THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1977/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Cản cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 6
năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định
liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông
vận tải ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan
trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung
và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến
hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết
định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông
vận tải chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ,
hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Luật, Nghị định, Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần
thiết để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt
động kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết định
này.
Điều 3. Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tổng hợp
vướng mắc của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan để
kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án
cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được Thủ tướng
Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: VT, KSTT (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành
|
PHƯƠNG ÁN
CẮT
GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Kèm theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
Phần
I. LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
I. Ngành nghề kinh doanh 1: Dịch
vụ đào tạo lái xe ô tô
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Xe thuộc sở hữu của
cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với
số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo
đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng
xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng
B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Sửa đổi quy định điều kiện sở hữu về xe tập lái
theo hướng “Xe tập lái thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo” và bỏ
quy định “Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng
không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với
xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng
với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số
tự động được sử dụng xe hợp đồng”.
Lý do: Việc quy định xe tập lái thuộc quyền sử dụng
hợp pháp của cơ sở đào tạo, không yêu cầu xe tập lái phải thuộc sở hữu của doanh
nghiệp sẽ giảm được chi phí đầu tư, chi phí tuân thủ góp phần tạo thuận lợi cho
các cơ sở đào tạo trong việc đáp ứng các điều kiện về xe tập lái khi tham gia
hoạt động kinh doanh dịch vụ này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái
xe ô tô.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
II. Ngành nghề kinh doanh 2:
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Đăng ký kinh doanh
vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều yêu cầu điều kiện “Đăng ký kinh doanh vận tải
bằng ô tô theo quy định của pháp luật”.
Lý do: Đây là kỹ thuật dẫn chiếu, không phải là điều
kiện kinh doanh
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Bảo đảm số lượng,
chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh
doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của
xe
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện này theo hướng bỏ quy định “Bảo
đảm số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận
tải phải đảm bảo số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp, do đó sẽ trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết
định quy mô của doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Có nơi đỗ xe phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật
tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn,
phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường”.
Lý do: Quy định này là trách nhiệm của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động phải thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động
vận tải của đơn vị, khi đó đơn vị kinh doanh vận tải chỉ bố trí vị trí đỗ cố định
cho những phương tiện ít hoạt động hoặc khi phương tiện bị hư hỏng, bảo dưỡng sửa
chữa; việc này tăng tính chủ động cho đơn vị, tránh lãng phí do bắt buộc phải bố
trí nơi đỗ xe đối với các trường hợp tần suất hoạt động của phương tiện lớn, đồng
thời việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường thực hiện
theo pháp luật về phòng chống cháy nổ và pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Bảo đảm số lượng
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp
đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp
vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục
vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng
văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận
tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị
cấm hành nghề theo quy định của pháp luật”.
Lý do:
- Hợp đồng lao động sẽ được điều tiết theo Bộ luật
Lao động.
- Việc tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe và sử
dụng lái xe đang trong thời kì bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật là
trách nhiệm của doanh nghiệp không phải điều kiện, yêu cầu kinh doanh.
- Nội dung “không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật” chuyển sang Điều
quy định những hành vi bị nghiêm cấm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
5. Yêu cầu, điều kiện 5: Đăng ký tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết
công khai
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp phải đảm
bảo các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tối thiểu do Bộ Giao thông vận tải quy định
trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải để đảm bảo quyền lợi của hành
khách và tạo nên một mặt bằng chung về chất lượng dịch vụ, không quy định thành
yêu cầu, điều kiện. Việc thực hiện tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp
tự điều tiết và thị trường quyết định.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
III. Ngành nghề kinh doanh 3:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Đăng ký kinh doanh
vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều yêu cầu điều kiện “Đăng ký kinh doanh vận tải
bằng ô tô theo quy định của pháp luật”.
Lý do: Đây là kỹ thuật dẫn chiếu, không phải là điều
kiện kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Bảo đảm số lượng,
chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh
doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của
xe
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện này theo hướng bỏ quy định “Bảo
đảm số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận
tải phải đảm bảo số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp, do đó sẽ trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết
định quy mô của doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Có nơi đỗ xe phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật
tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn,
phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường”.
Lý do: Quy định này là trách nhiệm của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động phải thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động
vận tải của đơn vị, khi đó đơn vị kinh doanh vận tải chỉ bố trí vị trí đỗ cố định
cho những phương tiện ít hoạt động hoặc khi phương tiện bị hư hỏng, bảo dưỡng sửa
chữa; việc này tăng tính chủ động cho đơn vị, tránh lãng phí do bắt buộc phải bố
trí nơi đỗ xe đối với các trường hợp tần suất hoạt động của phương tiện lớn, đồng
thời việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường thực hiện
theo pháp luật về phòng chống cháy nổ và pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Bảo đảm số lượng
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp
đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp
vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục
vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng
văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận
tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị
cấm hành nghề theo quy định của pháp luật”.
Lý do:
- Hợp đồng lao động sẽ được điều tiết theo Bộ luật
Lao động.
- Việc tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe và sử
dụng lái xe đang trong thời kì bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật là
trách nhiệm của doanh nghiệp không phải điều kiện, yêu cầu kinh doanh.
- Nội dung “không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật” chuyển sang Điều
quy định những hành vi bị nghiêm cấm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
5. Yêu cầu, điều kiện 5: Đăng ký tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết
công khai
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp phải đảm
bảo các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tối thiểu do Bộ Giao thông vận tải quy định
trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải để đảm bảo quyền lợi của hành
khách và tạo nên một mặt bằng chung về chất lượng dịch vụ, không quy định thành
yêu cầu, điều kiện. Việc thực hiện tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp
tự điều tiết và thị trường quyết định.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
IV. Ngành nghề kinh doanh 4:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Đăng ký kinh doanh
vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều yêu cầu điều kiện “Đăng ký kinh doanh vận tải
bằng ô tô theo quy định của pháp luật”.
