NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
----------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3350/NHCS-TDNN
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 10 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHO VAY ƯU
ĐÃI LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản
xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 06/2009/TT-NHNN ngày 09/4/2009 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi
suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-NHNN ngày 01/10/2014
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số
06/2009/TT-NHNN ngày 09/4/2009 quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi
lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ,
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
hướng dẫn thực hiện việc cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Là hộ nghèo thuộc diện được vay vốn theo quy định
hiện hành tại NHCSXH thuộc địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (các huyện nghèo thuộc các tỉnh có tên trong Danh
sách đính kèm).
2. Điều kiện áp dụng chính sách cho vay ưu đãi
lãi suất
a) Là hộ gia đình nghèo đang sinh sống và có hộ khẩu
thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo và phải có trong
Danh sách hộ nghèo được Chủ tịch UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ Tiết kiệm và vay vốn bình xét lập
danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.
b) Chủ hộ (hoặc người đại diện hộ gia đình) có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ là người đại diện cho hộ gia đình trong quan hệ tín dụng
với Ngân hàng.
3. Mức cho vay và lãi suất cho vay
Hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo được vay vốn tại
NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các văn bản liên quan
khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành.
Ngoài ra, hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo còn được
vay ưu đãi lãi suất tại NHCSXH để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc
phát triển ngành nghề với mức cho vay và lãi suất cho vay như sau:
a) Mức cho vay tối đa là 10 triệu đồng/hộ, hộ nghèo
có thể vay một hoặc nhiều lần nhưng tổng doanh số các lần vay cộng lại không
quá 10 triệu đồng.
b) Lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo
trong từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,60%/tháng;
c) Thời gian áp dụng mức lãi suất theo quy định tại
điểm b khoản 1 này tối đa là 03 năm kể từ thời điểm hộ nghèo bắt đầu nhận vốn
vay.
Trường hợp hộ nghèo đã vay vốn chương trình cho vay
hộ nghèo theo văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003 và đang có dư nợ, nếu tiếp
tục có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích mua giống gia súc, gia cầm, thủy
sản hoặc phát triển ngành nghề thì tiếp tục được vay thêm tối đa 10 triệu đồng,
với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong thời gian tối đa là 3 năm
theo hướng dẫn tại điểm a, b, c của khoản 3 này nhưng tổng dư nợ cả cũ và mới
không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định từng thời kỳ của chương trình
cho vay hộ nghèo (Hiện nay, mức cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ
nghèo là 50 triệu đồng/hộ).
Trường hợp hộ nghèo có nhu cầu vay vốn mua giống
gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề trên 10 triệu đồng và thời
gian vay vốn trên 03 năm thì số tiền vay trên 10 triệu đồng và thời hạn vay vốn
trên 3 năm được áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo và các quy định về cho vay hộ
nghèo hiện hành.
4. Những nội dung khác về:
Thời hạn cho vay, phương thức cho vay, điều kiện cho vay,
thủ tục và quy trình cho vay, định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ,
xử lý nợ bị rủi ro, kiểm tra, đối chiếu nợ,... được thực hiện như cho vay vốn đối
với hộ nghèo theo quy định hiện hành.
5. Ghi chép, theo dõi trên Sổ vay vốn
- Đối với Sổ vay vốn (Sổ khách hàng lưu giữ): được
ghi và theo dõi chung trong chương trình cho vay hộ nghèo.
- Đối với Sổ lưu tờ rời (Sổ Ngân hàng lưu): được lập
sổ lưu tờ rời riêng để ghi và theo dõi Cho vay - thu nợ - dư nợ của khoản cho
vay theo văn bản này.
6. Hướng dẫn chuyển tiếp
a) Đối với hộ nghèo đã vay vốn theo văn bản số
1520/NHCS-TDNN ngày 15/6/2009 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc “Hướng dẫn thực
hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ” mà phát sinh trước ngày
14/3/2014 và đang còn dư nợ thì tiếp tục được thực hiện theo hợp đồng tín dụng
đã ký kết phù hợp với quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và
Thông tư số 06/2009/TT-NHNN ngày 9/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm
ký kết hợp đồng. Việc vay vốn ưu đãi theo quy định tại Quyết định số
2621/QĐ-TTg và Thông tư này được thực hiện sau khi hết hạn vay vốn và hộ nghèo
trên địa bàn các huyện nghèo hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng trên.
b) Đối với các khoản vay theo đúng hướng dẫn tại
văn bản số 623/NHCS-TDNN ngày 14/3/2014 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc cho
vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Quyết định số
2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phát sinh đến ngày
01/10/2014 và đang còn dư nợ thì tiếp tục được thực hiện theo hợp đồng tín dụng
đã ký.
