BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 55/2011/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO GIÁ THỊ TRƯỜNG
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG NƯỚC, GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị
định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm
2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong
nước, giá hàng hóa nhập khẩu như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa,
dịch vụ trong nước; giá hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi chung là chế độ báo cáo
giá thị trường).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan báo cáo giá thị trường bao gồm: Sở Tài chính; Phòng Tài
chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là Sở Tài chính); Tổng cục Hải quan, Đại diện cơ quan Bộ Tài
chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý giá, Cục Tin học và Thống kê tài
chính.
2. Các cá nhân công tác tại cơ quan báo cáo thị trường được cơ quan
giao nhiệm vụ theo dõi, thu thập và tổng hợp thông tin giá thị trường trong
nước, giá hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi chung
là cán bộ giá thị trường) để thực hiện báo cáo theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; các tổ chức, cá nhân
ký hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng cộng tác viên cung cấp thông tin giá
thị trường.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Giá bán buôn: Là mức giá của hàng hóa, dịch vụ do cơ quan có thẩm
quyền quy định hoặc là mức giá được hình thành và thực hiện do sự thỏa thuận
giữa người bán và người mua với khối lượng lớn để đưa vào sản xuất, chế biến
hoặc đem đi bán lại (thường là giá bán lẻ).
2. Giá bán lẻ: Là giá bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu
dùng, hình thành ở khâu lưu thông cuối cùng khi hàng hóa kết thúc quá trình lưu
thông và đi vào tiêu dùng cá nhân.
3. Giá niêm yết: Là mức giá mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thông báo đến khách hàng tại nơi giao dịch mua, bán bằng những hình thức
thích hợp (viết, in yết thị trên bảng, in trên bao bì sản phẩm …).
4. Giá CIF: Là giá thanh toán trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
bao gồm giá của hàng hóa và chi phí bảo hiểm, bốc xếp, vận chuyển đến cảng của
nước nhập khẩu.
5. Giá đăng ký, giá kê khai: Là mức giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá theo quy định của pháp luật
mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã đăng ký, kê khai với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
6. Mặt bằng giá: Là mức giá trung bình của đại đa số các hàng hóa,
dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và thường
được đo lường thông qua chỉ số giá tiêu dùng tháng, quý, năm.
7. Giá biến động bất thường: Là giá hàng hóa, dịch
vụ có biến động không bình thường quy định tại Điều 2 Thông
tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP
ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc thu thập thông tin giá hàng hóa, dịch vụ thị
trường trong nước; giá hàng hóa nhập khẩu
1. Giá hàng hóa, dịch vụ thị trường trong nước (sau đây gọi chung là
giá thị trường trong nước) được thu thập phải đảm bảo tính khách quan, kịp thời,
là giá thực mua, thực bán phổ biến trên thị trường tại thời điểm thu thập thông
tin, tại nơi sản xuất, kinh doanh, nơi mua, bán hàng hóa tập trung; đồng thời
phải phân định rõ giá thu thập là giá bán buôn hay giá bán lẻ gắn với địa điểm
thu thập thông tin như: Giá tại nhà máy, địa điểm kinh doanh; giá tại siêu thị,
trung tâm thương mại; giá tại chợ đầu mối, tổng đại lý, chợ bán lẻ, đại lý bán
lẻ.
3. Giá nhập khẩu được thu thập phải là giá thực thanh toán theo hợp
đồng nhập khẩu (giá CIF) của doanh nghiệp nhập khẩu, trường hợp mức giá nhập
khẩu của doanh nghiệp cung cấp không đúng thì lấy theo mức giá do cơ quan hải
quan xác định.
Điều 5. Phương pháp thu thập thông tin giá thị trường trong nước,
giá hàng hóa nhập khẩu
1. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước
a) Khu vực điều tra thu thập giá thị trường: Chọn điểm thu thập
thông tin là những nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, ổn định
đại diện cho khu vực thành thị, nông thôn tại tỉnh, thành phố. Trường hợp thu
thập theo giá niêm yết thì ghi rõ là niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh.
b) Các loại giá thị trường cần thu thập:
- Giá mua nông sản (cũng chính là giá bán của người sản xuất nông
nghiệp).