Lý do: Đây là kỹ thuật dẫn chiếu - không phải là điều
kiện kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Bảo đảm số lượng,
chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh
doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của
xe
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện này theo hướng bỏ quy định “Bảo
đảm số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận
tải phải đảm bảo số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp, do đó sẽ trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết
định quy mô của doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Có nơi đỗ xe phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật
tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn,
phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường”.
Lý do: Quy định này là trách nhiệm của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động phải thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động
vận tải của đơn vị, khi đó đơn vị kinh doanh vận tải chỉ bố trí vị trí đỗ cố định
cho những phương tiện ít hoạt động hoặc khi phương tiện bị hư hỏng, bảo dưỡng sửa
chữa; việc này tăng tính chủ động cho đơn vị, tránh lãng phí do bắt buộc phải bố
trí nơi đỗ xe đối với các trường hợp tần suất hoạt động của phương tiện lớn, đồng
thời việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường thực hiện theo
pháp luật về phòng chống cháy nổ và pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Bảo đảm số lượng
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp
đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp
vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục
vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng
văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận
tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị
cấm hành nghề theo quy định của pháp luật”
Lý do:
- Hợp đồng lao động sẽ được điều tiết theo Bộ luật
Lao động.
- Việc tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe và sử
dụng lái xe đang trong thời kì bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật là
trách nhiệm của doanh nghiệp không phải điều kiện, yêu cầu kinh doanh.
- Nội dung “không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật” chuyển sang Điều
quy định những hành vi bị nghiêm cấm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
5. Yêu cầu, điều kiện 5: Đăng ký tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết
công khai
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp phải đảm
bảo các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tối thiểu do Bộ Giao thông vận tải quy định
trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải để đảm bảo quyền lợi của hành
khách và tạo nên một mặt bằng chung về chất lượng dịch vụ, không quy định thành
yêu cầu, điều kiện. Việc thực hiện tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp
tự điều tiết và thị trường quyết định.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
V. Ngành nghề kinh doanh 5: Kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Đăng ký kinh doanh
vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều yêu cầu điều kiện “Đăng ký kinh doanh vận tải
bằng ô tô theo quy định của pháp luật”.
Lý do: Đây là kỹ thuật dẫn chiếu - không phải là điều
kiện.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Bảo đảm số lượng,
chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh
doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của
xe
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện này theo hướng bỏ quy định “Bảo
đảm số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận
tải phải đảm bảo số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp, do đó sẽ trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết
định quy mô của doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Có nơi đỗ xe phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật
tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn,
phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường”.
Lý do: Quy định này là trách nhiệm của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động phải thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động
vận tải của đơn vị, khi đó đơn vị kinh doanh vận tải chỉ bố trí vị trí đỗ cố định
cho những phương tiện ít hoạt động hoặc khi phương tiện bị hư hỏng, bảo dưỡng sửa
chữa; việc này tăng tính chủ động cho đơn vị, tránh lãng phí do bắt buộc phải bố
trí nơi đỗ xe đối với các trường hợp tần suất hoạt động của phương tiện lớn, đồng
thời việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường thực hiện
theo pháp luật về phòng chống cháy nổ và pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Bảo đảm số lượng
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp
đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp
vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bở điều kiện “Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục
vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng
văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận
tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị
cấm hành nghề theo quy định của pháp luật”.
Lý do:
- Hợp đồng lao động sẽ được điều tiết theo Bộ luật
Lao động.
- Việc tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe và sử
dụng lái xe đang trong thời kì bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật là
trách nhiệm của doanh nghiệp không phải điều kiện, yêu cầu kinh doanh.
- Nội dung “không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật” chuyển sang Điều
quy định những hành vi bị nghiêm cấm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
VI. Ngành nghề kinh doanh 6:
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Đăng ký kinh doanh
vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều yêu cầu điều kiện “Đăng ký kinh doanh vận tải
bằng ô tô theo quy định của pháp luật”.
Lý do: Đây là kỹ thuật dẫn chiếu, không phải là điều
kiện kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Bảo đảm số lượng,
chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh
doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của
xe
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện này theo hướng bỏ quy định “Bảo
đảm số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh”.
Lý do: Đây là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận
tải phải đảm bảo số lượng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và quy
mô của doanh nghiệp, do đó sẽ trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết
định quy mô của doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Có nơi đỗ xe phù hợp
với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật
tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn,
phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường”.
Lý do: Quy định này là trách nhiệm của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động phải thực hiện đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động
vận tải của đơn vị, khi đó đơn vị kinh doanh vận tải chỉ bố trí vị trí đỗ cố định
cho những phương tiện ít hoạt động hoặc khi phương tiện bị hư hỏng, bảo dưỡng sửa
chữa; việc này tăng tính chủ động cho đơn vị, tránh lãng phí do bắt buộc phải bố
trí nơi đỗ xe đối với các trường hợp tần suất hoạt động của phương tiện lớn, đồng
thời việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường thực hiện
theo pháp luật về phòng chống cháy nổ và pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Bảo đảm số lượng
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp
đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp
vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục
vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng
văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận
tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị
cấm hành nghề theo quy định của pháp luật”.
Lý do:
- Hợp đồng lao động sẽ được điều tiết theo Bộ luật
Lao động.
- Việc tập huấn cho nhân viên phục vụ trên xe và sử
dụng lái xe đang trong thời kì bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật là
trách nhiệm của doanh nghiệp không phải điều kiện, yêu cầu kinh doanh.
