Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHNN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Thuỷ sản, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Người ký: Bùi Bá Bổng, Lê Ngọc Trọng, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Tiến Sâm, Phan Thế Ruệ, Phùng Khắc Kế, Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 17/08/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ THUỶ SẢN-BỘ Y TẾ-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ Y TẾ-BỘ THỦY SẢN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-BTS-NHNN NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 252/2003/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ BUÔN BÁN HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới,
Liên tịch Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới như sau:

I . NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới quy định tại Thông tư này gồm:

1.1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới là những hoạt động dành riêng cho cư dân biên giới phù hợp với các quy định tại Điều 2, Điều 5.2 và Điều 6 của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới.

1.2. Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được các chủ thể quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư này tiến hành theo các phương thức không theo thông lệ thông thường quốc tế (có thể có hợp đồng hoặc không có hợp đồng, có thể theo nhiều hình thức thanh toán khác nhau).

2. Hàng hoá buôn bán qua biên giới

Tất cả các hàng hoá, trừ hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoá kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005, các Quyết định có liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành, các hàng hoá khác được tự do trao đổi, buôn bán và xuất khẩu nhập khẩu qua biên giới.

3. Chất lượng hàng hoá buôn bán qua biên giới

3.1. Về kiểm dịch y tế biên giới:

3.1.1. Tất cả các loại hàng hoá buôn bán qua biên giới đều phải được kiểm dịch theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

3.1.2. Bộ Y tế là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm dịch y tế biên giới. Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS là cơ quan kiểm dịch y tế biên giới, trực thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới trên địa bàn cả nước. Hệ thống tổ chức cơ quan kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.1.3. Trong Thông tư liên tịch này:

a. "Kiểm dịch y tế biên giới" là kiểm tra y tế để phát hiện các bệnh phải kiểm dịch và để giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, những hành lý, hàng hoá, thùng chứa, bưu phẩm, bưu kiện khi nhập khẩu, xuất khẩu phù hợp với các quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

b. "Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới" là cơ quan y tế trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế do Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khu vực phụ trách.

c. "Khu vực kiểm dịch y tế" là khu vực quy định cho người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh dừng lại để kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới.

d. "Kiểm dịch viên y tế" là người được giao nhiệm vụ trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế trong khu vực phụ trách theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới.

e. "Kiểm tra y tế" là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ y tế đối với người, phương tiện vận tải và các đối tượng kiểm dịch khác trước khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.

g. "Giám sát bệnh truyền nhiễm" là điều tra, giám sát dịch tễ, huyết thanh, căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và đánh giá khả năng phát triển, lây lan trở thành dịch của một bệnh truyền nhiễm.

h. "Điều tra hồi cứu" là dùng phương pháp dịch tễ, xét nghiệm vi sinh vật, huyết thanh để xác định một bệnh phải kiểm dịch, hoặc một bệnh truyền nhiễm đã xảy ra và các nguyên nhân gây bệnh đó.

i. "Véc tơ" là côn trùng y học, động vật gặm nhấm (bao gồm các loài chuột...) mang các tác nhân gây bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm cho người.

k. "Biện pháp xử lý y tế" gồm các biện pháp tiêm chủng, cách ly, lưu nghiệm, giám sát, kiểm tra sức khoẻ và các biện pháp vệ sinh như tẩy uế, diệt khuẩn, diệt véc tơ.

l. "Các bệnh phải kiểm dịch": bệnh dịch hạch, bệnh tả, bệnh sốt vàng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới phát sinh theo quy định của Bộ Y tế.

m. "Bệnh truyền nhiễm" là bệnh do tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc độc tố của chúng gây nên có thể lan truyền cho người trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ trung gian, qua véc tơ hoặc môi trường.

n. "Người phụ trách cửa khẩu": là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu mà cơ quan đó được chỉ định trực tiếp phụ trách, điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cửa khẩu, tuỳ theo từng cửa khẩu cơ quan đó là hải quan hay bộ đội biên phòng.

p."Cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu" là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về các mặt tại cửa khẩu, bao gồm hải quan, bộ đội biên phòng, kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch y tế,... và các cơ quan khác theo quy định của nhà nước.

3.1.4. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế

3.1.4.1. Mọi người, mọi phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu hành bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu đều phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu nơi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu. Trong trường hợp bị cơ quan kiểm dịch y tế phát hiện đang nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nói trên thì phải chịu sự kiểm dịch tại khu vực kiểm dịch.

Trước khi làm thủ tục, cơ quan kiểm dịch y tế thông báo kịp thời cho các cơ quan kiểm dịch động, thực vật ở tại cửa khẩu biên giới phối hợp cùng tiến hành các thủ tục kiểm dịch của mỗi cơ quan để không làm ảnh hưởng đến nội dung kiểm dịch của từng ngành.

Khi phương tiện vận tải phải kiểm dịch thì mọi người trên phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh có trên phương tiện vận tải đó đều phải được kiểm dịch.

Trình tự và thể thức kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Y tế quy định.

3.1.4.2 Tuy nhiên, nếu đối tượng có khả năng truyền bệnh cũng thuộc đối tượng phải kiểm dịch động, thực vật (ví dụ trâu, bò, lợn, gà...) thì chỉ phải kiểm tra ở một khâu hoặc kiểm dịch y tế như quy định trong mục 3.1 hoặc kiểm dịch động thực vật như quy định trong mục 3.2.

3.1.5. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra y tế và cấp giấy chứng nhận.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.6. Các sản phẩm đặc biệt như vi khuẩn y học, vi rút y học, các sản phẩm sinh y học, các mô, các tổ chức của cơ thể người, máu và các thành phần của máu người phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch mới được nhập khẩu, xuất khẩu.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.7. Khu vực kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới do cơ quan quản lý cửa khẩu biên giới phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới thống nhất quy định.

3.1.8. Kiểm dịch viên y tế trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm dịch phải mang thẻ kiểm dịch và trang phục có phù hiệu theo quy định của Bộ Y tế.

3.1.9. Kiểm dịch đối với các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và các đối tượng đặc biệt khác thực hiện theo hướng dẫn của liên bộ Y tế và Ngoại giao.

3.2. Kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản:

3.2.1. Chỉ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố, mới phải làm thủ tục kiểm dịch.

3.2.2. Danh mục hàng hoá (vật thể) thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và quá cảnh được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố trong từng thời kỳ và ban hành kèm theo Thông tư số 73/2003/TT-BNN-BVTV ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

3.2.3. Danh mục hàng hoá (động vật) thuộc diện kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Quyết định số 607 NN-TY/QĐ ngày 09 tháng 06 năm 1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.2.4. Danh mục đối tượng kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 02/TS-TT ngày 25 tháng 6 năm 1994 của Bộ Thuỷ sản.

3.2.5. Các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch cho hàng hoá quy định tại điểm 3.2.1 nêu trên (dưới đây gọi chung là cơ quan kiểm dịch) là những đơn vị được giao nhiệm vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (Danh sách các cơ quan kiểm dịch được ghi trong Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN& PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản và Quyết định số 05/2003/QĐ-BTS ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản sửa đổi Phụ lục 1 (Phần thuỷ sản) của Thông tư liên tịch nêu trên).

3.2.6. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thì cơ quan hải quan giải quyết thông quan không yêu cầu phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ trường hợp cơ quan kiểm dịch thông báo phải kiểm dịch đối với từng mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể.

3.2.7 Việc kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể là:

- Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch.

- Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản).

3.2.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

3.2.8.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Trước khi xuất khẩu hàng hoá, chủ hàng phải đăng ký và khai báo với cơ quan kiểm dịch làm thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người mua.

3.2.8.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch (kê khai 3 bản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản) với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.1. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ theo quy định của cơ quan hải quan, phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch xác nhận.

3.2.8.2.2. Sau khi đăng ký kiểm dịch nhưng không nhập khẩu hàng hoá nữa thì phải nộp lại cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) 2 bản Giấy đăng ký kiểm dịch. Trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ quan hải quan xác định là hàng hoá không được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng phải nộp lại cho cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của chủ hàng) có xác nhận lý do không được nhập khẩu của cơ quan hải quan.

3.2.8.2.3. Đối với hàng hoá làm thủ tục kiểm dịch sau khi hoàn thành thủ tục hải quan:

- Phải đưa nguyên trạng hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký trong giấy đăng ký kiểm dịch.

- Trong trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hoá về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký để kiểm dịch thì phải giải trình với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.4. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ:

- Chỉ được đưa hàng hoá lưu thông sau khi cơ quan kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan kiểm dịch (nếu có) đối với lô hàng.

- Đối với lô hàng sau khi kiểm dịch không đủ điều kiện nhập khẩu, bị buộc tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu phải xuất trình hồ sơ hải quan nhập khẩu, quyết định bị buộc tái xuất của cơ quan kiểm dịch và hàng hoá cho cơ quan hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.

3.2.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch:

3.2.9.1. Trách nhiệm đối với việc đăng ký, xác nhận vào bản Giấy đăng ký kiểm dịch, trả lại chủ hàng 02 bản, lưu 01 bản.

3.2.9.2. Sau khi xác nhận Giấy đăng ký kiểm dịch, theo dõi, kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc xử lý theo quy định.

3.2.9.3. Đối với lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan, trước khi tiến hành kiểm dịch, phải đối chiếu hàng hoá với khai báo của chủ hàng, với bộ hồ sơ hải quan. Nếu có sự sai khác thì lập biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.9.4. Sau khi kiểm dịch, nếu là hàng hoá phải tiêu huỷ thì tổ chức tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật; nếu hàng hoá buộc phải tái xuất thì ra quyết định buộc tái xuất, ghi rõ thời gian phải thực hiện tái xuất, giao chủ hàng 01 bản để thực hiện 01 bản để gửi cho cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) để phối hợp thực hiện; theo dõi lô hàng đến khi thực tái xuất; xử lý vi phạm đối với chủ hàng không thực hiện nghiêm túc quyết định buộc tái xuất.

3.2.9.5. Thông báo kịp thời cho cục hải quan tỉnh, thành phố những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng cam kết và kiểm dịch đã đăng ký, đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan các lô hàng tiếp theo.

3.2.9.6. Khi tổ chức, cá nhân đã thực hiện quyết định xử lý thì cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan) cấp văn bản xác nhận để trình với cơ quan hải quan xoá cưỡng chế làm thủ tục, trong đó nêu rõ doanh nghiệp bị cưỡng chế theo thông báo nào (số, ngày tháng, hành vi vi phạm, hình thức xử lý).

3.2.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.2.10.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

3.2.10.2.1. Khi tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan, yêu cầu chủ hàng nộp 01 giấy đăng ký kiểm dịch (bản chính) đã được cơ quan kiểm dịch xác nhận; làm thủ tục theo quy định.