- Giá bán buôn (bán sỉ) tại các nhà máy sản xuất, chế biến, trung
tâm bán buôn; chợ đầu mối; đại lý bán buôn;
- Giá bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý bán lẻ,
các chợ tại khu vực trung tâm, khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố;
- Giá bán buôn, giá bán lẻ tại các hệ thống bán hàng, đại lý phân
phối.
Các mức giá thu thập là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu
có).
c) Phương pháp thu thập:
- Thu thập trực tiếp: Cán bộ thị trường trực tiếp đến các nhà máy
sản xuất, chế biến, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối; các trung tâm thương mại,
siêu thị, các chợ … để điều tra, thu thập thông tin;
- Thu thập gián tiếp: Cơ quan báo cáo giá thị trường có công văn yêu
cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin về giá hàng
hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường; thu thập thông tin giá thị
trường qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tạp chí …; thu thập
qua thống kê giá đăng ký, kê khai của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
thu thập qua hình thức ký hợp đồng mua tin, hợp đồng cộng tác viên thường xuyên
với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
2. Đối với báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu:
a) Các loại giá cần thu thập: Giá hàng hóa nhập khẩu là giá thực
nhập khẩu (giá CIF)
b) Giá thu thập là mức giá bình quân gia quyền kỳ báo cáo (15 ngày,
tháng).
c) Biểu mẫu báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định
tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Chương 2.
NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Các loại báo cáo
1. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước
a) Báo cáo tuần, tháng, quý, năm: Sở Tài chính thực hiện báo cáo giá
thị trường hàng tuần, tháng, quý, năm. Tuần cuối tháng là báo cáo cả tháng. Các
tháng cuối quý (3, 6, 9, 12) là báo cáo giá thị trường tương ứng: 3 tháng, 6,
tháng, 9 tháng, 12 tháng (gọi chung là báo cáo dài hạn).
b) Báo cáo đột xuất: Sở Tài chính chủ động thực hiện báo cáo đột
xuất khi trên thị trường địa phương có giá một số hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục bình ổn giá quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định
75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010
của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 104/2008/TT-BTC
hoặc giá một loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác tại địa phương xảy ra biến
động bất thường.
2. Đối với báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu:
Tổng cục Hải quan thực hiện báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu 15 ngày,
hàng tháng quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này và chủ động gửi báo
cáo đột xuất khi giá hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục báo cáo giá có biến động
bất thường.
Điều 7. Nội dung báo cáo
1. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước
a) Báo cáo tuần:
- Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ báo cáo.
- Phân tích diễn biến, nguyên nhân biến động (hoặc bình ổn) chung
của mặt bằng giá và của từng loại giá hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
- Thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Phụ
lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Báo cáo tháng, quý, năm:
Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ:
- Báo cáo diễn biến của giá thị trường hàng hóa, dịch vụ, phân tích
thực trạng, nguyên nhân;
- Dự báo sự vận động của giá cả thị trường trong tháng sau (quý sau,
năm sau).
- Thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Phụ
lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này).
Đối với những địa phương có sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp làm
nguyên liệu cung cấp cho nông nghiệp chế biến, khi đến vụ thu hoạch, trong báo
cáo ngoài những nội dung trên còn phải báo cáo giá mua sản phẩm tại nơi sản
xuất, trong đó phân tích diễn biến, nguyên nhân, kiến nghị những giải pháp bình
ổn giá theo quy định tại Phụ lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này).
Phần thứ hai: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chỉ đạo
giá của địa phương, bao gồm các nội dung:
- Chủ trương, biện pháp, những công việc đã thực hiện;
- Tác động của những việc đã thực hiện đến giá cả thị trường, đến
tình hình kinh tế xã hội của địa phương;
- Những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị về quản lý điều hành
giá, bình ổn giá.
c) Báo cáo đột xuất:
- Nhận xét về diễn biến giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ có biến
động giá;
- Nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả;
- Báo cáo phải có biểu thống kê về mức giá của loại hàng hóa, dịch
vụ trước và sau ngày có biến động giá.