- Nội dung “không được sử dụng người lái xe đang
trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật” chuyển sang Điều
quy định những hành vi bị nghiêm cấm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
VII. Ngành nghề kinh doanh 7: Vận
tải đường bộ Việt - Trung
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép loại
A, E hoặc giấy phép loại B, C, F, G lần đầu trong năm (mã thủ tục hành chính:
2.001034)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các loại giấy tờ sau: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với
các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải
hàng hóa bằng công-ten-nơ; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô
đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa khác (bản sao
chụp); bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
(không áp dụng với giấy phép loại D). Các thông tin về các loại giấy tờ này sẽ
yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể có
được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; thông tin về đăng ký
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng
cục Đường bộ Việt Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng
kiểm Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ và giảm số lượng văn bản người dân,
doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ
khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định
thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy phép vận
tải loại A, B, C, D, E, F, G (mã thủ tục hành chính: 1.002357)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các loại giấy tờ sau: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với
các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải
hàng hóa bằng công-ten-nơ; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô
đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa khác (bản sao
chụp); bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
(không áp dụng với giấy phép loại D). Các thông tin về các loại giấy tờ này sẽ
yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể có
được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; thông tin về đăng ký
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng
cục Đường bộ Việt Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng
kiểm Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ và giảm số lượng văn bản người dân,
doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ
khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định
thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp Giấy phép vận tải
cho xe công vụ (mã số thủ tục hành chính: 1.002426)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Lý do: Thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục
Đăng kiểm Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ và giảm số lượng văn bản người dân,
doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ
khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/1TR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định
thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
VIII. Ngành nghề kinh doanh 8: Vận
tải đường bộ Việt - Lào
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép vận tải
đường bộ quốc tế Việt - Lào cho doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam (mã thủ tục
hành chính: 1.002861)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã
theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô
(đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô). Các thông tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu cầu
doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể có
được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; thông tin về đăng ký
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng
cục Đường bộ Việt Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng
kiểm Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ và giảm số lượng văn bản người dân,
doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ
khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp Giấy phép liên
vận Việt - Lào cho phương tiện (mã thủ tục hành chính: 1.002856)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp: bản sao giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào; bản sao Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn bản chấp thuận khai
thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của
cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối
với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). Các thông
tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị
cấp phép.
Lý do: Thông tin về giấy phép vận tải đường bộ quốc
tế Việt - Lào có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới có
thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Việc
đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp
phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Lộ trình thực hiện: giai đoạn 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp lại Giấy phép vận
tải đường bộ quốc tế Việt - Lào cho doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam (mã
thủ tục hành chính: 1.002859).
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không
yêu cầu nộp: bản sao giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào; bản sao Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn bản chấp thuận
khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện
của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và
Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). Các
thông tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề
nghị cấp phép.
- Không yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại
Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ
đề nghị cấp lại giấy phép.
Lý do: Thông tin về cấp giấy phép vận tải đường bộ
quốc tế Việt - Lào có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Việc
đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp
phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Cấp lại Giấy phép
liên vận Việt - Lào cho phương tiện (mã thủ tục hành chính: 1.002852)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không
yêu cầu nộp: bản sao giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào; bản sao Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, văn bản chấp thuận
khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện
của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và
Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). Các
thông tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề
nghị cấp phép.
- Không yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại
Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ
đề nghị cấp lại giấy phép.
Lý do: Thông tin về cấp giấy phép vận tải đường bộ
quốc tế Việt - Lào có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam; thông tin về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Việc
đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp
phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
5. Thủ tục hành chính 5: Chấp thuận đăng ký
khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt - Lào (mã số thủ tục hành
chính: 1.002847)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy
phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào. Các thông tin về giấy tờ này sẽ yêu cầu
doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
Lý do: Thông tin về cấp giấy phép vận tải đường bộ
quốc tế Việt - Lào có thể tra cứu được trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người
dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí
tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
IX. Ngành nghề kinh doanh 9: Vận
tải đường bộ Việt Nam - Campuchia
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép vận tải
đường bộ Việt Nam - Campuchia (mã số thủ tục hành chính: 1.000302)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp:
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề vận tải
bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô). Các thông tin về các loại giấy tờ
này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 3 năm
liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác
nhận.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu văn bằng của người điều hành vận tải và hợp đồng lao động với
doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp người điều hành vận tải là một trong
các chức danh sau: Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc hợp tác xã, Chủ tịch hội đồng
quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã).
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
(đối với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách).
Lý do:
- Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy
phép có thể có được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; thông
tin về đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể tra cứu được trên cơ sở dữ
liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm
số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước
sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT
ngày 31 tháng 7 năm 2015 đã bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư số
47/2019/TT-BGTVT, theo đó các quy định về điều kiện mà doanh nghiệp, hợp
tác xã phải đáp ứng khi cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp
định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp Giấy phép liên
vận Việt Nam - Campuchia (mã số thủ tục hành chính: 1.001023)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thông
tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị
cấp phép.
Lý do: Thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản
lý phương tiện của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ hành chính
và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý
nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp
định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
X. Ngành nghề kinh doanh 10: Vận
tải đường bộ Việt Nam - Lào - Campuchia
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép liên
vận Campuchia - Lào - Việt Nam (mã số thủ tục hành chính: 1.002877)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng không yêu cầu
nộp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải
cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Thông tin về các loại giấy tờ này sẽ yêu
cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp
giấy phép có thể có được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp,
thông tin về cấp giấy phép kinh doanh vận tải, chấp thuận khai thác tuyến có thể
kiểm tra trên hệ thống quản lý vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc đơn
giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp phải
nộp cho cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ
tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy phép
liên vận Campuchia - Lào - Việt Nam (mã số thủ tục hành chính: 1.002869)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng không yêu cầu
nộp các giấy tờ: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối
tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực
hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Các thông tin về các loại giấy tờ
này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
- Không yêu cầu Giấy phép cũ hoặc Giấy phép hư hỏng
nộp về cơ quan cấp Giấy phép.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp
giấy phép có thể có được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp,
thông tin về cấp giấy phép kinh doanh vận tải có thể kiểm tra trên hệ thống quản
lý vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc đơn giản hóa hồ sơ hành chính
và đơn giản thủ tục sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành
chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
XI. Ngành nghề kinh doanh 11: Vận
tải đường bộ GMS
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép vận tải
đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã (mã số thủ tục hành chính:
1.002829)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các giấy tờ:
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh
nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận
tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải
có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô). Các thông tin về các loại giấy tờ
này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính
để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của
doanh nghiệp, hợp tác xã (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy
định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã
trong 03 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị
kiểm toán xác nhận.