3.2.10.2.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bị buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan kiểm dịch, hải quan cửa khẩu (nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) đối chiếu hồ sơ nhập khẩu của lô hàng với thực tế hàng hoá, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất, nếu không phù hợp thì lập biên bản, thông báo cho cơ quan kiểm dịch (nơi ra quyết định buộc tái xuất) để xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2.3. Đối với những lô hàng nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch nhưng không được nhập khẩu do có vi phạm về chính sách quản lý xuất nhập khẩu thì Hải quan nơi làm thủ tục xác nhận, ghi rõ lý do vào Giấy đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.4. Cưỡng chế thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân theo đề nghị của cơ quan kiểm dịch do vi phạm pháp luật kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.5. Xoá bỏ cưỡng chế khi có tổ chức, cá nhân nộp bản sao và xuất trình bản chính văn bản của cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế) xác nhận đã thực hiện quyết định xử lý. Bản sao của tổ chức thì phải xác nhận, ký tên, đóng dấu, bản sao của cá nhân là bản photocopy.

3.2.11. Quan hệ phối hợp:

3.2.11.1. Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch có yêu cầu kiểm dịch xong lô hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan thì 2 cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và cơ quan hải quan chỉ quyết định thông quan sau khi có kết luận của cơ quan kiểm dịch.

3.2.11.2. Hàng năm, các Chi cục Hải quan chủ trì họp với các cơ quan kiểm dịch có liên quan để rút kinh nghiệm về việc phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc cơ quan kiểm dịch.

3.3. Về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm:

3.3.1. Thực phẩm xuất, nhập khẩu theo đường chính ngạch, tiểu ngạch, doanh nghiệp phải xuất trình tiêu chuẩn cơ sở (đã công bố chất lượng với cơ quan y tế có thẩm quyền) và kết quả kiểm nghiệm đối với lô hàng của một cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đã được Bộ Y tế chỉ định. Những đối tượng không đủ hồ sơ kể trên thì phải qua kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi lưu thông.

3.3.2. Khi có dịch thì việc kiểm dịch là cần thiết và liên tục (nhất là khi có chỉ định dịch tễ về bệnh có thể lây cho người hoặc động, thực vật) theo quy định của bộ chủ quản

3.3.3. Khi không có dịch, việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm phải được cơ quan chức năng tiến hành một cách ngẫu nhiên hoặc định kỳ.

3.4. Về kiểm soát chất lượng:

3.4.1. Hàng hoá, hành lý, thiết bị của các đối tượng sau đây không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

- Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;

- Hành lý cá nhân, hàng ngoại giao, hàng mẫu, hàng triển lãm, hội chợ, quà biếu;

- Vật tư, thiết bị, máy móc của các liên doanh đầu tư không trực tiếp lưu thông trên thị trường, chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá của cơ sở;

- Hàng hoá, vật tư thiết bị tạm nhập tái xuất;

- Hàng quá cảnh, chuyển khẩu;

- Hàng gửi kho ngoại quan;

- Hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài ;

3.4.2. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố.

3.4.3. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau:

- Đăng ký trước là việc chủ hàng đăng ký kiểm tra với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.

- Kiểm tra sau là việc cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng sau khi hàng hoá đã được thông quan.

3.4.4. Những hàng hoá sau đây cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra và hàng hoá chỉ được hải quan thông quan sau khi cơ quan kiểm tra thông báo đạt yêu cầu chất lượng:

- Cơ quan kiểm tra có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng;

- Cơ quan kiểm tra phát hiện lô hàng hoá cùng loại nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng.

3.4.5. Việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu thực hiện theo thoả thuận song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế liên quan.

3.4.6. Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng sẽ được cơ quan kiểm tra cấp thông báo miễn kiểm tra trong các trường hợp sau:

- Hàng hoá nhập khẩu mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ;

- Các lô hàng cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp (người xuất khẩu nước ngoài) mà chủ hàng đã nhập khẩu trước đó đã được kiểm tra đảm bảo yêu cầu về chất lượng (trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập khẩu gần nhất);

- Hàng hoá thoả mãn điều kiện để được miễn kiểm tra theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

3.4.7. Các mặt hàng vừa thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm tra khác (xác định chất lượng còn lại của hàng hoá đã qua sử dụng) thì các yêu cầu kiểm tra này đều do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện (ví dụ: phương tiện cơ giới đường bộ đã qua sử dụng chỉ phải thực hiện kiểm tra nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam), không phải giám định để xác nhận sự phù hợp chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.

3.4.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

Chủ hàng phải chịu trách nhiệm thực pháp luật về việc nhập khẩu hàng hoá đảm bảo chất lượng quy định và phải thực hiện các yêu cầu sau đây khi nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

- Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan kiểm tra. Giấy đăng ký kiểm tra do cơ quan kiểm tra quy định.

- Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi hàng hoá được thông quan, chủ hàng phải xuất trình nguyên trạng hàng hoá cùng bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hải quan và hồ sơ, tài liệu khác theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký với cơ quan kiểm tra.

- Chỉ được phép đưa hàng hóa nhập khẩu vào sử dụng khi đã được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

- Phải thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu có vi phạm quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

- Trường hợp hàng hóa buộc phải tái xuất thì chủ hàng phải tái xuất trong thời hạn quy định tại quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Khi tái xuất, chủ hàng phải xuất trình hàng hóa, hồ sơ hải quan và quyết định buộc tái xuất để hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất.

3.4.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra:

3.4.9.1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra theo quy định tại điểm. 3.4.6 Thông tư này.

3.4.9.2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra hàng hóa phải xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu hoặc ra thông báo miễn kiểm tra để chủ hàng nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

- Đối với hàng hóa thuộc điểm 3.4.4. Thông tư này thì cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước; trường hợp này hàng hóa chỉ được thông quan khi có Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

- Theo dõi, yêu cầu chủ hàng xuất trình hàng hóa kèm bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để kiểm tra. Trước khi kiểm tra chất lượng hàng hóa phải đối chiếu, xem xét, nếu hàng hóa còn nguyên trạng và hoàn toàn phù hợp với hồ sơ hải quan về tên hàng, chủng loại thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo quy định; trường hợp hàng hóa không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ hải quan thì cơ quan kiểm tra lập biên bản, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý theo quy định.

- Chậm nhất 05 ngày kể từ khi chủ hàng xuất trình hàng hóa và cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến hàng hóa theo quy định để kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra. Đối với những loại hàng hóa đặc thù, thời gian thông báo kết quả kiểm tra do bộ quản lý chuyên ngành quy định.

- Trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng nhập khẩu buộc phải tái xuất thì cơ quan kiểm tra phải niêm phong toàn bộ số hàng phải tái xuất, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý và ra quyết định buộc tái xuất, thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng. Quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được gửi cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái xuất. Thời hạn tái xuất khỏi Việt Nam được quy định tại quyết định buộc tái xuất.

3.4.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.4.10.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Hải quan không yêu cầu nộp hoặc xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng.

3.4.10.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng phải nộp 01 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của cơ quan kiểm tra hoặc Thông báo miễn kiểm tra. Căn cứ bộ hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định. Cơ quan hải quan không chịu trách nhiệm về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được thông quan.

- Riêng hàng hóa là phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, sau khi cơ quan kiểm tra (Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) cấp Giấy chứng nhận chất lượng xe ô tô nhập khẩu, cơ quan hải quan căn cứ nội dung chứng nhận, nếu phù hợp quy định hiện hành mới xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, nếu không phù hợp, hải quan lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi nhận được quyết định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành buộc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu không đạt chất lượng, hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng có trách nhiệm đối chiếu bộ hồ sơ lưu của lô hàng đã được thông quan trước đó với thực tế lô hàng do chủ hàng xuất trình và quyết định buộc tái xuất, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất. Trường hợp lô hàng theo quyết định buộc tái xuất không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan đang lưu giữ thì cơ quan hải quan chuyển trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.

3.4.11. Các tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng.

- Các cơ quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành;

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định, đủ điều kiện được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, chỉ định kiểm tra mặt hàng cụ thể sau khi đã thoả thuận với các bộ quản lý chuyên ngành.

- Tên hàng hoá phải kiểm tra và tên cơ quan kiểm tra được quy định tại Danh mục kiểm tra hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.

3.5. Về công tác kiểm lâm: Thực hiện theo Nghị định số 1l/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã và Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

3.6. Các cơ quan hải quan, kiểm tra, kiểm dịch phải phối hợp chặt chẽ về thủ tục, thời gian và phương pháp khoa học, hợp lý để đảm bảo mọi hàng hoá trao đổi qua biên giới đều phải được kiểm tra, kiểm dịch nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng không gây ách tắc, phiền hà, không bị chồng chéo trong kiểm tra.

4. Thanh toán tiền hàng

4.1. Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, thanh toán trong mua bán hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức khống theo thông lệ quốc tế được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng (VNĐ) hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới Nhân dân tệ (RMB), Kíp (LAK), Riên (KHR).

4.2. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt do các bên mua bán thoả thuận phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam và các nước có chung biên giới.

4.3. Việc mang tiền Việt Nam đồng và tiền mặt của nước có chung biên giới qua cửa khẩu biên giới để thực hiện thanh toán theo các nội dung quy định tại điểm 4.1 nói trên phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập khẩu.

4.4. Các bên mua bán, trao đổi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới, khuyến khích các chủ thể kinh doanh thực hiện thanh toán qua ngân hàng các hình thức sau:

4.4.1. Thanh toán qua các ngân hàng của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo thông lệ quốc tế (bao gồm các ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới);

4.4.2. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Việt Nam đồng thông qua tài khoản mở tại các ngân hàng Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;

4.4.3. Thanh toán bằng Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới thông qua các ngân hàng hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và ngân hàng của nước có chung biên giới theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai bên;

4.4.4. Thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng tiền sử dụng để hoặc thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

4.5. Trên cơ sở các hiệp định song phương về thanh toán đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới và căn cứ đặc thù quan hệ mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá của từng vùng biên giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có các quy chế riêng hướng dẫn cụ thể việc thanh toán.

5. Chính sách thuế và lệ phí

5.1. Đối với hàng hoá buôn bán qua biên giới: Phải nộp thuế và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

5.2. Đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới:

5.2.1. Chỉ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá do cư dân nước có chung biên giới sản xuất với định mức nêu tại điểm 5.2.2 dưới đây.

5.2.2. Định mức miễn thuế nhập khẩu: không quá 500.000VNĐ/1người/1ngày.

Hàng hoá là sản phẩm không thể cắt rời, nếu giá trị một đơn vị sản phẩm vượt định mức này, thì phải nộp thuế phần vượt (kể cả vật nguyên con, nguyên chiếc, nguyên cái, nguyên bộ).

5.2.3. Hàng hoá không do cư dân nước có chung biên giới sản xuất không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

5.2.4. Hàng hoá do các đối tượng không phải là cư dân biên giới mua bán, trao đổi không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

II. MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

6. Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

Công dân có hộ khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hoá buôn bán qua biên giới được quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

7. Cửa khẩu, địa điểm mua bán trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

7.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

7.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

7.3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

7.4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

8. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

8.1. Hồ sơ hải quan:

8.1.1. Hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân nước có chung biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan.