2. Đối với báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu:
- Nhận xét về diễn biến giá hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục báo
cáo tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này;
- Nguyên nhân tăng, giảm giá hàng hóa nhập khẩu (nếu có); các vấn đề
có liên quan khác.
Điều 8. Hình thức, địa chỉ và thời gian gửi báo cáo
Cơ quan báo cáo giá thị trường thực hiện cập nhật, tổng hợp thông tin
giá thị trường và gửi các báo cáo quy định tại Thông tư này theo hình thức, địa
chỉ và thời gian gửi báo cáo như sau:
1. Đối với báo cáo giá thị trường trong nước
Cơ quan báo cáo giá thị trường thực hiện gửi báo cáo về Cục Quản lý
giá (Bộ Tài chính) đồng thời bằng hai hình thức: văn bản và bằng hệ thống mạng
thông tin (thư điện tử, Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ
phiên bản 1.0):
1.1. Gửi báo cáo bằng văn bản theo địa chỉ: Cục Quản lý giá - Bộ Tài
chính số 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.
1.2. Gửi báo cáo bằng hệ thống mạng thông tin:
a) Qua thư điện tử:
Sở Tài chính gửi báo cáo về Cục Quản lý giá theo địa chỉ thư điện
tử: csgia@mof.gov.vn
Riêng các Sở Tài chính khu vực phía Nam tính từ Khánh Hòa trở vào,
ngoài việc gửi báo cáo về Cục Quản lý giá theo địa chỉ thư điện tử csgia@mof.gov.vn
nêu trên, phải đồng thời gửi Đại diện cơ quan Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ
Chí Minh theo địa chỉ thư điện tử: csgia2@mof.gov.vn.
Đại diện cơ quan Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
tổng hợp tình hình giá thị trường các tỉnh phía Nam và báo cáo kịp thời bằng
văn bản và bằng thư điện tử về Cục Quản lý giá theo địa chỉ quy định tại điểm
1.1 và 1.2 khoản 1, Điều này.
b) Qua Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ phiên
bản 1.0 theo Quyết định số 346/QĐ-BTC ngày 20/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc triển khai áp dụng Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch
vụ phiên bản 1.0 (sau đây gọi tắt là Chương trình Quản lý giá thị trường hàng
hóa, dịch vụ phiên bản 1.0):
Từ ngày 01/7/2011, ngoài việc gửi báo cáo qua thư điện tử theo địa
chỉ tại tiết a, điểm 1.2, khoản 1 Điều 8 Thông tư này, Sở Tài chính thực hiện
cập nhật, tổng hợp thông tin và gửi báo cáo qua Chương trình Quản lý giá thị
trường hàng hóa, dịch vụ phiên bản 1.0 theo địa chỉ: http://qlg.btc
c) Mọi thông tin gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: csgia@mof.gov.vn
và qua Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ phiên bản 1.0
theo địa chỉ: http://qlg.btc phải được dùng thống nhất bộ mã tiếng Việt
Unicode.
d) Quy ước ký hiệu tệp văn bản báo cáo bằng hệ thống mạng thông tin:
Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 (ban hành kèm theo Thông tư
này).
đ) Các báo cáo định kỳ về tình hình giá cả thị trường cả nước của
Cục Quản lý giá gửi Sở Tài chính, ngoài việc gửi công văn theo đường bưu điện,
phải đưa lên mạng theo mục “Giá thị trường” trên trang tin điện tử của Bộ Tài
chính.
1.3. Thời gian gửi báo cáo:
Sở Tài chính các địa phương gửi báo cáo về Cục Quản lý giá như sau:
+ Báo cáo tuần: trước 15 giờ ngày Thứ Sáu hàng tuần.
+ Báo cáo tháng và dài hạn: trước ngày 25 hàng tháng.
+ Báo cáo đột xuất: ngay khi có biến động giá.
