Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2015/TT-BCT bảo vệ môi trường ngành công thương

Số hiệu: 35/2015/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành: 27/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 35/2015/TT-BCT về bảo vệ môi trường ngành Công thương với các nội dung: bảo vệ môi trường trong lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; trong lập dự án đầu tư; BVMT trong sản xuất, kinh doanh; kiểm tra, báo cáo công tác bảo vệ môi trường được ban hành ngày 27/10/2015.

 

1. Bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư

Thông tư 35 quy định bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư đối với một số lĩnh vực đặc thù như sau:

- Các dự án có hoạt động khai thác nước mặt, nước dưới đất phải xin cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước theo quy định về quản lý tài nguyên nước.

- Các dự án ngành Công thương có hoạt động xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận, Thông tư số 35/BCT về quy chế bảo vệ môi trường ngành Công thương quy định  phải lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định về quản lý tài nguyên nước, trừ trường hợp xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và có thỏa thuận xử lý nước thải.

- Bảo vệ môi trường ngành Công thương đối với dự án xây dựng nhà máy thủy điện có hồ chứa nước thuộc ngành Công thương, trước khi thực hiện tích nước Chủ dự án phải lập kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trình cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.

- Đối với các dự án khai thác khoáng sản ngành Công thương: Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.

2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại Thông tư số 35/2015/BCT về quy chế BVMT ngành Công thương

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương thực hiện bảo vệ môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch, phương án và chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường.

- Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công thương có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về sự cố môi trường và biện pháp khắc phục tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Sở Công Thương tại địa phương xảy ra sự cố và đơn vị chủ quản cấp trên.

3. Kiểm tra và báo cáo công tác môi trường ngành Công thương

Báo cáo công tác môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BCT

- Báo cáo công tác môi trường được thực hiện định kỳ 01 (một) lần/năm;

- Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo công tác môi trường theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BCT.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 35/2015 Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương trước ngày 31/3 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 35/BCT để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương;

Thông tư 35 còn quy định việc bảo vệ môi trường trong lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy định BVMT chung của cơ sở sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm cá nhân, tổ chức,…. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2015/TT-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương trong việc lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án; trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế độ kiểm tra, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ngành Công Thương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LẬP CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

Điều 3. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Hàng năm, Vụ Kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt danh mục các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi là báo cáo ĐMC).

2. Trên cơ sở danh mục đã được phê duyệt, đơn vị được giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương (sau đây gọi là đơn vị chủ trì) xây dựng đề cương và dự toán kinh phí lập báo cáo ĐMC trình Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt.

3. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm xây dựng báo cáo ĐMC theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) trong quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương, đồng thời, gửi xin ý kiến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Kế hoạch và các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với báo cáo ĐMC trước khi gửi thẩm định theo quy định.

4. Hình thức và nội dung báo cáo ĐMC theo quy định tại Phụ lục 1.2 và 1.3 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT).

Điều 4. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐMC

1. Đơn vị chủ trì lập Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường để tổ chức thẩm định.

Việc tổ chức thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP và Chương V Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .

2. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ chức thẩm định, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trình tự như sau:

a) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC;

b) Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho đơn vị chủ trì;

c) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định, đơn vị chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo ĐMC theo ý kiến thẩm định, tích hợp kết quả thực hiện ĐMC vào dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ báo cáo ĐMC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Điều 5. Kinh phí lập, thẩm định báo cáo ĐMC

1. Kinh phí lập báo cáo ĐMC được bố trí trong kinh phí xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế và các nguồn khác nếu có.

2. Kinh phí cho hoạt động thẩm định báo cáo ĐMC được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Chương III

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 6. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Chủ dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là báo cáo ĐTM) theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Việc lập báo cáo ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Hình thức và nội dung báo cáo ĐTM theo quy định tại Phụ lục 2.2 và 2.3 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .

2. Chủ dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CPĐiều 33 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Hình thức và nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục 5.4, 5.5 và 5.6 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .

Điều 7. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM

1. Chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt.

Việc thẩm định báo cáo ĐTM được tiến hành thông qua Hội đồng thẩm định và tổ chức hoạt động thẩm định theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .

2. Cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho Chủ dự án để nộp phí thẩm định báo cáo ĐTM theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định ĐTM hoặc quy định khác có liên quan.

3. Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ dự án tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo ĐTM và gửi về cơ quan thẩm định để xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của Bộ Công Thương nhưng không thuộc danh mục các dự án quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP , Chủ dự án lập Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM theo quy định gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ chức thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt. Trình tự như sau:

a) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM;

b) Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho Chủ dự án;

c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định, Chủ dự án có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo ĐTM theo ý kiến thẩm định, gửi cơ quan thẩm định trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Điều 8. Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

Dự án thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP , Chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận trước khi dự án vào vận hành chính thức.

Điều 9. Kinh phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM

1. Kinh phí lập báo cáo ĐTM được bố trí từ nguồn vốn đầu tư dự án.

2. Kinh phí cho hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM được bố trí từ nguồn thu phí thẩm định báo cáo ĐTM.

3. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Điều 10. Các quy định bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư đối với một số lĩnh vực đặc thù

1. Các dự án có hoạt động khai thác nước mặt (bao gồm cả nước biển), khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải xin cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển theo quy định về quản lý tài nguyên nước.

2. Các dự án có hoạt động xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận phải lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định về quản lý tài nguyên nước, trừ trường hợp xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.

3. Đối với dự án xây dựng nhà máy thủy điện có hồ chứa nước, trước khi thực hiện tích nước Chủ dự án phải lập kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trình cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.

4. Đối với các dự án khai thác khoáng sản

a) Xây dựng kế hoạch và thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình khai thác khoáng sản trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.

Chương IV

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 11. Các quy định bảo vệ môi trường chung của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:

1. Lập kế hoạch quản lý môi trường và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.

2. Vận hành các công trình bảo vệ môi trường: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và khí thải đúng quy trình đã phê duyệt trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã xác nhận.

3. Thực hiện phân loại và quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường trong trường hợp không tự xử lý.

4. Đối với chất thải nguy hại, phải lập sổ đăng ký chủ nguồn thải, phân loại theo các nhóm khác nhau, lưu giữ trong kho chứa và quản lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

5. Các hoạt động sản xuất thuộc Danh mục nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư này phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

6. Thực hiện quan trắc môi trường đối với các thông số và tần suất trong báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc văn bản tương đương được phê duyệt, xác nhận (Đơn vị thực hiện quan trắc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật).

Cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp có lưu lượng xả nước thải từ 1000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát) phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục.

Đối với khí thải, cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục.

Hệ thống thiết bị quan trắc phải được kiểm định và hiệu chuẩn theo quy định để đảm bảo độ tin cậy của số liệu quan trắc.

7. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường;

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực không phải thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường nhưng phải cam kết thực hiện các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 12. Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

1. Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu phải được cơ quan quản lý môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu và thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Điều 13. Ứng phó sự cố môi trường

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm lập kế hoạch, phương án và chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường.

2. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về sự cố môi trường và biện pháp khắc phục tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời báo cáo Sở Công Thương tại địa phương xảy ra sự cố và đơn vị chủ quản cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.

3. Đối với các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có công trình hồ chứa chất thải quặng đuôi, phải lập và phê duyệt phương án vận hành, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường hồ chứa chất thải gửi Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát.

4. Cơ quan quản lý môi trường ngành Công Thương có trách nhiệm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường trong phạm vi ngành Công Thương;

b) Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường ngành Công Thương;

c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường ngành Công Thương hàng năm và định kỳ 05 (năm) năm.

Chương V

KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 14. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường

1. Hàng năm, cơ quan quản lý môi trường ngành Công Thương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường bao gồm kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và việc thực hiện các cam kết trong kế hoạch quản lý môi trường.

2. Việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch phải được thông báo bằng văn bản trước 07 (bảy) ngày làm việc. Trường hợp đột xuất, khi có dấu hiệu vi phạm các quy định bảo vệ môi trường hoặc đơn thư tố cáo, việc kiểm tra không cần thông báo trước bằng văn bản.

3. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

a) Phải tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở và cam kết của cơ sở;

b) Chấp hành quyết định kiểm tra, thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Điều 15. Báo cáo công tác môi trường

1. Báo cáo công tác môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh

a) Báo cáo công tác môi trường được thực hiện định kỳ 01 (một) lần/năm;

b) Các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo công tác môi trường theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương;

c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương;

d) Trường hợp đột xuất, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị báo cáo hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản.

2. Báo cáo môi trường ngành Công Thương

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp lập báo cáo tình hình môi trường hàng năm và báo cáo tổng hợp 05 (năm) năm theo các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Công Thương

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là cơ quan quản lý môi trường của Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐMC, ĐTM;

b) Thống kê các chỉ tiêu môi trường ngành Công Thương; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương;

c) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử lý của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngành Công Thương;

d) Đầu mối công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, phục hồi môi trường ngành Công Thương;

đ) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Vụ Kế hoạch chủ trì tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải lập báo cáo ĐMC theo quy định của Thông tư này.

3. Các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, các đề án, dự án có trách nhiệm phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng, thẩm định và trình phê duyệt báo cáo ĐMC và ĐTM.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Chủ trì thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc phối hợp với cơ quan quản lý môi trường của Bộ Công Thương kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác môi trường ngành Công Thương tại địa phương gửi Bộ Công Thương theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư này, trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo của năm báo cáo.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, báo cáo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và phổ biến đối với cán bộ công nhân viên của cơ sở, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.

3. Ngoài quy định nêu trên, các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương còn có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy chế, quy định bảo vệ môi trường áp dụng cho Tập đoàn, Tổng công ty và hướng dẫn các đơn vị thành viên xây dựng báo cáo công tác môi trường theo quy định tại Thông tư này;

b) Xem xét thành lập bộ phận phụ trách môi trường hoặc bố trí cán bộ chuyên trách tham mưu giúp Lãnh đạo đơn vị quản lý hoạt động bảo vệ môi trường.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.

2. Quyết định số 52/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tạm thời về bảo vệ môi trường ngành Công Thương sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- SCT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc BCT;
- Các Website: Chính phủ, BCT;
- Công báo;
- Lưu: VT, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Quốc Vượng

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NGUỒN THẢI KHÍ THẢI LƯU LƯỢNG LỚN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Loại hình cơ sở sản xuất

Quy mô/công suất

1

Sản xuất phôi thép

Sản lượng lớn hơn 200.000 tấn/năm

2

Nhiệt điện

Trừ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên

3

Hóa chất và phân bón hóa học

Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm

4

Công nghiệp sản xuất dầu mỏ

Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm

5

Lò hơi công nghiệp

Sản lượng lớn hơn 20 tấn hơi/giờ

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT PHẢI THỰC HIỆN XÁC NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Loại hình cơ sở sản xuất

Quy mô/công suất

1

Cơ sở sản xuất có chứa chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ

Vượt quá mức miễn trừ theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ

2

Nhà máy lọc, hóa dầu; cơ sở khai thác dầu khí

Tất cả

3

Cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, sơn và mực in, cao su, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học

Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

4

Cơ sở khai thác đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ; tuyển, làm giàu đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ

Công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

5

Cơ sở sản xuất ắc quy

Công suất từ 300.000 KWh/năm hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên

6

Cơ sở khai thác khoáng sản rắn (bao gồm đất đá thải, khoáng sản)

Công suất từ 500.000 m3 nguyên khai/năm trở lên

7

Cơ sở chế biến, tinh chế đất hiếm, kim loại màu, khoáng sản có tính phóng xạ

Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

8

Cơ sở luyện gang thép

Công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

9

Cụm công nghiệp

Diện tích từ 200 ha trở lên

10

Nhà máy sản xuất bột giấy

Công suất từ 25.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

11

Nhà máy sản xuất cồn, rượu

Công suất từ 1.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

12

Nhà máy sản xuất bia, nước giải khát

Công suất từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG NĂM ...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. Thông tin chung

