Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/VBHN-BYT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 02/11/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/VBHN-BYT

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

Căn cứ Khoản 5 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.2 Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

3.3 Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương và các trường hợp quy định tại khoản 8, khoản 10 Điều 36, khoản 5 Điều 41 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mà ngành Y tế được phân công quản lý, chủ trì kiểm tra.

4. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định thành lập.

5. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

6. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định.

b) Kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra

1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.

2.4 Không chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý theo thứ tự sau:

a) Kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo quyết định của cơ quan cấp trên;

b) Kiểm tra liên ngành trùng với kiểm tra của một ngành thì thực hiện theo kiểm tra liên ngành;

c) Kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trùng với kiểm tra của cơ quan khác thì cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm thực hiện kiểm tra.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 4. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước:

b)5 Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

c)6 Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.

3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.

Điều 5. Căn cứ để kiểm tra

1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.

2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.

3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.

5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.

6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Điều 6. Nội dung kiểm tra

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a)7 Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kiểm tra, đánh giá theo loại hình cơ sở thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp quy định tại các điều 11, 12 và 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP); Giấy xác nhận đủ sức khỏe. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định;

b)8 Hồ sơ liên quan đến Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Bản tự công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Kiểm tra, đánh giá theo đối tượng, nội dung quy định tại các điều 4, 5, 6, 7, 8, 26 và 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ;

c) Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm: nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;

d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:

đ)9 (được bãi bỏ)

e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ quảng cáo thực phẩm);

g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);

h)10 Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và khoản 3, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN để lấy mẫu.

2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:

a)11 Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở: kiểm tra theo nội dung tại điểm a khoản 1 Điều này:

b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu: các quy định khác có liên quan;

c)12 Lấy mẫu thức ăn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ chế biến, ăn uống để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng tương tự quy định tại điểm h khoản 1 Điều này trong quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm.

Điều 7. Kiểm tra theo kế hoạch

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:

a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm;

b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thông báo trước kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.

3.13 Tần suất kiểm tra:

Tần suất kiểm tra theo kế hoạch không quá 01 lần một năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Kiểm tra đột xuất

1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:

a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm: các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;

b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;

e) Theo phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.

2. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Chương III

TRÌNH TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA

Điều 9. Trình tự kiểm tra

1. Ban hành quyết định kiểm tra:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an Toàn thực phẩm ban hành quyết định kiểm tra gồm các nội dung sau: Địa bàn và phạm vi kiểm tra, hình thức kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất ), thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:

a) Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định lại Điều 6 Thông tư này;

c) Lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định lại Điều 11 Thông tư này;

d) Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra 14

1. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:

a) Sản phẩm thực phẩm không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hoá thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ; khoản 6, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

b) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt thuộc trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

c) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt mà không thuộc trường hợp tại điểm b khoản này thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ; khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;

d) Trường hợp khiếu nại hoặc tranh chấp về an toàn thực phẩm liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra căn cứ quy định tại Điều 47, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm, khoản 6 Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu đạt, chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra phải ra thông báo hàng hóa tiếp tục được lưu thông trên thị trường. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu không đạt thì cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b hoặc điểm c khoản này.

3. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Báo cáo kết quả kiểm tra

Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra với Thủ trưởng của cơ quan ra quyết định kiểm tra theo nội dung quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 15

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016.

Điển 13. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành 16

Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP (02b)

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

PHỤ LỤC 317

BIỂU MẪU ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu số

Mẫu biểu

Mẫu 01

Kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu 02

Quyết định kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu 03

Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Mẫu 04

Biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Mẫu 05

Biên bản kiểm tra kinh doanh thức ăn đường phố

Mẫu 06

Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm

Mẫu 01

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /KH-…(3)

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

KẾ HOẠCH

Kiểm tra……………………….(4)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ… (5);

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

...(2)... xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm …(4) như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. Nội dung kế hoạch

1. Đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra:...(6)

2. Thành lập đoàn kiểm tra:...(7)

3. Các nguồn lực thực hiện kế hoạch: …..(8)

III. Tổ chức thực hiện

1. Phân công thực hiện kế hoạch:...(9)

2. ....(10)


Nơi nhận:
- ………;
- Lưu: VT,…..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản.

