ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 419/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 22
tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỘ
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Sở hữu trí
tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và
quyền liên quan;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 31/TTr-SVHTTDL ngày 08 tháng
01 năm 2021 và Công văn số 290/SVHTTDL-QLDL ngày 03 tháng 02 năm 2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương
hiệu tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành, địa
phương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy chế theo đúng
quy định.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành ở tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ VHTT&DL;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, và Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Tập đoàn Trung Nguyên Legend;
- Cty TNHH truyền thông sự kiện PRO;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các phòng, ban, TT thuộc VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (HTN-35b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
|
QUY
CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đắk Lắk)
Chương
I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định
việc quản lý và sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị, tổ
chức, cá nhân được sử dụng các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk
Lắk.
2. Các đơn vị, tổ
chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng các sản phẩm trong Bộ nhận
diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
Điều
3. Nguyên tắc sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
1. Quản lý việc sử
dụng, khai thác giá trị các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk
Lắk theo Quy chế này và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Vị trí đặt các
biểu trưng trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk phải hài hòa, phù hợp,
cân đối và trang trọng.
3. Không được thay
đổi, viết, vẽ, thêm các chi tiết của các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương
hiệu tỉnh Đắk Lắk nói chung và tỷ lệ, vị trí hoặc khoảng cách giữa các chữ cái,
các hình khối trong biểu trưng nói riêng.
4. Không thay đổi màu
sắc hoặc thêm hiệu ứng khác vào các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu
tỉnh Đắk Lắk.
5. Không tự ý thêm
chữ, hình ảnh vào trong các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk
Lắk.
6. Không xoay dọc,
ngang, chéo hoặc lật ngược các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk
Lắk.
7. Không được thay
đổi các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk dưới các hình thức
khác.
8. Không tạo các liên
tưởng tiêu cực đến hình ảnh, uy tín của tỉnh Đắk Lắk.
Điều 4. Hình ảnh các
sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
1. Hình ảnh biểu
trưng (logo)
a) Biểu trưng chính
thức sử dụng trong nghi lễ khánh tiết
Màu
đất đỏ ba-zan
b) Biểu trưng ứng
dụng trong sản phẩm hành chính, thương mại, truyền thông
2. Hình thức thể hiện
câu thông điệp (slogan) và biểu trưng
a) Thông điệp và biểu
trưng sử dụng chính
b) Thông điệp và biểu
trưng sử dụng trong trường hợp các vật phẩm có diện tích quá nhỏ
3. Biểu trưng kết nối
của các địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk
Biểu tượng (Icon) ý
tưởng thực hiện tiêu biểu cho các huyện, thị xã của tỉnh Đắk Lắk với từng đặc
trưng riêng của huyện, dân tộc, tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch được tích
hợp chung trong biểu tượng của tỉnh nhưng vẫn kế thừa những di sản lấy ý tưởng
từ thổ cẩm của con người Tây Nguyên
4. Biểu trưng địa lý
(check in) của các địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk
5. Biểu tượng vui
(Mascot) của tỉnh Đắk Lắk
Bé voi - Biểu tượng vui của tỉnh Đắk Lắk
Điều 5.
Quy cách kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng biểu trưng, thông điệp
1. Quy
cách kỹ thuật biểu trưng
a) Cấu
trúc chi tiết - biểu trưng tỉnh Đắk Lắk
b) Khoảng
cách an toàn - biểu trưng tỉnh Đắk Lắk
Khoảng
cách an toàn nhằm đảm bảo biểu trưng luôn được thể hiện với mức độ rõ ràng và
tác động về thị giác lớn nhất. Không một yếu tố đồ họa nào được xâm phạm khu
vực này, ngoại trừ thông điệp đi cùng với biểu trưng. Tỷ lệ khoảng trống xung
quanh biểu trưng phải cân đối như chỉ dẫn hình ảnh bên dưới. Trong một số hiếm
trường hợp đặc biệt cần thiết (ví dụ làm nổi khối phù điêu, tượng đài, hoặc đèn
led…) có thể không tuân theo hướng dẫn này nhưng phải đảm bảo biểu trưng xuất
hiện rõ nét nhất có thể.
Khoảng
cách là 1/3 chiều cao hoặc chiều ngang của biểu trưng là khoảng trống bắt buộc
tối thiểu giữa biểu trưng với các yếu tố đồ họa, nội dung, hình ảnh khác nhằm
đảm bảo sự rõ ràng và dễ nhận biết của biểu trưng.
2. Hướng
dẫn sử dụng biểu trưng
a) Hệ
thống kẻ ô
Hệ thống
kẻ ô là một tiêu chuẩn đồ họa để đảm bảo hình ảnh không thay đổi của biểu trưng
và được sử dụng trong các tình huống truyền thông không qua in ấn.
Sử dụng
biểu trưng nguyên bản, không nên tự ý thay đổi biểu trưng theo bất cứ hình thức
nào, hình dạng hoặc tỷ lệ biểu trưng.