1. Thông tin về đơn vị

- Tên đơn vị:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: Email:

2. Sản phẩm chính

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Sản lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

Ghi chú: (2): Liệt kê các loại sản phẩm của cơ sở

3. Nguyên, nhiên liệu sử dụng

TT

Loại nguyên liệu

Đơn vị

Lượng sử dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

Ghi chú: (2): Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu sử dụng của cơ sở (ví dụ: Than, dầu, điện, gas, nước...)

II. Thông tin về quản lý chất thải

TT

Tên chất thải

Đơn vị tính

Lượng phát sinh

Phương pháp/ cách thức xử lý

Lượng tuần hoàn, tái sử dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Nước thải

Nước thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt

II

Chất thải rắn

Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt

III

Chất thải nguy hại

IV

Khí thải

Ghi chú: (5): Tùy theo loại chất thải, phương pháp xử lý bao gồm: Thuê xử lý; Tự xử lý; Xử lý bằng phương pháp hóa lý, sinh học, hấp phụ, hấp thụ...

III. Tình hình quản lý môi trường

TT

Lập ĐTM

Lập Kế hoạch BVMT

Lập đề án BVMT

Áp dụng ISO 14001

Xác nhận hệ thống quản lý môi trường

Sự cố môi trường

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Ghi chú: (2) - (7): Điền “Đ ” nếu đã thực hiện hoặc đã để xảy ra sự cố môi trường. Chưa thực hiện điền “K”, nếu không thuộc đối tượng phải thực hiện điền KTH .

IV. Kết luận

- Đánh giá công tác đã triển khai và những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường so với các năm trước.

V. Khó khăn, vướng mắc

- Những khó khăn trong công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, vướng mắc đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Những kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường./.

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh
(Ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. Tổng hợp thông tin môi trường doanh nghiệp

TT

Tên đơn vị

Thông tin chung

Thông tin về quản lý chất thải

Tình hình quản lý môi trường

Sản phẩm chính

Nguyên liệu sử dụng

Nước thải

Chất thải rắn

Chất thải nguy hại

Khí thải

ĐTM, KHBVMT, ĐABVMT

Áp dụng ISO 14001

Xác nhận hệ thống QLMT

Sự cố môi trường

Tên sản phẩm

Số lượng (đv tính)

Loại nguyên liệu

Số lượng (đv tính)

Lượng phát sinh (đv tính)

Phương pháp xử lý

Lượng tuần hoàn tái sử dụng (đv tính)

Lượng phát sinh (đv tính)

Phương pháp xử lý

Lượng CTNH (đv tính)

Phương pháp xử lý

Lượng phát sinh

Phương pháp xử lý

1

Đơn vị A

2

Đơn vị B

3

Đơn vị C

II. Kết luận

- Đánh giá công tác đã triển khai và những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường so với các năm trước.

III. Khó khăn vướng mắc và kiến nghị

- Những khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, vướng mắc đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Những kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường./.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 35/2015/TT-BCT

Hanoi, October 27, 2015

 

CIRCULAR

ON ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE INDUSTRY AND TRADE SECTOR

Pursuant to the June 23, 2014 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the Government's Decree No. 19/2015/ND-CP of February 14, 2015, detailing a number of articles of the Law on Environmental Protection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP of February 14, 2015, prescribing environmental protection master plans, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/ND-CP of November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the proposal of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

The Minister of Industry and Trade promulgates the Circular on environmental protection in the industry and trade sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes environmental protection in the industry and trade sector in formulation and adjustment of strategies, master plans, plans, schemes and projects; production and business activities; examination and reporting regimes, and responsibilities of environment state management agencies in the industry and trade sector.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations and individuals that are engaged in investment, production and business in Vietnam in sectors and fields under the Ministry of Industry and Trade’s management, and other rEIAted organizations and individuals.