(2) Tên cơ quan kiểm tra.

(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra

(4) Tên kế hoạch, năm thực hiện.

(5) Luật, Nghị định liên quan.

(6) Căn cứ Điều 7 Thông tư này; trên cơ sở phân tích tình hình về an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý để xây dựng; xác định địa bàn kiểm tra, thời gian tiến hành...

(7) Việc thành lập các đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra theo địa bàn/ đối tượng kiểm tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp v.v...

(8) Các nguồn lực: nhân lực, kinh phí, phương tiện... thực hiện kế hoạch.

(9) Ghi cụ thể tên, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chủ trì/phối hợp thực hiện kế hoạch.

(10) Các nội dung khác (nếu có).

Mẫu 02

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…(3)

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

QUYẾT ĐỊNH (*)

Kiểm tra……………………….(4)

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN(5)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ… (6);

Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Căn cứ…(7)

Căn cứ…(8)

Theo đề nghị của…(9)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Kiểm tra ...(10)

Hình thức kiểm tra: ...(11)

Thời hạn kiểm tra: ...(12) ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.

Thời kỳ kiểm tra: …(13)

Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành viên sau:

1. Họ tên và chức vụ: ……………………………………………………………. Trưởng đoàn.

2. Họ tên và chức vụ: …………………….………………………. Phó trưởng đoàn (nếu có).

3. Họ tên và chức vụ: ……………………..……………………………………….. Thành viên.

Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ:...(14)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5....(15)


Nơi nhận:
- Như Điều…;
- Lưu: VT,….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(*) Mẫu này được sử dụng để ban hành Quyết định kiểm tra quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra

(1) Tên cơ quan chủ quản.

(2) Tên cơ quan kiểm tra.

(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra

(4) Tên cuộc kiểm tra

(5) Thẩm quyền cơ quan ra quyết định kiểm tra: ví dụ: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban nhân dân huyện...

(6) Luật, Nghị định liên quan.

(7) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra.

(8) Kế hoạch kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với kiểm tra theo kế hoạch; dấu hiệu vi phạm theo Điều 8 Thông tư này đối với kiểm tra đột xuất.

(9) Đơn vị trình Quyết định.

(10) Tên cuộc kiểm tra, đối tượng kiểm tra, địa bàn kiểm tra, trường hợp đối tượng kiểm tra gồm nhiều cơ sở thì có thể ghi danh sách kèm theo.

(11) Theo kế hoạch hoặc đột xuất.

(12) Số ngày kiểm tra.

(13) Tùy theo yêu cầu của cuộc kiểm tra để ghi cụ thể, ví dụ: Từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm kiểm tra và thời kỳ trước có liên quan hoặc từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan...

(14) Ghi nhiệm vụ của đoàn kiểm tra: Kiểm tra các cơ sở có tên tại Điều 1 Quyết định này về ...(ghi phù hợp yêu cầu cuộc kiểm tra, nội dung kiểm tra); lấy mẫu kiểm nghiệm; xử lý, kiến nghị xử lý theo quy định; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật an toàn thực phẩm v.v...

(15) Ghi trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân, cơ sở được kiểm tra...

Mẫu 03

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…..(3)/BB-KT

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

BIÊN BẢN (*)

Kiểm tra……………………….(4)

Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm tại (**)….,…. (2) … tiến hành kiểm tra đối với ….. (6)

Lý do lập Biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác:...

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn

2 ………………. Thành viên

3 ……………….

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1 ………………. chức danh:

2 ……………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1 ………………. chức vụ:

2 ……………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra

………….………….………….………….………….………….………….…………….(7)

………….………….………….………….………….………….………….…………….

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1…… (8)

2…… (9)

3…(10)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

...................................................................................................................................

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi ……. giờ ……. ngày ……. tháng ....... năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên, Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ……………...

