Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3575/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Văn Hồng
Ngày ban hành: 04/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3575/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 04 tháng 10 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU, THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2022, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Nghị quyết số 13-NQ/TW), Chương trình số 31-CTr/TU ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về nhiệm vụ năm 2022;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2448//TTr-SCT ngày 21 tháng 9 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2022, Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ” (viết tắt là Chương trình).

Điều 2. Giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp tham gia Chương trình căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai, thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp tham gia Chương trình có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, PCT UBND TP (1AE);
- UBMTTQVN TPCT và các Đoàn thể;
- Sở, ban ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- Ngân hàng NNVN - Chi nhánh TPCT;
- Báo Cần Thơ;
- Đài Phát thanh và Truyền hình TPCT;
- Cổng TTĐT TPCT;
- VP UBND TP (3B);
- Lưu: VT. NNQ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hồng

CHƯƠNG TRÌNH

BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU, THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2022, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3575/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân về các mặt hàng thiết yếu thời gian cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán năm 2023.

b) Triển khai các giải pháp ổn định cung cầu thị trường và an sinh xã hội, ứng phó với các chuyển biến mới của dịch bệnh COVID-19; các biến động về nguồn cung nhiên liệu (xăng dầu, khí đốt) và nguyên vật liệu phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu.

c) Đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa kết hợp ứng dụng thương mại điện tử để phân phối đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện, khu công nghiệp, chế xuất, các chợ trên địa bàn.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường quảng bá hàng Việt Nam, các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, sản phẩm OCOP của địa phương.

2. Yêu cầu:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình bình ổn được tiếp cận vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Chương trình tinh hoa hàng Việt”; góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

b) Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, đáp ứng nguồn hàng phục vụ phòng, chống dịch.

c) Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

d) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh bền vững.

đ) Lồng ghép với việc thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc dự trữ hàng hóa thiết yếu, phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022.

II. NGUYÊN TẮC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc:

Các mặt hàng tham gia Chương trình phải đảm bảo ít nhất một trong các nguyên tắc sau:

a) Các mặt hàng thiết yếu, cần đáp ứng số lượng lớn và thường xuyên cho thị trường trên địa bàn thành phố.

b) Có tính chất nhạy cảm về giá cả, cung cầu, phải thu mua từ bên ngoài thành phố.

c) Các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán hoặc cần thiết đáp ứng cho Nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

2. Thời gian thực hiện:

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn thực hiện:

a) Giai đoạn 1: từ tháng 10/2022 đến ngày 31/12/2022, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong các ngày Lễ cuối năm 2022 và Tết Dương lịch năm 2023; dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai.

b) Giai đoạn 2: từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/3/2023, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân cho dịp Tết Nguyên đán năm 2023 và các ngày Lễ đầu năm.

III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định pháp luật khác có liên quan (gọi chung là doanh nghiệp); các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình.

(Chi tiết điều kiện tham gia Chương trình tại Phụ lục 1)

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nhóm hàng tham gia Chương trình:

Theo Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013; Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và qua thực tiễn triển khai các năm. Cụ thể:

a) Nhóm I:

- Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến các loại, thịt các loại, trứng, thủy hải sản, rau củ quả.

- Nhóm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán: sữa, nước uống đóng chai, nước giải khát, bia các loại, bánh, kẹo, mứt.

- Nhóm gia vị: đường, dầu ăn, nước chấm các loại, bột ngọt, bột nêm các loại,

- Sản phẩm tiêu dùng gia đình: nước rửa chén, chất tẩy rửa.

b) Nhóm II: nhóm hàng do doanh nghiệp đề xuất.

c) Nhóm hàng nhiên liệu, yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải đảm bảo cung ứng đầy đủ cho hệ thống đại lý, cửa hàng trực thuộc và thương nhân kinh doanh có hợp đồng mua bán nhiên liệu với doanh nghiệp.

2. Nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng trên địa bàn:

Việc xác định nhu cầu tiêu thụ cho từng mặt hàng được thực hiện căn cứ vào Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế; số liệu báo cáo 7 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[1]; tình hình thực tế của thị trường và các sự kiện diễn ra ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng để xây dựng và ước lượng số lượng hàng hóa cần thiết cần phải được cung cấp cho thị trường địa phương, thể hiện tại Bảng nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn thành phố.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm).

