ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 649/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
31 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
828/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc
giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho các Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng,
đoàn thể, các hội đặc thù và đơn vị cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số
21/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban
hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022;
Căn cứ Quyết định số
1092/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận phê duyệt Đề án nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 1101/TTr-SCT ngày 26 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch nhân rộng
Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022, gồm các nội
dung chủ yếu sau đây:
1. Dự án chợ được lựa chọn triển
khai nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm:
a) Dự án chợ Nhơn Sơn
- Quy mô: chợ hạng III
- Địa điểm: xã Nhơn Sơn, huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. b) Dự án chợ Thanh Hải
- Quy mô: chợ hạng III
- Địa điểm: xã Thanh Hải, huyện
Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
2. Thời gian triển khai, thực
hiện: Trong năm 2022
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Tổng
kinh phí triển khai Nhân rộng Mô hình chợ ATTP: 432.200.000 đồng (Bốn trăm
ba mươi hai triệu hai trăm nghìn đồng). Trong đó:
- Ngân sách địa phương:
360.000.000 đồng (Từ nguồn kinh phí thực hiện nhân rộng mô hình chợ an toàn
thực phẩm đã phân bổ cho Sở Công Thương tại Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày
15/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022
cho các Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể, các hội đặc thù và đơn vị cấp tỉnh).
- Nguồn xã hội hóa: 74.200.000
đồng (Từ các hộ kinh doanh tại chợ).
4. Cơ quan chủ trì, cơ quan phối
hợp:
a) Cơ quan chủ trì: Sở Công
Thương
b) Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận năm 2022 được ban hành tại Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, Đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ
chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐ, VXNV;
- Lưu: VT, KTTH Nam
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Tấn Cảnh
|
KẾ HOẠCH
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NINH THUẬN NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề
án nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (theo
Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh),
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng Mô hình chợ an toàn
thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
1. Mục tiêu:
- Triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
theo Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Lựa chọn dự án chợ phù hợp để
triển khai thực hiện nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trong năm 2022.
2. Yêu cầu:
- Các Sở, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân huyện có chợ được lựa chọn triển khai kế hoạch, chủ động, tích cực
trong công tác tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch
này đảm bảo hiệu quả.
- Vận động, khuyến khích đơn vị
kinh doanh khai thác và quản lý chợ, thương nhân kinh doanh tại chợ và các tổ
chức, cá nhân có liên quan ủng hộ, đồng thuận và tích cực phối hợp triển khai
thực hiện nhân rộng Mô hình.
II. TRIỂN
KHAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022
1. Lựa chọn
dự án chợ phù hợp triển khai thực hiện nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm
(ATTP):
Thực hiện Quyết định số
1092/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Đề án nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đến
nay trên địa bàn tỉnh đã có 04 chợ thực hiện Mô hình chợ an toàn thực phẩm cụ
thể: chợ Cà Ná, huyện Thuận Nam; chợ Trung tâm huyện Thuận Bắc, huyện Thuận Bắc;
chợ Tân Sơn, huyện Ninh Sơn và chợ Phan Rang,thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Năm 2022, trên cơ sở đăng ký
nhu cầu của UBND các huyện, cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tiến hành khảo sát
thực tế về sự phù hợp, khả năng đáp ứng Tiêu chí của các chợ do các địa phương
đề xuất, thống nhất chọn 02 chợ gồm chợ Nhơn Sơn và chợ Thanh Hải để thực hiện
nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm trong năm 2022. Thông tin cụ thể về dự
án chợ được lựa chọn:
1.1. Dự
án chợ Nhơn Sơn
a) Thông tin dự án
- Quy mô: chợ hạng III
- Diện tích: 6.100m2
- Địa điểm: xã Nhơn Sơn, huyện
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
- Tình hình đầu tư, kinh doanh
khai thác và quản lý: Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn triển khai đầu
tư xây mới Chợ Nhơn Sơn với tổng vốn đầu tư 5.5 tỷ đồng nhằm thay thế chợ cũ đã
xuống cấp. Đến nay, chợ mới đã xây dựng xong và dự kiến sẽ bàn giao công trình
vào tháng 5/2022.