8.1.2. Chủ hàng xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế.

8.1.3. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới nếu vượt định mức quy định, thì cơ quan hải quan tính thuế trực tiếp trên Biên lai thu thuế.

8.1.4. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hoá đối với trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.

8.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá:

8.2.1. Chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu.

8.2.2. Về theo dõi số lần trong ngày: Chủ yếu qua công tác giám sát để phát hiện đối tượng lợi dụng để buôn bán, không phải mở sổ theo dõi.

III. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

9. Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

9.1. Doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đăng ký, thành lập theo luật pháp Việt Nam.

9.2. Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh giáp biên giới đăng ký theo quy định tại Nghị định số l09/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

10. Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

10.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

10.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

10.3. Cửa khẩu do các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

11. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới

11.1. Hồ sơ hải quan:

11.1.1. Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hoá nhập khẩu (ký hiệu HQ/2002-NK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

11.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trừ vận đơn.

Riêng hộ kinh doanh thuộc các tỉnh Việt Nam giáp biên giới và của các nước có chung biên giới kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì không yêu cầu phải có các chứng từ nêu trên; trừ 02 loại chứng từ sau: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá phải kiểm tra chất lượng).

Giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hoá thuộc diện kiểm dịch).

11.1.3. Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).

11.2. Kiểm tra thực tế.

Không áp dụng biện pháp miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

12. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu qua biên giới

12.1. Hồ sơ hải quan:

12.1.1. Tờ khai hải quan:

a. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu (ký hiệu HQ/2002-XK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan): 02 bản chính;

b. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới (ký hiệu HQ/2002-XKBG ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày 5/3/2004 của Bộ Tài chính): 02 bản chính;

12.1.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp với từng loại hình.

12.1.3. Đối với động vật trên cạn và các sản phẩm của chúng, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật Việt Nam theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.

12.2. Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới.

12.3. Kiểm tra thực tế hàng hoá.

Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới áp dụng các hình thức kiểm tra theo quy định của Luật Hải quan.

IV. MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI, CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

13. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

13.1. Chợ biên giới trên đất liền là chợ trong khu vực cách đường biên không quá 01 km đã hình thành từ nhiều năm qua và những khu vực theo nhu cầu cần thiết của cư dân phải tổ chức chợ biên giới.

13.2. Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu

13.3. Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới

14. Chủ thể kinh doanh tại chợ

14.1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, được phép tổ chức kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Riêng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuốc phải thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các quy định hiện hành có liên quan, những cơ sở kinh doanh mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật, v.v... dùng làm nguyên liệu cho ngành y tế thì cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh do Sở Y tế tỉnh giáp biên giới cấp.

14.2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh của nước có chung biên giới phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế biên giới trên đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc đi lại, cư trú và kinh doanh trong khu vực biên giới:

14.2.1. Được phép kinh doanh tại chợ cửa khẩu và chợ biên giới khi được Sở Thương mại - du lịch tỉnh giáp biên giới cấp giấy phép kinh doanh.

14.2.2. Được phép tổ chức, kinh doanh tại chợ trong khu kinh tế cửa khẩu khi được ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu cấp giấy phép kinh doanh.

14.3. Công dân của nước có chung biên giới khi được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và có giấy phép kinh doanh tại các chợ nói trên còn trong thời hạn hiệu lực nếu có nhu cầu tạm trú ở Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét cấp chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú theo hướng dẫn của Bộ Công an, Việt Nam.

15. Quản lý chợ

15.1. Việc quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ đối với chợ biên giới, chợ cửa khẩu thực hiện theo phân cấp đối với từng loại chợ quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số

0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN Của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.2 Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu do Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ theo quy định ở Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/Tr-BTM ngày 1 5 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.3. Các nội dung khác liên quan đến chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu không nêu trong Thông tư này thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.4. Các quy định về chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nêu trong Thông tư này nếu có sự khác biệt so với các thoả thuận song phương giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thì thực hiện theo các thoả thuận song phương đã được ký kết giữa hai Chính phủ.

16. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ hiên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được qui định như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới nêu tại Điểm 11 của Thông tư này.

V. XUẤT NHẬP CẢNH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN QUAN TỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

17. Người và phương tiện của Việt Nam

17.1. Chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá, các nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có hộ chiếu, sổ danh bạ thuyền viên hoặc sổ thuyền viên tương ứng, chứng minh thư biên giới, giấy thông hành biên giới và phải xuất trình cho các nhà chức trách tại cửa khẩu.

17.2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá khi vào các địa điểm tại khu vực biên giới phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ theo quy định.

17.3. Khi các phương tiện vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới: thực hiện theo các hiệp định, nghị định thư, thoả thuận song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước có chung biên giới: xuất trình giấy phép liên vận hoặc giấy phép theo thoả thuận giữa hai tỉnh có chung biên giới.

17.4. Người điều khiển phương tiện ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thị thực và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; nếu vào sâu nội địa phải tiến hành thủ tục xuất, nhập cảnh.

17.5. Kiểm dịch y tế nhập cảnh, xuất cảnh:

17.5.1. Trước giờ khởi hành đối với tàu hoả, ô tô, chủ sở hữu phương tiện hoặc người đại diện cho chủ sở hữu phải thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới những tài liệu, thông tin sau:

Tên, quốc tịch, lịch trình của phương tiện vận tải;

Số hành khách, thành viên trên phương tiện vận tải;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.5.2. Người phụ trách cửa khẩu, chủ các phương tiện vận tải đỗ tại cửa khẩu hoặc người đại diện, nếu phát hiện có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải thông báo ngay với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới hoặc cơ quan y tế cảng vụ bằng các phương tiện nhanh nhất sau đó phải báo cáo chính thức bằng văn bản.

17.5.3. Những phương tiện vận tải nhập cảnh vì hư hỏng hoặc vì lý do khác không thể đến khu vực kiểm dịch y tế quy định thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải báo ngay cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới biết.

17.5.4. Trong khi tiến hành kiểm dịch nhập cảnh, xuất cảnh, kiểm dịch viên y tế yêu cầu chủ phương tiện phục vụ trên phương tiện vận tải hoặc người đại diện xuất trình những giấy tờ cần thiết và bản khai sức khoẻ của nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải và của hành khách theo mẫu quy định của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới.

17.5.5. Căn cứ vào kết quả kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho người và phương tiện vận tải nhập cảnh đã kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch ghi rõ những biện pháp xử lý đối với người và phương tiện vận tải đó.

17.5. 6. Khi phương tiện vận tải được kiểm dịch thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm dịch viên thực hiện công tác kiểm dịch trên phương tiện vận tải của mình.

17.5.7. Biện pháp xử lý y tế.

17.5.7.1. Khi phát hiện đối tượng nhập cảnh, xuất cảnh đang bị nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, hoặc bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới bắt buộc lưu nghiệm hoặc buộc phải thi hành những biện pháp xử lý y tế cần thiết đối với các đối tượng đó.

17.5.7.2. Trong trường hợp phát hiện trên phương tiện vận tải mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới buộc chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện và chủ hàng hoá hay người đại diện của chủ hàng hoá đó phải thi hành những biện pháp xử lý y tế, đồng thời báo cho thủ trưởng cơ quan quản lý cửa khẩu nơi đó biết. Sau khi phương tiện vận tải thực hiện đầy đủ những biện pháp xử lý đã quy định thì cơ quan kiểm dịch y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

17.5.7.3. Khi phương tiện vận tải nước ngoài tới cửa khẩu Việt Nam mà chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện không thi hành những biện pháp xử lý y tế thì cơ quan kiểm dịch y tế từ chối thực hiện các thủ tục y tế nhập cảnh và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phương tiện vận tải đó rời ngay khỏi cửa khẩu của Việt Nam, không được đỗ lại tại bất cứ nơi nào thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt chưa rời ngay được thì phải thi hành những biện pháp y tế do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới quy định.

17.5.7.4. Khi tiến hành những biện pháp xử lý y tế, người có trách nhiệm xử lý y tế phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Không gây tổn hại đến sức khoẻ của người hoặc làm hại đến súc vật có trên phương tiện vận tải;

b. Không làm hại đến các bộ phận máy móc và kiến trúc của phương tiện vận tải;

c. Không gây ra hỏa hoạn;

d. Không làm hư hỏng hành lý, hàng hoá, biến dạng bao bì, thay đổi màu sắc nhãn mác hàng hoá.

Khi thi hành biện pháp xử lý y tế mà gây thiệt hại cho người và phương tiện thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

17.5.7.5. Những bưu kiện, báo chí, sách vở và những vật phẩm ấn loát khác gửi bằng bưu kiện thì không phải xử lý y tế trừ trường hợp những bưu kiện đó bị cơ quan kiểm dịch y tế biên giới nghi là nguồn truyền bệnh.

17.5.7.6. Mọi đồ vật đã sử dụng, đồ vật phế thải có hiện tượng rõ ràng chứng tỏ có thể làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm đều phải xử lý y tế trước khi nhập khẩu, xuất khẩu.

17.5.7.7. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới không cần thi hành các biện pháp xử lý y tế đối với những phương tiện vận tải đã được xử lý y tế ở cửa khẩu trước đó, các phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam mà không thay đổi người, hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a. Bất ngờ phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phương tiện vận tải hoặc tại cửa khẩu;

b. Những biện pháp xử lý y tế tại cửa khẩu trước đó không có kết quả.

17.5.7.8. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới sẽ thi hành những biện pháp xử lý y tế với bất kỳ phương tiện vận tải nào khi nhập cảnh, xuất cảnh nếu phương tiện đó:

a. Đến từ khu vực có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:

b. Có người nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c. Có véc tơ vượt quá giới hạn cho phép;

Bộ Y tế quy định cụ thể giới hạn véc tơ cho phép đối với từng bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

17.5.7.9. Đối với người đang mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải thi hành những biện pháp sau:

a. Cách ly, điều trị người đang mắc bệnh tại địa điểm quy định cho đến khi khỏi bệnh hoặc không còn khả năng lây lan bệnh;

b. Lưu nghiệm những người nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, thời gian lưu nghiệm không vượt quá thời gian ủ bệnh của bệnh đó. Khi phát hiện có bệnh phải kiểm dịch trong số những người lưu nghiệm thì những người mắc bệnh phải được cách ly và điều trị.

17.5.7.10. Người trên phương tiện vận tải mà phương tiện vận tải đó có bệnh, hoặc nghi có bệnh phải kiểm dịch, hoặc đi từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới, phải đến kiểm tra sức khoẻ tại cơ quan y tế nơi cư trú theo kỳ hạn ghi trong giấy theo dõi sức khoẻ do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp; đồng thời cơ quan kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan y tế nơi người đó đến cư trú.

17.6. Người điều khiển phương tiện xuất trình hoặc nộp các giấy tờ phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện, hàng hoá theo quy định, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký xe, tàu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phương tiện;

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện;

Giấy phép điều khiển phương tiện;

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện đối với người thứ ba.