- Lương thực: nhu cầu tiêu thụ gạo trên địa bàn khoảng 6.438 tấn/tháng, tương đương với 78.329 tấn/năm[2]. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, sản lượng thu hoạch lúa 7 tháng đầu năm 2022 đạt 986.816 tấn (trung bình đạt 140.974 tấn/tháng), đạt 79% KH, giảm 1% so cùng kỳ, lượng gạo thành phẩm 112.779 tấn/tháng (tỷ lệ hao hụt khi xay xát lúa là khoảng 20%).

- Các loại thịt, trứng: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 6.439 tấn/tháng, tương đương với 78.337 tấn/năm[2]. Kết quả chăn nuôi 7 tháng 2022 đạt như sau: thịt gia súc: 16.881 tấn (trung bình 2.412 tấn/tháng), thịt gia cầm: 6.812 tấn (trung bình 973 tấn/tháng); các loại trứng: 55.487.450 quả (trung bình 7.927 quả/tháng).

- Thủy hải sản tươi/đông lạnh: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 3.917 tấn/tháng, tương đương với 47.658 tấn/năm[2]. Kết quả nuôi trồng thủy sản đạt 121.536 tấn (trung bình 17.362 tấn/tháng).

- Rau củ quả: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 7.834 tấn/tháng, tương đương với 95.315 tấn/năm[2]. 7 tháng đầu năm ngành nông nghiệp đã thu hoạch được sản lượng 28.390 tấn rau màu các loại (trung bình 4.056 tấn/tháng) và 95.499 tấn trái cây (trung bình 13.643 tấn/tháng).

Nhìn chung, sản lượng thu hoạch của gạo, thịt các loại, thủy sản, rau củ quả vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, vừa cung ứng cho các tỉnh, thành phố khác và phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, các đầu mối doanh nghiệp kinh doanh phân phối trên địa bàn thành phố đồng thời cung ứng nhiều loại gạo nhập khẩu chất lượng cao; thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản nhập khẩu; các loại rau củ quả nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn hệ thống thu mua nông sản, thủy hải sản (5.000-7.000 tấn/tháng) và thịt gia súc, gia cầm từ các tỉnh, thành trong cả nước về Cần Thơ, phân phối qua hệ thống các chợ trên địa bàn, hệ thống nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán ăn.

3. Đăng ký tham gia cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp:

Hiện nay, hệ thống cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn được thực hiện thông qua hệ thống của 109 chợ, phân bố rộng rãi khắp 9 quận, huyện; 12 siêu thị (04 siêu thị hạng 1; 04 siêu thị hạng 2; 03 siêu thị hạng 3; 01 siêu thị chưa phân hạng), 9/12 siêu thị bán hàng tổng hợp có thực phẩm tươi sống, tập trung chủ yếu tại quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy; 135/157 cửa hàng tiện lợi kinh doanh hàng hóa tươi sống, thực phẩm, rau củ quả.

Chương trình nhận được đăng ký tham gia của 16 doanh nghiệp (tính đến tháng 9 năm 2022) với tổng giá trị dự trữ hàng hóa là hơn 2.236 tỷ đồng (trong đó: Giai đoạn 1 gồm 3 tháng cuối năm 2022 hơn 998 tỷ đồng; Giai đoạn 2 gồm 3 tháng đầu năm 2023 hơn 1.237 tỷ đồng), cụ thể theo tùng nhóm mặt hàng như sau:

- Nhóm I. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp: có 16 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 2.235 tỷ đồng (Giai đoạn 1 hơn 998 tỷ đồng; Giai đoạn 2 hơn 1.237 tỷ đồng).

- Nhóm II. Nhóm hàng do doanh nghiệp đề xuất: có 01 doanh nghiệp đăng ký tham gia các mặt hàng gồm khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 1.345 tỷ đồng (Giai đoạn 1 hơn 611 triệu đồng; Giai đoạn 2 hơn 733 triệu đồng).

Các doanh nghiệp đăng ký mới sau ngày ban hành Kế hoạch này sẽ được tổng hợp, báo cáo cập nhật số liệu tại các báo cáo bình ổn thị trường năm 2022-2023 theo quy định.

(Chi tiết tại Phụ lục 3 đính kèm)

4. Kinh phí thực hiện:

a) Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

b) Chương trình hỗ trợ kết nối với các Ngân hàng trên địa bàn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa.