Chợ Nhơn Sơn mới sẽ là địa điểm
buôn bán, trao đổi hàng hóa khang trang, thuận lợi cho người dân địa phương,
góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một lượng lớn lao động tại chỗ,
cải thiện đời sống, thực hiện an sinh xã hội đáp ứng được sự mong đợi của người
dân và tạo thuận lợi cho chính quyền trong việc quản lý các hoạt động trao đổi
mua bán tại chợ. Đồng thời, thu hút các thương nhân, các nhà cung cấp, đại lý đến
tham gia kinh doanh phát triển kinh tế, giao thương tại địa phương.
Do chợ mới xây dựng, các hạng mục
công trình cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên một số hạng mục phục vụ cho việc mua
bán một số mặt hàng như thịt, cá, rau, thực phẩm chế biến chưa có, để tạo thuận
lợi cho việc mua bán của các hộ kinh doanh, tiến tới việc xây dựng chợ Nhơn Sơn
trở thành chợ an toàn thực phẩm đáp ứng các quy định hiện hành của Nhà nước -
Tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm (TCVN 11856:2017), chợ Nhơn Sơn
cần đầu tư thêm một số hạng mục như: các bệ ngồi bán tại khu hàng cá, hàng thịt,
rau; tập huấn kiến thức về ATTP cho các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ, đồng
thời trang bị thêm một số thiết bị, dụng cụ hỗ trợ việc kinh doanh đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
b) Đánh giá hiện trạng
các điểm kinh doanh tại chợ và các điểm được lựa chọn để cải tạo, nâng cấp triển
khai Mô hình chợ ATTP Nhơn Sơn
- Hệ thống cấp điện khu vực chợ:
đã có.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
đã có
- Tổng số điểm dự kiến đăng ký
kinh doanh tại chợ: 125 điểm, trong đó gồm các điểm kinh doanh thực phẩm tươi sống,
thực phẩm chế biến và các hàng hóa khác. Hiện trạng chợ chưa có bệ ngồi bán cho
các khu vực bán thực phẩm như: cá, thịt, rau; khu bán thực phẩm đã qua chế biến
theo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo TCVN 11856:2017 .
+ Điểm kinh doanh cố định: 125
điểm, cụ thể gồm: hàng thịt, cá 38; rau, củ 12; thực phẩm khô, chế biến, trái
cây 47; vải, quần áo, đồ nhựa, thiết bị gia đình và hàng hóa khác 28.
+ Điểm kinh doanh không cố định
(vãng lai): Hiện trong khuôn viên chợ còn diện tích khu đất khoảng 1.000m2
dành cho các điểm kinh doanh vãng lai, không thường xuyên.
- Khu vực được lựa chọn để hỗ
trợ thực hiện các hạng mục:
- Số điểm kinh doanh được lựa
chọn để hỗ trợ trang bị bệ: 50 điểm khu hàng cá, thịt, rau, củ (38 hàng thịt,
cá và 12 hàng rau, củ).
c) Nội dung thực hiện
- Trang bị các bệ ngồi, quầy
hàng và một số trang thiết bị tại chợ ATTP:
+ Xây mới các bệ khu hàng cá,
thịt, rau củ đảm bảo cách mặt sàn chợ tối thiểu theo quy định;
+ Bảng tuyên truyền về vệ sinh
an toàn thực phẩm tại chợ;
+ Trang bị khẩu trang có khẩu
hiệu tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Biển hiệu ghi tên người bán,
số điện thoại của hộ kinh doanh tại chợ;
+ Sổ ghi chép phục vụ truy xuất
nguồn gốc hàng hóa;
+ Trang bị thùng đựng rác thải
thực phẩm có nắp đậy/xô, chậu…
- Tập huấn kiến thức ATTP:
+ Tổ chức lớp tập huấn kiến thức
an toàn thực phẩm cho đối tượng là các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Nhơn
Sơn; cán bộ quản lý chợ Nhơn Sơn và các cá nhân có liên quan.
+ Thời gian: Dự kiến Quý
IV/2022
+ Địa điểm: tại xã Nhơn Sơn,
huyện Ninh Sơn.
+ Số lượng: khoảng 125 học
viên/lớp
1.2. Dự
án chợ Thanh Hải
a) Thông tin dự án
- Quy mô: chợ hạng III
- Diện tích: 4.000m2
- Địa điểm: xã Thanh Hải, huyện
Ninh Hải.
- Chợ Thanh Hải được đầu tư xây
mới theo mô hình xã hội hóa, do Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Phú Thịnh đầu
tư, kinh doanh khai thác và quản lý, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người
dân trong khu vực. Dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động từ tháng 12/2019 với tổng
vốn đầu tư 11.667.169.000 đồng.