7. Chi trả phí dịch vụ ủy thác và hoa hồng
Phí dịch vụ ủy thác trả cho các tổ chức chính trị-xã
hội và hoa hồng trả cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thực hiện giống
như chương trình cho vay hộ nghèo hiện hành.
8. Tổ chức thực hiện
a) Báo cáo thống kê
- Toàn bộ kết quả về cho vay, thu nợ, dư nợ của chương
trình cho vay hộ nghèo tại các huyện nghèo theo hướng dẫn tại văn bản này được
tổng hợp chung trong báo cáo cho vay hộ nghèo hiện hành (mẫu số 02.1/BCTD).
- Ngoài ra, để có số liệu báo cáo Thủ tướng Chính
phủ và các Bộ ngành liên quan về kết quả cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a,
định kỳ vào ngày 07 hàng tháng, NHCSXH lập báo cáo theo mẫu 02 đính kèm để theo
dõi tất cả các khoản vay từ khi thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trở đi.
Việc lập báo cáo, thống kê hàng tháng được thực hiện theo Quyết định số
1466/QĐ-NHCS ngày 17/6/2011 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc báo cáo, thống kê
áp dụng trong hệ thống NHCSXH.
Lưu ý, chỉ tiêu nợ xấu trong báo cáo mẫu 02 này bao
gồm nợ quá hạn và nợ khoanh của những khoản nợ cho vay ưu đãi lãi suất đối với
hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được Tổng Giám đốc
NHCSXH hướng dẫn tại văn bản 1520/NHCS-TDNN ngày 15/6/2009, văn bản
623/NHCS-TDNN ngày 14/3/2014 và văn bản này.
b) Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm báo
cáo UBND các cấp, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp để chỉ đạo phối hợp với các
tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương để triển khai thực hiện chính sách này.
c) NHCSXH phối hợp với các địa phương tổ chức công
khai chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày
31/12/2013 tại UBND cấp xã, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tuyên truyền
chính sách này đến các đối tượng thụ hưởng và thực hiện việc cho vay ưu đãi
theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc tại văn bản này.
Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không
đúng mục đích thì NHCSXH địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội
và UBND các cấp để thu hồi số tiền sử dụng sai mục đích.
d) Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký,
thay thế các văn bản: văn bản số 1520/NHCS-TDNN ngày 15/6/2009 về việc Hướng dẫn
thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, văn bản số 623/NHCS-TDNN
ngày 14/3/2014 về việc cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và
văn bản số 1224/NHCS-TDNN ngày 12/5/2014 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc cho
vay vốn đối với hộ nghèo tại huyện nghèo theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg .
Yêu cầu chi nhánh NHCSXH các tỉnh có huyện nghèo
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 triển khai thực hiện. Nếu có vướng
mắc, báo cáo Tổng Giám đốc (thông qua Ban Tín dụng người nghèo) để xem xét, giải
quyết./.
(Gửi kèm Quyết định
số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số
28/2014/TT-NHNN ngày 01/10/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Danh sách
các huyện nghèo).
