Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn Hiệp định Thương mại tự do với châu Âu về phòng vệ thương mại

Số hiệu: 30/2020/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 26/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn thực hiện hiệp định EVFTA về phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương ban hành Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) về phòng vệ thương mại, gồm:

- Hướng dẫn áp dụng  biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp với các nội dung:

+ Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội;

+ Quy tắc thuế suất thấp hơn.

- Hướng dẫn áp dụng biện pháp tự vệ song phương với các nội dung:

+ Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ song phương;

+ Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương;

+ Thông báo về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương;

+ Điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương;

+ Bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương.

Các quy định tại Thông tư 30/2020/TT-BCT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/01/2021) được áp dụng đối với hàng hóa xuất xứ từ:

- Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu;

- Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;

- Công quốc An-đô-ra, Cộng hòa San Ma-ri-nô.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2020/TT-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về phòng vệ thương mại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp để thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

2. Các quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ:

- Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu;

- Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; và

- Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại để thực thi Hiệp định.

2. Các thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại để thực thi Hiệp định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. Hiệp định là Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

2. Biện pháp tự vệ song phương là biện pháp được quy định tại Điều 3.10 Chương 3 Hiệp địnhĐiều 99 Luật Quản lý ngoại thương.

3. Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2030.

4. Ngành sản xuất trong nước trong điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Việc xác định tỷ lệ chủ yếu của đại diện ngành sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

5. Cơ quan điều tra là Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương.

Chương II

BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 4. Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội

1. Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu dựa trên các thông tin sẵn có trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra kết luận rõ ràng rằng việc áp dụng biện pháp không phù hợp với lợi ích kinh tế - xã hội.

2. Khi đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội, dựa trên các thông tin có liên quan được cung cấp, Cơ quan điều tra sẽ xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước, các nhà nhập khẩu, các hiệp hội có liên quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, tiêu dùng hàng hóa bị điều tra.

Điều 5. Quy tắc thuế suất thấp hơn

1. Thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp không được cao hơn biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp.

2. Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thấp hơn biên độ phá giá hoặc mức trợ cấp nếu mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Chương III

BIỆN PHÁP TỰ VỆ SONG PHƯƠNG

Điều 6. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ song phương và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều XIX Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1994 đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định.

2. Biện pháp tự vệ song phương không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp, trừ trường hợp có sự thống nhất với Liên minh châu Âu.

3. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định tại Chương này.

Điều 7. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các nội dung cụ thể sau đây:

a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;

b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;

c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;

d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định;

đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;

e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;

g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

k) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Điều 8. Thông báo

Cơ quan điều tra sẽ thông báo bằng văn bản cho Liên minh châu Âu về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương và tham vấn với Liên minh châu Âu theo quy định trong Hiệp định.

Điều 9. Điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây:

a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hoá nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định so với khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự và hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

3. Biện pháp tự vệ song phương được áp dụng gồm:

a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định; hoặc

b) Tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu cơ sở quy định tại các biểu thuế tại Phụ lục 2- A (Xoá bỏ thuế hải quan) theo Điều 2.7 (Giảm hoặc xoá bỏ thuế hải quan với hàng nhập khẩu) của Hiệp định, tùy mức thuế suất thuế nhập khẩu nào thấp hơn.

4. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ song phương để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước, thời hạn áp dụng có thể được kéo dài thêm tối đa 02 năm.

5. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương dài hơn 02 năm, biện pháp tự vệ song phương phải được nới lỏng dần trong suốt quá trình áp dụng biện pháp.

6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo quy định của Hiệp định có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ song phương đó.

Điều 10. Bên liên quan trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương

1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra biện pháp tự vệ song phương gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;

c) Hiệp hội có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

đ) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ song phương;

e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

g) Hiệp hội trong nước của Việt Nam có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;

h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra phù hợp với quy định của Luật Quản lý ngoại thương.

3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2021.