Chỉ nên
tăng hoặc giảm kích thước của toàn bộ biểu trưng theo đúng tỷ lệ biểu trưng
nguyên bản. Tất cả những thành phần biểu trưng phải rõ ràng, nổi bật và cách xa
hợp lý tất cả những thành phần đồ họa khác.
Hệ thống kẻ ô
b) Màu
sắc biểu trưng
Trong một
số trường hợp đặc biệt liên quan tới thi công với nhiều hình thức chất liệu
khác nhau, biểu trưng buộc phải thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, nên hạn chế việc
này, cố gắng giữ biểu trưng nguyên bản hoặc thay đổi màu chỉ trong một số tình
huống thiết kế đặc biệt liên quan tới truyền thông.
c) Khoảng
trống quanh biểu trưng
Khoảng
trống quanh biểu trưng được tính bằng chiều cao họa tiết hình tròn bên trong
biểu trưng. Nên hạn chế tối đa trường hợp có bất cứ họa tiết, chữ hay hình ảnh
nào xâm phạm vùng khoảng trống quanh biểu trưng này vì sẽ làm cho biểu trưng
trở nên sai lệch, bị rối, chi tiết không rõ ràng và mất đi tính nghiêm túc cũng
như ý nghĩa của biểu trưng.
d) Phối
hợp thương hiệu
Khi sử
dụng phối hợp với những biểu trưng khác trong chương trình tài trợ, biểu trưng
đứng kế không được cao hơn biểu trưng và cần tuân thủ khoảng trống quanh biểu
trưng như đã quy định.
đ) Kích
thước nhỏ nhất của biểu trưng
Trong mọi
tình huống thiết kế hay thi công thì 2cm là kích thước tối thiểu cho phép sử
dụng đối với biểu trưng nguyên bản đầy đủ thành phần.
Một số
trường hợp sử dụng biểu trưng nhỏ hơn kích thước 2cm thì dùng biểu trưng giản
lược thành phần như bên dưới.
e) Biểu
trưng thi công nổi
Trong
nhiều tình huống thi công bằng chất liệu trong không gian nội ngoại thất hoặc
hệ thống bảng hiệu thì biểu trưng có quyền làm nổi theo những dạng với quy định
như sau:
Có thể
làm nổi lên hoặc âm xuống, nhưng độ dày của biểu trưng không nên vượt quá ½ bề
ngang nét của ký tự “P” trong biểu trưng, ta có độ dày chuẩn tính bằng “X” .
Tuy nhiên
trong một số trường hợp thi công đặc biệt, nếu việc thi công không ảnh hưởng
đến sự nhất quán của tinh thần thương hiệu, có thể thi công biểu trưng theo yêu
cầu của từng trường hợp đó.
g) Font
thông điệp
Sử dụng
font Trajan Pro 3 cho thông điệp không nên tự ý thay đổi font, cấu trúc hoặc tỷ
lệ font theo bất cứ hình thức nào
Font sử dụng
cho thông điệp là font có chân tuyệt đối không được sử dụng font không chân cho
thông điệp, dưới đây là cách nhận biết font không chân và có chân:
g) Thông
điệp đi cùng biểu trưng
Dưới đây
là những định dạng của thông điệp trong truyền thông:
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TỈNH ĐẮK LẮK
Điều 6.
Quản lý Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan sở hữu Bộ nhận diện thương hiệu của tỉnh.
2. Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan trực
tiếp tham mưu quản lý, hướng dẫn, chấp thuận việc sử dụng các sản phẩm trong Bộ
nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk; quản lý việc khai thác các giá trị trong Bộ
nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
3. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột có trách nhiệm phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý, hướng dẫn việc sử dụng và
phát huy sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk nói chung và biểu
trưng địa lý của địa phương mình nói riêng.
Điều 7.
Quy cách thể hiện biểu trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu
tỉnh Đắk Lắk
1. Trên
các ấn phẩm, vật dụng như quà lưu niệm, sổ công tác, sách, phong bì và các ấn
phẩm khác: Các biểu trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu được
đặt ở vị trí phù hợp, trang trọng, kích thước cân đối với kích thước của ấn
phẩm, hình thức thể hiện tuân thủ các quy định của Quy chế này.
2. Trên
các áp phích, băng rôn, panô tuyên truyền cổ động: Các biểu trưng (Biểu
trưng, thông điệp, biểu trưng kết nối của các địa phương thuộc tỉnh, biểu trưng
địa lý của các địa phương thuộc tỉnh) được in, dán vào góc trên bên trái
hoặc chính giữa phía trên theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên, đảm
bảo hài hòa, phù hợp, cân đối và trang trọng. Biểu tượng vui được đặt ở vị trí
phù hợp, cân đối và trang trọng.
3. Trên
các phông trang trí hội nghị: Việc sử dụng các biểu trưng được đặt bên trái
phông, ở vị trí thấp hơn Đảng kỳ, Quốc kỳ, Quốc huy theo hướng nhìn từ ngoài
vào hoặc từ dưới lên.