Lý do:
- Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy
phép có thể có được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, thông
tin về cấp giấy phép kinh doanh vận tải có thể kiểm tra trên hệ thống quản lý vận
tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư số
29/2009/TT-BGTVT được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều
2 Thông tư số 52/2019/TT-BGTVT, theo đó không đặt ra các điều kiện về tỷ lệ
vốn, tỷ lệ nhân viên, độ tin cậy, trình độ chuyên môn đối với doanh nghiệp khi
đề nghị cấp phép vận tải đường bộ GMS.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11
năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định
tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu
vùng Mê Công mở rộng (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
3 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy phép vận
tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã (mã số thủ tục hành chính:
1.002823)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các giấy tờ:
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh
nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận
tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải
có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô). Các thông tin về các loại giấy tờ
này sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trong đơn đề nghị cấp phép.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính
để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của
doanh nghiệp, hợp tác xã (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy
định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã
trong 03 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị
kiểm toán xác nhận.
- Không yêu cầu Giấy phép cũ hết hạn phải nộp trả
cơ quan cấp phép.
Lý do:
- Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan cấp giấy
phép có thể có được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, thông
tin về cấp giấy phép kinh doanh vận tải có thể kiểm tra trên hệ thống quản lý vận
tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư số
29/2009/TT-BGTVT được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều
2 Thông tư số 52/2019/TT-BGTVT, theo đó không đặt ra các điều kiện về tỷ lệ
vốn, tỷ lệ nhân viên, độ tin cậy, trình độ chuyên môn đối với doanh nghiệp khi
đề nghị cấp phép vận tải đường bộ GMS.
- Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và đơn giản thủ tục
sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11
năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định
tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu
vùng Mê Công mở rộng (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
3 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp Giấy phép vận tải
đường bộ GMS cho phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã (mã số thủ tục
hành chính: 1.002817)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các giấy tờ:
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đổi chiếu giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường.
Lý do: Thông tin về cấp giấy phép vận tải quốc tế
GMS có thể kiểm tra trên hệ thống quản lý vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam; thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng kiểm
Việt Nam.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11
năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định
tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu
vùng Mê Công mở rộng (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
4 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Cấp lại Giấy phép vận
tải đường bộ GMS cho phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã (mã số thủ tục
hành chính: 1.002805)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp các giấy tờ:
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường.
- Không yêu cầu Giấy phép hết hạn, hư hỏng nộp về
cơ quan cấp phép cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận tải đường bộ GMS.
Lý do:
- Thông tin về cấp giấy phép vận tải quốc tế GMS có
thể kiểm tra trên hệ thống quản lý vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
cơ giới có thể tra cứu trên hệ thống quản lý phương tiện của Cục Đăng kiểm Việt
Nam.
- Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và đơn giản thủ tục
sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Hiện nay, phương án đơn giản hóa này đã được thể
hiện tại dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới (đã trình Chính phủ tại Tờ trình số
10009/TTR-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2021).
- Sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành sẽ xây
dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11
năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định
tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu
vùng Mê Công mở rộng (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
4 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
XII. Ngành nghề kinh doanh 12:
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Thủ tục hành chính 1: Chấp thuận cơ sở
đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (mã số thủ tục hành chính:
1.001666)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết
định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản
sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)”.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại chấp thuận
cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (mã số thủ tục hành
chính: 1.001706)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy chấp
thuận cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng”, tổ chức, cá nhân khi nhận kết quả qua
đường bưu điện sẽ nộp lại Giấy chấp thuận bị hư hỏng.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp Chứng chỉ Thẩm
tra viên an toàn giao thông đường bộ (mã số thủ tục hành chính: 1.001692)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả
giải quyết thủ tục hành chính
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Cấp lại Chứng chỉ
Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (mã số thủ tục hành chính: 1.001717)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và bãi bỏ thành phần hồ sơ “Chứng chỉ
cũ, đối với trường hợp bị hư hỏng”, tổ chức, cá nhân khi nhận kết quả qua đường
bưu điện sẽ nộp lại Chứng chỉ bị hư hỏng.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
-Sửa đổi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
5. Thủ tục hành chính 5: Cấp đổi Chứng chỉ
Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (mã số thủ tục hành chính: 1.001725)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo đó bổ
sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải
quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Phần
II. LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
I. Ngành nghề kinh doanh 1:
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép kinh
doanh cảng hàng không (mã số thủ tục hành chính: 1.004682)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng:
- Không yêu cầu nộp bản sao chứng chỉ nhân viên,
thay bằng danh sách nhân viên có chứng chỉ phù hợp.
Lý do: Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng
văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm giảm
bớt chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bỏ yêu cầu
nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lý do: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính có thể
tra cứu thông tin doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp. Đơn
giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp phải
nộp cho cơ quan quản lý nhà nước. Giảm bớt chi phí thực hiện thủ tục hành
chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng
01 năm 2021 của Chính phủ về khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy phép
kinh doanh cảng hàng không (mã số thủ tục hành chính: 1.004674)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ: Không yêu cầu nộp
bản sao chứng chỉ nhân viên, thay bằng danh sách nhân viên có chứng chỉ phù hợp.