Từ khi đưa vào hoạt động đến
nay, Chợ Thanh Hải đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một số bộ phận lao
động tại chỗ, cải thiện đời sống, thực hiện an sinh xã hội. Đáp ứng được sự
mong đợi của người dân và là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa khang trang, thuận
lợi.
Do đó, để tiếp tục đáp ứng các
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành của Nhà nước -
Tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm (TCVN 11856:2017), chợ Thanh Hải
cần hoàn thiện thêm một số hạng mục như: cập nhật kiến thức về ATTP cho các hộ
tiểu thương kinh doanh tại chợ, trang bị thêm một số thiết bị, dụng cụ đảm bảo
chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
b) Đánh giá hiện trạng
các điểm kinh doanh tại chợ và các điểm được lựa chọn để cải tạo, nâng cấp triển
khai Mô hình chợ ATTP Thanh Hải
- Hệ thống cấp điện khu vực chợ:
đã có.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
đã có
- Điểm kinh doanh cố định tại
chợ có 134 điểm, trong đó có: 14 kiot kiên cố 12m2, 40 kiot vách
tôn, khu kinh doanh thực phẩm và chế biến, cụ thể gồm: hàng cá 24; hàng thịt 8;
hàng rau củ quả 16, hàng trái cây 16; ăn uống 16, gia dụng 16, tạp hoá 16, quần
áo 7. Lối đi hàng cá đã được lát gạch sạch sẽ và các bệ ngồi cũng được sắp xếp
khang trang.
Tính đến nay số điểm kinh doanh
thực tế tại chợ có 56 điểm, cụ thể gồm: hàng cá 10; hàng thịt 07; rau củ quả
08, trái cây 10; ăn uống 06; hàng trứng 03… gia dụng 3, tạp hoá 5, quần áo 4.
Trong đó, có 40 điểm kinh doanh thực phẩm: 9 điểm cá, 07 điểm thịt, 8 điểm rau,
03 điểm trứng, 07 điểm trái cây, 06 điểm ăn uống. Lối đi hàng cá đã được lát gạch
sạch sẽ và các bệ ngồi cũng được sắp xếp khang trang. Thực hiện bố trí, sắp xếp
các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm
chéo khi có dịch bệnh.
Hiện trạng chợ một số hộ chưa
có bảng tên thông tin về hộ kinh doanh, chưa có bảng tuyên truyền tiêu chí mô
hình chợ ATTP theo tiêu chuẩn chợ vệ sinh an toàn thực phẩm theo TCVN
11856:2017.
c) Nội dung thực hiện
- Tập huấn, cập nhật kiến thức
ATTP: Tổ chức lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
các hộ kinh doanh tại chợ, đối tượng là các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ
Thanh Hải; đơn vị quản lý chợ Thanh Hải và các cá nhân có liên quan. Thời gian:
Dự kiến Quý IV/2022. Địa điểm: tại xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Số lượng: khoảng
60 học viên/lớp. (56 hộ kinh doanh và 04 thành viên ban quản lý chợ)
- Trang bị một số hạng mục còn
thiếu nhằm đáp ứng các tiêu chí chợ ATTP theo quy định:
+ Bảng tuyên truyền về vệ sinh
an toàn thực phẩm tại chợ;
+ Trang bị khẩu trang có khẩu
hiệu tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Biển hiệu ghi tên người bán,
số điện thoại của hộ kinh doanh tại chợ;
+ Sổ ghi chép phục vụ truy xuất
nguồn gốc hàng hóa;
+ Một số dụng cụ, trang thiết bị
khác.
2. Tiêu
chí thực hiện, đánh giá Chợ ATTP: Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt
Nam về chợ kinh doanh thực phẩm (TCVN 11856:2017) để áp dụng thực hiện phù hợp
với thực tiễn tại địa phương.
3. Hỗ trợ
kết nối nguồn hàng đảm bảo an toàn thực phẩm vào cung ứng, tiêu thụ tại chợ:
Rà soát nguồn hàng, sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp để cung ứng, tiêu thụ
tại chợ; đồng thời, rà soát nguồn cung đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại
các tỉnh bạn để giới thiệu, kết nối tiêu thụ tại chợ.
4. Đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền:
- Phối hợp với Đài Phát thanh
và Truyền hình Ninh Thuận thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về bảo đảm
an toàn thực phẩm tại chợ; nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ Nhơn
Sơn, chợ Thanh Hải nhằm khuyến khích người dân, người tiêu dùng phát huy vai
trò giám sát, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
- Phối hợp với UBND huyện Ninh
Sơn, huyện Ninh Hải thường xuyên thông tin, tuyên truyền, triển khai các quy định
về ATTP nhằm duy trì và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thương nhân tại chợ
thực hiện tốt các tiêu chí chợ ATTP.
5. Thời
gian triển khai, thực hiện: Năm 2022
6. Nguồn
kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí triển khai Nhân rộng
Mô hình chợ ATTP: 432.200.000 đồng (đính kèm dự toán chi tiết). Trong
đó:
- Ngân sách địa phương:
360.000.000 đồng (Từ nguồn kinh phí thực hiện nhân rộng mô hình chợ an toàn thực
phẩm đã phân bổ cho Sở Công Thương tại Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày
15/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022
cho các Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể, các hội đặc thù và đơn vị cấp tỉnh).
- Nguồn xã hội hóa: 74.200.000
đồng (Từ các hộ kinh doanh tại chợ, tự trang bị một số dụng cụ, trang thiết bị).
7. Cơ quan
chủ trì, cơ quan phối hợp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Công
Thương
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
III. PHÂN
CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở
Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế,
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải và
các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại
Kế hoạch này.
- Phối hợp với UBND các huyện
Ninh Sơn, Ninh Hải tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tại chợ tích cực
tham gia thực hiện Mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ.
- Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện các yêu cầu đối với Mô hình chợ an toàn thực phẩm và trang bị một
số trang thiết bị để hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho thương
nhân tại chợ Nhơn Sơn, chợ Thanh Hải.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn rà soát nguồn hàng, sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp để cung ứng,
tiêu thụ tại chợ; đồng thời, rà soát nguồn cung đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm tại các tỉnh bạn để giới thiệu, kết nối tiêu thụ tại chợ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các yêu cầu, tiêu chí đối với các chợ đã đạt tiêu chí an
toàn thực phẩm để duy trì Mô hình.
2. Sở Y tế
phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này theo chức
năng, nhiệm vụ quản lý ngành; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đảm bảo an
toàn thực phẩm tại chợ Nhơn Sơn, chợ Thanh Hải; đưa ra các khuyến nghị, khuyến
cáo trong việc cải thiện, khắc phục những hạn chế trong kinh doanh thực phẩm tại
chợ đối với thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,
triển khai các quy định về về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm
trong chợ, đơn vị quản lý chợ và đối tượng liên quan; thanh tra, kiểm tra về an
toàn thực phẩm tại chợ và các nhiệm vụ khác có liên quan.
3. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở Công Thương:
thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành;
kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ Nhơn
Sơn, chợ Thanh Hải; đưa ra các khuyến nghị, khuyến cáo trong việc cải thiện, khắc
phục những hạn chế trong kinh doanh thực phẩm tại chợ đối với thực phẩm thuộc
ngành Nông nghiệp quản lý; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, triển khai các quy định
về về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ, đơn vị quản
lý chợ và các đối tượng có liên quan; thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm
tại chợ và các nhiệm vụ khác có liên quan.
- Chủ động rà soát, cung cấp
thông tin về nguồn hàng, sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp để cung ứng, tiêu thụ
tại chợ; cập nhật, giới thiệu đơn vị cung ứng hàng nông sản đảm bảo chất lượng,
an toàn và phối hợp với Sở Công Thương giới thiệu, kết nối tiêu thụ tại chợ.
- Tiếp tục triển khai các giải
pháp nhằm tạo nguồn cung các sản phẩm nông sản sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân; quản lý, kiểm soát tốt nguồn hàng, chất lượng sản phẩm
gia súc, gia cầm và các sản phẩm nông thủy sản thực phẩm đưa vào tiêu thụ tại
chợ theo quy định.
4. Sở Tài
chính phối hợp rà soát, thống nhất dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch nhân rộng Mô hình chợ an toàn thực phẩm năm 2022; hướng dẫn thanh quyết
toán nguồn vốn ngân sách tỉnh cho hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm đã phân bổ
cho Sở Công Thương tại Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh.
5. Sở Xây
dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các sở, ngành,
đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực
hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành.
