BỘ CÔNG
THƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3806A/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày
20 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHÒNG
VỆ THƯƠNG MẠI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số
48/2013/NĐ- CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của các
Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15
tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản
lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29
tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội
dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ
thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành
chính được thay thế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này thay thế cho Quyết định số
1821/QĐ-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới ban hành
trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công
Thương và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ
thương mại và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Bộ Tài chính;
- Văn phòng Bộ (THCC);
- Lưu: VT, PVTM.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Khánh
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BCT ngày tháng năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phòng vệ
thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Công Thương)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục
thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công
Thương
STT
|
Số hồ sơ
TTHC
|
Tên TTHC được
thay thế
|
Tên thủ tục hành chính thay thế
|
Tên VBQPPL
quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
1.000214
|
Khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra
áp dụng biện pháp phòng vệ
|
Khai báo nhập khẩu đối
với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
|
Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy
định chi tiết một số nội dung về
các biện pháp phòng vệ thương mại
|
Phòng vệ thương mại
|
Cục Phòng vệ thương mại
|
2
|
1.000209
|
Miễn trừ, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(lần đầu)
|
Miễn trừ áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại
|
Phòng vệ thương mại
|
Cục Phòng vệ thương mại
|
3
|
1.000226
|
Bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại
|
Bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
|
Phòng vệ thương mại
|
Cục Phòng vệ thương mại
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
I. Thủ tục hành
chính cấp trung ương
1. Khai báo
nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ
khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại. Ngày tiếp
nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến hoặc
tính theo ngày gửi hồ sơ theo hình thức điện tử.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo nhập khẩu, Cơ quan điều tra phòng vệ thương
mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
- Trong trường hợp hồ sơ khai báo nhập khẩu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra
phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại
gửi xác nhận về việc đã khai báo nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo
đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp tại Cục Phòng vệ
thương mại, Bộ Công Thương: Số 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
- Thông qua hệ thống bưu điện;
- Thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực
tuyến.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra bao gồm:
* Thành phần:
- Đơn khai báo nhập khẩu: 01 bản
Đơn khai báo nhập khẩu theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT
ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một
số nội dung về các biện pháp phòng vệ
thương mại;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao
(có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Giấy chứng nhận chất lượng hoặc
các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản
sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cá nhân;
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Công Thương.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Phòng
vệ thương mại.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Cục Phòng vệ thương mại.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận lượng nhập
khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn khai
báo nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày
15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại ./.
PHỤ LỤC
II:
MẪU ĐƠN KHAI BÁO NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
V/v khai báo nhập khẩu hàng hóa [..1..]
|
……..,
ngày …. tháng …. năm …..
|
ĐƠN
KHAI BÁO NHẬP KHẨU
Kính
gửi: Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
- Tên tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc
nhập khẩu hàng hóa bị điều tra:
- Địa chỉ:
..............................................................................................................................
- Điện thoại:
…………………………Fax:……………………. Email: ....................................
- Giấy chứng nhận ĐKDN/ĐKKD/ĐT: .................................................................................
- Họ và tên người đại diện pháp luật:
………………………Chức vụ: .................................
- Loại hình hoạt động:
........................................................................................................
Đề nghị Cục Phòng vệ thương mại -
Bộ Công Thương xác nhận việc khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra theo Quyết
định số ………/QĐ-BCT ngày
tháng năm của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc tiến hành điều tra …… và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15
tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương về
các biện pháp phòng vệ thương mại, chi tiết về lô hàng như sau:
STT
|
Tên hàng
|
Mã HS
(8 số)
|
Tên thương mại
|
Nước xuất khẩu
|
Nước xuất xứ
|
Mục đích nhập khẩu
|
Số lượng, khối lượng (Đơn vị...)
|
Trị giá (USD)
|
1
|
…
|
…
|
|
|
|
|
…
|
…
|
2
|
…
|
…
|
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
|
…
|
…
|
- Hợp đồng nhập khẩu số: ……ngày….. tháng….. năm……….
- Hóa đơn thương mại số: ……ngày……
tháng ……năm……
- Giấy chứng nhận chất lượng (các
văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành): ……………….
- Tổng số lượng/khối lượng:
…………………………..
- Tổng trị giá (USD): ……………………..
(Quy đổi ra USD trong trường hợp
thanh toán bằng các ngoại tệ khác)
- Cửa khẩu nhập khẩu: ………………………..
(Trường hợp nhập khẩu từ khu
phi thuế quan, đề nghị ghi rõ)
- Thời gian dự kiến làm thủ tục nhập
khẩu:
(Ghi dự kiến từ ngày....
tháng.... năm... đến ngày…. tháng..... năm....)