2. Các quy định tại Thông tư này chỉ được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len kể từ khi Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 (có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận về việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len rời khỏi Liên minh châu Âu)./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PVTM (05).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No.: 30/2020/TT-BCT

Hanoi, November 26, 2020

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF THE FREE TRADE AGREEMENT BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM AND THE EUROPEAN UNION REGARDING TRADE REMEDIES

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017;

Pursuant to the Resolution No. 102/2020/QH14 dated June 08, 2020 of the National Assembly giving approval for the Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Vietnam and the European Union;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of the Ministry of Industry and Trade; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management regarding trade remedies;

At the request of the Director of the Trade Remedies Authority of Vietnam;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular providing guidelines for implementation of the Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Vietnam and the European Union regarding trade remedies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides guidelines for imposition of bilateral safeguard measures, anti-dumping and countervailing measures for the purposes of implementation of the Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Vietnam and the European Union.

2. Regulations herein shall apply to goods originating in:

- The territory of a member state of the EU;

- The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland; and

- The Principality of Andorra; Republic of San Marino.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese regulatory authorities that have jurisdiction to investigate, impose and deal with trade remedies for implementation of the Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “Agreement” means the Free Trade Agreement between the Socialist Republic of Vietnam and the European Union.

2. “bilateral safeguard measure” means a measure prescribed in Article 3.10 Chapter 3 of the Agreement and in Article 99 of the Law on Foreign Trade Management.

3. “transition period” means a period commencing on August 01, 2020 and ending on July 31, 2030.

4. “domestic industry” in investigation and imposition of bilateral safeguard measures means the producers as a whole of the like or directly competitive good operating within the territory of Vietnam or those producers whose collective production of the like or directly competitive good constitutes a major proportion of the total domestic production of that good.  The major proportion of the total domestic production shall be determined in accordance with the provisions in Clause 2 Article 4 of the Decree No. 10/2018/ND-CP.

5. “investigating authority” means the Trade Remedies Authority of Vietnam affiliated to the Ministry of Industry and Trade.

Chapter II

ANTI-DUMPING AND COUNTERVAILING MEASURES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Industry and Trade shall decide not to impose the anti-dumping or countervailing measures where, on the basis of the information made available during the investigation, the investigating authority clearly concludes that it is not in the socio-economic interests to apply such measures.

2. In determining the socio-economic interests, the investigating authority shall take into account the situation of the domestic industry, importers and their representative associations, representative users and representative consumer organizations, based on the relevant information provided to it.

Article 5. Lesser duty rule

1. An anti-dumping duty or countervailing duty imposed shall not exceed the margin of dumping or countervailable subsidy.

2. Based on conclusions given by the investigating authority, the Ministry of Industry and Trade shall consider imposing an amount of anti-dumping duty or countervailing duty lesser than the margin of dumping or countervailable subsidy if such lesser duty would be adequate to remove the injury to the domestic industry.

Chapter III

BILATERAL SAFEGUARD MEASURES

Article 6. Rules for imposition of bilateral safeguard measures

1. At the same time, a bilateral safeguard measure and a safeguard measures under Article XIX of the General Agreement on Tariffs and Trade in 1994 (GATT 1994) shall not apply with respect to the same good applying the most-favoured-nation rate of customs duty under the Agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The investigation and application of a bilateral safeguard measure must comply with the regulations laid down the Law on Foreign Trade Management, Decree No. 10/2018/ND-CP and the provisions of this Chapter.

Article 7. Application for imposition of bilateral safeguard measures

1. An application for imposition of a bilateral safeguard measure (referred to as “application” in this Chapter) includes the application form for imposition of a bilateral safeguard measure and relevant documents specified in Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP.