4. Đặt
các biểu trưng trong trường hợp đặt cạnh biểu trưng khác: Khi đặt biểu trưng
tỉnh Đắk Lắk cạnh một biểu trưng khác thì biểu trưng tỉnh Đắk Lắk ở bên phải,
biểu trưng khác ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.
5. Đặt
biểu trưng trong trường hợp đặt nhiều biểu trưng khác:
a) Cách
1: Đặt biểu trưng tỉnh Đắk Lắk ở giữa, biểu trưng thứ hai ở bên trái, biểu
trưng thứ ba ở bên phải, biểu trưng thứ tư tiếp theo bên trái, biểu trưng thứ
năm tiếp theo bên phải và xếp tiếp tục các biểu trưng khác còn lại theo nguyên
tắc trái, phải cho đến khi hết theo vần chữ cái đầu tiên tên tiếng Anh hoặc
tiếng Việt.
b) Cách
2: Đặt các biểu trưng theo thứ tự từ trái sang phải (theo hướng nhìn từ dưới
lên hoặc từ ngoài vào) theo vần chữ cái đầu tiên tên tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Điều 8.
Sử dụng biểu trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
để xây dựng làm quà tặng
1. Biểu
trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk được xây dựng
để làm quà tặng cho các tập thể và cá nhân trong các sự kiện chính trị, đối
ngoại, các ngày lễ có tính chuyên biệt, quà lưu niệm cho các tập thể, cá nhân
có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk.
2. Thiết kế,
sử dụng biểu trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
để làm quà tặng tại các hoạt động trên phải tuân thủ đúng quy cách kỹ thuật,
quy cách thể hiện được quy định tại Quy chế này.
Điều 9.
Sử dụng các sản phẩm của Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk trong hoạt động
thương mại và trong các hoạt động khác
1. Các
đơn vị, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng các sản phẩm trong Bộ nhận diện
thương hiệu tỉnh Đắk Lắk trong các sự kiện chính trị, kinh tế, thương mại, văn
hóa, xã hội, đối ngoại (phi lợi nhuận) nhằm mục đích quảng bá hình ảnh tỉnh Đắk
Lắk nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy cách kỹ thuật, quy cách thể hiện được
quy định tại Quy chế này.
2. Các
đơn vị, tổ chức, cá nhân khai thác thương mại (thu lợi nhuận) từ Bộ nhận diện
thương hiệu tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý Bộ nhận diện
thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch
1. Trách
nhiệm
a) Tiếp
nhận, tổng hợp các ý kiến phản ánh về việc quản lý, sử dụng Bộ nhận diện thương
hiệu tỉnh Đắk Lắk báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải file thiết kế quy chuẩn biểu
trưng và các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk trên Cổng
thông tin điện tử tại địa chỉ: https//daklak.gov.vn, đồng thời chủ động thực
hiện đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tại địa chỉ: http://vhttdldaklak.gov.vn/ để các tổ chức, cá nhân biết và khai
thác, sử dụng hiệu quả.
c) Tổ
chức tuyên truyền, giới thiệu Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk đến các cơ
quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
d) Thực
hiện các trách nhiệm khác theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Quyền
hạn
a) Là cơ
quan trực tiếp tham mưu quản lý, hướng dẫn sử dụng biểu trưng và các sản phẩm
trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk và là cơ quan được quyền thực hiện
tác phẩm phái sinh từ tác phẩm chính; có ý kiến phúc đáp bằng văn bản đến các
tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sử dụng biểu trưng và các sản phẩm trong
Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk theo quy định của Quy chế này và các quy
định của pháp luật có liên quan.
b) Đình
chỉ, xử lý việc sản xuất, in, khắc, dán, sao chép biểu trưng và các sản phẩm
trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk của các tổ chức, cá nhân không thực
hiện đúng với các quy định của pháp luật và Quy chế này.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, tổ chức và cá
nhân sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk
1. Trách
nhiệm
a) Có
trách nhiệm giữ gìn và phát triển hình ảnh tốt đẹp của tỉnh Đắk Lắk trong quá
trình sử dụng các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
b) Kịp
thời phát hiện, khắc phục và sửa chữa các sai phạm (nếu có) trong quá trình sử
dụng các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk.
2. Quyền
hạn: Được sử dụng các sản phẩm trong Bộ nhận diện thương hiệu của tỉnh,
khai thác thương mại Bộ nhận thương hiệu của tỉnh theo quy định tại Quy chế
này.
Điều 12. Xử lý vi phạm
Đối với
các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan
được quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xem xét và xử lý theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Điều 13. Hiệu lực thực hiện
Bộ nhận
diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk bắt đầu được sử dụng kể từ khi Quy chế này có
hiệu lực thi hành, cho đến khi có văn bản khác thay thế Quy chế này.
Điều 14. Trong quá
trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc các vấn đề phát sinh,
đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.