Lý do: Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng
văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước, giảm bớt
chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bỏ yêu cầu
nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lý do: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính có thể
tra cứu thông tin doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp. Đơn
giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng văn bản người dân, doanh nghiệp phải
nộp cho cơ quan quản lý nhà nước. Giảm bớt chi phí thực hiện thủ tục hành
chính.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng
01 năm 2021 của Chính phủ về khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
II. Ngành nghề kinh doanh 2:
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Quy định về thủ tục hành chính
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép cung
cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay (mã số thủ tục hành chính:
1.000452)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bãi bỏ
thành phần hồ sơ “Bản chính văn bản xác nhận vốn” trong hồ sơ; đồng thời cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng
văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời
việc lên dịch vụ công mức độ 4 sẽ giảm bớt chi phí thực hiện thủ tục hành
chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực
hàng không dân dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp Giấy phép cung
cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay (mã số thủ tục hành chính:
1.000465)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bãi bỏ
thành phần hồ sơ “Bản chính văn bản xác nhận vốn” trong hồ sơ; đồng thời cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Đơn giản hóa hồ sơ hành chính và giảm số lượng
văn bản người dân, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời
việc lên dịch vụ công mức độ 4 sẽ giảm bớt chi phí thực hiện thủ tục hành
chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực
hàng không dân dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Quy định về yêu cầu, điều kiện
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện về vốn tối
thiểu
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản điều kiện về vốn tối thiểu theo hướng
không yêu cầu trong quá trình kinh doanh phải duy trì mức vốn dư tối thiểu là
30 tỷ đồng.
Lý do: Việc không yêu cầu phải duy trì mức vốn dư tối
thiểu là 30 tỷ đồng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị
trường, linh động sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực
hàng không dân dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
III. Ngành nghề kinh doanh 3:
Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động
cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp lại Giấy phép
và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT) (mã số thủ tục hành chính:
1.003894)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc
xuống 07 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước giúp hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy
phép của người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân
bay. Doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng không.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại giấy phép
và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS) (mã số thủ tục
hành chính: 1.004372)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc
xuống 07 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước giúp hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy
phép của người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân
bay. Doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng không.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025
3. Thủ tục hành chính 3: Gia hạn năng định
cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)/nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng
không (ARS) (mã số thủ tục hành chính: 1.004380)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc
xuống 07 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước giúp hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy
phép của người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân
bay. Doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng không.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Gia hạn Giấy chứng
nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) (mã số thủ tục hành chính:
1.003818)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
IV. Ngành nghề kinh doanh 4:
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Quy định về thủ tục hành chính
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy phép khai
thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (giấy phép khai thác cơ sở
ANS) (mã số thủ tục hành chính: 2.000102)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày làm việc
xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện doanh nghiệp sớm hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại giấy phép,
năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục hành chính: 1.000239)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 15
ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy phép của
người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay. Doanh
nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng không.
- Kéo dài thời hạn có năng định từ 1 năm thành 2
năm đối với các năng định: Nhân viên không lưu (Thủ tục bay, Kíp trưởng thủ tục
bay, Xử lý dữ liệu bay (FDP), Khai thác liên lạc sóng ngắn không-địa (HF A/G);
Nhân viên Thông tin, dẫn đường, giám sát (nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị); Nhân viên khí tượng HK; Nhân viên
Thông báo tin tức HK (AIS sân bay, NOTAM, AIP, Kíp trưởng AIS sân bay, kíp trưởng
NOTAM); Nhân viên thiết kế phương thức bay; Nhân viên bản đồ, sơ đồ dữ liệu HK;
Bãi bỏ năng định: Khai thác mạng AFTN/AMHS; Khai thác, bảo dưỡng ghi âm/ghi dữ
liệu; Khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động.
Lý do: Kéo dài hiệu lực năng định của nhân viên lên
gấp đôi, giảm bớt áp lực thi, chi phí thi và thực hiện thủ tục hành chính, bãi
bỏ một số năng định đối với một số loại hình nhân viên khai thác, bảo dưỡng những
thiết bị không trực tiếp trong dây chuyền điều hành tàu bay. Phương án cắt giảm,
đơn giản hóa này đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp rất lớn cho doanh nghiệp do
chi phí đào đạo, huấn luyện định kì để duy trì năng định, di chuyển của nhân
viên để thi chiếm chi phí rất cao so với chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp lại Giấy phép
khai thác cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục hành
chính: 1.000254)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc
xuống còn 08 ngày làm việc đối với trường hợp giấy phép hết hạn.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy phép của
doanh nghiệp, duy trì điều kiện khai thác an toàn trong suốt quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
4. Thủ tục hành chính 4: Cấp giấy phép, năng
định nhân viên bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục hành chính: 1.000246)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: đối với
trường hợp giấy phép hết hạn: giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày làm
việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan
quản lý nhà nước, tăng cường đội ngũ người lao động, nguồn nhân lực chất lượng
cao hoạt động tại cảng. Doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng
không.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
5. Thủ tục hành chính 5: Thủ tục cấp giấy
phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục hành chính:
1.000246)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 15
ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng gián đoạn hiệu lực giấy phép của
người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay. Doanh
nghiệp khai thác tối đa nguồn lực nhân viên hàng không.
- Kéo dài thời hạn có năng định từ 1 năm thành 2
năm đối với các năng định: Nhân viên không lưu (Thủ tục bay, Kíp trưởng thủ tục
bay, Xử lý dữ liệu bay (FDP), Khai thác liên lạc sóng ngắn không-địa (HF A/G);
Nhân viên Thông tin, dẫn đường, giám sát (nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị); Nhân viên khí tượng HK; Nhân viên
Thông báo tin tức HK (AIS sân bay, NOTAM, AIP, Kíp trưởng AIS sân bay, kíp trưởng
NOTAM); Nhân viên thiết kế phương thức bay; Nhân viên bản đồ, sơ đồ dữ liệu HK;
Bãi bỏ năng định: Khai thác mạng AFTN/AMHS; Khai thác, bảo dưỡng ghi âm/ghi dữ
liệu; Khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động.
Lý do: Kéo dài hiệu lực năng định của nhân viên lên
gấp đôi, giảm bớt áp lực thi, chi phí thi và thực hiện thủ tục hành chính, bãi
bỏ một số năng định đối với một số loại hình nhân viên khai thác, bảo dưỡng những
thiết bị không trực tiếp trong dây chuyền điều hành tàu bay. Phương án cắt giảm,
đơn giản hóa này đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp rất lớn cho doanh nghiệp do
chi phí đào tạo, huấn luyện định kì để duy trì năng định, di chuyển của nhân
viên để thi chiếm chi phí rất cao so với chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
6. Thủ tục hành chính 6: Cấp Giấy phép khai
thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục hành chính:
1.000283).