2. The application form for imposition of a bilateral safeguard measures prepared according to Clause 2 Article 47 of Decree No. 10/2018/ND-CP must include the following information:

a) Name, address and other necessary information of the representative of the domestic industry;

b) Information, figures and evidences used for determining the representative of the domestic industry, including the list of producers of the like or directly competitive good; amount, quantity of the like or directly competitive good manufactured by those producers;

c) Name, address of producers of the like good supporting or opposing the case;

d) Description of the imported good applying the most-favoured-nation rate of customs duty under the Agreement and subject to the investigation for imposition of the safeguard measure, including scientific name, commercial name, common name, composition, physical and chemical properties, main uses, production process, applied international and Vietnamese standards and/or regulations, HS code and the most-favoured-nation applied rate of customs duty in effect as specified in the special preferential import tariff schedule for implementation of the Agreement;

dd) Description of the like or directly competitive good of the domestic industry, including scientific name, commercial name, common name, physical and chemical properties, main uses, production process, applied international and Vietnamese standards and/or regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Information relating to amounts, quantities and values of the like or directly competitive good produced by the domestic industry as prescribed in Point dd of this Clause within the 03-year period before submitting the application, including at least 06 months after the Agreement comes into force. If the operating duration of the domestic industry is less than 03 years, the submitted data shall include the entire operating duration of the domestic industry by the time of submission of the Application;

h) Information, figures and evidences about the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;

i) Information, figures and evidences about the causal link between the imported good prescribed in Point d of this Clause and the serious injury or threat of serious injury to the domestic industry;

k) Specific request for application of the safeguard measure, duration and level of the safeguard measure.

Article 8. Notification

The investigating authority shall send a written notification to the European Union of all information leading to the initiation of an investigation for application of a bilateral safeguard measures and request for consultations with the European Union as prescribed in the Agreement.

Article 9. Investigation, application of bilateral safeguard measures

1. The time limit for investigation for application of a bilateral safeguard measure is 01 year from the date on which the decision to initiate the investigation is issued.

2. The Minister of Industry and Trade shall decide to impose the bilateral safeguard measure when the report given by the investigating authority contains the following findings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The domestic industry suffers from serious injury or threat of serious injury;

c) The serious injury or threat of serious injury incurred by the domestic industry is caused by the increased imports as set out in Point a of this Clause.

3. The applied bilateral safeguard measure includes:

a) Suspension of the further reduction of the rate of customs duty on the imported good as provided for in the Agreement; or

b) Increase of the rate of customs duty on the imported good to a level which does not exceed the lesser of the at the most-favoured-nation applied rate of customs duty on the imported good in effect at the time the measure is taken, or the base rate of customs duty on the imported good specified in the schedules included in Annex 2-A (Elimination of Customs Duties) pursuant to Article 2.7 (Reduction or Elimination of Customs Duties) of the Agreement.

4. A bilateral safeguard measure shall be maintained for a period not exceeding 02 years.  This period may be extended up to 02 years if the investigating authority determines that the bilateral safeguard measure continues to be necessary to prevent or remedy serious injury and to facilitate adjustment for the domestic industry.

5. Where the expected duration of a bilateral safeguard measure is over 02 years, it must be progressively liberalized at regular intervals during the period of application.

6. On the termination of a bilateral safeguard measure, the rate of customs duty imposed on the relevant good shall be the duty set out in the Agreement in effect at the time of termination of such bilateral safeguard measure.

Article 10. Interested parties in investigation and application of bilateral safeguard measures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The producer or exporter whose good is imported into the territory of Vietnam and subject to the investigation;

b) The importer of a good subject to investigation; 

c) The trade or business association a majority of the members of which are producers or exporters of a good subject to investigation;

d) The government and competent authorities of the European Union exporting a good subject to investigation;

dd) The applicant for imposition of a bilateral safeguard measure;

e) The producer of the domestic like or directly competitive good;

g) The trade or business association of Vietnam a majority of the members of which produce the domestic like or directly competitive good;

h) Such other person or organization that has legitimate rights and interests related to or useful for the investigation or representative consumer organizations.  

2. Any organization or individual desiring to become an interested party in the investigation shall register with and must be approved by the investigating authority in accordance with regulations of the Law on Foreign Trade Management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 11. Effect

1. This Circular comes into force from January 11, 2021.

2. Regulations herein will apply to goods originating in the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland after this Circular comes into force until December 31, 2020 inclusively (this period may be extended up to 24 months under the agreement on the withdrawal of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland from the European Union)./.

 

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 30/2020/TT-BCT ngày 26/11/2020 hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.330

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.59.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!