Tôi cam đoan tất cả các thông tin
khai báo trên đây là đúng và đầy đủ và hiểu rằng những lô hàng nhập khẩu này có
thể bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực trở về trước theo quy
định tại Điều 45 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định
chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ
thương mại./.
|
………….,
Ngày ……tháng…… năm 20....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
___________________
1
Hàng hóa bị điều tra được mô tả tại Quyết định tiến hành điều tra của Bộ Công
Thương
2. Miễn trừ
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
a) Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày Cơ quan điều tra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ, tổ chức, cá nhân
nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ).
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông
báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
- Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ
thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng
đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính
xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra Quyết
định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều
tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại.
- Cơ quan điều tra có trách nhiệm
gửi Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bằng văn bản cho
tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công
khai quyết định miễn trừ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang
thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp tại Cục Phòng vệ
thương mại, Bộ Công Thương: Số 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
- Thông qua hệ thống bưu điện;
- Thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực
tuyến.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần:
1. Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại (sau đây gọi là hồ sơ miễn trừ) bao gồm các giấy tờ và tài
liệu sau đây
- Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại theo
mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện
pháp phòng vệ thương mại ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập
khẩu đề nghị miễn trừ, bao gồm: tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi;
các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng
chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số
hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- Thông tin về khối lượng, số lượng
và trị giá nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần
nhất và năm hiện tại);
- Quy trình sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ (nếu
có);
- Nhu cầu tiêu thụ hoặc sử dụng
hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần nhất và năm
hiện tại);
- Định mức tiêu hao hoặc định mức
sử dụng nguyên vật liệu là hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ;
- Văn bản, tài liệu hoặc mẫu mã chứng
minh sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại.
- Thông tin về cơ sở, dây chuyền sản xuất và sản
lượng sản xuất hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại;
- Tài liệu chứng minh về nhu cầu sử dụng lượng
hàng hóa đề nghị miễn trừ, bao gồm: hợp đồng ký kết với khách hàng, phê duyệt
các dự án đang triển khai hoặc các tài liệu có liên quan.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cá nhân;
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Công Thương.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Phòng
vệ thương mại.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Cục Phòng vệ thương mại.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ
Tài chính.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại theo
mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện
pháp phòng vệ thương mại .
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số
hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các
trường hợp sau:
1. Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
2. Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà
hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
3. Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh
tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
4. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong
nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
5. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong
nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;
6. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông
tư số 37/2019/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục
đích phi thương mại khác.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày
15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại./.
3. Bổ sung lượng
hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp trực
tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ
miễn trừ bổ sung).
- Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ bổ sung chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng
vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng
đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được
yêu cầu bổ sung.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ miễn trừ bổ sung đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét
ra quyết định bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại (sau đây gọi tắt là quyết định miễn trừ bổ sung). Trong trường hợp không bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo lý do cho tổ chức, cá
nhân đề nghị miễn trừ bổ sung.
- Cơ quan điều tra có trách nhiệm
gửi quyết định miễn trừ bổ sung bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công
khai quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện
tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan
điều tra.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp tại Cục Phòng vệ
thương mại, Bộ Công Thương: Số 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
- Thông qua hệ thống bưu điện;
- Thực hiện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực
tuyến.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần:
- Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm
theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ
thương mại;
- Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu
được miễn trừ của cơ quan hải quan;
- Báo cáo xuất nhập khẩu tồn kho đối với sản phẩm
được miễn trừ;
- Báo cáo tình hình sản xuất hàng
hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào;
- Kế hoạch sản xuất trong thời
gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin,
tài liệu cần thiết khác
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cá nhân;
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Công Thương.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Phòng
vệ thương mại.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Cục Phòng vệ thương mại.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ sung lượng hàng hóa được
miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm
theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ
thương mại;
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số
hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các
trường hợp sau:
1. Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
2. Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà
hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
3. Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh
tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
4. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong
nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;
5. Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong
nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;
6. Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông
tư số 37/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi
thương mại khác.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày
15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại ./.
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ / BỔ SUNG LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC
MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các
biện pháp phòng vệ thương mại )
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà
Nội, ngày tháng năm
|
MIỄN
TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
|
Vụ việc: (Chống bán phá giá,
Chống trợ cấp, Tự vệ)
Mã vụ việc:
Đề nghị2: (lần đầu, bổ sung)
|
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ
NGHỊ MIỄN TRỪ
1. TÊN CÔNG TY: ...............................................................................................................