Vận đơn hoặc chứng từ vận tải kèm theo giấy phép cần thiết có liên quan đến hàng hoá;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập;

Danh sách hành khách;

Tờ khai hành lý;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn;

Giấy phép tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn phương tiện;

Giấy phép liên vận;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.7. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu đường bộ:

17.7.1. Tại điểm kiểm soát giáp biên giới:

17.7.1.1. Đối với xe nhập cảnh:

17.7.1.1.1. Trách nhiệm của lái xe:

- Dừng xe đúng nơi quy định tại cửa khẩu, xuất trình giấy tờ và xe để cơ quan hải quan kiểm tra, vào sổ theo dõi.

- Ký xác nhận vào sổ theo dõi của cơ quan hải quan.

17.7.1.1.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

- Kiểm tra xe và giấy tờ về xe do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

- Giám sát xe nhập cảnh.

17.7.1.2. Đối với xe xuất cảnh:

17.7.1.2.1. Trách nhiệm của lái xe: Xuất trình tờ khai xe ô tô xuất cảnh, tờ khai hàng xuất khẩu (nếu xe chở hàng xuất khẩu) đã làm thủ tục hải quan.

17.7.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

- Tiếp nhận, kiểm tra xe và các giấy tờ do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

- Thông qua công tác giám sát, công tác thu thập, tiếp nhận thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nếu có căn cứ khẳng định là hàng lậu hoặc trốn thuế thì báo cáo lãnh đạo chi cục hải quan chỉ đạo kiểm tra lại để phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định.

- Thực hiện việc giám sát xe và hàng hoá cho đến khi thực xuất qua biên giới.

17.7.2. Tại trụ sở làm thủ tục hải quan cửa khẩu:

Thủ tục hải quan cho xe xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như sau:

17.7.2.1. Lái xe có trách nhiệm khai và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:

17.7.2.1.1. Đối với xe ô tô vận tải hàng hoá xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ (ký hiệu HQ/2002/01- TVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

Tờ khai hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (nếu ô tô lưu hành ngoài khu vực cửa khẩu): 01 bản chính;

Danh sách hành khách (nếu có chuyên chở hành khách): 01 bản chính;

Xuất trình giấy phép (nếu có theo quy định của Hiệp định vận tải đường bộ ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có chung biên giới).

17.7.2.1.2. Đối với xe ô tô nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu sau đó quay về nước ngay trong ngày và xe ô tô Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu, nhận hàng nhập khẩu ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam ngay trong ngày, thì không yêu cầu khai và nộp các giấy tờ theo quy định trên.

17.7.2.1.3. Đối với phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn quy định tại Điều 52 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ và điểm 1, Phần 1, Thông tư số 11/2003/TT-BCA (C11 ngày 03 tháng 7 năm 2003 của Bộ Công an bao gồm: xe ô tô du lịch (xe ô tô con, xe ô tô chở hành khách, xe vừa chở người vừa chở hàng), xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy hoặc không gắn máy, ngoài việc nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại điểm 17.7.2.1.1 trên đây, lái xe còn phải nộp cho cơ quan hải quan một trong những giấy sau:

Giấy phép tạm nhập để lưu hành do cơ quan công an cấp: 01 bản chính;

Giấy phép của Cục Hải quan tỉnh, thành phố giáp biên giới cấp (đối với xe tạm xuất tái nhập không cùng cửa khẩu): 01 bản chính.

17.7.2.2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do lái xe nộp.

- Đối chiếu tờ khai với thực tế xe và kiểm tra xe nếu có căn cứ nhận định trên xe có hàng nhập khẩu không khai báo hải quan.

- Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định cho phép xe được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT.

- Trả lái xe 01 bản chính tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT để làm chứng từ đi đường.

- Vào sổ theo dõi, lưu hồ sơ hải quan theo quy định.

17.7.2.3. Việc cấp giấy phép cho xe Việt Nam tạm xuất tái nhập có thời hạn thực hiện như sau:

- Trường hợp xe tạm xuất tái nhập qua cùng một cửa khẩu thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu cho phép bằng cách ghi trực tiếp lên tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam của lái xe.

- Trường hợp xe tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì chủ xe hoặc lái xe phải có văn bản đề nghị (nội dung gồm: tên chủ xe, tên lái xe, loại xe, nhãn hiệu xe, số khung, số máy, biển kiểm soát, cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập, thời gian tạm xuất, thời gian tái nhập) gửi Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cửa khẩu xe tạm xuất để được cấp phép.

Giấy phép (ký hiệu GP/2002/02-PTVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) gồm 03 bản: Giao cho chủ xe hoặc lái xe 02 bản để nộp cho Hải quan cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập mỗi nơi 01 bản, lưu Hải quan cáp giấy phép 01 bản. Giấy phép này có giá trị thực hiện ở cả cửa khẩu tạm xuất và cửa khẩu tái nhập.

18. Người và phương tiện của nước ngoài có chung biên giới

18.1. Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước ngoài có chung biên giới đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.

18.2. Chỉ cho phép phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật qua cửa khẩu biên giới sau khi đã được khử trùng tiêu độc theo quy định.

18.3. Công dân người nước ngoài có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ quyền, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hoá nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hoá đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.

18.4. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hoá và các đối tượng quy định tại các điểm 17.1, 17.2 và 17.3 của Thông tư này có nhu cầu vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để giao, nhận hàng hoá thì phải thực hiện theo các quy định của hiệp định, nghị định thư và văn bản thoả thuận khác đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.

18.5. Phương tiện và công dân người nước ngoài có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá của chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi ra khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo các quy định của luật pháp Việt Nam. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ xét cấp thị thực ngay tại khu kinh tế cửa khẩu.

18.6. Kiểm dịch đối với người nước ngoài:

Người nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải khai báo sức khoẻ với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới. Bộ Y tế quy định cụ thể nội dung và thủ tục khai báo sức khỏe.

Khi có bệnh phải kiểm dịch hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn ở cửa khẩu Việt Nam, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải tiêm chủng phòng bệnh cho người nước ngoài khi họ yêu cầu

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

19. Xử lý vi phạm

Vi phạm trong hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ bị xử lý căn cứ theo các quy định Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan khác của luật pháp Việt Nam.

20. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

20.1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp quy khác có liên quan của Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới.

20.2. Bộ Thương mại thành lập Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại, có các thành viên là đại diện của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới.

Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành và chỉ đạo, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới theo quy định tại Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan chủ động, phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

21. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan

21.1. Thủ trưởng các bộ, ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và quy định hướng dẫn của Thông tư này.

21.2. Các bộ, ngành có trách nhiệm cử đại diện tham gia Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại.

21.3. Các bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này và phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và bộ, ngành liên quan khác trong việc xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan tới nhiều bộ, ngành.

22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới

22.1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới trên khu vực biên giới thuộc địa phương mình quản lý; thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới.

22.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới giao Sở Thương mại/Thương mại - Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới.

22.3. Chịu sự chỉ đạo về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới của Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới và các bộ, ngành liên quan.

23. Bãi bỏ Thông tư số 47/2004/TT-BTC ngày 31/5/2004 của Bộ Tài chính và tất cả các qui định do các bộ/ngành và các địa phương ban hành trái với qui định của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ và qui định của Thông tư này.

24. Bổ sung, sửa đổi Thông tư

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi liên quan đến Bộ nào thì Bộ đó chịu trách nhiệm bổ sung hoặc sửa đổi

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bùi Bá Bổng

(Đã ký)

Trương Chí Trung

(Đã ký)

Phùng Khắc Kế

(Đã ký)

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

Nguyễn Tiến Sâm

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Hồng Minh

(Đã ký)

THE MINISTRY OF TRADE
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
THE STATE BANK
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 05/2004/TTLT/BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHNN

Hanoi, August 17,2004

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 252/2003/QD-TTG OF NOVEMBER 24, 2003 ON MANAGEMENT OF CROSS-BORDER GOODS TRADING WITH BORDERING COUNTRIES

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 on management of cross-border goods trading with bordering countries;
The Ministries of Trade, Finance, Transport, Agriculture and Rural Development, Health, and Fisheries and the State Bank of Vietnam hereby jointly guide the implementation of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 on management of cross-border goods trading with bordering countries as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Regulation scope

The cross-border goods trading activities prescribed in this Circular include:

1.1. Goods purchase, sale and exchange activities of border residents, which are activities reserved exclusively for border residents in compliance with the provisions of Articles 2, 5.2 and 6 of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 on management of cross-border goods trading with bordering countries.

1.2. Trading at border markets, border-gate markets and markets in the border-gate economic zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Goods traded across borders

All goods, excluding those banned from export, banned from import or subject to conditional business, must comply with the provisions of the Prime Minister's Decision No. 46/2001/QD-TTg of April 4, 2001 on management of goods export and import in the 2001-2005 period, other relevant decisions of the Prime Minister and the guiding documents of the Ministry of Trade and specialized branch managing ministries, agencies, and other goods are freely exchanged, traded, exported or imported across borders.

3. Quality of goods traded across borders

3.1. On border medical quarantine:

3.1.1. All kinds of goods traded across borders must be quarantined according to the provisions of the Border Medical Quarantine Regulation issued together with the Government's Decree No. 41/1998/ND-CP of June 11, 1998 and normative documents guiding the implementation thereof.

3.1.2. The Ministry of Health is the body assisting the Government in performing the function of State management over border medical quarantine. The Preventive Medicine and HIV/AIDS Prevention and Combat Department is the border medical quarantine agency under the Ministry of Health, being responsible for deploying border medical quarantine activities nationwide. The organizational system of the border medical quarantine agencies of Vietnam shall be prescribed by the Prime Minister.

3.1.3. In this Circular:

a. "Border medical quarantine" means medical examination to detect the quarantine-liable diseases and supervise contagious diseases for human beings, transport means on entry or exit, luggage, commodities, containers, parcels, postal matters when being imported or exported in compliance with the provisions of the Border Medical Quarantine Regulation issued together with the Government's Decree No.41/1998/ND-CP of June 11, 1998 and the current normative documents guiding the implementation thereof.

b. "Border medical quarantine offices" mean medical bodies directly responsible for application of medical measures prescribed by the Border Medical Quarantine Regulation in areas under their respective management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. "Medical quarantiners" are persons tasked to take direct responsibility for application of medical measures in areas under their respective management according to the provisions of the Border Medical Quarantine Regulation.

e. "Medical examination" means the performance of professionally medical measures against human beings, transport means and other quarantine objects upon their entries, exits, import or export.

f. "Supervision of contagious diseases" means the epidemiological, serological, causal and clinically symptomatic investigation and supervision and the assessment of the possibility of contagious diseases' development or spread into epidemics.

g. "Retrospective investigation" means the use of epidemiological, microorganism-testing and serological methods to determine a quarantine-liable disease or a contagious disease, which has already occurred, and to find the causes of such disease.

h. "Vectors" mean medical insects, rodents (including various species of rat...) carrying pathogenic agents subject to quarantine, diseases communicating to human beings.

i. "Medically handling measures" include measures of vaccination, isolation, testing confinement, monitoring, health check and sanitary measures such as cleansing, disinfection, vector elimination.

j. "Quarantine-liable diseases": bubonic plague, cholera, yellow fever and other newly arising dangerous communicable diseases as prescribed by the Ministry of Health.

k. "Contagious diseases" mean diseases caused by infectious agents or their toxin, which can spread to human beings directly or indirectly through intermediate hosts, vectors or environment.

l. "Border-gate chiefs" mean heads of the State management agencies at border gates, who are appointed directly by such agencies to manage and coordinate activities of other State management bodies at the border gates, being customs offices or border guard units, depending on each border gate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.4. Medical quarantine objects and locations:

3.1.4.1. All people, all transport means and objects possibly carrying diseases, spreading diseases from regions where quarantine-liable diseases and/or dangerous contagious diseases are existing or circulating, upon their entries, exits, import or export, must be subject to supervision by border medical quarantine offices at the border gates of entry, exit, import or export. In cases where they are detected by medical quarantine offices as being infected with or carrying vectors which spread quarantine-liable diseases or dangerous contagious diseases as provided for in the above-said Border Medical Quarantine Regulation they must be subject to quarantine at quarantine areas.