5. Các biện pháp triển khai phân phối:

a) Tổ chức kinh doanh hàng hóa tại các điểm bán hàng cố định của doanh nghiệp: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, các chợ, các hộ kinh doanh; mở rộng chuỗi liên kết từ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đến tiêu thụ để phát triển mạng lưới phân phối.

b) Vận động doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; các điểm bán bình ổn gần các khu dân cư, khu công nghiệp; kết nối với các bếp ăn tập thể.

c) Tổ chức triển khai Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Kế hoạch tổ chức “Chương trình tháng khuyến mại tập trung năm 2022” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tháng khuyến mại Quốc gia năm 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” theo Quyết định số 1183/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, Đợt khuyến mại trước Tết Nguyên đán theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ; đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn Doanh nghiệp đăng ký tham gia; thực hiện quảng bá để đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình.

d) Vận động các đơn vị cung ứng thương mại điện tử cùng tổ chức triển khai thực hiện nhiều Chương trình để đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, liên kết dịch vụ giao hàng công nghệ để phục vụ nhanh chóng nhu cầu người dân, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

6. Về chế độ báo cáo:

a) Tất cả các đơn vị tham gia bình ổn, các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mỗi tháng 01 lần, trước 15 giờ ngày 03 hàng tháng (nếu ngày báo cáo rơi vào thứ bảy, chủ nhật, lễ thì báo cáo vào ngày làm việc liền kề) về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Khi có biến động về giá hàng hóa, các doanh nghiệp tham gia Chương trình báo cáo nhanh về Sở Công Thương theo địa chỉ 19-21 Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hoặc qua email: soct@cantho.gov.vn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ phục vụ Chương trình.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình bình ổn để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và chủ động báo cáo, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền.

c) Tổng hợp, cung cấp danh sách những điểm bán lẻ bình ổn, các mặt hàng bình ổn của đơn vị tham gia chương trình bình ổn cho các ngành, đơn vị chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cơ quan Báo, Đài để công bố rộng rãi cho người dân trên địa bàn thành phố biết đến tham gia mua sắm và đồng thời thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát.

d) Phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường.

đ) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác phát triển điểm bán hàng bình ổn tại vùng nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực có ít điểm bán.

e) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh hợp tác xã thành phố và các sở, ban ngành thành phố, các đơn vị có liên quan làm việc với các nhà cung ứng sản phẩm đáp ứng hài hòa nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố, thực hiện kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng bình ổn giá.

g) Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện chương trình bình ổn thị trường của các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; nhận xét, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chương trình và đề xuất kiến nghị để thực hiện cho năm tiếp theo được tốt hơn.

2. Sở Tài chính:

a) Chỉ đạo, theo dõi sát giá cả thị trường đối với các những hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt các dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố, kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp. Hướng dẫn và thực hiện tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá đối với các doanh nghiệp.

c) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, Sở Công Thương kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; chủ động tổ chức kiểm tra các trường hợp biến động giá (nếu có) và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

d) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; tổng hợp, phân tích, dự báo và cập nhật kịch bản điều hành giá theo quy định.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, mở rộng vùng sản xuất tập trung nhằm tạo nguồn hàng hóa nông sản, thủy sản ổn định, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm,... để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

b) Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố; kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung và tổ chức tái đàn phù hợp, bền vững, khuyến khích chăn nuôi theo mô hình khép kín, áp dụng các giải pháp công nghệ và chăn nuôi an toàn sinh học; đẩy mạnh việc sản xuất theo chuỗi liên kết và hỗ trợ con giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc (nhất là mặt hàng thịt heo), thịt gia cầm và trứng gia cầm, góp phần bình ổn giá thị trường.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản trên địa bàn thành phố.

d) Giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm gắn truy suất nguồn gốc và có sản lượng ổn định tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

đ) Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình ổn phù hợp.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố rà soát và đề xuất phương án xử lý phù hợp đối với các thông tin không chính xác, sai lệch trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến công tác ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu.

b) Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin báo chí trên địa bàn tuyên truyền về công tác bình ổn thị trường hàng hóa, ổn định tâm lý người dân, để người dân yên tâm mua sắm hàng hóa, không lo thiếu hàng, tránh tuyên truyền gây ra trường hợp người dân thu gom, mua hàng tích trữ, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2022; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến Chương trình.