2. Đối với báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu
2.1. Tổng cục Hải quan gửi báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu bằng văn
bản định kỳ 15 ngày, hàng tháng và trường hợp báo cáo đột xuất về Cục Quản lý
giá theo địa chỉ: Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - 28 Trần Hưng Đạo, Hà Nội;
đồng thời gửi file bằng hệ thống mạng thông tin theo địa chỉ thư điện tử: csgia@mof.gov.vn.
Báo cáo gửi qua thư điện tử phải được dùng thống nhất bộ mã tiếng Việt Unicode
2.2. Thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 15 ngày đầu tháng: Trước ngày 20 hàng tháng.
b) Báo cáo 15 ngày cuối tháng và báo cáo tháng: trước ngày 10 hàng
tháng của tháng tiếp theo (gồm 15 ngày cuối tháng và tổng hợp cả tháng báo cáo).
2.3. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải báo cáo giá quy định tại Phụ
lục số 2 (ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 9. Kinh phí thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường
1. Cán bộ giá thị trường theo quy định tại Điều 2 Thông tư này được
hỗ trợ kinh phí khoán là 300.000 đồng/người/tháng theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ
quan nhà nước và đơn vị công lập. Trường hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 6/7/2010 nêu trên thì thực hiện theo quy định của Thông tư đó.
2. Kinh phí mua thông tin giá thị trường:
2.1. Trường hợp cơ quan báo cáo giá thị trường không tự tổ chức thu
thập được thông tin giá thị trường bằng khảo sát trực tiếp mà phải mua thông
tin thì cơ quan báo cáo giá thị trường thực hiện thanh toán kinh phí mua thông
tin theo hợp đồng ký với các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ cần thu thập thông tin giá thị trường hoặc tổ chức, cá nhân
cung cấp thông tin khác.
2.2. Các trường hợp được thanh toán kinh phí mua thông tin:
- Hàng hóa, dịch vụ không được mua bán, giao dịch phổ biến trên thị
trường dẫn đến không thể nắm bắt được chính xác mức giá của hàng hóa, dịch vụ;
- Hàng hóa, dịch vụ tại các thị trường không có niêm yết giá theo
quy định;
- Mua tin đối với nhiều loại giá hàng hóa tại các Siêu thị, Trung
tâm thương mại …;
- Các trường hợp mua tin khác do thủ trưởng cơ quan báo cáo thị
trường quy định phù hợp với dự toán được duyệt, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả.
2.3. Chứng từ thanh toán kinh phí mua thông tin:
- Hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng mua thông tin hoặc hợp đồng
cung cấp thông tin, hợp đồng cộng tác viên cung cấp thông tin.
- Hóa đơn hợp pháp hoặc phiếu thu hoặc giấy biên nhận của các tổ
chức, cá nhân cung cấp thông tin theo hợp đồng đã ký.
3. Kinh phí chi hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin và thực hiện
chế độ báo cáo giá thị trường:
Ngoài các khoản kinh phí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ
quan báo cáo giá thị trường được phép chi:
3.1. Kinh phí hỗ trợ cho việc họp tổ chức hoặc triển khai công tác
theo dõi, báo cáo giá thị trường, họp hướng dẫn các quận, huyện, đơn vị liên
quan triển khai thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường thực hiện theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị
đối với cơ quan nhà nước và đơn vị công lập.
3.2. Kinh phí thu thập, báo cáo giá thị trường đột xuất trong các
trường hợp triển khai công tác theo dõi báo cáo giá thị trường trong các dịp
lễ, Tết, thiên tai, bão lụt … theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh) được áp dụng như quy định về chế độ
bồi dưỡng làm ngoài giờ đối với cán bộ, công chức theo quy định hiện hành của
Bộ Tài chính.
4. Cơ quan báo cáo giá thị trường quy định tại Điều 2 Thông tư này
có trách nhiệm lập dự toán kinh phí phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp thông
tin và thực hiện báo cáo giá thị trường trong dự toán ngân sách hàng năm của
đơn vị:
4.1. Dự toán kinh phí phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp thông tin
và thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường trong dự toán ngân sách hàng năm
được xây dựng bao gồm các khoản kinh phí như sau:
DTKPHN = KPCBTT + KPHT + KPMT + KPĐX
Trong đó:
a) Các cụm từ viết tắt (DTKPHN, KPCBTT, KPHT, KPMT, KPĐX)
được hiểu như sau:
- DTKPHN: Dự toán kinh phí hàng năm.