Before carrying out the procedures, the medical quarantine offices shall promptly notify such to animal and plant quarantine offices at border gates for coordination in carrying out the quarantine procedures in order not to affect the quarantine contents of each branch.

When transport means must be quarantined, all people on the transport means and objects which may carry diseases or spread diseases on such transport means must be quarantined.

The border medical quarantine order and procedures shall be prescribed by the Ministry of Health.

3.1.4.2. However, if the objects capable of spreading diseases are also subject to animal or plant quarantine (for instance, buffaloes, cows, pigs, chicken...), the examination shall be carried out at only one stage or the medical quarantine provided for in Section 3.1 or animal or plant quarantine provided for in Section 3.2 shall apply.

3.1.5. The transportation of human corpses and remains across borders must be medically inspected and granted certificates by border medical quarantine offices.

The medical inspection order and procedures shall be prescribed by the Ministry of Health.

3.1.6. Such special products as medicinal microorganism, medicinal viruses, bio-medical products, tissues, organs of human body blood and components of human blood must be inspected and granted quarantine certificates by border medical quarantine offices before they are imported or exported.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.7. Medical quarantine areas at border gates shall be uniformly stipulated by border-gate management agencies in coordination with border medical quarantine offices.

3.1.8. Medical quarantiners, while performing the quarantine tasks, must wear the quarantiner's cards and costumes affixed by badges as provided for by the Ministry of Health.

3.1.9. Quarantine of objects entitled to diplomatic or consular privileges and immunities and other special objects shall comply with the joint guidance of the Ministry of Health and the Ministry of Foreign Affairs.

3.2. Animal quarantine, plant quarantine, aquatic resource quarantine:

3.2.1. Only goods on the lists of exports or imports subject to animal quarantine or plant quarantine, which are announced by the Minister of Agriculture and Rural Development or subject to aquatic resource quarantine announced by the Minister of Fisheries, shall be subject to the quarantine procedures.

3.2.2. Lists of goods (objects) subject to plant quarantine, which are imported, temporarily imported for re-export, temporarily export for re-import and transited, shall be announced in each period by the Minister of Agriculture and Rural Development and issued together with Circular No. 73/2003/TT-BNN-BVTV of July 1, 2003 of the Ministry of Agriculture and Rural Development guiding the work of domestic plant quarantine.

3.2.3. Lists of goods (animals) subject to animal quarantine, which are imported or exported, shall comply with Decision No. 607/NN-TY/QD of June 9, 1994 of the Ministry of Agriculture and Foodstuff Industry (now the Ministry of Agriculture and Rural Development).

3.2.4. Lists of quarantine objects being aquatic animals and animal products, which are exported or imported, shall comply with the Fisheries Ministry's Circular No. 02/TS-TT of June 25, 1994.

3.2.5. Units competent to grant quarantine certificates, to certify written quarantine registration for goods specified at Point 3.2.1 above (hereinafter called collectively the quarantine offices) are units assigned such tasks under decisions of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Fisheries (the list of quarantine offices was inscribed in Joint Circular No. 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS of March 14, 2003 guiding the inspection and supervision of exports, imports subject to animal quarantine, plant quarantine, aquatic resource quarantine and Decision No. 05/2003/QD-BTS of April 29, 2003 of the Minister of Fisheries amending Appendix 1 (Aquatic Resource Section) of the above-mentioned Joint Circular).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.7. The quarantine of import goods shall be effected by mode of registration first, then inspection later, concretely:

- Before carrying out the customs procedures, goods owners must register the quarantine thereof with the quarantine offices.

- The quarantine offices may conduct quarantines simultaneously with the goods inspection by the customs offices or conduct quarantines after the goods have gone through the customs procedures at the time and places determined in the quarantine registration papers (according to the form in Appendix 2 to Joint Circular No. 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS of March 14, 2003 guiding the inspection and supervision of export, import goods subject to animal quarantine, plant quarantine, aquatic resource quarantine).

3.2.8. Responsibility of goods owners:

3.2.8.1. For export goods:

Before exporting goods, the goods owners must register and declare with the quarantine offices for carrying out inspection procedures, granting of quarantine certificates to quarantine-liable goods according to law provisions or at requests of purchasers.

3.2.8.2. For import goods:

Before carrying out the customs procedures, the goods owners must register for quarantine (filling in 3 copies according to the form in Appendix 2 to Joint Circular No. 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS of March 14, 2003 guiding the inspection and supervision of export, import goods subject to animal quarantine, plant quarantine, aquatic resource quarantine) with the quarantine offices.

3.2.8.2.1. When carrying out the customs procedures, in addition to the dossier set prescribed by the customs offices, to submit the quarantine registration papers certified by the quarantine offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.8.2.3. For goods undergoing the quarantine procedures after the completion of the customs procedures:

- To take in-status-quo goods already cleared from customs procedures back to the right places, at the right time registered in the quarantine registration papers.

- In case of force majeure events rendering them unable to take the goods back to the registered places and at the registered time for quarantine, to give explanations to the quarantine offices.

3.2.8.2.4. To strictly fulfill the following obligations:

- To circulate goods only after the quarantine offices grant the quarantine certificates.

- To abide by the handling decisions (if any) of the quarantine offices against the goods lots.

- For the quarantined goods lots, which fail to satisfy the import conditions, they must be re-exported; when carrying out the export procedures, to produce the import customs dossiers, coercive re-export decisions of the quarantine offices and goods to the customs offices where the import procedures were carried out for the goods lots.

3.2.9. Responsibility of quarantine offices:

3.2.9.1. To take responsibility for the registration, certification in the quarantine registration papers, to return to goods owners two copies and to keep one copy thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.9.3. For goods lots already cleared from customs procedures, before conducting the quarantine, to compare goods with the declarations of goods owners and with the customs dossier set. If there appear disparities, to make record thereon and handle goods according to law provisions.

3.2.9.4. After the quarantine, if the goods are subject to destruction, to organize the destruction strictly according to law provisions; if the goods are subject to re-export, to issue decisions on coercive re-export, clearly stating the time for re-export, handing one copy to the goods owners for implementationa and sending one copy to the customs offices (where the import procedures were carried out for the goods lots) for coordinated implementation; to monitor the goods lots till they are actually re-exported; to handle violations against goods owners who fail to seriously abide by the decisions on coercive re-export.

3.2.9.5. To promptly notify the provincial/municipal Customs Departments of the organizations and individuals that fail to fulfill the commitments and effect the registered quarantine; propose the compulsory customs procedures for subsequent goods lots.

3.2.9.6. When organizations or individuals have already executed the handling decisions, the quarantine offices (which propose the coercive customs procedures) grant the written certifications for the customs offices to remove the customs procedure coercion, clearly stating the coerced enterprises under notices (number, date, violation acts, handling form).

3.2.10. Responsibility of customs offices:

3.2.10.1. For export goods:

The customs offices shall only request the submission of quarantine certificates for goods liable to quarantine under law provisions.

3.2.10.2. For import goods:

3.2.10.2.1. Upon accepting to register the customs dossiers, to request the goods owners to submit one quarantine registration paper (the original) certified by the quarantine office; to carry out the procedures according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.10.2.3. For import goods lots already registered for quarantine but not permitted for import due to violations of the policy on export and import management, the customs offices where the procedures are carried out shall give certification, clearly inscribing in the quarantine registration papers the reasons therefor.

3.2.10.2.4. To effect coercive customs procedures against export, import goods of organizations or individuals at the proposals of the quarantine offices due to violations of legislation on quarantine of import goods already registered for quarantine.

3.2.10.2.5. To remove the coercion when organizations or individuals submit the copies and produce the originals of the documents of the quarantine offices (which propose the coercion) certifying that the handling decisions were already executed. The copies of organizations must be certified, signed and stamped; individuals' duplicates are photocopies.

3.2.11. Coordinating relations:

3.2.11.1. Where the quarantine offices request the quarantine of the goods lots before completing the customs procedures, two relevant agencies must closely coordinate with each other and the customs offices shall decide on customs clearance only after the quarantine offices make conclusions.

3.2.11.2. Annually, the customs sub-departments shall preside over meetings with the relevant quarantine offices in order to draw experiences on the coordination in inspection and supervision of quarantine-liable goods. In case of necessity, extraordinary meetings can be organized at the request of the customs offices or the quarantine offices.

3.3. On food hygiene and safety control:

3.3.1. For food exported or imported through official and unofficial channels, enterprises must produce base standards (already announced the quality with competent health bodies) and the results of inspection of the goods lots by a quality inspection State agency designated by the Ministry of Health. Subjects failing to fully acquire the above-mentioned dossiers must be subject to goods quality inspection before the circulation thereof.

3.3.2. Upon the appearance of epidemics, the quarantine is necessary and continual (especially when there are epidemiological instructions on diseases which may spread to human beings or animals, plants) according to the regulations of the managing ministries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. On quality control:

3.4.1. Goods, luggage, equipment of the following subjects shall not be subject to the State quality inspection:

- Purchased, sold, exchanged goods of border residents; goods brought into border markets, border-gate markets, markets in the border-gate economic zones;

- Personal effects, diplomatic goods, sample goods, exhibition or fair goods, gifts;

- Supplies, equipment, machinery of investment joint ventures, which are not directly circulated on the market but only serve the goods production demands of the establishments;

- Goods, supplies, equipment, temporarily imported for re-export;

- Goods on transit, border-gate transshipment;

- Goods deposited in bonded warehouses;

- Goods processed by Vietnamese enterprises for foreign traders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.3. The State quality inspection prescribed in this Circular shall be effected by mode of registration first and inspection later:

- Registration first means the goods owners make inspection registration with the State quality inspection bodies (hereinafter called the inspection bodies for short) before carrying out the customs procedures for import.

- Inspection later means the quality inspection shall be conducted by the inspection bodies after the goods are cleared from the customs procedures.