Chapter II

ENVIRONMENTAL PROTECTION IN FORMULATION OF STRATEGIES, MASTER PLANS AND PLANS

Article 3. Compilation of strategic environmental assessment reports

1. The Planning Department shall annually summarize and report to leaders of the Ministry of Industry and Trade for approval the list of sectoral development strategies, master plans and plans which are subject to compilation of strategic environmental assessment reports (below referred to as SEA reports).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The responsible unit shall make SEA reports in accordance with Article 8 of the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP of February 14, 2015, prescribing environmental protection master plan, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plan (below referred to as Decree No. 18/2015/ND-CP), in the course of formulation or adjustment of the industry and trade sector’s development strategies, master plans and plans, and, concurrently ask for opinions of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency, the Planning Department and rEIAted agencies and units on SEA reports before sending them for appraisal under regulations.

4. Forms and contents of SEA reports must comply with Appendices 1.2 and 1.3 to the Ministry of Natural Resources and Environment’s Circular No. 27/2015/TT-BTNMT of May 29, 2015, on strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection plans (below referred to as Circular No. 27/2015/TT-BTNMT).

Article 4. Appraisal and approval of SEA reports

1. The responsible unit shall make dossiers of request for appraisal of SEA reports in accordance with Clause 1, Article 3 of Circular No. 27/2015/TT-BTNMT and send them to competent agencies mentioned in Clause 1, Article 16 of the Law on Environmental Protection for appraisal.

The appraisal must comply with Article 10 of Decree No. 18/2015/ND-CP and Chapter V of Circular No. 27/2015/TT-BTNMT.

2. For strategies, master plans and plans falling within the approval competence of the Ministry of Industry and Trade, the responsible unit shall make dossiers of request for appraisal of SEA reports and send them to the Industrial Safety Techniques and Environment Agency for appraisal and then report these strategies, master plans and plans to leaders of the Ministry for consideration and approval. The order is as follows:

a/ Within 30 (thirty) working days after the receipt of a compete and valid dossier, the appraisal agency shall appraise the SEA report;

b/ Within 5 (five) working days after the end of the Appraisal Council’s meeting, the appraisal agency shall notify in writing the appraisal result to the responsible unit;

c/ Within 30 (thirty) working days after receiving the appraisal result, the responsible unit shall, based on the appraisal opinion, complete the SEA report, include the SEA implementation result in the draft strategy, master plan or plan and send the dossier on the SEA report to the appraisal agency in accordance with Clause 1, Article 5, Circular No. 27/2015/TT-BTNMT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Funds for compilation of SEA reports shall be included in the funds for formulation of strategies, master plans and plans and covered by the state budget’s economic non-business funds or other funding sources (if any).

2. Funds for appraisal of SEA reports shall be included in state budget’s non-business funds for environmental protection.

Chapter III

ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE INVESTMENT PROJECT FORMULATION PHASE

Article 6. Compilation of environmental impact assessment reports and environmental protection plans

1. Project owners falling in any of the cases specified in Clause s, Article 33 of the Law on Environmental Protection and Appendix II to Decree No. 18/2015/ND-CP shall compile environmental impact assessment reports (below referred to as EIA reports) in accordance with Article 12 of Decree No. 18/2015/ND-CP. EIA reports shall be formulated in the project preparation phase.

Forms and contents of EIA reports must comply with Appendices 2.2 and 2.3 to Circular No. 27/ 2015/TT-BTNMT.

2. Project owners falling in the case specified in Article 29 of the Law on Environmental Protection shall register environmental protection plans under Article 18 of Decree No. 18/2015/ND-CP and Article 33 of Circular No. 27/2015/TT-BTNMT in the investment preparation phase.

Forms and contents of environmental protection plans must comply with Appendices 5.4, 5.5 and 5.6 to Circular No. 27/2015/TT-BTNMT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The project owner shall prepare a dossier on the EIA report under Article 6 of Circular No. 27/2015/TT-BTNMT and send it to the appraisal agency mentioned in Clause 1, Article 14 of Decree No. 18/2015/ND-CP for appraisal and approval.