Đại diện cơ sở được kiểm tra (***)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên) (nếu có)

Ghi chú:

(*) Mẫu này được sử dụng để lập biên bản kiểm tra đối với cơ sở nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra.

(**) Ghi địa chỉ nơi tiến hành kiểm tra (địa chỉ trụ sở, địa điểm kinh doanh; nơi bảo quản, cất giữ thực phẩm v.v...). Trường hợp lập biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác thì ghi rõ lý do.

(***) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra theo đăng ký doanh nghiệp, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Bản tự công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

(7) Kiểm tra và đánh giá các nội dung tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (Biên bản ghi đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của cơ sở căn cứ vào các quy định liên quan. Ví dụ: đánh giá về tự công bố sản phẩm theo các Điều 4, 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ; đánh giá việc đăng ký bản công bố sản phẩm theo các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ; đánh giá về điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Mục 1 Chương IV Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ; đánh giá về quảng cáo theo Điều 26, 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ; đánh giá về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP , Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đánh giá về ghi nhãn sản phẩm theo Điều 24, 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP , Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP v.v...); nếu có lấy mẫu ghi có biên bản lấy mẫu kèm theo; yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan.

(8) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(9) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(10) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành/sửa chữa/khắc phục v.v..., ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v... ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A tạm dừng lưu thông lô sản phẩm ... vi phạm về nhãn hàng hóa...; Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A xuất trình hồ sơ sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe... gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v..

Mẫu 04

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…..(3)/BB-KT

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra……………………….(4)

Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm …..,... (2) … tiến hành kiểm tra tại ….. (6)

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn

2 ………………. Thành viên

3 ……………….

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1 ………………. chức danh:

2 ……………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1 ………………. chức vụ:

2 ……………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: (Có/Không) ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kiểm tra, đánh giá theo loại hình cơ sở thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp quy định tại các Điều 11, 12, 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

………………………………………………………………………………………………

- Số người lao động: ………… Trong đó: Trực tiếp: …………. Gián tiếp: ………….

- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định.

..........................................................................................................................................

- Các nội dung khác: ………………..……………………………………………………

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

Ghi chú

2.1

Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến

2.2

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh

2.3

Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh

2.4

Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng và được che kín

2.5

Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại

2.6

Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ

2.7

Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

2. 8

Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh

2.9

Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô

2.10

Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn

2.11

Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh

2.12

Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại, được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

2.13

Thực hiện kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

2.14

Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải được bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm

2.15

Các nội dung khác:

3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:

………………………………………………………………………………………………

(Yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan).

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1.....(9)

2…..(10)

3…..(11)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

………………………………………………………………………………………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …….giờ ……. ngày ……. tháng ……. năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ………………….

Đại diện cơ sở được kiểm tra (*)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên) (nếu có)

Ghi chú:

(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm, tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.

(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.

(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 1, 2 phần IV Biên bản này.

(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v...

Mẫu 05

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…..(3)/BB-KT

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra……………………….(4)

Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm …..,... (2) … tiến hành kiểm tra tại ………….. (6)

I. Thành phần Đoàn kiểm tra

1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn

2 ………………. Thành viên

3 ……………….

II. Đại diện cơ sở được kiểm tra

1 ………………. chức danh:

2 ……………….

III. Với sự tham gia của (nếu có):

1 ………………. chức vụ:

2 ……………….

IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)

4.1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

- (Ghi theo thực tế) …………………………………………………………………………..

- Số người lao động: ……………. Trong đó: Trực tiếp: ………….Gián tiếp: ………….

- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định…………………………………………

……………..……………..……………..……………..……………..………………………..

- Các nội dung khác:

4.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

4.2.1. Địa điểm, môi trường kinh doanh: ……………..……………..…………………….

4.2.2. Thiết kế, bố trí kinh doanh:

a) Nơi để nguyên liệu: ……………..……………..……………..………………………….

b) Nơi sơ chế, chế biến: ……………..……………..……………..……………………….

c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: …………………………………………………….

d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: …………………………………………..