3.4.4. For the following goods, the inspection bodies shall not certify the inspection registration papers and the goods shall be cleared from customs procedures only after the inspection agencies announce the satisfaction of quality requirements:

- The inspection bodies have objective evidences that the import goods lots registered for inspection fail to satisfy the prescribed quality requirements;

- The inspection bodies detect that the previously imported lots of goods of the same goods owners fail to satisfy the prescribed quality requirements.

3.4.5. The quality inspection of Vietnamese export goods shall comply with bilateral or multilateral agreements between Vietnam and the relevant countries or international organizations.

3.4.6. Goods owners' import goods shall be granted inspection-free notices by inspection bodies in the following cases:

- The import goods bear standard compatibility signs of exporting countries, which are recognized and announced in each period by the General Department of Standard, Metrology and Quality (under the Ministry of Science and Technology);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The goods have satisfied the inspection exemption conditions prescribed by the specialized branch-managing ministries.

3.4.7. For goods items on the list of those subject to both the State quality inspection and other required inspections (determining the remaining quality of used goods), these required inspections shall all be performed by the State quality inspection bodies (For example: The used land transport means must only go through the State inspection at Vietnam Register) and the examination to determine the quality compatibility of the used equipment as provided for in the Prime Minister's Decision No. 46/2001/QD-TTg of April 4, 2001 on management of goods export and import in the 2001-2005 period.

3.4.8. Responsibility of goods owners:

The goods owners must bear responsibility before law for the import goods quality as prescribed and satisfy the following requirements when importing goods on the list of goods subject to State quality inspection:

- Before the goods arrive at border gates, goods owners must register the quality inspection with the inspection bodies. The inspection registration papers shall be prescribed by the inspection bodies.

- Within one working day after the goods are cleared from customs procedures, the goods owners must produce their goods in status quo together with the set of customs dossiers having already gone through the customs procedures as well as other prescribed dossiers and documents for the inspection bodies to perform the quality inspection at the right places already registered by the goods owners with the inspection bodies.

- The goods owners shall be permitted to put import goods to use only after the inspection bodies issue notices on satisfaction of import quality requirements.

- The goods owners must execute the handling decisions of the specialized State management agencies in case of violating the regulations on State inspection of import goods quality.

- Where goods are forced to be re-exported, the goods owners must re-export them within the time limits prescribed in the compulsory re-export decisions of the specialized State management agencies. Upon the re-exports, the goods owners must produce their goods, customs dossiers and compulsory re-export decisions for the border-gate customs to carry out the re-export procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4.9.1. To perform the inspections and issue notices on results of State quality inspection of import goods or notices on inspection exemption according to the provisions of Point 3.4.6 of this Circular.

3.4.9.2. Within one working day after the receipt of goods owners' written requests, the goods inspection bodies must certify the registration papers for State quality inspection of import goods or issue notices on inspection exemption for the goods owners to submit them to the customs offices when carrying out procedures for goods import.

- For goods mentioned at Point 3.4.4 of this Circular, the inspection bodies shall not certify the State inspection registration papers; in this case, the goods shall be cleared from customs procedures only when there are notices on satisfaction of import quality requirements.

- To monitor and request the goods owners to produce their goods together with the import goods dossier sets already cleared from customs procedures for inspection. Before the goods quality inspection, the inspection bodies must compare and consider goods and the customs dossiers; if the goods remain intact and fully conform to the customs dossiers regarding goods appellations and categories, the inspection bodies must conduct the inspections according to regulations; in cases where the goods are not left intact and fail to conform to the customs dossiers, the inspection bodies shall make the records and report thereon to the specialized State management bodies for handling according to regulations.

- Within 5 days after the goods owners produce their goods and fully supply the dossiers related to the goods as prescribed for inspection, the inspection bodies must notify the inspection results. For particular goods catergories, the time for inspection result notification shall be prescribed by the specialized branch-managing ministries.

- Where the goods fail to satisfy the import quality and are forced to be re-exported, the inspection bodies must seal off the entire goods to be reexported, report thereon to the specialized management agencies for handling and issue decisions on compulsory re-export, notify such to the customs offices which have carried out the import procedures for such goods lots. The compulsory re-export decisions of the specialized State management agencies shall be sent to the customs offices which carry out the re-export procedures. The time limits for re-export from Vietnam are prescribed in the compulsory re-export decisions.

3.4.10. Responsibility of the customs offices

3.4.10.1. For export goods: The customs offices shall not request the submission or presentation of quality certificates.

3.4.10.2. For import goods: Apart from the prescribed customs dossier sets, when carrying out the goods import procedures, the goods owners must submit one registration paper for State quality inspection of import goods with certification by the inspection bodies or the inspection exemption notice. Basing themselves on the valid dossier sets and goods, the customs offices shall carry out the customs clearance procedures for the goods lots as provided for. The customs offices are not responsible for the quality of import goods after the customs clearance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon receiving the specialized State management agencies' decisions on compulsory re-export of import goods which fail to meet the quality requirements, the border-gate customs which have carried out the import procedures for such goods lots shall have to compare the archived dossiers of the goods lots previously cleared from customs procedures with the actual goods lots presented by the goods owners and the compulsory re-export decisions; if compatible, they shall carry out the re-export procedures. Where the to be-re-exported goods lots are incompatible with the archived customs dossiers sets, the customs offices shall return them to the specialized State management agencies for handling according to law provisions.

3.4.11. Organizations performing the State quality inspection

- The import/export goods inspection bodies of specialized branch-managing ministries;

- Business enterprises providing expertising services, which satisfy conditions and are recognized and designated by the Ministry of Science and Technology to inspect specific goods items after reaching agreements with the specialized branch-managing ministries.

- The appellations of the to be-inspected goods and the names of the inspection bodies are prescribed in the list of goods subject to State inspection.

3.5. Regarding ranger work: To comply with the Government's Decree No.11/2002/ND-CP of January 22, 2002 on management of the export, import and transit of wild animal and plant species and Circular No. 123/2003/TT-BNN of November 14, 2003 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, guiding the implementation of this Decree.

3.6. The customs, inspection and quarantine offices must closely coordinate with one another in procedures, time and scientific and reasonable methods to ensure that all goods exchanged across borders must be inspected and/or quarantined while obstacles, inconvenience and overlapping in inspection are not created.

4. Payment for goods

4.1. Payment in goods trading or exchange by border residents, payment in goods trading at border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets and payment in cross-border goods export and import by modes outside the international practices shall be effected in freely convertible foreign currencies, Vietnam dong (VND) or currencies of the bordering countries such as Chinese yuan (RMB), Lao kip (LAK) and Cambodian riel (KHR).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. The carrying of Vietnam dong and currencies of bordering countries across the borders for payments prescribed at Point 4.1 above must comply with Vietnam State Bank's current regulations on carrying foreign currencies and Vietnam dong in cash upon export and import.

4.4. Parties engaged in goods trading, exchange, export or import across borders may select payment forms suitable to Vietnam State Bank's regulations on the basis of payment agreements signed between Vietnam and bordering countries; business subjects are encouraged to make via-bank payments in the following forms:

4.4.1. Payment through banks of two countries in freely convertible foreign currencies, according to international practices (including banks based inside and outside border provinces);

4.4.2. Payment in freely convertible foreign currencies or Vietnam dong through accounts opened at Vietnamese banks in accordance with the current regulations on foreign exchange management;

4.4.3. Payment in Vietnam dong or currencies of bordering countries through banks conducting foreign exchange operations in Vietnam's border provinces and banks of bordering countries under the agreements on payment agency relations between the two sides;

4.4.4. Payment in form of goods barter in accordance with the current law provisions of each country on management of export and import goods. The currencies used for payment of differences in goods barter transactions are freely convertible foreign currencies, Vietnam dong or currencies of bordering countries.

4.5. On the basis of bilateral agreements on payment, signed between Vietnam and bordering countries as well as on the particularities of goods trading, exchange, export and import in each border region, Vietnam State Bank shall work out separate regulations guiding in detail the payment.

5. Tax and fee policies

5.1. For goods traded across borders: Taxes and fees (if any) must be paid according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2.1. To exempt import tax only for goods turned out by residents of bordering countries with the level prescribed at Point 5.2.2 below.

5.2.2. Import tax exemption level: Not exceeding VND 500,000/person/day. For goods being products indivisible, if the value of one product unit exceeds this level, tax must be paid for the excess part (including objects in complete animal, complete piece, complete set).

5.2.3. Goods not turned out by residents of bordering countries shall not be entitled to the import tax exemption level prescribed at Point 5.2.2 above.

5.2.4. Goods traded or exchanged by subjects other than border residents shall not be entitled to the import tax exemption level mentioned at Point 5.2.2 above.

II. TRADING, EXCHANGING GOODS OF BORDER RESIDENTS

6. Subjects entitled to trade, exchange goods of border residents

Citizens with permanent household registration in districts adjacent to bordering countries are entitled to trade and exchange goods items in accordance with the regulations on cross-border goods trading prescribed in Article 2 of this Circular.

7. Border gates, places for goods trading and exchange by border residents

7.1. Border gates opened under the mutual agreements between the government of Vietnam and the governments of bordering countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.3. Border gates opened under the mutual agreements between border-adjacent provinces of Vietnam and border adjacent provinces of bordering countries and permitted by the Trade Ministry for carrying out customs-clearance procedures for export and import goods.

7.4. Trails determined through negotiations between the provincial-level administrations in the border regions of the two countries according to current law provisions and relevant regulations of the governments of the two countries.

8. Customs procedures for goods traded, exchanged by border residents

8.1. Customs dossiers:

8.1.1. Goods traded or exchanged by residents of bordering countries are not required to be declared on the customs declarations.

8.1.2. Goods owners shall produce their border identity cards or border laissez-passers, issued by competent bodies of bordering countries, in order to enjoy tax exemption level.

8.1.3. If goods traded or exchanged by residents of bordering countries exceed the prescribed norms, the customs offices shall calculate tax directly on tax collection receipts.

8.1.4. For goods traded, exchanged by residents of bordering countries, their certificates of origin (C/O) must not be submitted. The determination of origins of goods in this case shall be based on actual goods inspection.

8.2. Actual goods inspection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8.2.2. On monitoring the number of inspections in a day: Mainly through supervision to detect subjects that take advantage thereof to conduct trading, needing not to open monitoring books.

III. GOODS EXPORT, IMPORT ACROSS BORDERS

9. Vietnamese subjects entitled to export, import goods across borders

9.1. Enterprises, units of various economic sectors, which are registered and established under Vietnamese laws.

9.2. Business households in border adjacent provinces, which are registered under the provisions of the Government's Decree No. 109/2004/ND-CP of April 2, 2004 on business registration.

10. Cross-border goods export/import border gates

10.1. Border gates opened under the mutual agreements between the government of Vietnam and the governments of bordering countries.

10.2. Border gates and other customs clearance locations in border-gate economic zones, which are established under the Vietnamese government's permission.

10.3. Border gates opened under the mutual agreements between border-adjacent provinces of Vietnam and border-adjacent provinces of bordering countries and permitted by the Trade Ministry for carrying out customs clearance procedures for export and import goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11.1. Customs dossiers:

11.1.1. Customs declaration: Using the import goods customs declaration form (coded HQ/2002-NK issued together with Decision No. 1257/2001/QD-TCHQ of December 4, 2001 of the General Director of Customs: 2 originals.