- KPCBTT: Kinh phí chi trả cho cán bộ
giá thị trường.
- KPHT: Kinh phí hỗ trợ
- KPMT: Kinh phí mua thông tin giá thị
trường.
- KPĐX: Kinh phí thu thập, báo cáo giá
thị trường đột xuất.
b) Cách tính các mục chi phí:
- KPCBTT = Số lượng cán bộ giá thị trường x (nhân) mức tiền
hỗ trợ hàng tháng x (nhân) 12 tháng.
- KPHT = [Số cuộc họp trong năm x (nhân) số người tham dự họp
x (nhân) mức tiền hỗ trợ/01 người] + [mức hỗ trợ cho người chủ trì x (nhân) số
lần họp trong năm].
- KPMT = KPMT của cơ quan chủ quản + KPMT của các đơn vị phụ
thuộc.
- KPĐX = Số người tham gia thu thập, tổng hợp báo cáo giá thị
trường đột xuất x (nhân) số ngày hoặc thời gian làm công tác thu thập, tổng hợp
báo cáo giá thị trường đột xuất x (nhân) đơn giá bồi dưỡng làm ngoài giờ theo
quy định.
4.2. Trường hợp kinh phí phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp thông
tin và thực hiện báo cáo giá thị trường vượt dự toán thì cơ quan báo cáo giá
thị trường đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét bổ sung
theo quy định của Nhà nước.
4.3. Căn cứ vào những quy định trên đây, cơ quan báo cáo giá thị
trường quy định tại Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm quản lý, sử dụng khoản
kinh phí này theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng
dẫn thực hiện có liên quan và đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Các cơ quan báo cáo giá thị trường:
1.1. Trách nhiệm chung:
a) Các cơ quan thực hiện báo cáo giá thị trường theo quy định tại Điều
2 Thông tư này: căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này có trách nhiệm xây dựng,
củng cố và hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin giá thị trường; tổ chức công
tác thu thập và báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình giá thị trường hàng hóa,
dịch vụ tại địa phương, địa bàn do mình quản lý gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản
lý giá); Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh về thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường theo quy định tại Thông
tư này.
b) Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo chung trình
lãnh đạo Bộ Tài chính.
1.2. Trách nhiệm cụ thể:
a) Sở Tài chính:
- Bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi, thu thập, tổng hợp thông
tin và xây dựng báo cáo giá thị trường.
- Gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý
giá) theo đúng quy định.
- Hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện bố trí cán bộ
chuyên trách thực hiện theo dõi, thu thập và báo cáo giá thị trường (nếu thấy
cần thiết) trong phạm vi phụ trách về Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện
theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Tổng cục Hải quan:
- Bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi, thu thập, tổng hợp thông
tin và xây dựng báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình giá hàng hóa nhập
khẩu gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) theo đúng quy định.
- Chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo dõi, thu thập
và báo cáo giá hàng hóa nhập khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan (nếu cần
thiết) về Tổng cục Hải quan để tổng hợp chung theo hướng dẫn tại Thông tư này.
c) Đại diện cơ quan Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Phân công cán bộ đảm nhiệm việc liên lạc, tổng hợp thông tin giá thị
trường ở các tỉnh phía Nam từ Khánh Hòa trở vào báo cáo về Cục Quản lý giá theo
quy định của Thông tư này.
d) Cục Quản lý giá:
- Định kỳ sáu tháng, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực
hiện chế độ báo cáo giá thị trường của các cơ quan theo quy định tại Thông tư
này.
- Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
- Bố trí cán bộ giá thị trường theo dõi và tổng hợp thông tin giá cả
thị trường trên phạm vi cả nước; định kỳ có báo cáo trình lãnh đạo Bộ Tài chính
về tình hình giá thị trường 15 ngày, tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất theo
chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính; có báo cáo định kỳ 15 ngày, tháng, quý, năm
gửi các Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan
khác có liên quan và đăng tải trên trang điện tử của Bộ Tài chính: Chuyên mục “Giá
thị trường”.
- Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức hướng dẫn
việc báo cáo theo hệ thống mạng giữa các Sở Tài chính, Tổng cục Hải quan với
Cục Quản lý giá.
- Quản lý về nội dung toàn bộ cơ sở dữ liệu giá thị trường hàng hóa,
dịch vụ của Sở Tài chính, Tổng cục Hải quan gửi về Cục Quản lý giá.
- Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính Bộ Tài chính trong
việc hướng dẫn xử lý các vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cập nhật,
khai thác, sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu; chia sẻ thông tin kịp thời,
chính xác về dữ liệu giá để các đơn vị khai thác và sử dụng có hiệu quả; bảo
mật các thông tin được chia sẻ.
đ) Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính):
- Quản lý, duy trì và đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động của hệ thống
mạng thông tin phục vụ cho việc thực hiện chế độ báo cáo giá thị trường.
- Đảm bảo an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, lưu trữ và bảo mật số
liệu đối với hệ thống dữ liệu giá tại Trung tâm dữ liệu của Cục Tin học và
Thống kê tài chính.
- Hướng dẫn xử lý các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong quá trình
cập nhật, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu giá; chia sẻ thông tin
về dữ liệu giá kịp thời, chính xác để các đơn vị khai thác sử dụng có hiệu quả;
bảo mật các thông tin được chia sẻ.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý giá hướng dẫn, đôn đốc các Sở
Tài chính sử dụng Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ phiên
bản 1.0 phục vụ cho việc thu thập, báo cáo thông tin giá cả thị trường theo
Quyết định số 346/QĐ-BTC ngày 20/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
triển khai áp dụng Chương trình Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ phiên
bản 1.0.
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, quản lý có hiệu quả trong quá
trình cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu giá thị trường hàng hóa,
dịch vụ theo quy định.
e) Tổ chức, cá nhân khác:
Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này có
trách nhiệm cung cấp chính xác thông tin giá thị trường hàng hóa, dịch vụ theo
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền và cơ quan báo cáo
giá thị trường quy định tại Thông tư này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và
thay thế Quyết định số 1712/QĐ-BTC ngày 25/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành Chế độ báo cáo giá cả thị trường.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ
Tài chính để hướng dẫn giải quyết và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, TP trực thuộc TW;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
|
