VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 50/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 02 năm 2018
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ
TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI PHIÊN HỌP THỨ BA ỦY BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ MỘT
CỬA ASEAN, CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI.
Ngày 09 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Chính phủ,
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ủy ban chỉ đạo quốc gia về
Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại (sau
đây viết tắt là Ủy ban chỉ đạo 1899) đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ủy ban.
Sau khi nghe Cơ quan thường trực Ủy ban 1899 báo cáo, ý kiến của các thành viên
Ủy ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:
I. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017:
1. Cơ chế một cửa ASEAN đã đạt một số kết quả tích cực trong năm 2017; hạ tầng công
nghệ thông tin cơ bản ổn định, đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ; các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về cơ bản đã được giải
quyết; nhận thức chung về tạo thuận lợi thương mại đã được nâng lên.
2. Một số Bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch hành động
triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; có nhiều nỗ lực,
quyết tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục, xây dựng hệ thống công
nghệ thông tin để triển khai thực hiện Cơ
chế một cửa quốc gia, như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...
3. Số lượng hồ sơ, thủ tục giải quyết qua Cơ chế một
cửa quốc gia tăng cao, từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 12 năm 2017 đã có
554.505 hồ sơ được xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia, tăng 272% so với cùng kỳ
năm 2016.
4. Thời gian và chi phí thông quan giảm đáng kể,
góp phần cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam.
5. Các Bộ đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, sửa đổi
các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định số
2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính.
6. Mặc dù đạt được một số thành tích nêu trên, xong
kết quả triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia còn rất khiêm tốn so với mục
tiêu đã đề ra, năm 2017 mới triển khai được 08/22 thủ tục hành chính theo Kế hoạch.
Một số thủ tục đã được triển khai nhưng số lượng hồ sơ, số lượng doanh nghiệp
tham gia không nhiều. Dự kiến đến hết Quý I năm 2018, có 25 thủ tục được đưa
vào triển khai qua Cơ chế một của quốc gia, chiếm 19% trên tổng số 130 thủ tục
hành chính mà các Bộ đã đăng ký triển khai năm 2017.
7. Trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, số lượng
hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn (gần 30%); hiệu lực,
hiệu quả kiểm tra chuyên ngành còn thấp; số lượng văn bản quy phạm pháp luật phải
sửa đổi, bổ sung còn tồn đọng nhiều; một số lĩnh vực còn bị bỏ sót; sự chồng
chéo, trùng lặp trong kiểm tra chuyên ngành còn nhiều, chưa được khắc phục; phí
kiểm tra chuyên ngành một mặt hàng xuất nhập khẩu vẫn còn cao...
8. Những tồn tại, hạn chế nói trên đã và đang gây
khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, tạo gánh nặng về chi phí, tốn kém thời
gian không đáng có của doanh nghiệp; trong một số trường hợp còn làm mất cơ hội
kinh doanh của doanh nghiệp. Có những nguyên nhân chủ quan, khách quan, trong
đó nguyên nhân chủ quan là: Trách nhiệm của người đứng đầu một số Bộ, cơ quan
chưa quan tâm, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra; đầu tư phát
triển hạ tầng và công nghệ thông tin còn
lúng túng, thiếu đồng bộ, chất lượng thấp. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp
trong một lĩnh vực còn thấp.
II. Mục tiêu trong năm 2018:
1. Phấn đấu triển khai đủ 130 thủ tục hành chính
theo đúng Kế hoạch đã đề ra tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm
2016 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục mới
vào Kế hoạch.
2. Chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN.
3. Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra
chuyên ngành xuống dưới 15%, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý của
cơ quan nhà nước và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
4. Cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên
ngành; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục
kiểm tra chuyên ngành. Năm 2018, chấm dứt tình trạng có danh mục hàng hóa thuộc
diện phải kiểm tra chuyên ngành nhưng không có quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn
hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra (trừ trường hợp hàng hóa đặc thù).
III. Giải pháp trong năm 2018:
1. Giải pháp triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và
Cơ chế một cửa ASEAN:
a) Các Bộ, cơ quan rà soát, đối chiếu danh mục thủ
tục hành chính đăng ký tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ với kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
của Bộ, ngành mình, báo cáo Cơ quan Thường trực tổng hợp, trình Thủ tướng Chính
phủ trong tháng 3 năm 2018.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông và đơn vị liên quan, xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và
Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về
thông tin và cơ sở dữ liệu; xây dựng phương án đầu tư hệ thống dự phòng cho Cổng
thông tin một cửa quốc gia.
2. Về triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2017 của
Thủ tướng Chính phủ:
a) Bộ Tài chính đảm bảo tính sẵn sàng của của Cổng
thông tin một cửa quốc gia phục vụ triển khai chính thức Cơ chế một cửa quốc
gia đường hàng không; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Công
an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế tổ chức triển khai chính thức Cơ
chế một cửa quốc gia đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg .
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ
Tư pháp và cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử
lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng
không.
c) Trong tháng 3 năm 2018, Bộ Tài chính báo cáo Ủy
ban chỉ đạo 1899 việc kết nối, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng
không của các Bộ, các hãng hàng không.
3. Về kinh phí thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia:
Ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí đầu tư công nghệ
thông tin và triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của
Chính phủ đã bố trí trong dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan, Trong năm
2018, các Bộ chủ động sử dụng dụng nguồn vốn đã được bố trí trong dự toán để thực
hiện. Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, có thu phí hoặc các khoản thu
khác thì có thể sử dụng nguồn này để hỗ trợ thực hiện. Đối với các hạng mục
dùng chung, Tổng cục Hải quan đề xuất, báo cáo Ủy ban 1899.
Các Bộ, ngành chủ động rà soát, đề xuất kinh phí
năm 2019 gửi Bộ Tài chính tổng hợp, đưa vào dự toán ngân sách để trình cấp có
thẩm quyền bố trí thực hiện.
4. Giải pháp về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu:
a) Các Bộ, ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm
vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số
27/CT-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cắt giảm,
giảm tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%; rà soát, loại bỏ
50% số mặt hàng thuộc danh mục phải kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ, ngành mình
quản lý, gửi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành cho Cơ quan Thường trực
tổng hợp, báo cáo Ủy ban chỉ đạo 1899 trong Quý II năm 2018.
b) Các Bộ, ngành khẩn trương rà soát danh mục văn bản
quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung theo đúng tiến độ và thời hạn đã đề ra tại
các Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định quyết định số 2026/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
c) Tiếp tục cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
- Rà soát loại bỏ những quy định chồng chéo trong
hoạt động kiểm tra chuyên ngành; bỏ quy định chứng nhận hợp quy theo từng lô hàng nhập khẩu
và theo người nhập khẩu; thu hẹp danh mục, số lượng mặt hàng phải kiểm tra tại
khâu thông quan (trừ các loại hàng hóa có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm, kiểm
dịch, an ninh quốc gia); áp dụng thông lệ quốc tế, đơn giản hóa thủ tục hành
chính; chuyển mạnh sang hậu kiểm, hướng tới kiểm tra tại nguồn, công nhận lẫn
nhau về kết quả kiểm tra chuyên ngành; áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra
chuyên ngành.
- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải
kiểm tra chuyên ngành, khi ban hành danh mục phải kèm theo mã HS phù hợp với
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; phải công bố quy chuẩn, tiêu
chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra. Mặt hàng nào chưa có hoặc không có
quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra thì không đưa vào diện
kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan (trừ trường hợp hàng hóa đặc thù);
- Tách bạch cơ quan soạn thảo, ban hành các quy định
về quản lý, kiểm tra chuyên ngành với đơn vị thực hiện kiểm tra;
- Thống nhất một đơn vị thực hiện kiểm tra chuyên
ngành đối với một mặt hàng, chấm dứt tình trạng một mặt hàng phải qua kiểm tra
chuyên ngành của nhiều cơ quan khi thông quan;
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để
nhiều tổ chức được tham gia cung cấp các dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm định,
chứng nhận…; xóa bỏ tình trạng độc quyền trong cung cấp các dịch vụ này của một
số cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như hiện nay;
- Điện tử hóa thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả...)
kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ
chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
d) Thực hiện xã hội hóa, hợp tác theo hình thức PPP
trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng: Chuyển
mạnh các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích, kiểm định cho các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện; các Bộ, cơ quan nhà nước chỉ ban hành
tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra và tập trung nguồn lực
để thanh tra, kiểm tra theo phương thức quản lý rủi ro và hậu kiểm.
đ) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên
quan:
- Rà soát, điều chỉnh giảm mức phí về kiểm định, kiểm
tra đối với một số mặt hàng, lĩnh vực theo hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp;
- Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định của
Chính phủ quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trình Chính
phủ trong tháng 3 năm 2018;
- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm kiểm tra chuyên ngành
hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn
trương giải quyết các vướng mắc về kiểm dịch động vật đối với các sản phẩm đã
qua chế biến sâu của doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên
quan sớm trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung quyết định số 1899/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 10 năm 2016 để bổ sung, kiện toàn nhiệm vụ, bộ máy giúp việc của Ủy
ban 1899 theo hướng tinh giản, hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Công Thương và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất khả năng tích hợp chương
trình hành động phát triển logistics quốc gia với nhiệm vụ của Ủy ban, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2018.
6. Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo 1899 chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, sắp xếp lịch làm việc của
Trưởng ban Ủy ban chỉ đạo 1899 với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ
quan Thường trực trong Quý I năm 2018; với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Y tế trong Quý II năm 2018; với Bộ Giao thông vận tải và một số đơn vị
khác trong Quý III năm 2018.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết,
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu
tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế, Nội vụ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tổng cục Hải quan;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, TKBT, KGVX, PL,
QHQT;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Sỹ Hiệp
|