5. Sở Giao thông vận tải:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm lưu thông, tập kết tại các bến bãi trên địa bàn.

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chuẩn bị các phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và lưu thông hàng hóa.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra giá cước vận tải và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng nhu cầu đi lại tăng cao trong các dịp Lễ để tăng giá cước và các trường hợp không thực hiện việc kê khai, niêm yết giá; đồng thời công bố công khai tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Công an thành phố:

a) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp công tác của ngành, nhằm phát hiện các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các băng nhóm, ổ nhóm chuyên điều hành hoạt động tội phạm: đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng; các tổ chức, cá nhân có hành vi: nâng giá nhằm thu lợi bất chính, lợi dụng hình thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật; sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm để điều tra, xử lý.

b) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường, lực lượng thanh tra chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong Nhân dân.

c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải để hướng dẫn các đơn vị tham gia Chương trình thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để được lưu thông, vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các địa điểm kinh doanh trên địa bàn (theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố).

d) Chỉ đạo Công an đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp giải tỏa các tụ điểm chợ tự phát, các điểm mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; đảm bảo an toàn trật tự tại khu chợ trên địa bàn.

đ) Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm, khi có biến động hàng hóa, xảy ra bão, lụt úng, dịch bệnh... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh nghiệp lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chỉ đạo hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thực hiện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá, thực hiện bán, cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch theo đúng giá niêm yết.

8. Sở Xây dựng:

Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý hiệu quả nguồn cung vật liệu xây dựng; phối hợp với Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm; đẩy mạnh công tác theo dõi, cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng; nghiên cứu rút ngắn chu kỳ công bố theo quy định.

9. Sở Y tế:

Phối hợp Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ tổ chức thực hiện bình ổn giá thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị theo quy định của pháp luật; tăng cường rà soát giá thuốc, vật tư y tế kê khai; theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc và vật tư y tế với giá hợp lý phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp Sở Tài chính tiếp tục theo dõi tiếp nhận, rà soát kê khai giá sách giáo khoa theo quy định của pháp luật; triển khai các biện pháp hỗ trợ các đối tượng học sinh thuộc diện khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.

11. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan, hỗ trợ, kết nối Doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường với các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường tiếp cận với chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định.

12. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ:

Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động liên hệ với các đơn vị tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động phục vụ cho công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn thành phố.

13. Liên minh Hợp tác xã thành phố:

a) Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện lựa chọn, giới thiệu các hợp tác xã có uy tín, có điều kiện về mặt bằng, nhân lực,...tham gia hệ thống bán hàng bình ổn giá.

b) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các hợp tác xã tổ chức tốt việc bán hàng bình ổn giá.

14. Ủy ban nhân dân quận, huyện:

a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các điểm bán bán lẻ bình ổn để người dân trên địa bàn biết, tham gia mua sắm.

b) Chỉ đạo lực lượng chức năng của quận, huyện phối hợp với các sở, ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát công tác bình ổn thị trường của các đơn vị tham gia bình ổn trên địa bàn.

c) Rà soát, bố trí các điểm phù hợp và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tham gia Chương trình phát triển mới nhiều điểm bán lẻ bình ổn, bán hàng lưu động phục vụ Nhân dân trên địa bàn.

d) Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; thông tin kịp thời về Sở Công Thương khi thị trường có biến động bất thường.

đ) Chỉ đạo Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp đầu tư quản lý chợ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các đơn vị tham Chương trình khi có yêu cầu đăng ký điểm bán lẻ bình ổn tại các chợ để phục vụ nhân dân mua sắm (với các chợ được phép hoạt động trở lại). Ban Quản lý chợ/ doanh nghiệp quản lý chợ phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và chấp hành quy định về giá tại các chợ trên địa bàn; sắp xếp, phân lô cho các hộ kinh doanh tham gia buôn bán các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2023.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ:

Làm đầu mối kết nối các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp tham gia Chương trình để cung ứng vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn và giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.

16. Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ:

a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gian lận thương mại, đây giá tăng cao bất hợp lý làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, thiệt hại cho người tiêu dùng, tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm,...

b) Tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Lễ, Tết, sự kiện lớn của thành phố; phối hợp Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu cho Nhân dân.

c) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập các Tổ kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng dịch vụ ăn uống, các điểm thăm quan du lịch) về chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giá, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

đ) Phối hợp Sở Y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

17. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng):

Phối hợp Sở Công Thương đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng các sở, ngành, quận, huyện, đơn vị các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng... đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

18. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ:

Tổ chức thực hiện các chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong cả nước; các hoạt động hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt nông sản; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất tiếp cận, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối hiện đại phục vụ tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, quảng bá online (quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sản thương mại điện tử,...); cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại đã được phê duyệt, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

19. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ, các sở, ban ngành thành phố và các tổ chức đoàn thể:

Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, các sở, ban ngành thành phố, đơn vị liên quan tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố chủ trương của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, bình ổn giá cả thị trường.

20. Đề nghị các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá:

a) Có kế hoạch sản xuất, khai thác, thu mua, dự trữ nguồn hàng đăng ký tham gia Chương trình.

b) Nghiên cứu phát triển thêm điểm bán tại khu vực vùng nông thôn, tổ chức thêm nhiều chuyến bán hàng lưu động vùng sâu vùng xa.

c) Có kế hoạch nâng cấp các điểm bán hàng cố định, lưu động, thực hiện nghiêm việc treo băng rôn, dán logo, niêm yết giá rõ ràng, dễ thấy; sắp xếp, trưng bày sản phẩm có tính thẩm mỹ; hàng hóa chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.

d) Thực hiện kế hoạch bình ổn hàng hóa theo cam kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Trên đây là nội dung Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2022, Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ công việc. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC 1:

ĐIỀU KIỆN THAM GIA, QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM QUA

1. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh:

a) Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh (gọi tắt là đơn vị) phải có ngành nghề sản xuất- kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất và kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

b) Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.

c) Tuân thủ các quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của pháp luật.

d) Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, bán đúng theo giá thông báo của doanh nghiệp.

đ) Các hệ thống phân phối khi tham gia Chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở tham gia Chương trình cung ứng hàng hóa vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi có biến động giá nhằm ổn định thị trường.

e) Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các cơ sở sản xuất phải đưa hàng vào các điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa bàn.

2. Đối với các tổ chức tín dụng:

a) Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có gói lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện Chương trình và các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp bình ổn được vay vốn để sản xuất kinh doanh (thời gian cho vay giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không phụ thuộc vào thời hạn của Chương trình).

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia:

3.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh:

a) Quyền lợi:

- Được hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh như: phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông lâm thủy sản, liên kết tiêu thụ, tham gia các chương trình kết nối hợp tác, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước của thành phố; tham gia các hoạt động tập huấn/đào tạo nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, các chương trình hỗ trợ nâng cao giá trị chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối với các ngân hàng để bổ sung vốn liên quan đến công tác dự trữ hàng hóa.

- Hỗ trợ về hoạt động quảng bá, thông tin và truyền thông đối với các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

- Đề xuất UBND thành phố khen thưởng đối với các đơn vị hoạt động tốt, tích cực, đạt hiệu quả và được người tiêu dùng đánh giá cao.

b) Nghĩa vụ:

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa: hàng hóa tham gia phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt để tham gia Chương trình, lồng ghép với Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá theo niêm yết. Lựa chọn nhiều loại sản phẩm có giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng; trao đổi với nhà sản xuất để có các sản phẩm với giá cả thích hợp với điều kiện thu nhập của các đối tượng là người lao động có thu nhập thấp, công nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện về Sở Công Thương theo quy định tại Kế hoạch này.

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng khi tham gia:

a) Quyền lợi:

- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu.

- Được cung cấp thông tin về nhu cầu vay vốn của các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình và tạo điều kiện để kết nối với các đơn vị.

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ sẽ đánh giá, báo cáo và có đề xuất UBND thành phố khen thưởng đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ vay vốn cho Chương trình bình ổn thị trường của thành phố.

b) Nghĩa vụ:

- Xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức linh hoạt.

- Phối hợp với doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt.

- Đẩy mạnh triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng để thúc đẩy hoạt động mua bán thông qua ứng dụng thương mại điện tử.

- Báo cáo tình hình thực hiện về Ngân hàng nhà nước- Chi nhánh Cần Thơ và Sở Công Thương theo quy định tại Kế hoạch này.