11.1.2. Other vouchers shall comply with the regulations on the customs dossiers, customs procedures for goods exported, imported under trading contracts, issued together with Decision No. 56/2003/QD-BTC of April 16, 2003 of the Finance Minister, excluding bills of lading.

Particularly business households in border-adjacent provinces of Vietnam and those of bordering countries, which do business in border markets, border-gate markets or border-gate economic zone markets are not required to have the above-mentioned vouchers, except 2 following types of vouchers:

The goods quality inspection registration papers or goods quality inspection exemption notices, issued by State quality inspection bodies (for goods subject to quality inspection).

The quarantine registration papers issued by quarantine offices (for goods subject to quarantine).

11.1.3. Goods imported across borders shall be entitled to import tax preferences under the bilateral agreements between the government of Vietnam and the governments of bordering countries if the goods origin certificates (C/O) are available.

11.2. Actual inspection:

The measure of actual goods inspection exemption shall not apply to goods imported across borders and goods brought into border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12.1. Customs dossiers:

12.1.1. Customs declaration:

a. For cases where goods are exported under trading contracts: Using the export goods declaration form (coded HQ/2002-XK issued together with Decision No. 1257/2001/QD-TCHQ of December 4, 2001 of the General Director of Customs): 2 originals;

b. For cases where goods are exported without trading contracts: Using the border goods export declaration form (coded HQ/2002/XHBG, issued together with Decision No. 1473/2002/QD-TCHQ of May 24, 2002 of the General Director of Customs; Decision No. 24/2004/QD-BTC of March 5, 2004 of the Finance Ministry): 2 originals.

12.1.2. Other vouchers shall comply with regulations on customs dossiers, customs procedures for goods exported, imported under trading contracts, issued together with Decision No. 56/2003/QD-BTC of April 16, 2003 of the Finance Minister, suitable to each form.

12.1.3. For land animals and products thereof, there must be export quarantine certificates issued by Vietnam's animal quarantine offices at the request of the importing countries or of the goods owners.

12.2. Goods exported across borders shall be entitled to export tax preferences under bilateral agreements between the government of Vietnam and the governments of bordering countries.

12.3. Actual goods inspection

Goods exported across borders shall be subject to the application of inspection forms prescribed in the Customs Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. Border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets

13.1. Land border markets are those located in areas not more than 1 km from the border line, which have been formed for many years, and in areas where exist residents' urgent demands for organization of border markets.

13.2. Border-gate markets are those established in land border regions, associated to goods export and import border-gates, which, however, do not belong to border-gate economic zones.

13.3. Border-gate economic zone markets are those set up in border-gate economic zones under the Prime Minister's Decision No. 53/2001/QD-TTg of April 19, 2001 on policies towards border-gate economic zones.

14. Business subjects in markets

14.1. Vietnamese enterprises and business households, that have business registration certificates granted by competent State bodies and are permitted to conduct business in border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets.

Particularly enterprises and households dealing in medicines must comply with the provisions of the Health Ministry's Circular No. 01/2004/TT-BYT of January 6, 2004 guiding the implementation of the Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice and relevant current regulations, and establishments dealing in goods items of plant, animal, mineral... origins, which are used as raw materials for the medical sector, must have certificates of full satisfaction of business criteria and conditions, issued by Health Services of border-adjacent provinces.

14.2. Enterprises and business households of bordering countries must comply with the provisions of the Government's Decree No. 34/2000/ND-CP of August 18, 2000 on Land Border Regulation of the Socialist Republic of Vietnam and regulations related to the movement, residence and business in the border regions:

14.2.1. They are permitted to conduct business in border-gate markets and border markets when they are granted business licenses by Trade-Tourism Services of the border-adjacent provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14.3. Citizens of bordering countries, when permitted to conduct business in border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets and having licenses for doing business in the above-mentioned markets, which are still valid, and if wishing to temporarily reside in Vietnam, shall be considered and granted temporary residence certificates or temporary residence cards under the guidance of the Ministry of Public Security of Vietnam.

15. Market management

15.1. The decision on establishment (or dissolution) and the definition of the functions, tasks and powers of the market management bodies for border markets, border-gate markets shall comply with the decentralization for each type of market prescribed in the Government's Decree No. 02/2003/ND-CP of January 14, 2003 on market development and management, the Trade Ministry's Circular No. 06/2003/TT-BTM of August 15, 2003 guiding the functions, tasks, powers and organization of market management boards, the Trade Minister's Decision No. 0772/2003/QD-BTM promulgating the model regulation on markets, the Trade Ministry's Document No. 2730/TM-CSTTTN of June 24, 2003 guiding the reports on market business operations, the Planning and Investment Ministry's Circular No. 07/2003/TT-BKH of September 11, 2003 guiding the formulation of planning projects on market development and construction investment, the Finance Ministry's Circular No. 67/2003/TT-BTC guiding the financial mechanism applicable to market management boards, market dealing, exploitating and managing enterprises.

15.2. Markets in border-gate economic zones shall be set up (or dissolved) under decisions of the heads of the economic zone management boards, who also define the functions, tasks and powers of the market management boards under the provisions of the Government's Decree No. 02/2003/ND-CP of January 14, 2003 on market development and management, the Trade Ministry's Circular No. 06/2003/TT-BTM of August 15, 2003 guiding the functions, tasks, powers and organization of the market management boards, the Trade Minister's Decision No. 0772/2003/QD-BTM promulgating the model regulation on markets, the Trade Ministry's Document No. 2730/TM-CSTTTN of June 24, 2003 guiding the reports on market business operations, the Planning and Investment Ministry's No. 07/2003/TT-BKH of September 11, 2003 guiding the formulation of planning projects on market development and construction investment, the Finance Ministry's Circular No. 67/2003/TT-BTC guiding the financial mechanism applicable to market management boards, market dealing, exploiting and managing enterprises.

15.3. Other contents related to border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets, which are not mentioned in this Circular, shall comply with the provisions in the Government's Decree No. 02/2003/ND-CP of January 14, 2003 on market development and management, the Trade Ministry's Circular No. 06/2003/TT-BTM of August 15, 2003 guiding the functions, tasks, powers and organization of the market management boards, the Trade Minister's Decision No. 0772/2003/QD-BTM promulgating the model regulation on markets, the Trade Ministry's Document No. 2730/TM-CSTTTN of June 24, 2003 guiding the market business operations, the Planning and Investment Ministry's Circular No. 07/2003/TT-BKH of September 11, 2003 guiding the formulation of planning projects on market development and construction investment, the Finance Ministry's Circular No. 67/2003/TT-BTC guiding the financial mechanism applicable to the market management boards, market dealing, exploiting and managing enterprises.

15.4. If this Circular's provisions on border markets, border-gate markets and border-gate economic zone markets differ from the bilateral agreements between the government of the Socialist Republic of Vietnam and the governments of bordering countries, the bilateral agreements signed between the two governments shall apply.

16. Customs procedures for goods traded, exchanged at border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets

The customs procedures for goods traded or exchanged in border markets, border-gate markets, border-gate economic zone markets shall be the same as those for goods imported across borders mentioned at Point 11 of this Circular.

V. ENTRY AND EXIT OF PEOPLE AND MEANS RELATED TO CROSS-BORDER GOODS IMPORT AND EXPORT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17.1. Goods owners, goods transport means operators and service personnel on vehicles, trains, vessels must possess passports, crew members' books or corresponding crew members' books, border identity cards, border lassez-passers and must produce them to border-gate authorities.

17.2. Goods owners, goods transport means operators, when arriving at places in the border regions, must produce or submit the prescribed papers.

17.3. When means arrive at other places outside the border regions: To comply with agreements, protocols or bilateral agreements, which Vietnam has signed with bordering countries: producing international transport licenses or permits under the agreements between two provinces sharing the borders.

17.4. Means operators entering and exiting border markets, border-gate markets and/or border-gate economic zone markets shall be exempt from visas and subject to the inspection and control by specialized State management bodies at border-gates; if they enter deep into the inland, they must carry out the entry and exit procedures.

17.5. Entry, exit medical quarantine

17.5.1. Before the departure time for trains, automobiles, the means owners or their representatives must notify the border medical quarantine offices of the following documents and information:

Name, nationality and itinerary of the transport means;

The number of passengers, crew members onboard the transport means;

The medical declaration made according to a set form (for people onboard the transport means).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17.5.3. For entry transport means which, due to damage or other reasons, cannot move to the prescribed medical quarantine areas, the means owners or their representatives must immediately notify the border medical quarantine offices thereof.

17.5.4. While conducting entry and/or exit quarantines, the quarantiners shall request means owners on transport means or their representatives to produce necessary papers and health declarations of service personnel onboard the transport means and of passengers, made according to forms set by the border medical quarantine offices.

17.5.5. Basing themselves on the quarantine results, the border medical quarantine offices shall grant quarantine certificates to the quarantined people and transport means on entry. The quarantine certificates must clearly state the handling measures applied to such people and transport means.

17.5.6. When their transport means are quarantined, the owners or their representatives must fully observe the quarantine regulations and create favorable conditions for the quarantiners to perform the quarantine on their transport means.

17.5.7. Medically handling measures

17.5.7.1. Upon detecting that entry or exit subjects are being infected with or carrying vectors of quarantine-liable diseases or dangerous contagious diseases, the border medical quarantine offices must confine them for testing or apply necessary medically handling measures to those subjects.

17.5.7.2. In case of detecting that transport means carry vectors of quarantine-liable diseases and/or dangerous contagious diseases, the border medical quarantine offices shall compel the transport means owners or their represen-tatives and goods owners or their representatives to apply medically handling measures and at the same time report thereon to the heads of the border-gate management bodies. After the full application of prescribed handling measures to the transport means, the medical quarantine offices shall grant quarantine certificates.

17.5.7.3. When foreign transport means arrive at Vietnamese border gates but the transport means owners or their representatives fail to apply medically handling measures, the medical quarantine offices shall refuse to carry out the entry medical procedures and propose the competent bodies to request such transport means to immediately leave the Vietnamese border gates and not to park at any places in the Vietnamese territory. In special cases where they cannot leave immediately, the medical measures prescribed by border quarantine offices must be applied.

17.5.7.4. When applying medically handling measures, the persons responsible for the medical handling must ensure the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Not causing damage to machine and structural parts of the transport means;

c. Not causing fires;

d. Not damaging luggage, cargo nor deforming packages, changing colors of goods labels.

When applying medically handling measures and causing damage to people and means, the border medical quarantine offices must compensate therefor according to law provisions.

17.5.7.5 Parcels, newspapers, books and other printed matters sent by post must not be medically handled, except for cases where such parcels are suspected of being pathogenic sources by border medical quarantine offices.

17.5.7.6. All used objects, discarded objects with clear proofs that they may spread quarantine-liable diseases and/or contagious diseases must be medically handled before they are imported or exported.

