phân công
công tác đối với viên chức thuộc quyền; nâng lương đối với viên chức ngạch
Chuyên viên và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật. Đề nghị Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch lương đối với viên
chức ngạch Chuyên viên chính trở lên.
d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo
các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Thời báo Ngân hàng theo các quy định hiện
hành.
đ. Đề nghị Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Tổng
biên tập.
e. Thực hiện việc đánh giá viên
chức theo quy định hiện hành.
g. Thực hiện các chính sách, chế
độ của Nhà nước, của ngành Ngân hàng đối với viên chức.
h. Thực hiện chế độ khen thưởng,
kỷ luật viên chức theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ
luật viên chức theo quy định của pháp luật.
i. Thống kê và báo cáo về đội
ngũ viên chức.
k. Thực hiện việc quản lý hồ sơ
viên chức theo quy định.
l. Giải quyết khiếu nại tố cáo đối
với viên chức theo thẩm quyền.
3. Thực hiện việc quản lý vốn,
tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện cơ chế tài chính do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp có
thu theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.
5. Hợp tác với các cơ quan thông
tấn báo chí, các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng trong lĩnh vực báo chí
theo quy định của pháp luật.
6. Ký các văn bản theo thẩm quyền.
Ký kết các hợp động in ấn xuất bản phát hành và quảng cáo theo quy định của
pháp luật.
Điều 7.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng biên tập:
1. Giúp Tổng biên tập chỉ đạo điều
hành một số mặt công tác của Thời báo Ngân hàng theo phân công của Tổng biên tập
và chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về những mặt công tác được phân công.
2. Ký thay Tổng biên tập các văn
bản theo sự phân công của Tổng biên tập.
3. Khi Tổng biên tập vắng mặt, một
Phó Tổng biên tập được uỷ quyền điều hành công việc chung của Thời báo Ngân
hàng và chịu trách nhiệm về những công việc đã giải quyết và báo cáo lại khi Tổng
biên tập có mặt.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quyết định.