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 10
ngày làm việc xuống còn 08 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan
quản lý nhà nước, hỗ trợ tối đa việc doanh nghiệp đưa các hệ thống kỹ thuật,
thiết bị vào khai thác để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì an
toàn. Doanh nghiệp khai thác tối đa hiệu quả của việc đầu tư mua sắm hệ thống kỹ
thuật, thiết bị.
- Bỏ yêu cầu cấp giấy phép khai thác với hệ thống
thu ảnh mây vệ tinh khí tượng.
Lý do: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hệ thống
thu ảnh mây vệ tinh khí tượng được trực tiếp khai thác mà không cần phải thông
qua sự kiểm tra, cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
7. Thủ tục hành chính 7: Thủ tục cấp lại Giấy
phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay (mã số thủ tục
hành chính: 1.000271)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc
xuống còn 08 ngày làm việc đối với trường hợp giấy phép hết hạn hoặc thay đổi nội
dung, đề nghị cải tạo, nâng cấp, phục hồi, đồng thời cung cấp dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4 theo hướng điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả giải
quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan
quản lý nhà nước, hỗ trợ tối đa việc doanh nghiệp duy trì giấy phép khai thác hệ
thống kỹ thuật, thiết bị vào khai thác để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
và duy trì an toàn. Doanh nghiệp khai thác tối đa hiệu quả của việc đầu tư mua
sắm hệ thống kỹ thuật, thiết bị.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
Quy định về yêu cầu, điều kiện
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện về nhân lực
nhân viên bảo đảm hoạt động bay
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Kéo dài thời hạn có năng định từ 1 năm thành 2 năm
đối với các năng định: Nhân viên không lưu (Thủ tục bay, Kíp trưởng thủ tục
bay, Xử lý dữ liệu bay (FDP), Khai thác liên lạc sóng ngắn không-địa (HF A/G);
Nhân viên Thông tin, dẫn đường, giám sát (nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị); Nhân viên khí tượng HK; Nhân viên
Thông báo tin tức HK (AIS sân bay, NOTAM, AIP, Kíp trưởng AIS sân bay, kíp trưởng
NOTAM); Nhân viên thiết kế phương thức bay; Nhân viên bản đồ, sơ đồ dữ liệu HK.
Bãi bỏ năng định: Khai thác mạng AFTN/AMHS; Khai thác, bảo dưỡng ghi âm/ghi dữ
liệu; Khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động.
Lý do: Kéo dài hiệu lực năng định của nhân viên lên
gấp đôi, giảm bớt áp lực thi, chi phí thi và thực hiện thủ tục hành chính, bãi
bỏ một số năng định đối với một số loại hình nhân viên khai thác, bảo dưỡng những
thiết bị không trực tiếp trong dây chuyền điều hành tàu bay. Phương án cắt giảm,
đơn giản hóa này đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp rất lớn cho doanh nghiệp do
chi phí đào tạo, huấn luyện định kì để duy trì năng định, di chuyển của nhân
viên để thi chiếm chi phí rất cao so với chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06
tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động
bay.
- Lộ trình thực hiện: Hiện nay, phương án này đã được
thể hiện tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý hoạt động bay (dự kiến trình ký ban hành trong tháng 11 năm
2021).
V. Ngành nghề kinh doanh 5:
Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (mã số thủ
tục hành chính: 1.000574)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 25
ngày xuống còn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực
hàng không dân dụng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
VI. Ngành nghề kinh doanh 6:
Kinh doanh vận tải hàng không
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy chứng nhận
thành viên tổ bay (mã số thủ tục hành chính: 1.004413)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Đăng ký văn bản
IDERA (mã số thủ tục hành chính: 1.003398)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo đó sửa
đổi thành phần hồ sơ liên quan đến tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân: Bản
sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp
người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu
chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có
thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự
theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo
Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo
nguyên tắc có đi có lại.
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với
tàu bay (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Sửa chữa, bổ sung,
điều chỉnh thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay, đăng ký các quyền đối với
tàu bay và đăng ký văn bản IDERA (mã số thủ tục hành chính: 1.005193)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
sửa đổi thành phần hồ sơ quy định rõ nộp bản sao giấy tờ liên quan đến tư cách
pháp lý của tổ chức, cá nhân (bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của
người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt
Nam. Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề
nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu
này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại); bản sao tài liệu
chứng minh về các thông tin cần sửa chữa, bổ sung hoặc điều chỉnh.
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với
tàu bay (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay (mã số thủ tục hành chính: 1.003405)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
sửa đổi thành phần hồ sơ quy định rõ nộp bản sao giấy tờ liên quan đến tư cách
pháp lý của tổ chức, cá nhân (bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của
người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt
Nam. Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề
nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu
này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại).
Lý do: Giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với
tàu bay (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
5. Thủ tục hành chính 5: Kê khai giá dịch vụ
vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ thủ tục hành chính “Kê khai giá dịch vụ vận chuyển
hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không”.