4.2.3. Nguồn gốc của nguyên liệu, thực phẩm: ……………..……………..……………

4.2.4. Trang thiết bị, dụng cụ:

a) Thiết bị, dụng cụ bảo quản nguyên liệu: ……………..……………..…………………

b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: ……………..……………..……………..…………..

c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: ……………..……………..……………..……………

d) Dụng cụ ăn uống: ……………..……………..……………..……………..……………..

đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: ……………..……………..……………..……………….

e) Thiết bị, dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, giá, kệ): ……………..………………………

g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: ……………..……………..……………..…………

h) Thiết bị, dụng cụ bảo quản thực phẩm: ……………..……………..…………………..

i) Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: ……………..……………..

k) Dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại:

……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………

4.2.5. Nước để phục vụ chế biến, kinh doanh: ……………..……………..………………

4.2.6. Các nội dung khác: ……………..……………..……………..……………………….

4.3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)

……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………

4.4. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………

V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý

1.....(9)

2…..(10)

3…..(11)

VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …….giờ ……. ngày ……. tháng ……. năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.

<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>

Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ………………….

Đại diện cơ sở được kiểm tra (*)
(Ký, ghi rõ họ tên), đóng dấu (nếu có)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các thành viên tham gia kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên), (nếu có)

Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên) (nếu có)

Ghi chú:

(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.

- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.

- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.

(1) Tên cơ quan kiểm tra.

(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.

(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm, tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.

(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.

(5) Ghi Quyết định kiểm tra.

(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.

(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.

(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 4.1, 4.2 Biên bản này.

(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.

(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.

(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v...

Mẫu 06

........................(1)

……………………….(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-…

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

BÁO CÁO(3)

……………………….(4)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG...(5)

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Tổng hợp số cơ sở được kiểm tra, địa bàn kiểm tra…(6)

2. Đánh giá việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm...(7)

3. Xử lý, kiến nghị xử lý vi phạm...(8)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG...(9)

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT...(10)

(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ………………..)


Nơi nhận:
- ………;
- Cục ATTP;
- Lưu VT,….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
Hoặc TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan kiểm tra (nếu có) hoặc tên cơ quan kiểm tra.

(2) Ghi tên Đoàn kiểm tra theo số Quyết định kiểm tra, ký hiệu cơ quan ban hành Quyết định

(3) Ghi báo cáo nhanh hoặc báo cáo.

(4) Ghi tên cuộc kiểm tra.

(5) Ghi tổng hợp tình hình đối tượng, địa bàn kiểm tra; cơ quan kiểm tra, phối hợp kiểm tra và đoàn kiểm tra.

(6) Tổng hợp cơ sở, địa bàn kiểm tra, đánh giá so với nội dung kiểm tra.

(7) Tổng hợp số cơ sở thực hiện tốt quy định về an toàn thực phẩm, số cơ sở vi phạm, phân tích tình hình vi phạm, hành vi vi phạm, vấn đề về an toàn thực phẩm tại địa bàn kiểm tra...

(8) Nếu là báo cáo nhanh, ghi các nội dung đã xử lý, kiến nghị xử lý; báo cáo kết thúc thì tổng hợp kết quả xử lý vi phạm.

(9) Đánh giá chung việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, những thuận lợi, khó khăn; vướng mắc, bất cập của chính sách, pháp luật thông qua kiểm tra và kiến nghị của cơ sở được kiểm tra.

(10) Ghi các kiến nghị, đề xuất về xử lý kết quả kiểm tra; kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).



1 Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH10 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.”

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

4 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

5 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

7 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

9 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

11 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

12 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

13 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

14 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

15 Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023 quy định như sau:

“Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

16 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

17 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-BYT , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 10/VBHN-BYT

Hanoi, November 02, 2023

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON INSPECTION OF FOOD SAFETY IN FOOD PRODUCTION AND TRADE UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 48/2015/TT-BYT dated December 01, 2015 of the Minister of Health on regulations on inspection of food safety in food production and trade under the management of the Ministry of Health, which comes into force from January 15, 2016, is amended by:

Circular No. 17/2023/TT-BYT dated September 25, 2023 of the Minister of Health on amendments to and annulment of certain legislative documents on food safety promulgated by the Minister of Health, which comes into force from November 09, 2023. 