PHỤ LỤC SỐ 1
Sở Tài chính
tỉnh, thành phố: …..
|
Ký hiệu tệp:
|
BẢNG GIÁ THỊ TRƯỜNG …….. NĂM ……………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 của Bộ
Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo giá cả thị trường dùng cho báo cáo giá thị
trường tuần, tháng, quý, năm)
Mã số
|
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá kỳ trước
|
Giá kỳ này
|
Tăng giảm
|
Ghi chú
|
Mức
|
%
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6 = 5-4
|
7 = 5/4
|
8
|
1
|
Giá bán lẻ
|
|
|
|
|
|
|
1.001
|
Thóc tẻ thường
|
đ/kg
|
|
|
|
|
|
1.002
|
Gạo tẻ thường
|
“
|
|
|
|
|
|
1.003
|
Gạo tám thơm,
nàng hương
|
“
|
|
|
|
|
|
1.004
|
Thịt lợn thăn
|
“
|
|
|
|
|
|
1.005
|
Thịt lợn mông
sấn
|
“
|
|
|
|
|
|
1.006
|
Thịt bò thăn
loại 1
|
“
|
|
|
|
|
|
1.007
|
Gà công nghiệp
làm sẵn
|
“
|
|
|
|
|
|
1.008
|
Gà ta còn sống
|
“
|
|
|
|
|
|
1.009
|
Cá quả/lóc
|
“
|
|
|
|
|
|
1.010
|
Cá chép/trắm
|
“
|
|
|
|
|
|
1.011
|
Cá biển loại 4
|
“
|
|
|
|
|
|
1.012
|
Cá thu
|
“
|
|
|
|
|
|
1.013
|
Giò lụa
|
“
|
|
|
|
|
|
1.014
|
Rau bắp cải/cải
xanh
|
“
|
|
|
|
|
|
1.015
|
Su hào/bí xanh
|
“
|
|
|
|
|
|
1.016
|
Cà chua
|
“
|
|
|
|
|
|
1.017
|
Dầu ăn thực vật
|
đ/lít
|
|
|
|
|
|
1.018
|
Muối hạt
|
đ/kg
|
|
|
|
|
|
1.019
|
Đường RE
|
“
|
|
|
|
|
|
1.020
|
Sữa (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
1.021
|
Bia chai HN/SG
|
đ/két (24 chai)
|
|
|
|
|
|
1.022
|
Bia hộp HN/SG
|
đ/thùng (24 lon)
|
|
|
|
|
|
1.023
|
Cocacola chai
|
đ/két (24 chai)
|
|
|
|
|
|
1.024
|
7 Up lon
|
đ/thùng (24 lon)
|
|
|
|
|
|
1.025
|
Rượu vang nội
chai
|
đ/chai 750ml
|
|
|
|
|
|
1.026
|
Thuốc cảm thông
thường
|
đ/lọ 100 viên
|
|
|
|
|
|
1.027
|
Thuốc Ampi nội
250mg
|
“
|
|
|
|
|
|
1.028
|
Thuốc thú y
|
đ/chai
|
|
|
|
|
|
1.029
|
Thuốc bảo vệ
thực vật (*)
|
|
|
|
|
|
|
1.030
|
Thức ăn chăn
nuôi sản xuất CN (*)
|
đ/kg
|
|
|
|
|
|
1.031
|
Lốp xe máy nội
Loại 1
|
đ/chiếc
|
|
|
|
|
|
1.032
|
Tivi 21'LG
|
“
|
|
|
|
|
|
1.033
|
Tủ lạnh 150l 2
cửa
|
“
|
|
|
|
|
|
1.034
|
Phao tròn
|
“
|
|
|
|
|
|
1.035
|
Phao U rê
|
đ/kg-đ/bao
|
|
|
|
|
Có thể chuyển
đổi
|
1.036
|
Phân Dap
|
“
|
|
|
|
|
|
1.037
|
Xi măng PCB30
|
“
|
|
|
|
|
|
1.038
|
Thép XD phi 6-8
|
đ/kg
|
|
|
|
|
|
1.039
|
Ống nhựa phi 90
cấp I
|
đ/mét
|
|
|
|
|
|
1.040
|
Ống nhựa phi 20
|
đ/mét
|
|
|
|
|
|
1.041
|
Xăng 92
|
đ/lít
|
|
|
|
|
|
1.042
|
Dầu hỏa
|
“
|
|
|
|
|
|
1.043
|
Điêden
|
“
|
|
|
|
|
|
1.044
|
Gas Petro (VN,
SG)
|
đ/b/13kg
|
|
|
|
|
|
1.045
|
Cước ôtô liên
tỉnh
|
đ/vé
|
|
|
|
|
Chọn 1 tuyến
|
1.046
|
Cước taxi
|
đ/km
|
|
|
|
|
|
1.047
|
Cước xe buýt
|
đ/vé
|
|
|
|
|
|
1.048
|
Công may quần âu
nam/nữ
|
đ/chiếc
|
|
|
|
|
|
1.049
|
Trông giữ xe máy
|
đ/lần/chiếc
|
|
|
|
|
|
1.050
|
Vàng 99,9% (vàng
trang sức)
|
triệu đồng/chỉ
|
|
|
|
|
|
1.053
|
Đôla Mỹ (NHTM)
|
đ/USD
|
|
|
|
|
Loại 100$
|
1.056
|
Euro (NHTM)
|
đ/Euro
|
|
|
|
|
Loại 100 Euro
|
1.057
|
Nhân dân tệ
(NHTM)
|
đ/NDT
|
|
|
|
|
Loại 100 NDT
|
2
|
Giá mua nông
sản
|
|
|
|
|
|
|
2.001
|
Thóc tẻ thường
|
đ/kg
|
|
|
|
|
|
2.002
|
Gạo NL loại 1
|
“
|
|
|
|
|
|
2.003
|
Gạo NL loại 2
|
“
|
|
|
|
|
|
2.004
|
Gạo TP XK 5% tấm
|
“
|
|
|
|
|
|
2.005
|
Gạo TP XK 25%
tấm
|
“
|
|
|
|
|
|
2.006
|
Lợn hơi
|
“
|
|
|
|
|
|
2.007
|
Cá Basa
|
“
|
|
|
|
|
|
2.008
|
Tôm
|
“
|
|
|
|
|
|
2.009
|
Đường RE
|
“
|
|
|
|
|
|
2.010