Lý do: Việc bỏ thủ tục hành chính này nhằm giảm chi
phí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT ngày 24
tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận
chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không (được sửa đổi,
bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 07/2017/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
6. Thủ tục hành chính 6: Xóa đăng ký văn bản
IDERA (mã số thủ tục hành chính: 1.003393)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
sửa đổi thành phần hồ sơ quy định rõ nộp bản sao giấy tờ liên quan đến tư cách
pháp lý của tổ chức, cá nhân: Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của
người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt
Nam. Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề
nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu
này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với
tàu bay (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2019/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Phần
III. LĨNH VỰC HÀNG HẢI
I. Ngành nghề kinh doanh 1:
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động
kinh doanh
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện cung cấp
dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng
nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo đảm
hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận thiết lập, vận
hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải
công cộng và tuyến hàng hải từ “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện cung cấp
dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng
nước, luồng hàng hải chuyên dùng
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm
hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận dịch vụ thiết lập,
vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải
chuyên dùng “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Yêu cầu, điều kiện 3: Điều kiện cung cấp
dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải
phục vụ công bố Thông báo hàng hải
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát
hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận khảo sát khu nước,
vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải “tối thiểu 05 năm” xuống
“tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
4. Yêu cầu, điều kiện 4: Điều kiện cung cấp
dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố
Thông báo hàng hải
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo sát
hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách khảo sát khu nước, vùng
nước, luồng hàng hải chuyên dùng “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
5. Yêu cầu, điều kiện 5: Điều kiện đối với
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng hải
cho người phụ trách bộ phận thông báo hàng hải “tối thiểu 05 năm” xuống “tối
thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
6. Yêu cầu, điều kiện 6: Điều kiện cung cấp
dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng
hàng hải công cộng.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết
bảo đảm an toàn hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận
cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm hàng hải “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu
03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
7. Yêu cầu, điều kiện 7: Điều kiện cung cấp
dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng
hàng hải chuyên dùng.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực điều tiết
bảo đảm an toàn hàng hải cho người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách bộ phận
cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm hàng hải “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu
03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
8. Yêu cầu, điều kiện 8: Điều kiện cung cấp
dịch vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng
hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh khảo sát hàng
hải cho người; được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ khảo
sát xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến
hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải “tối thiểu
05 năm” xuống “tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
9. Yêu cầu, điều kiện 9: Điều kiện cung cấp
dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin
điện tử hàng hải cho người được bổ nhiệm phụ trách bộ phận chuyên trách thực hiện
dịch vụ thông tin điện tử hàng hải “tối thiểu 05 năm” xuống “tối thiểu 03 năm”.
Lý do: Để phù hợp với thực tế hiện nay, với 3 năm
làm việc trong lĩnh vực bảo đảm hàng hải người giữ vị trí phụ trách đã cơ bản
kinh nghiệm quản lý. Sự thay đổi này cũng tạo sự cạnh tranh công bằng cho cá
nhân người lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản
hóa này đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động của doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 1 Điều 16 Nghị định
số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp
dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
147/2018/NĐ-CP).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
II. Ngành nghề kinh doanh 2:
Kinh doanh khai thác cảng biển
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kinh kiện doanh khai thác cảng biển (mà số thủ tục hành chính:
1.001810)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 10
ngày làm việc xuống 07 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục của cơ quan
quản lý nhà nước, tạo điều kiện doanh nghiệp sớm hoạt động, kinh doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (mã số thủ tục hành chính:
1.001830)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 5 ngày làm việc
xuống 3 ngày làm việc.
Lý do: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện doanh nghiệp sớm hoạt động, kinh
doanh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
III. Ngành nghề kinh doanh 3:
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
1. Yêu cầu, điều kiện 1: Có người chuyên
trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp
cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương,
thương mại hoặc kinh tế
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có người chuyên trách thực hiện kinh
doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc
một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế” để
doanh nghiệp tự quyết định.
Lý do: Việc bỏ điều kiện này sẽ tiết kiệm được chi
phí, không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn, tuyển dụng
nhân sự phù hợp đối với ngành nghề kinh doanh này. Đồng thời, phương án cắt giảm
này cũng tạo lợi ích trực tiếp cho người lao động.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Bộ luật Hàng hải năm 2015.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
2. Yêu cầu, điều kiện 2: Có người chuyên
trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên
ngành luật
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bỏ điều kiện “Có người chuyên trách thực hiện công
tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật” để doanh
nghiệp tự quyết định.
Lý do: Việc bỏ điều kiện này sẽ tiết kiệm được chi
phí, không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn, tuyển dụng
nhân sự phù hợp đối với ngành nghề kinh doanh này. Đồng thời, phương án cắt giảm
này cũng tạo lợi ích trực tiếp cho người lao động.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Bộ luật Hàng hải năm 2015.
- Lộ trình thực hiện: Theo Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh của Quốc hội.
IV. Ngành nghề kinh doanh 4:
Đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy xác nhận
phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải (mã số thủ tục hành chính:
1.004828)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung thêm hình thức “hoặc bản điện tử, bản sao điện tử có giá trị pháp lý do
cơ quan có thẩm quyền cấp” đối với thành phần hồ sơ là các giấy tờ yêu cầu là bản
chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng
3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ
chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
V. Một số thủ tục hành chính
khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh
1. Thủ tục hành chính 1: Cho ý kiến đối với
dự án xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển và các công trình khác xây
dựng trong vùng nước cảng biển (mã số thủ tục hành chính: 1.001899)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng
5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt
Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Phê duyệt phương án
trục vớt tài sản chìm đắm (mã số thủ tục hành chính: 1.002771)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu
kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng
01 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường
thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Đăng ký vận tải hành
khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo (mã số thủ tục hành chính:
2.000795)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến; đồng thời, bổ sung thêm hình thức nộp hồ
sơ “hoặc bản điện tử, bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền
cấp” đối với nhưng hồ sơ yêu cầu phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực
hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt chi
phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30
tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến
vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Giấy phép vận tải nội
địa cho tàu nước ngoài (mã số thủ tục hành chính: 1.004425)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung thêm hình thức nộp hồ sơ “hoặc bản điện tử, bản sao điện tử có giá trị
pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp” đối với những hồ sơ yêu cầu phải có bản
chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Điều 6 Thông tư số
50/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định về thủ tục cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước
ngoài (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 48/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Phần
IV. LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT
I. Ngành nghề kinh doanh 1:
Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Thủ tục hành chính 1: Bãi bỏ đường ngang
(mã số thủ tục hành chính: 1.000294)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức
độ 4 theo hướng đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng không yêu cầu nộp bản
chính, bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
“phương án tổ chức giao thông và phương án tổ chức thi công khi bãi bỏ đường
ngang”.