4. Cách thức đăng ký tham gia:

Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2022, Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ kèm với Phụ lục các mặt hàng cụ thể theo mẫu, gửi về địa chỉ email của Sở Công Thương Cần Thơ: soct@cantho.gov.vn.

Lưu ý: file gửi gồm 1 bản scan văn bản đề nghị và Phụ lục có ký tên, đóng dấu của đơn vị và 1 file mềm Phụ lục.


PHỤ LỤC 2:

NHU CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

STT

Quận/huyện

Dân số (người)

Gạo

Mì ăn liền

Nước uống đóng chai

Thực phẩm CB các loại

Các loại thịt

Trứng

Thủy hải sản

Rau củ quả

Đường

tấn/ngày

gói/ngày

lít/ngày

tấn/ngày

tấn/ngày

quả/tuần

tấn/ngày

tấn/ngày

tấn/ngày

1

Quận Cái Răng

107.766

18

53.883

88.126

17.625

18

141.001

11

22

460

2

Quận Ninh Kiều

289.137

48

144.569

161.917

47.708

48

381.661

29

58

1.243

3

Quận Bình Thủy

144.735

24

72.368

79.691

23.541

24

188.329

14

29

616

4

Quận Thốt Nốt

155.385

25

77.693

84.529

25.017

25

200.136

16

31

656

5

Quận Ô Môn

128.626

22

64.313

71.516

21.609

22

172.873

13

26

561

6

Huyện Phong Điền

171.875

28

85.938

69.558

27.823

28

173.491

17

34

728

7

Huyện Cờ Đỏ

15.862

17

50.374

41.307

16.523

17

115.659

10

20

431

8

Huyện Thới Lai

109.684

18

54.842

44.970

17.988

18

181.198

11

22

469

9

Huyện Vĩnh Thạnh

97.732

17

48.866

41.969

16.787

17

117.512

10

20

433

Tổng số

9 quận,huyện

1.220.802

215

652.844

683.582

214.621

215

1.671.860

131

261

5.598

STT

Quận/huyện

Dân số (người)

Dầu ăn

Sữa

Nước chấm các loại

Bột ngọt các loại

Bột nêm các loại

Bánh, kẹo, mứt

Nước giải khát

Bia các loại

Nước rửa chén, chất tẩy rửa các loại

lít/ngày

thùng/ngày

lít/ngày

kg/ngày

kg/ngày

kg/ngày

thùng/ngày

lít/ngày

lít/ngày

1

Quận Cái Răng

107.766

735

11.472

1.566

96

950

862

10.777

9.040

1.078

2

Quận Ninh Kiều

289.137

1.952

30.359

4.265

263

2.573

2.313

28.914

24.808

2.891

3

Quận Bình Thủy

144.735

994

15.537

2.084

127

1.268

1.158

14.474

11.969

1.447

4

Quận Thốt Nốt

155.385

1.080

16.937

2.199

133

1.346

2.184

15.539

12.512

1.554

5

Quận Ô Môn

128.626

849

13.120

1.955

122

1.168

1.029

12.863

11.545

1.286

6

Huyện Phong Điền

171.875

1.187

18.583

2.455

149

1.498

1.375

17.188

14.039

1.719

7

Huyện Cờ Đỏ

15.862

685

10.679

1.471

90

891

806

10.075

8.511

1.007

8

Huyện Thới Lai

109.684

746

11.627

1.601

98

970

877

10.968

9.266

1.097

9

Huyện Vĩnh Thạnh

97.732

627

9.600

1.541

98

910

782

9.773

9.259

977

Tổng số

9 quận, huyện

1.220.802

8.854

137.914

19.136

1.177

11.572

11.386

130.569

110.949

13.057

PHỤ LỤC 3:

HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2022-2023
(từ tháng 10/2022 đến hết tháng 03/2023)

STT

Nhóm hàng

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

2 giai đoạn

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng)

1

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp

998.163.986.625

1.237.239.738.554

2.235.403.725.179

2

Nhóm hàng doanh nghiệp đề xuất (khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh)

611.222.938

733.777.062

1.345.000.000

Tổng cộng

998.775.209.563

1.237.973.515.616

2.236.748.725.179



[1] Báo cáo số 1558/BC-SNN&PTNT ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tháng 7 năm 2022 và Kế hoạch tháng 8 năm 2022.

[2] Tính toán dựa trên thống kê số lượng dân cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3575/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2022, Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.154.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!