ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/2019/QĐ-UBND
|
Hà Giang, ngày 01 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1054/SNN-KTHT ngày 14 tháng 8 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này
quy định nội dung, mức hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn và làng
nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Những nội dung không quy định tại Quyết
định này thì áp dụng các quy định của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng: Thực hiện theo
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 14/12/2018 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn.
Điều 2. Mặt bằng
sản xuất
1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đang
hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được hỗ trợ di dời ra khỏi khu dân
cư đến địa điểm quy hoạch. Mức hỗ trợ một lần 50% tổng chi phí, nhưng không quá
100 triệu đồng/cơ sở.
2. Nguồn kinh phí được hỗ trợ từ nguồn
sự nghiệp ngân sách tỉnh.
Điều 3. Xúc tiến
thương mại
1. Chi hỗ trợ
thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Mức hỗ trợ tối
đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
2. Chi thuê mặt bằng trình diễn sản
phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung hội thi sản phẩm thủ
công Việt Nam. Mức chi 100% chi phí thực tế nhưng không quá 100 triệu đồng/lần.
3. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ
tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương
trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa
phương.
Điều 4. Đào tạo
nguồn nhân lực
1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn và
làng nghề trực tiếp mở lớp truyền nghề: Hỗ trợ 50% chi phí lớp học. Nội dung
chi và mức chi theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và
sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng và Quyết
định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh.
2. Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề,
truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ công được trả tiền công giảng dạy theo số lượng
thực tế. Đối với nghệ nhân cấp tỉnh với mức chi tối thiểu 80.000 đồng/giờ tối
đa không quá 500.000 đồng/buổi; Đối với thợ thủ công mức chi tối thiểu 50.000 đồng/giờ
nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/buổi.
3. Bố trí kinh
phí từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; nguồn vốn sự nghiệp thuộc
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình dự án
có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 5. Hỗ trợ dự
án phát triển ngành nghề nông thôn
1. Đối tượng hỗ trợ xây dựng dự án: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông
thôn).
2. Nội dung hỗ trợ và nguyên tắc ưu
tiên: Thực hiện theo điểm b, điểm c khoản 1 điều 12 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 14/12/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Mức hỗ trợ tối
đa 50% nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Nguồn kinh
phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương
trình khuyến nông, khuyến công.
Điều 6. Đầu tư,
tín dụng và khoa học công nghệ
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 và
Điều 10 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP .
Điều 7. Bảo tồn
phát triển làng nghề
1. Hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng
nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới. Mức hỗ
trợ tối đa 50% nhưng không quá 100 triệu đồng/làng nghề.
2. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự
nghiệp ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Điều 8. Hỗ trợ
phát triển làng nghề
1. Làng nghề, làng nghề truyền thống
được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn quy định
tại Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này. Được hỗ trợ trực tiếp
30 triệu đồng cho làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận.
2. Nguồn kinh phí được hỗ trợ từ nguồn
sự nghiệp ngân sách tỉnh.
3. Tiêu chí, hồ sơ thủ tục công nhận
nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo Điều 5, Điều
6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn.
Điều 9. Trách nhiệm
của các Sở, ngành liên quan và UBND các cấp
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Là cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại địa
phương.
a) Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi cơ quan tài chính cùng cấp để
tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền xem xét,
quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
b) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông
thôn.
c) Tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, tổng
hợp, quyết định công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
tại địa phương.
d) Thanh tra, kiểm tra, đánh giá định
kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của
các làng nghề và các cơ sở ngành nghề nông thôn.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
ngành liên quan tham mưu thẩm định chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo đúng quy định.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan tham mưu trình
UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, các chương trình
mục tiêu và ngân sách tỉnh để hỗ trợ thực hiện các hoạt động phát triển ngành
nghề nông thôn thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp đảm bảo theo kế hoạch được tỉnh
duyệt hàng năm.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo
nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các quy định về lao động, an toàn vệ
sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn.
5. Sở Công Thương: Tăng cường xúc tiến
thương mại, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành
nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết thị trường tiêu thụ, thực hiện các giải
pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp; khôi phục, phát triển các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp có tiềm năng để phát triển theo quy mô làng nghề trên địa bàn tỉnh
và hằng năm ưu tiên hỗ trợ thiết bị máy móc trong các làng nghề.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì,
phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố
trí kinh phí hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho lĩnh vực phát triển
ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hàng năm.
a) Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất,
hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông
thôn và khu vực dân cư nông thôn gây ô nhiễm môi trường.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện môi
trường đối với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.
7. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phát triển
du lịch gắn với phát triển làng nghề, phối hợp với UBND
các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm của
các làng nghề, khuyến khích phát triển dịch vụ và sản phẩm làng nghề.
8. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, nghề nghiệp
Tăng cường phối hợp với các cơ quan
Nhà nước có liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả việc
bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
thông qua các chương trình, dự án về phát triển ngành nghề nông thôn.
9. Ủy ban nhân dân các huyện thành phố:
a) Rà soát, cập nhật nhu cầu, xây dựng
kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo tiêu chí
quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát
triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện các
giải pháp nhằm phát triển hộ sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa
bàn; phối hợp với các Sở, ngành liên quan khôi phục, phát triển nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống tại địa phương gắn với Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Ngoài kinh phí của tỉnh, UBND huyện
hàng năm có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển
ngành nghề nông thôn của địa phương.
c) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo
yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành
liên quan về phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn tại địa phương.
Điều 10. Tổ chức
thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày
10 tháng 10 năm 2019.
2. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - TBXH, Công thương, Khoa học và
Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên
quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ Quyết định này thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 10;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Hà Giang;
- Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo;
- VNPTioffice;
- Lưu: VT, KTTH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|