6. Ủy ban
nhân dân các huyện: Ninh Sơn và Ninh Hải:
- Phối hợp với Sở Công Thương
triển khai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Kế hoạch nhân rộng Mô hình
chợ an toàn thực phẩm tại chợ Nhơn Sơn và chợ Thanh Hải theo các nội dung được
phê duyệt. Thực hiện một số nội dung cụ thể gồm:
+ Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện các yêu cầu đối với Mô hình chợ an toàn thực phẩm tại chợ Nhơn
Sơn và chợ Thanh Hải; giám sát, đôn đốc thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ
thực hiện đầy đủ các yêu cầu, tiêu chí chợ an toàn thực phẩm.
+ Phối hợp tổ chức tập huấn kiến
thức an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh tại chợ và các cá nhân liên quan về
ATTP theo quy định.
- Tuyên truyền, vận động các hộ
kinh doanh tại chợ, người dân địa phương cực tham gia thực hiện Mô hình chợ an
toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh.
- Thực hiện quản lý về an toàn
thực phẩm đối với các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ theo phân cấp.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan triển khai các hình thức liên kết sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn được sản xuất trên địa bàn
để đưa vào tiêu thụ tại chợ.
- Riêng Ủy ban nhân dân huyện
Ninh Sơn: chỉ đạo tổ chức quản lý chợ Nhơn Sơn đảm bảo phù hợp theo quy định
khi chợ chính thức đi vào hoạt động.
7. Đơn vị
kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Nhơn Sơn và chợ Thanh Hải:
- Phối hợp với Sở Công Thương
và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai các nội dung có
liên quan tại chợ, cụ thể:
+ Tuyên truyền, vận động các
thương nhân kinh doanh tại chợ tích cực tham gia thực hiện Mô hình chợ an toàn
thực phẩm; yêu cầu, vận động các hộ kinh doanh tự trang bị Biển hiệu ghi tên
người bán, số điện thoại của hộ kinh doanh tại chợ; sổ ghi chép phục vụ truy xuất
nguồn gốc hàng hóa; thùng đựng rác thải thực phẩm có nắp đậy/xô, chậu; trang bị
đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn và được vệ sinh sạch sẽ
trong quá trình kinh doanh.
+ Thực hiện tốt Phương án bố
trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh tại chợ bảo đảm việc kinh doanh thực phẩm
không ảnh hưởng chéo; thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường; trang bị, bố
trí số lượng phù hợp thùng rác có nắp đậy tại khu vực xung quanh chợ để thu gom
rác, hạn chế nguồn lây nhiễm, gây mất vệ sinh.
+ Thường xuyên phối hợp thực hiện
công tác tuyên truyền, hướng dẫn thương nhân tại chợ thực hiện đúng quy định về
an toàn thực phẩm để duy trì tốt Mô hình chợ an toàn thực phẩm. Bố trí cán bộ
theo dõi về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện để cán bộ tham gia các lớp
tập huấn về an toàn thực phẩm.
+ Theo dõi, giám sát hàng hóa,
thực phẩm nhập về kinh doanh tại chợ; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo với
cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với các trường hợp hàng hóa đưa
vào kinh doanh tại chợ không đảm bảo an toàn, gây hại đến sức khỏe con người.
+ Đôn đốc, nhắc nhở thương nhân
tại chợ thực hiện tốt việc khám sức khỏe định kỳ; công tác vệ sinh môi trường
xung quanh khu vực kinh doanh, thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định; niêm yết và
bán đúng giá niêm yết.
+ Phối hợp thực hiện các nội
dung khác tại Kế hoạch này khi có yêu cầu.
8. Các hộ
kinh doanh tại chợ Nhơn Sơn và chợ Thanh Hải:
- Chấp hành tốt các yêu cầu,
quy định về an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung tại kế hoạch
này.
- Tự trang bị Biển hiệu ghi tên
người bán, số điện thoại tại điểm kinh doanh tại chợ; sổ ghi chép phục vụ truy
xuất nguồn gốc hàng hóa; thùng đựng rác thải thực phẩm có nắp đậy/xô, chậu;
trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn và được vệ sinh sạch
sẽ trong quá trình kinh doanh.
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, triển khai các quy định về an toàn thực phẩm do các
sở, ngành, địa phương tổ chức.
- Bảo quản tốt, vệ sinh sạch sẽ
các quầy hàng, khu vực kinh doanh thực phẩm sau khi được trang bị; tích cực phối
hợp duy trì các yêu cầu, tiêu chí chợ an toàn thực phẩm tại chợ.
Các Sở, ngành, địa phương và
các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động
triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này./.