|
Đường RS
|
“
|
|
|
|
|
|
2.011
|
Xoài
|
“
|
|
|
|
|
|
2.012
|
Thanh long
|
“
|
|
|
|
|
|
2.013
|
Cà phê nhân loại
I (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.014
|
Hạt tiêu đen (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.015
|
Hạt điều (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.016
|
Chè búp tươi
|
“
|
|
|
|
|
|
2.017
|
Đậu tương (nành)
(*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.018
|
Lạc nhân loại I
|
“
|
|
|
|
|
|
2.019
|
Mía cây (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.020
|
Bông hạt
|
“
|
|
|
|
|
|
2.021
|
Bông xơ
|
“
|
|
|
|
|
|
2.022
|
Sợi
|
“
|
|
|
|
|
|
2.023
|
Cao su (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.024
|
Ngô hạt (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.025
|
Sắn lát (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
2.026
|
Muối (*)
|
“
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
- Bảng giá này được thành lập trên chương trình Excel
- Báo cáo tuần, tháng, quý, năm: cột 4, 5 … là giá bình quân số học
mức giá thu thập của các ngày trong kỳ báo cáo
- Phần ghi chú rõ đặc điểm riêng của sản phẩm. Ví dụ xi măng PCB 30
nội: Hoàng Thạch (hoặc Hà Tiên); U rê; Indo
- Nếu thực tế tại địa phương không có mặt hàng được ghi trong danh
mục thì thay bằng mặt hàng tương tự, không
- Các Sở Tài chính phải thực hiện việc theo dõi giá cả liên tục,
phân tích, đánh giá chính xác, ngắn gọn, đề xuất cụ thể
- Nhân dân tệ: các tỉnh biên giới phía Bắc thực hiện báo cáo.
- Euro: TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo
(*) Sở Tài chính các địa phương thực hiện báo cáo theo từng loại
hàng như sau:
+ Giá mua mía cây: Thanh Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Nghệ An, Phú
Yên, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh
+ Giá mua cà phê: Sơn La, Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Nai, Đắc Lắc,
Gia Lai, Lâm Đồng.
+ Giá mua cao su: Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai,
Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
+ Giá mua hạt điều, hạt tiêu, đậu tương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Thuận, Bình Phước, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
+ Giá mua ngô hạt, sắn lát: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La.
+ Giá mua muối: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bạc Liêu.
+ Sữa: gồm sữa đặc có đường nhãn hiệu Ông Thọ, hộp 300 gram; sữa bột
dùng cho trẻ em 1 tuổi nhãn hiệu DIELAC,
+ Thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp: gồm thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt, gà thịt; thức ăn hỗn hợp
dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá basa.
+ Thuốc thú y: gồm vac xin lở mồm long móng ở gia súc, vac xin cúm
gia cầm, thuốc Enrofloxacin.
Thuốc bảo vệ thực vật do địa phương lựa chọn loại được sử dụng phổ
biến tại địa phương.
+ Thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp: gồm thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt, gà thịt; thức ăn hỗn hợp
dạng viên dùng để nuôi cá tra, basa.
+ Thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp: gồm thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt, gà thịt; thức ăn hỗn hợp
dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá basa, tôm.