Pursuant to Clause 5 Article 68 of Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to Government’s Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 on elaboration of a number of Articles of the Law on Food Safety;

Pursuant to Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At request of the Director of Vietnam Food Safety Authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

The Circular elaborates responsibilities for inspection of food safety; contents, methods of and procedures for inspection and settlement of inspection results in food production and trade under the management of the Ministry of Health.

Article 2. Regulated entities

1.2 Establishments producing and/or trading in food products and groups; goods under the management of the Ministry of Health specified in Appendix II promulgated together with the Government's Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of a number of Articles of the Law on Food Safety.

2. Food and beverage businesses establishments and food street vendors

3.3 Establishments producing and trading in food under the management of many agencies or local governments and the cases specified in Clauses 8, 10, Article 36, Clause 5, Article 41 of Decree No. 15/2018/ND-CP that the health sector is assigned to management and inspection.

4. Agencies having authority to inspect food safety and inspectorates established by these agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. This Circular does not apply to:

a) State inspection of exported and imported food safety conducted by inspecting authorities of the State that have been appointed.

b) Inspection of food conformity certification by certification bodies that have been appointed.

Article 3. Inspection principles

1. Compliance with principles specified in Clause 4 Article 68 of the Law on Food Safety.

2. 4 No duplication of inspected entities, contents, location, and time of inspection.  Any duplication of the inspection plan of the inferior food safety managing-authority and that of the superior food safety managing-authority shall be solved with the order of priority as follows:

a) If the inspection plan of the inferior authority coincides with that of the superior authority, the latter inspection plan shall prevail;

b) If the interdisciplinary inspection plan coincides with an inspection plan of a sector, the former inspection plan shall prevail;

c) If the inspection plan of a superior authority managing products or product groups, under the delegation of state management of food safety in Article 36 of Decree No. 15/2018/ND-CP coincides with an inspection plan of another authority, the former inspection plan shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES, CONTENTS AND METHODS OF INSPECTION OF FOOD SAFETY

Article 4. Food safety inspecting-authorities, responsibilities and powers of inspecting-authorities and inspectorates.

1. Food safety inspecting-authorities include:

a) Vietnam Food Safety Authority that conducts inspection of food safety in nationwide.

b) 5 Departments of Health, Food Safety and Hygiene Sub-Departments, food safety-managing authorities affiliated to People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provinces”) that inspect food safety within their provinces;

b) 6 People’s Committees of districts, urban districts, towns, provincial cities, cities affiliated to central-affiliated cities (hereinafter referred to as “districts”) that inspect food safety within their districts. The Health Committee Division, the Health Center, or a specialized agency is assigned to advise and assist the People’s Committee of district to inspect food safety within the district;

d) People’s Committees of communes and communal health stations that inspect food safety within their communes.

2. The agency having authority to inspect food safety shall fulfil and exercise its responsibilities and powers as regulated in Article 69 of the Law on Food Safety.

3. The inspectorate established by the agency having authority to inspect food safety has tasks and powers specified in Article 70 of the Law on Food Safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. National technical regulations on food products; law regulations on food safety in production and trade in food and food products.

2. Standards related to food safety applied by manufacturers to production and trade in food and food products.

3. Regulations on food safety conditions applicable to establishments producing and trading in food; food and beverage businesses establishments and food street vendors.