17.5.7.7. The border medical quarantine offices need not to apply medically handling measures to transport means which were medically handled previously at such border gates and transport means transiting Vietnam without changing people and/or goods in the Vietnamese territory, except for the following cases:

a. Signs of being infected with quarantine-liable diseases and/or dangerous contagious diseases are unexpectedly detected on the transport means or at the border gates;

b. The previous medically handling measures at the border gates bear no fruit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Come from regions infected with quarantine-liable diseases or dangerous contagious diseases;

b. Carry persons infected with quarantine-liable diseases or dangerous contagious disease;

c. Carry vectors in excess of the permitted limits;

The Health Ministry shall specify the permitted vector limit for each quarantine-liable disease, dangerous contagious disease.

17.5.7.9. For people being infected or suspected of being infected with quarantine-liable diseases, the border medical quarantine offices must apply the following measures:

a. Isolating, treating the diseased persons at the prescribed places until they recover from ailment or no longer have the capability to spread diseases;

b. Confining for testing people suspected of being infected with quarantine-liable diseases, the testing confinement duration shall not exceed the incubation period of such diseases. Upon detection of quarantine-liable diseases among the confined persons, the diseased persons must be isolated and treated.

17.5.7.10. People onboard the transport means which carry diseases or are suspected of carrying quarantine-liable diseases, or which come from regions where exist quarantine-liable diseases and/or dangerous contagious diseases must go through medical examinations at the medical bodies in their residence places according to the schedules inscribed in the health monitoring papers granted by the border medical quarantine offices; and at the same time, the border medical quarantine offices shall have to promptly notify such to the medical bodies of the localities where such persons come to reside.

17.6. Means operators shall produce or submit papers in service of the inspection, control and supervision of means and goods according to regulations, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Certificates of technical safety and environmental protection inspection for means;

Means operating licenses;

Certificates of insurance of means owners' liability towards the third persons;

Bills of lading or transport vouchers enclosed with necessary permits related to goods;

Declarations of means temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import;

Lists of passengers;

Luggage declarations;

Declarations of means temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import within definite time limits;

Permits for temporary import for re-export or temporary export for re-import of means within definite time limits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Medical declarations made according to a set form (for people onboard transport means).

17.7. Customs procedures for transport means on entry, exit or transit through land border gates:

17.7.1. At border-adjacent control locations:

17.7.1.1. For vehicles on entry:

17.7.1.1.1. Drivers' responsibility:

- To stop their vehicles at the prescribed places at the border gates, produce papers and vehicles for inspection and monitoring book entries by the customs offices.

- To sign for certification the monitoring books of the customs offices.

17.7.1.1.2. The customs offices' responsibility:

- To examine vehicles and papers on vehicles, which are produced by drivers, and to enter the monitoring books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17.7.1.2. For vehicles on exit:

17.7.1.2.1. Drivers' responsibility: To produce the exit automobile declarations, export goods declarations (if vehicles carry export goods), for which the customs procedures have been carried out.

17.7.1.2.2. The customs offices' responsibility:

- To receive and examine vehicles and papers presented by drivers and enter the monitoring books.

- Through work of supervision, collection and reception of other information related to export goods lots, if having grounds to confirm that they are smuggled goods or tax-evaded goods, to report such to the leadership of the customs sub-departments for directing the re-inspection in order to detect and handle violations according to regulations.

- To supervise vehicles and goods until they actually exit through the borders.

17.7.2. At the offices where border-gate customs procedures are carried out:

Customs procedures for vehicles on exit, entry or transit shall be as follows:

17.7.2.1. Drivers have the responsibility to declare and submit to the customs offices the following papers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The declaration form for vehicles exiting through land border gates (coded HQ/2002/01-PTVT, issued together with Decision No. 1473/2002/QD-TCHQ of May 24, 2002 of the General Director of Customs): 2 originals;

The declaration on export, import luggage of drivers (if automobiles are circulated outside border-gate areas): 1 original;

The list of passengers (if carrying passengers): 1 original;

Producing permits (if any, as provided for by land transport agreements signed between the government of Vietnam and the governments of bordering countries).

17.7.2.1.2. For foreign automobiles entering Vietnam's border-gate areas to deliver import goods or receive export goods then returning to the home countries in the day and Vietnamese automobiles crossing the borders to deliver export goods and receive import goods then return to Vietnam in the day, the above-prescribed declaration and paper submission are not required.

17.7.2.1.3. For transport means temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import within definite terms as provided for in Article 52 of the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 and Point 1, Part 1 of Circular No. 11/2003/TT-BCA (C11) of July 3, 2003 of the Ministry of Public Security, including tourist cars (small cars, passenger cars, passenger-cum-cargo vehicles), motorized vehicles, motorized or non-motorized vessels, apart from the to be-submitted or -produced papers prescribed at Point 17.7.2.1.1 above, the drivers must also submit to the customs offices one of the following papers:

The permits for temporary import for circulation, granted by police offices: 1 original;

The permits granted by the Customs Departments of the border-adjacent provinces or cities (for vehicles temporarily exported for re-import not through the same border gates): 1 original.

17.7.2.2. The customs offices have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To compare the declarations with the actual conditions of vehicles and examine the vehicles if having ground to assess that the vehicles are loaded with import goods without customs declaration.

- Leaders of border-gate Customs Sub-Departments make decisions to permit vehicles to enter, exit or transit on automobile entry-exit declaration form coded HQ/2002/01-PTVT.

- To return one original of the automobile entry-exit declaration HQ/2002/01-PTVT for use as travel vouchers.

- To record them in monitoring books and archive customs dossiers according to regulations.

17.7.2.3. The granting of permits for Vietnamese vehicles temporarily exported for re-import within definite terms shall be effected as follows:

- In cases where vehicles are temporarily exported and re-imported through the same border gates, the heads of the border-gate Customs Sub-Departments shall give permission by way of inscribing directly on the Vietnamese entry, exit declaration forms of the drivers.

- Where vehicles are temporarily exported for import not through the same border gates, the vehicle owners or drivers must file their written requests (with contents covering the names of vehicle owners, drivers, type of vehicle, vehicle labels, frame and engine numbers, number plates, temporary export border gate, re-import border gate, the temporary export time, the re-import time) to the directors of the Customs Departments of the provinces or cities where temporary export border gates are located for granting permits.

A permit (coded GP/2002/02-PTVT issued together with Decision No. 1473/2002/QD-TCHQ of May 24, 2002 of the General Director of Customs) shall be granted in 3 copies: 2 copies shall be handed to vehicle owner or driver for submission to the customs offices at the temporary export and re-import border gates, 1 copy for each, and 1 copy archived at the licensing customs office. This permit is valid at both the temporary export border gates and the re-import border gates.

18. People and means of foreign countries sharing borders

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18.2. To permit means carrying animal products to go through border gates only after disinfection is effected according to regulations.

18.3. Citizens of bordering countries who are goods owners or their authorized persons, means operators and service personnel onboard the means of such bordering countries are allowed to travel on the cargo transport means through the border-gates prescribed at Points 10.1, 10.2 and 10.3 of this Circular to goods delivery and reception locations with their passports, crew members' books, border identity cards or border laissez-passers issued by competent bodies of bordering countries.

18.4. Where cargo transport means and subjects defined at Points 17.1, 17.2 and 17.3 of this Circular wish to enter other locations outside border areas and border-gate economic zones to deliver and/or receive goods, they must comply with the provisions of the agreements, protocols and other agreements signed between Vietnam and bordering countries on entry, exit and land transportation.

18.5. Means and citizens of bordering countries who are operators of means carrying cargoes of business subjects of bordering countries, when entering and exiting border marketplaces, border-gate markets and/or border-gate economic zone markets to carry goods, shall be exempt from Vietnam's entry and exit visas and submit to the inspection and control by specialized State management bodies at border gates; when wishing to move out of the scopes of the border markets, border-gate markets and/or border-gate economic zone markets to go deep into Vietnamese inland areas, they must carry out entry and exit procedures applicable to means and people according to law provisions of Vietnam. The entry and exit management office (of the Ministry of Public Security) shall consider and grant visas right in the border-gate economic zones.

18.6. Quarantine of foreigners

Persons entering Vietnam from regions where exist quarantine-liable diseases and/or dangerous contagious diseases must make health declaration with border medical quarantine offices. The Health Ministry shall specify the health declaration contents and procedures.

Upon the spread of quarantine-liable diseases or dangerous contagious diseases at Vietnamese border gates, the border medical quarantine offices must give vaccinations to foreigners at their requests.

VI. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

19. Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Responsibilities of the Trade Ministry

20.1. The Trade Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and People's Committees of border-adjacent provinces on the basis of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003, this Joint Circular and other relevant legal documents of Vietnam guiding, directing the management and administration of cross-border goods trading activities.

20.2. The Trade Ministry shall set up the Steering Board for cross-border goods trading under its management, which is composed of members being representatives of the ministries, branches and People's Committees of border-adjacent provinces.

The Steering Board shall assist the Trade Minister in implementing the mechanism for inter-branch coordination, directing and administering cross-border goods trading under the provisions of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 and this guiding Circular.

The Trade Ministry and the concerned agencies shall take initiative and coordinate with one another in handling matters arising in the course of implementation and report to the Prime Minister on matters falling beyond their jurisdiction.

21. Responsibilities of the concerned ministries and branches

21.1. The heads of the concerned ministries and branches shall strictly abide by the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 and the guiding provisions of this Circular.

21.2. Ministries and branches shall have to appoint their representatives to join the Trade Ministry's Steering Board for cross-border goods trading activities.

21.3. The concerned ministries and branches shall have to regularly inspect and urge the implementation of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 and this guiding Circular, and closely coordinate with the Trade Ministry as well the other relevant ministries and branches in handling arising problems that are related to many ministries and branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



22.1. The People's Committees of the border-adjacent provinces shall have to organize the management and administration of all cross-border goods trading activities in the border areas under their respective management; and well effect the inter-branch coordination mechanism for management and administration of cross-border goods trading.

22.2. The People's Committees of the border adjacent provinces shall assign the provincial Services of Trade or Trade-Tourism to act as key bodies in assisting them in managing cross-border goods trading.

22.3. To submit to the directions of the Steering Board and concerned ministries as well as branches for managing cross-border goods trading.

23. To annul the Finance Ministry's Circular No. 47/2004/TT-BTC of May 31, 2004 and all regulations issued by ministries, branches and localities, which are contrary to the provisions of the Prime Minister's Decision No. 252/2003/QD-TTg of November 24, 2003 and the provisions of this Circular.

24. Supplementation and amendment of the Circular

In the course of implementing this Circular, if there appear any contents which need to be supplemented or amended and relate any ministry, such ministry shall have to supplement and amend them.

VII. IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

FOR THE MINISTER OF TRANSPORT
VICE MINISTER




Nguyen Tien Sam


FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong


FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong


FOR THE MINISTER OF FISHERIES
VICE MINISTER




Nguyen Thi Hong Minh


FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Phung Khac Ke

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHN hướng dẫn Quyết định 252/2003/QĐ-TTg về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới do Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.134

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.177.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!