Nơi nhận:
- NHNN Việt Nam; để báo cáo
- Chủ tịch HĐQT, các t/viên HĐQT, các t/viên Ban chuyên gia tư vấn HĐQT; để
báo cáo
- Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các tỉnh, TP có huyện nghèo; để báo cáo
- 04 TC CT-XH nhận ủy thác (để phối hợp thực hiện);
- Tổng Giám đốc, Trưởng BKS; để thực hiện
- Các Phó Tổng Giám đốc; để thực hiện
- Kế toán trưởng; để thực hiện
- Các phòng, ban tại HSC; để thực hiện
- TTĐT, TT CNTT; để thực hiện
- 20 CN NHCSXH tỉnh theo danh sách đính kèm;
- Lưu VT, PC, TDNN.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Lý
|
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
|
Mẫu 02
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH
CHO VAY ƯU ĐÃI LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN NGHÈO THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30a/NQ-CP VÀ
THÔNG TƯ SỐ: 06/2009/TT-NHNN
Tháng năm
Đơn vị: Triệu đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
Doanh số phát
sinh
|
Dư nợ
|
Số lượng khách
hàng vay được
|
Lũy kế từ đầu
năm
|
Cho vay
|
Thu nợ
|
Tổng số
|
Trong đó, Nợ xấu
|
Lượt khách hàng
vay
|
Số khách hàng
còn dư nợ
|
Doanh số cho
vay
|
SL khách hàng
vay vốn
|
I
|
Tỉnh A... (bao
gồm:... Huyện nghèo)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng số các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất
mua giống trong chăn nuôi, trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống gia súc (trâu, bò, dê)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống gia cầm chăn nuôi tập trung
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số các khoản vay được hỗ trợ lãi suất
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Tỉnh B... (bao
gồm:... Huyện nghèo)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng số các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất
mua giống trong chăn nuôi, trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống gia súc (trâu, bò, dê)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống gia cầm chăn nuôi tập trung
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mua giống thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số các khoản vay được hỗ trợ lãi suất
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Tỉnh ....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
(I+II+III...)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu
(Ghi rõ họ, tên)
|
Kiểm soát
(Ghi rõ họ, tên)
|
Ghi chú:
Hình thức báo cáo: - Bằng văn bản hoặc
gửi thư điện tử
Đơn vị nhận báo cáo: - Vụ Tín dụng
(Email: phongtd@sbv.gov.vn, Fax: 04.38256626/04.38248800) - Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
Thời hạn gửi báo cáo: - Trước ngày 10
của tháng kế tiếp
- Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người thực
hiện báo cáo.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng
mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản hoặc qua số điện thoại: 04.38250607/04.39349428.
DANH SÁCH
CÁC HUYỆN NGHÈO THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo văn bản số 3350/NHCS-TDNN ngày 02/10/2014 của Tổng Giám đốc NHCSXH
về việc Hướng dẫn thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại các
huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ)
I. Danh sách 62 huyện nghèo ban hành kèm công
văn số 705/TTg-KGVX ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
1. Tỉnh Hà Giang, gồm 6 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc,
Quản Bạ, Yên Minh, Xín Mần và Hoàng Su Phì.
2. Tỉnh Cao Bằng, gồm 5 huyện: Thông Nông, Bảo Lâm,
Hà Quảng, Bảo Lạc và Hạ Lang.
3. Tỉnh Lào Cai, gồm 3 huyện: Si Ma Cai, Mường
Khương và Bắc Hà.
4. Tỉnh Yên Bái, gồm 2 huyện: Mù Căng Chải và Trạm
Tấu.
5. Tỉnh Phú Thọ, gồm 1 huyện: Tân Sơn.
6. Tỉnh Bắc Giang, gồm 1 huyện: Sơn Động.
7. Tỉnh Bắc Kạn, gồm 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm.
8. Tỉnh Điện Biên, gồm 4 huyện: Mường Áng, Tủa
Chùa, Mường Nhé và Điện Biên Đông.
9. Tỉnh Lai Châu, gồm 5 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè,
Phong Thổ, Than Uyên và Tân Yên (tách ra từ huyện Than Uyên theo Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ).
10. Tỉnh Sơn La, gồm 5 huyện: Mường La, Bắc Yên,
Phù Yên, Quỳnh Nhai và Sốp Cộp.
11. Tỉnh Thanh Hóa, gồm 7 huyện: Lang Chánh, Thường
Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát và Quan Sơn.
12. Tỉnh Nghệ An, gồm 3 huyện: Quế Phong, Tương
Dương và Kỳ Sơn.
13. Tỉnh Quảng Bình, gồm 1 huyện: Minh Hóa.
14. Tỉnh Quảng Trị, gồm 1 huyện: Đa Krông.
15. Tỉnh Quảng Nam, gồm 3 huyện: Nam Trà My, Tây
Giang và Phước Sơn.
16. Tỉnh Quảng Ngãi, gồm 6 huyện: Sơn Hà, Trà Bồng,
Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà và Ba Tơ.
17. Tỉnh Bình Định, gồm 3 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh
và Vân Canh.
18. Tỉnh Ninh Thuận, gồm 1 huyện: Bác Ái.
19. Tỉnh Lâm Đồng, gồm 1 huyện: Đam Rông.
20. Tỉnh Kon Tum, gồm 2 huyện: Kon Plong và Tu Mơ
Rông.
II. Danh sách 02 huyện nghèo được bổ sung theo
Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
1. Tỉnh Lai Châu, gồm 1 huyện: Nậm Nhùn.
2. Tỉnh Điện Biên, gồm 1 huyện: Nậm Pồ
Tổng số: 64 huyện
nghèo thuộc 20 tỉnh