4. Regulations on food advertisement and labeling.

5. Regulations on food testing.

6. Other law regulations on food safety.

Article 6. Inspection contents

1. Regarding an establishment producing and trading in food:

a) 7 Administrative records and legal certificates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) 8 Records related to certificate of registered product declaration, product self-declaration, and certificate of advertisement contents. The inspection shall be conducted according to Articles 4, 5, 6, 7, 8, 26 and 27 of Decree No. 15/2018/ND-CP;”

c) Documents and compliance with regulations on facilities and equipment of the owner or persons who directly engage in food production and trading; procedures for food production and processing; food transport and preservation; the origin and expiry date of food ingredients, substances and additives; other regulations related to the establishment producing and trading in food and food products;

d) Contents of food labels;

dd) 9 (Annulled)

e) Compliance with regulations on food advertisement (if any);

g) Documents related to the state inspection of food safety in imported food (with regard to establishments importing and trading in imported food);

h) 10 Collection of food samples, if necessary.  Food sampling shall comply with regulations in Article 6 of Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology on the state inspection of the quality of goods that are circulating on the market and Clauses 3 and 8 Article 1 of Circular No. 12/2017/TT-BKHCN dated September 28, 2017 of the Minister of Science and Technology on amendments to Circular No. 26/2012/TT-BKHCN.

2. Regarding a food and beverage businesses establishment/a food street vendor:

a) 11 Administrative records and legal certificates (inspection according to Point a Clause 1 of this Article):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) 12 Collection of samples of food, food additives, food processing aids, and ingredients and products used to process food and eat for the purpose of testing, if necessary. Regulations in Point h Clause 1 of this Article shall be applied during the sample collection.

Article 7. Planned inspection

1. Formulation of an inspection plan:

a) Every year, the agency having authority to inspect food safety shall formulate an inspection plan under regulations in point a, Clause 2, Article 69 of the Law on Food Safety according to requirements for food quality management and its developments, the assessment of the observance of the law on food safety; results of the last inspection; its budget and under the direction of its superior management authority.

b) The completion time of formulation of the inspection plan is regulated as follows: before November 01 (for communal authorities), November 15 (for district authorities), December 01 (for provincial authorities) and December 15 (for the Vietnam Food Safety Authority). The inspection plan shall be formulated as the form indicated in the Appendix 01 of this Circular.

2. Notification prior to the inspection: the inspecting authority shall notify the inspected establishment for at least 01 day before the date of inspection, apart from inspected entities that are food trading-establishments not required to apply for business registration or street food vendors.

3. 13 Inspection frequency:

The planned inspection frequency shall not exceed once per year, except for ad hoc inspection specified in Article 8 of this Circular."

Article 8. Ad hoc inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) When it is found that there are violations against regulations on food safety, or food safety incidents, an ad hoc inspection is required and food safety shall be managed under the direction of the superior authority.

b) Warnings about food safety are issued by domestic, foreign or international organizations.

e) Food safety-related issues are reported by organizations or individuals.

2. The inspecting authority is not required to notify the ad hoc inspection to the establishment producing and trading in food, the food and beverage businesses establishment or the food street vendor in advance.

Chapter III

INSPECTION PROCEDURES AND SETTLEMENT OF INSPECTION RESULTS

Article 9. Inspection procedures

1. An inspection decision shall be issued as follows:

The head of the agency having authority to inspect food safety shall issue an inspection decision which contains the location and scope of inspection, methods of inspection (planned or ad hoc inspection), the term of inspection, the duration for the inspection, members of the inspectorate and its tasks.  The inspection decision shall be made as regulated in the Appendix 02 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Notifying the inspection decision to the inspected entity;

b) Carrying out the inspection as regulated in Article 6 of this Circular;

c) Making a Record of Inspection: the Record of Inspection of the establishment producing and trading in food shall be made using the form regulated in the Appendix 03 of this Circular; the Record of Inspection of the food and beverage business establishment shall be made using the form in the Appendix 04 of this Circular; the Record of Inspection of the street food vendor shall be made using the form in the Appendix 05 of this Circular;

d) Reporting the inspection results according to the Article 11 of this Circular;

d) Issuing the decision to settle inspection results as prescribed in the Article 10 of this Circular;

