Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2006/CT-NHNN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 23/05/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2006/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2006 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Trong những tháng đầu năm 2006, hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do những hạn chế về quy mô hoạt động, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, chịu tác động không thuận lợi của một số yếu tố khách quan ở trong và ngoài nước.

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng được an toàn, hiệu quả, bền vững, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp sau:

I. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Đánh giá, dự báo điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường tiền tệ ở trong và ngoài nước những tháng còn lại của năm 2006 và điều kiện hoạt động kinh doanh của mình, trên cơ sở đó xem xét điều chỉnh thích hợp mục tiêu để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

2. Tiếp tục triển khai các giải pháp tại Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống và tại các văn bản chỉ đạo khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2006.

3. Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro như: Quy định hạn mức ngưng lỗ cho từng cán bộ kinh doanh ngoại hối; quy định về phân bổ, quản lý trạng thái ngoại tệ, các mức xét duyệt bán, chuyển ngoại tệ ở trong nước và ra nước ngoài đối với các chi nhánh trong hệ thống; quy định cụ thể trách nhiệm về thanh toán, chuyển tiền, kiểm tra, lưu trữ chứng từ; cài đặt phần mềm để quyết toán tức thời nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

4. Rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ; có cơ chế uỷ quyền, quy định trách nhiệm đối với cán bộ phụ trách và tác nghiệp, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm kinh doanh của các cán bộ đã được đào tạo, thử thách và cơ sở vật chất hiện có. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro.

5. Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế cho cán bộ phụ trách và tác nghiệp; trang thiết bị tin học và viễn thông hiện đại đảm bảo an toàn, bảo mật và có tính mở; chỉ mở ra các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới khi có khả năng đánh giá và kiểm soát được rủi ro.

6. Đẩy nhanh việc thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II, kết nối hệ thống thanh toán mới đến tất cả các chi nhánh; xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể, có bộ phận tin học chuyên trách để xử lý kịp thời an ninh, rủi ro mạng thanh toán.

7. Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tất cả chi nhánh trong hệ thống thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước; triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay; nâng cấp, đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

8. Thống kê, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hạn chế khối lượng vốn cho vay, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn đối với các nhu cầu vay vốn để đầu tư và cầm cố chứng khoán, kinh doanh bất động sản, vay vốn có bảo đảm bằng vàng và các nhu cầu vay vốn khác có nguy cơ rủi ro cao do biến động của giá cả thị trường. Việc cho vay đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không chạy theo ‘sốt nóng’ giá cả hàng hoá, dịch vụ.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Theo chức năng nhiệm vụ của mình, các đơn vị tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ:

a) Giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối theo đúng tiến độ, đảm bảo tính đồng bộ, thông thoáng, thuận tiện, áp dụng các nghiệp vụ theo thông lệ và tập quán quốc tế, ngăn ngừa các rủi ro ngoại hối có thể phát sinh.

b) Hoàn thiện cơ chế thông tin, báo cáo, kiểm soát, xây dựng hệ thống cảnh báo để nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát thị trường ngoại hối, phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý thích hợp.

c) Hoàn thành đúng tiến độ việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 1891/QĐ-NHNN ngày 29 ngày 12 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước năm 2006 và chương trình công tác của ngành năm 2006.

d) Hướng dẫn và đôn đốc các tổ chức tín dụng ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu áp dụng trong hệ thống của mình, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản có và tài sản nợ, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và thị trường.

đ) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi nội dung các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, các hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là những quy định liên quan đến dịch vụ thẻ thanh toán của các tổ chức tín dụng.

e) Tiến hành đánh giá toàn diện về mức độ rủi ro trong thanh toán và áp dụng công nghệ thông tin để đề xuất và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa rủi ro; xây dựng các quy phạm, chuẩn mực cần thiết làm cơ sở cho việc xét duyệt đầu tư hệ thống thanh toán và thường xuyên cảnh báo rủi ro đối với tổ chức tín dụng.

g) Giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để tiếp tục ban hành sửa đổi, hoàn chỉnh chế độ kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

2. Đối với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

a) Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng; trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban BASEL.

b) Phối hợp với các Vụ chức năng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, kinh doanh ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại thiếu sót trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng.

3. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố; chủ động đôn đốc, phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngăn ngừa, xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro.

b) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những hiện tượng sai phạm, có nguy cơ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến uy tín, an toàn của các tổ chức tín dụng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 2 Mục III,
- Thủ tướng và PTT Nguyễn Tấn Dũng (để báo cáo),
- Ban lãnh đạo NHNN,
- Văn phòng Chính phủ (2 bản),
- Bộ Tư pháp,
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

THỐNG ĐỐC
 



Lê Đức Thuý

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 02/2006/CT-NHNN

Hanoi, May 23, 2006

 

DIRECTIVE

ON THE INTENSIFICATION OF RESTRAINING AND PREVENTIVE MEASURES FOR RISKS IN BUSINESS ACTIVITY OF CREDIT INSTITUTIONS

In the first months of the year 2006, monetary, credit and banking activity keeps developing that makes contribution to the monetary stability, inflation control and economic growth. Business activity of credit institutions, however, has been facing many difficulties, challenges due to shortcomings in operation scale, financial capacity and competitiveness, and adverse effect of some objective factors inside and outside the country.