The appraisal of the EIA report shall be conducted by the Appraisal Council and must comply with Circular No. 27/2015/TT-BTNMT.

2. The appraisal agency shall send a written notice to the project owner to pay EIA report appraisal charges in accordance with the Finance Ministry’s Circular No. 218/2010/TT-BTC of December 29, 2010, prescribing rates and collection, payment and use management of EIA appraisal charges, or other relevant regulations.

3. After receiving the appraisal result, the project owner shall modify and complete the EIA report and send it to the appraisal agency for consideration and submission to the competent agency for approval.

4. For a project falling within the Ministry of Industry and Trade’s investment decision and approval competence but outside the list of projects specified in Appendix III to Decree No. 18/2015/ND-CP, its owner shall make a dossier of request for appraisal of the EIA report under regulations and send it to the Industrial Safety Techniques and Environment Agency for appraisal and then submit it to leaders of the Ministry of Industry and Trade for approval. The order is as follows:

a/ Within 30 (thirty) working days after the receipt of a compete and valid dossier, the appraisal agency shall appraise the EIA report;

b/ Within 5 (five) working days after the end of the Appraisal Council’s meeting, the appraisal agency shall notify in writing the appraisal result to the project owner;

c/ Within 20 (twenty) working days after receiving the appraisal result, the project owner shall, based on the appraisal opinion, complete the EIA report and send it to the appraisal agency for submission to leaders of the Ministry of Industry and Trade for consideration and approval.

Article 8. Examination and certification of the completion of environmental protection facilities serving the project operation phase

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Funds for compilation and appraisal of EIA reports

1. Funds for compilation of EIA reports shall be included in projects’ investment funds.

2. Funds for appraisal of EIA reports shall be covered by revenues from appraisal charges of EIA reports.

3. Funds for examination and certification of the completion of environmental protection facilities serving the project operation phase shall be covered by environmental non-business funds.

Article 10. Environmental protection regulations in the phase of formulation of investment projects for a number of specific fields

1. For projects involving the exploitation of surface water (including seawater) or exploitation and use of groundwater serving production and business activities, surface water, groundwater or seawater exploitation and use licenses are required under regulations on management of water resources.

2. For projects involving the discharge of wastewater into receiving waters, dossiers of application for licenses to discharge wastewater into water sources are required under regulations on management of water resources, except the discharge of wastewater into the centralized wastewater collection and disposal system already licensed to discharge wastewater into water sources under wastewater treatment or drainage agreements or contracts with organizations or individuals managing the operation of such system.

3. For a project to build hydropower plants with reservoirs, before storing water, its owner shall EIAborate a reservoir clean-up plan and submit it to the EIA report approval agency for examination and written approval.

4. For mining projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To pay a deposit for environmental rehabilitation and restoration.

Chapter IV

ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PRODUCTION AND BUSINESS ACTIVITIES

Article 11. General environmental protection regulations for production and business establishments

Owners of production and business establishments shall:

1. Formulate and list environment management plans at the head office of the commune- level People’s Committee of the locality where production and business activities are carried out after the EIA reports are approved.

2. Operate environmental protection facilities: household and production wastewater and gas emission collection and disposal system according to the process approved in the certified EIA report or environmental protection plan.

3. Classify and manage household and ordinary industrial solid waste under the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP of April 24, 2015, on management of wastes and scraps. Sign a contract with the ordinary solid waste collection, transportation and disposal unit in case they do not conduct disposal by themselves.

4. For hazardous waste, compile a waste source owner registration book, classify the waste in different groups, store it in storehouses and manage it in accordance with the Ministry of Natural Resources and Environment’s Circular No. 36/2015/TT-BTNMT of June 30, 2015, on hazardous waste management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Conduct environmental monitoring for parameters and frequencies in EIA reports, environmental protection plans or approved and certified equivalent documents (monitoring units must possess a certificate of eligibility for provision of environmental monitoring services in accordance with law).