Article 10. Settlement of inspection results 14

1. Actions against violations found during food safety inspection shall be taken in accordance with Point c Clause 1 Article 69 of the Law of Food Safety.  An administrative record shall be made against those who commit administrative violations. The administrative record shall be made in accordance with Article 12 of Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 on elaboration of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Some particular cases of actions against food safety violations are specified as follows:

a) Any violations against regulations on food labeling shall be dealt with in accordance with Clause 1 Article 9 of Circular No. 26/2012/TT-BKHCN ; Clause 6, Clause 8 Article 1 of Circular No. 12/2017/TT-BKHCN and related legal documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If the food sample is unsatisfactory on the basis of the test result and it does not fall within the case specified in Point b of this Clause, the guidance in Clause 2 of Article 9 of Circular No. 26/2012/TT-BKHCN amended by Clause 6 of Article 1 of Circular No. 12/2017/TT-BKHCN, and Clause 8 of Article 1 of Circular No. 12/2017/TT-BKHCN and other relevant legal documents shall be applied;

d) In the event of complaints or disputes regarding food safety related to test results, the inspecting authority shall resolve them according to Articles 47 and 48 of the Law on Food Safety, Clause 6 of Article 37 of Decree No. 15/2018/ND-CP and other relevant laws. In case of resolution to a complaint about the result that the sample is satisfactory, the inspecting authority shall issue a notice within 02 working days of receipt of the test result, stating that the goods may continue to be circulated on the market. In case of resolution to a complaint about the result that the sample is unsatisfactory, the inspection agency shall take actions as prescribed in Clause 1 of this Article, Point b or Point c of this Clause.

3. If the jurisdiction of the inspecting authority is exceeded, the documentation shall be transferred to a superior authority for processing or to the investigating agency for verification and processing in accordance with the law.

Article 11. Report on inspection results

The head of the inspectorate shall submit a written report on inspection results to the head of the authority which issues the inspection decision, within 15 working days from the end of inspection, according to the content in the Appendix 06 of this Circular.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS 15

Article 12. Entry into force

This Circular comes into force from January 15, 2016.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case any legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented, or replaced, the new documents shall prevail.

Article 14. Implementation responsibilities 16

Chief of Ministry Office; Director of Vietnam Food Safety Authority; Ministerial Chief Inspector; Heads of units affiliated to the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and cities; Heads of food safety-managing authorities under People's Committees of provinces and central-affiliated cities; Heads of health agencies of ministries, central government authorities and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER



Do Xuan Tuyen

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“The Law No. 80/2015/QH13 on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; the Law No. 63/2020/QH14 on amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;

The Law No. 55/2010/QH10 on Food Safety dated June 17, 2010;

The Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of a number of Articles of the Law on Food Safety;

The Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At request of the Director of Vietnam Food Safety Authority,

The Minister of Health promulgates Circular on amendments to and annulment of certain legislative documents on food safety promulgated by the Minister of Health.”

2 This Clause is amended by Clause 1 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

3 This Clause is amended by Clause 1 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

4 This Clause is amended by Clause 2 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6 This Point is amended by Clause 3 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

7 This Point is amended by Clause 4 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

8 This Point is amended by Clause 4 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

9 This Point is annulled by Article 6 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

10 This Point is amended by Clause 4 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

11 This Point is amended by Clause 5 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

12 This Point is amended by Clause 5 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

13 This Clause is amended by Clause 6 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

14 This Article is amended by Clause 7 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 9. Terms of reference

In case any legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented, or replaced, the new documents shall prevail.

Article 10. Entry into force

This Circular comes into force from November 09, 2023.

Article 11. Implementation responsibilities

Chief of Ministry Office; Director of Vietnam Food Safety Authority; Ministerial Chief Inspector; Heads of units affiliated to the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and cities; Heads of food safety-managing authorities under People's Committees of provinces and central-affiliated cities; Heads of health agencies of ministries, central government authorities and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.”

16 This Article is amended by Clause 8 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

17 This Appendix is replaced according to Clause 9 Article 5 of the Circular No. 17/2023/TT-BYT, which comes into force from November 09, 2023.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BYT ngày 02/11/2023 hợp nhất Thông tư quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.119

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.48.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!