With a view to preventing and restraining risks, assuring the prudence, efficiency and sustainability for the business activity of credit institutions, the Governor of the State Bank of Vietnam requests credit institutions and units of the State Bank to take following measures:

I. FOR CREDIT INSTITUTIONS

1. Evaluating, forecasting socio-economic conditions, domestic and foreign monetary market for the last months of the year 2006 and conditions of their business activity, on that basis, considering for an appropriate adjustment of their objectives, so as to efficiently carry out business activities.

2. Continuing to deploy solutions in the Directive No.02/2005/CT-NHNN dated 20 April 2005 of the Governor of the State Bank on the enhancement of credit quality, credit growth in line with the capacity of funds mobilization and risk control, assurance of system security and in other instructional documents of the Governor of the State Bank on the deployment of banking tasks in the year 2006.

3. Checking, correcting and completing internal procedures on currency trading, foreign exchange, payment, money transfer, informatics technology application in conformity with applicable provisions of related laws. Analysing risks that may occur in each operation procedure to immediately take restraining and preventive measures for risks such as: providing for the limit of loss stop for each foreign exchange trading staff; providing for the allocation, management of foreign currency position, levels for approving domestic and abroad sale, transfer of foreign currency for branches in the system; stipulating in details responsibility for the payment, money transfer, inspection, document archive; installing a software program for making immediate settlement of the foreign currency trading operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Adequately investing in business operation training in line with the international standards and experience for the staff in charge and operating staffs; equipping modern informatics and telecommunication devices to assure the prudence, confidentiality and the openness; expanding new business areas, products and services only when they are capable of risk evaluation and control.

6. Hastening the implementation of the Project on the modernization of banks and payment system- stage II, connecting the new payment system to all branches; working out a specific technical procedure, availability of an IT department in charge for timely dealing with the security, risk in the payment network.

7. Carrying out the debt classification, setting up and using provisions for credit risk, assuring that all branches in the system strictly comply with provisions of the State Bank; performing the credit grading in respect of borrowers; upgrading, assuring the accuracy and timeliness of the reporting, information system and risk management system.

8. Counting up, following up, closely controlling the quality and limiting volume of lending funds, assuring the debt collection in due course in respect of requirements of funds borrowing for investment and securities mortgage, immovable assets trading, funds borrowing secured by gold and other demands for funds borrowing being in danger of high risk due to changes in the market price. The lending must be in compliance with provisions of applicable laws, and does not run after the “escalation” of goods and services’ price.

II. FOR UNITS OF THE STATE BANK

1. Within their function and assignment, units at the head office of the State Bank shall carry out following assignments:

a. Assisting the Governor of the State Bank in drawing up to submit the Government for issuance of or issuing, under their competence, documents guiding the Ordinance on foreign exchange in accordance with the rate of progress, assuring the synchrony, openness and clearness, convenience, applying operations in line with international rules and practices, preventing foreign exchange risks that may arise.

b. Completing the reporting, information mechanism, controlling, building a warning system to improve the management, control capacity for foreign exchange market, timely detecting potential risks for taking an appropriate settlement measure.

c. Completing the preparation of legal documents under the right rate of progress in accordance with the Decision No.1891/QD-NHNN dated 29 December 2005 of the Governor of the State Bank on the approval of the program on preparation of legal documents of the State Bank in the year 2006 and the working program of the branch in the year 2006.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd. Submitting the Governor of the State Bank for the amendment of contents of legal documents to assure a safe and efficient operation of the national payment system, retail payment systems, particularly provisions relating to payment card services of credit institutions.

e. Carrying out the entire evaluation of risk levels in the payment and applying informatics technology for proposing and synchronously deploying solutions of risk prevention; drawing up necessary norms, standards to make basis for approving the investment in the payment system and warning credit institutions of risk on a regular basis.

g. Assisting the Governor of the State Bank in the coordination with the Ministry of Finance to continue the issuance, amendment, and completion of the accounting regime in line with international accounting standards.

2. For the State Bank’s Inspectorate

a. Building a system of risk supervision in banking activity which is able to give early warning to credit institutions; submitting the Governor of the State Bank for the issuance of new provisions on the evaluation, classification of credit institutions in accordance with CAMELS standards. Setting up a system of provisions, procedures and inspection manual basing on the risks, at the same time, carrying out general evaluation of the inspection, supervision activities by banks in accordance with 25 basic principles of BASEL Committee.

b. Coordinating with functional Departments and State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management to intensify the examination, control for operations of credit institutions, especially activities of currency trading, credit, foreign exchange trading, payment, money transfer and the informatics technology application for the purpose of timely correction of shortcomings in the compliance with provisions of applicable laws, finding out and preventing risks during the operation process of credit institutions.

3. For State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management:

a. Regularly following up, examining, supervising the implementation of provisions of applicable laws and the state of unhealthy competition in business activity of credit institutions in the area of provinces, cities; taking the initiative in speeding up, coordinating with credit institutions in the local area to prevent and timely deal with violations and risks.

b. Making report to the Governor of the State Bank and suggesting timely solutions for violation acts which are in high danger of risk and affect the prestige, security of credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Directive shall be effective after 15 days since its publication in the Official Gazette.

2. The Director of Administrative Department, Director of the Monetary Policy Department, Heads of units of the State Bank, General Managers of State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management; the Board of Directors and General Director (Director) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Directive.

 

 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM




Le Duc Thuy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN ngày 23/05/2006 về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.880

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.104.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!