Production and business establishments outside industrial parks with a daily discharge volume of 1,000 m3 of wastewater or more (excluding cooling water) shall install constant automatic wastewater monitoring systems.

For gas emissions, establishments on the list provided in Appendix 1 to this Circular shall install constant automatic gas emission monitoring systems.

The system of monitoring equipment shall be inspected and calibrated under regulations to ensure the reliability of monitoring data.

7. Develop the environmental management system

a/ Production and business establishments on the list provided in Appendix 2 to this Circular shall certify the environmental management system;

b/ Production and business establishments on the list provided in Appendix 2 to this Circular using the environmental management system meeting national standard TCVN ISO 14001 which remains valid are not required to develop the environmental management system but shall commit to implementing the provisions of Article 27 of the Government’s Decree No. 19/2015/ND-CP of February 14,2015, detailing a number of articles of the Law on Environmental Protection.

Article 12. Environmental protection in the import of scraps from abroad for use as production raw materials

1. Organizations and individuals may only import from abroad the scraps on the Prime Minister-issued list for use as production raw materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Response to environmental incidents

1. Production and business establishments shall formulate plans and schemes and prepare physical and technical foundations to respond to, and remedy the consequences of, environmental incidents.

2. In case of occurrence of an environmental incident, the production and business establishment shall directly report such incident and remedial measures to the state management agency in charge of environmental protection and concurrently to the provincial-level Department of Industry and Trade of the locality where the incident occurs and the superior management unit for summarization and reporting to the Ministry of Industry and Trade.

3. A mineral exploitation and processing establishment having a tailings reservoir shall formulate and approve an operation scheme and a plan on prevention of and response to environmental incidents of the reservoir and send them to the provincial-level Department of Industry and Trade and Department of Natural Resources and Environment for monitoring and supervision.

4. Environmental management agencies of the industry and trade sector shall:

a/ Investigate, make statistics of, and assess dangers of environmental incidents in the industry and trade sector;

b/ Build capacity to prevent, warn dangers of, and respond to, environmental incidents in the industry and trade sector;

c/ Work out annual and five-year plans on prevention of and response to environmental incidents in the industry and trade sector.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Examination of environmental protection work

1. Annually, environmental management agencies of the industry and trade sector shall formulate examination plans and organize their implementation. The examination contents of environmental protection work cover examination of the compliance with the law on environmental protection and the fulfillment of commitments in environmental management plans.

2. The planned periodical examination shall be notified in writing 7 (seven) working days in advance. In an extraordinary case, when a sign of violation of environmental protection regulations is detected or a denunciation is lodged, the examination may be conducted without written notification in advance.

3. Production and business establishments shall:

a/ Examine their compliance with the law on environmental protection and their commitments;

b/ Observe examination decisions, strictly comply with conclusions of examination delegations and take responsibility before law for their violations of the law on environmental protection.

Article 15. Reporting on environmental work

1. Reporting on environmental work of production and business establishments

a/ Reporting on environmental work shall be carried out periodically once a year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Production and business establishments in the industry and trade sector not mentioned at Point b, Clause 1, Article 15 of this Circular shall send reports to provincial-level Departments of Industry and Trade before March 31 of the year following the reporting year, made according to the form provided in Appendix 3 to this Circular, for summarization and reporting to the Ministry of Industry and Trade;

d/ In an extraordinary case, the Ministry of Industry and Trade shall request units to report or provide information in writing.

2. Environmental reports of the industry and trade sector

The Industrial Safety Techniques and environment Agency shall make annual and five-year environmental reports in the fields under the Ministry of Industry and Trade’s management and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment under regulations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16. Responsibilities of agencies under the Ministry of Industry and Trade’s

1. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency, an environmental management agency of the Ministry of Industry and Trade, shall:

a/ Appraise SEA and EIA reports which fall within the approval competence of the Minister of Industry and Trade. Examine and supervise the satisfaction of environmental protection requirements mentioned in SEA and EIA reports;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Urge and examine the implementation of handling measures by seriously polluting establishments in the industry and trade sector;

d/ Act as the focal point of the industry and trade sector in the prevention of, response to and remedy of environmental incidents, and in environment restoration;

dd/ Guide, direct, examine, summarize and report on environmental protection work in the industry and trade sector in accordance with law and this Circular.