Thông tin Giấy chứng nhận
ĐKDN/ĐKKD/ĐT:
....................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ............................................................................................................
Địa chỉ:
.................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………..Email:
............................................................
Người liên hệ: …………………………………Di động:
.........................................................
2. ĐẠI DIỆN PHÁP LÝ (NẾU CÓ)
.............................................................................................................................................
3. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH
Loại hình hoạt động của doanh nghiệp:
(sản xuất, kinh doanh thương mại, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa đề nghị miễn trừ
để sản xuất, loại khác...)
II. THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ
1. TÊN VÀ MÔ TẢ ĐẦY ĐỦ VỀ HÀNG HÓA
ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ
.............................................................................................................................................
2. CUNG CẤP THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ
SẢN PHẨM ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ THEO BẢNG SAU
(Đề nghị cung cấp các tài liệu sẵn
có kèm theo mô tả làm rõ)
2.1. Hàng hóa đề nghị miễn trừ
thứ nhất:
Phân loại Mã HS:
Đặc điểm
|
Hàng hóa đề nghị miễn trừ
|
Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh
tranh trực tiếp sản xuất trong nước (hoặc không sản xuất được vui lòng nêu
rõ)
|
Lượng hóa đặc điểm khác biệt
giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa tương tự, cạnh tranh trực tiếp
|
Đặc tính vật lý
|
|
|
|
Thành phần cấu tạo (hóa học)
|
|
|
|
Kích thước
|
|
|
|
Tiêu chuẩn kỹ thuật
|
|
|
|
Chất lượng
|
|
|
|
Mục đích sử dụng
|
|
|
|
Phân khúc Thị trường
|
|
|
|
Người tiêu dùng cuối cùng
|
|
|
|
Khác
|
|
|
|
2.2. Hàng hóa đề nghị miễn trừ
thứ 2, 3,..(vui lòng cung cấp các thông tin tương tự
nêu tại Mục 2.1)
III. LÝ DO ĐỀ NGHỊ MIỄN TRỪ
Đề nghị nêu rõ căn cứ và lý do mà
doanh nghiệp đề nghị Cơ quan điều tra miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu trong vụ việc.
IV. THÔNG TIN VỀ LƯỢNG VÀ GIÁ
TRỊ NHẬP KHẨU
Vui lòng cung cấp thông tin về
lượng và giá trị nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 03 năm gần nhất và đến
thời điểm hiện tại theo mẫu dưới đây
Nước xuất xứ bị Điều tra, áp
dụng:…………..
|
Năm 01
|
Năm 02
|
Năm 03
|
Năm hiện tại
|
Lượng (đơn vị)
|
|
|
|
|
Trị giá (đơn vị)
|
|
|
|
|
Đơn giá (đơn vị)
|
|
|
|
|
Các thông tin, số liệu trong Mục
này nếu doanh nghiệp có yêu cầu bảo mật, vui lòng ghi rõ
V. KHỐI LƯỢNG, SỐ LƯỢNG ĐỀ NGHỊ
MIỄN TRỪ
Vui lòng ghi rõ khối lượng, số
lượng đề nghị miễn trừ và căn cứ xác định số liệu này.
VI. CÁC TÀI LIỆU, THÔNG TIN LÀM
RÕ MÔ TẢ HÀNG HÓA GỬI KÈM THEO ĐƠN
a) Tài liệu chứng minh về sự khác
biệt (về đặc tính lý hóa học, bề mặt sản phẩm,...) giữa hàng hóa đề nghị miễn
trừ và hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước
b) Hồ sơ năng lực sản xuất hàng
hóa có sử dụng đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ;
c) Hồ sơ về nhập khẩu lượng và giá
trị nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ trong 03 năm gần nhất;
d) Các giấy tờ khác (nếu có).
VII. CAM KẾT
Người ký tên (đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp) xin cam kết những thông tin được nêu trên đây là đầy đủ
và chính xác và hiểu rằng những thông tin này sẽ được Cơ quan điều tra kiểm tra
và xác minh lại.
Tôi sẵn sàng chấp nhận việc Cơ
quan điều tra đến thẩm tra tại cơ sở của tôi để xác minh về những thông tin được
cung cấp trong Đơn đề nghị này. Trong trường hợp Cơ quan điều tra - Bộ Công
Thương phát hiện vi phạm, công ty xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật
và bị truy thu số tiền thuế nhập khẩu được miễn trừ theo quy định của pháp luật./.
|
ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức danh)
|
___________________
2 Đối với đề nghị miễn
trừ bổ sung, thông tin tại Mục II.2 không cần cung cấp.