2. The Planning Department shall take charge of summarizing and submitting to the Ministry’s leaders the list of sectoral development strategies, master plans and plans for approval which are subject to formulation of EIA reports according to this Circular.

3. The Ministry’s units assigned to formulate sectoral development strategies, master plans and plans, schemes and projects shall collaborate with the Industrial Safety Techniques and Environment Agency and rEIAted agencies in formulating, appraising and submitting SEA and EIA reports for approval.

Article 17. Responsibilities of provincial-level Departments of Industry and Trade

1. To examine under provincial-level People’s Committees’ instruction or coordinate with the environmental management agency of the Ministry of Industry and Trade in examining the implementation of the law on environmental protection in accordance with law and this Circular.

2. To summarize and compile reports on environmental work in the industry and trade sector in localities and send them to the Ministry of Industry and Trade, made according to the form provided in Appendix 4 to this Circular, before April 30 of the year following the reporting year.

Article 18. Responsibilities of production and business establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To formulate and disseminate environmental management plans to the cadres and employees of the establishments, review and evaluate environmental protection results at the establishments.

3. In addition to the above regulations, groups and corporations of the Ministry of Industry and Trade shall:

a/ Formulate environmental protection regulations for groups and corporations and guide member units to compile environmental work reports in accordance with this Circular;

b/ Consider the establishment of a division in charge of environment or assign full-time personnel to assist the establishments’ leaders in managing environmental protection activities.

Article 19. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on December 10, 2015.

2. The Minister of Industry and Trade’s Decision No. 52/2008/QD-BCT of December 30, 2008, promulgating the Temporary Regulation on environmental protection in the industry and trade sector, ceases to be effective on the effective date of this Circular.

3. In case legal documents or standards referred to in this document are changed, modified or replaced, the regulations in the new document shall be complied with.

4. Any problems or difficulties arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration and decision.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
DEPUTY MINISTER




Hoang Quoc Vuong

 

APPENDIX 1

LIST OF LARGE-FLOW GAS EMISSION SOURCES
(To the Minister of Industry and Trade s Circular No. 35/2015/TT-BCT of October 27, 2015)

No.

Types of production establishments

Scale/Capacity

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

More than 200,000 tons per year

2

Thermal power

Except natural gas-fuelled thermal power plants

3

Chemicals and chemical fertilizers

More than 10,000 tons per year

4

Petroleum production

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Industrial steam boilers

More than 20 tons of steam per hour

 

APPENDIX 2

LIST OF TYPES OF PRODUCTION ESTABLISHMENTS REQUIRED TO CERTIFY THEIR ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEMS
(To the Minister of Industry and Trade's Circular No. 35/2015/TT-BCT of October 27, 2015)

No.

Types of production establishments

Scale/Capacity

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Production establishments containing radioactive substances or generating radioactive waste

Exceeding the exemption level prescribed by the law on radiation safety and control

2

Oil refining and petrochemical plants; oil and gas exploitation establishments

All

3

Basic chemical, paint and printing ink, rubber, pesticide, detergent, additive and chemical fertilizer manufacturing establishments

10,000 tons of products or more per year

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50,000 tons of products or more per year

5

Battery manufacturing establishments

300,000 KWh or 600 tons of products or more per year

6

Establishments exploiting solid minerals (including waste rock and minerals)

500,000 m3 of primitive products or more per year

7

Rare earth, non-ferrous metal and radioactive mineral processing establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

Cast iron and steel establishments

200,000 tons of products or more per year

9

Industrial clusters

200 hectares or more

10

Pulp mills

25,000 tons of products or more per year

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Alcohol and liquor plants

1 million liters of products or more per year

12

Beer and soft drink plants

50 million liters of products or more per year

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.751

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.72.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!