Lý do: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và giảm bớt
chi phí tuân thủ khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và
cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp giấy phép xây dựng
công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt (mã số thủ tục hành
chính: 1.005134)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ, cắt giảm thành phần hồ sơ Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lý do:
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép đã yêu cầu Quyết
định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Đối với thiết kế do chủ đầu tư thẩm định: Khoản 6 Điều 83 Luật Xây dựng quy định nội dung thẩm định có sự
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Đối với thiết kế do cơ quan chuyên môn về xây dựng
thẩm định: Điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
quy định thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở đã bao gồm
kết quả thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công chịu trách nhiệm về sự tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường khi thẩm định, phê duyệt.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và
cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp Giấy phép xây dựng,
cải tạo, nâng cấp đường ngang (mã số thủ tục hành chính: 1.005126)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ, cắt giảm thành phần hồ sơ Quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lý do:
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép đã yêu cầu Quyết
định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Đối với thiết kế do chủ đầu tư thẩm định: Khoản 6 Điều 83 Luật Xây dựng quy định nội dung thẩm định có sự
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Đối với thiết kế do cơ quan chuyên môn về xây dựng
thẩm định: Điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
quy định thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở đã bao gồm
kết quả thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công chịu trách nhiệm về sự tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường khi thẩm định, phê duyệt.
- Cung cấp mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
lên mức độ 4 theo hướng điện tử hóa đơn đề nghị cấp giấy phép, kết quả giải quyết
thủ tục hành chính.
Lý do: Tiết kiệm được chi phí, tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và
cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Phần
V. LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM
I. Ngành nghề kinh doanh 1:
Đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa
1. Quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn 1: QCVN
89:2015/BGTVT.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ quy định về “Nhà xưởng phải được xây dựng
trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng
thuê sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền cho
phép xây dựng cơ sở” quy định tại khoản 2.1.2.1 Chương 2 QCVN 89:2015/BGTVT.
Lý do: Đây là quy chuẩn kỹ thuật nên việc kiểm tra,
xác nhận năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi chỉ xác nhận về
năng lực kỹ thuật (cơ sở vật chất và nhân lực) mà không liên quan đến đất đai.
Việc quản lý đất đai thuộc chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành khác, không thuộc
chức năng nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải vì vậy cần thiết loại bỏ quy định
này để tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và quản lý nhà nước.
- Bãi bỏ quy định về “Bến đỗ phương tiện phù hợp với
cỡ loại phương tiện dự kiến thi công, phải đảm bảo luồng lạch cho phương tiện
ra, vào thuận tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định” quy định tại
khoản 2.1.2.1 Chương 2 QCVN 89:2015/BGTVT.
Lý do: Việc cấp phép các bến đỗ liên quan đến quy
hoạch của địa phương và cũng liên quan đến đất đai vì vậy cần thiết loại bỏ
trong quy chuẩn này. Việc này do các cơ quan quản lý chuyên ngành khác thực hiện.
- Bãi bỏ quy định về “đảm bảo an toàn lao động,
phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở” quy định tại mục
2.4 Chương 2 QCVN 89:2015/BGTVT.
Lý do: Quy định này thuộc chức năng nhiệm vụ của bộ,
ngành khác, không thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải vì vậy bỏ
quy định này để tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
89:2015/BGTVT về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội
địa ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BGTVT ngày 03 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
II. Một số thủ tục hành chính
khác liên quan đến hoạt động kinh doanh
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường
sắt (kiểm tra sản xuất lắp ráp) (mã số thủ tục hành chính: 1.004990)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không
yêu cầu nộp: Bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất
trong nước; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị nhập khẩu.
Lý do: Cắt giảm bớt hồ sơ cần chuẩn bị đối với tổng
thành, thiết bị do tổng thành, thiết bị đã được chứng nhận trước đó khi sản xuất,
lắp ráp hoặc nhập khẩu rời. Việc cắt giảm hồ sơ thiết kế là phù hợp, sử dụng
chung hồ sơ với sản phẩm đã kiểm tra và cấp chứng nhận trước đó.
- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không
yêu cầu nộp: Bản sao kèm bản chính để đổi chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng
chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện
mới được sử dụng.
Lý do: Các tổng thành, thiết bị, linh kiện mới này
đều đã được chứng nhận trước đó, cơ quan đăng kiểm sử dụng chung hồ sơ để đối
chiếu trong dữ liệu đăng kiểm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường
sắt
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường
sắt (kiểm tra hoán cải) (mã số thủ tục hành chính: 1.004990)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng không yêu
cầu nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng
chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện
mới được sử dụng.
Lý do: Các tổng thành, thiết bị, linh kiện mới này
đều đã được chứng nhận trước đó, cơ quan đăng kiểm sử dụng chung hồ sơ để đối
chiếu trong dữ liệu đăng kiểm.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường
sắt.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
3. Thủ tục hành chính 3: Cấp Giấy chứng nhận
thẩm định thiết kế xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp (mã số thủ tục hành
chính: 1.004994)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến cắt giảm số lượng hồ sơ thiết kế phải nộp
từ 03 bộ hồ sơ xuống còn 02 hồ sơ.
Lý do: Đối với cơ sở thiết kế đồng thời là cơ sở sản
xuất, lắp ráp kiểu loại xe cơ giới đó thì chỉ cần 01 bản hồ sơ thiết kế đã được
cơ quan quản lý thẩm định là đủ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15
tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ
giới (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
4. Thủ tục hành chính 4: Thẩm định thiết kế
tàu biển (mã số thủ tục hành chính: 2.000087)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
điện tử hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính; giảm
số lượng bộ hồ sơ từ 03 bộ xuống 01 bộ; giảm thời gian thẩm định thiết kế từ 20
ngày xuống còn 18 ngày.
Lý do: Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ
4 và giảm bớt thời gian thẩm định thiết kế tàu biển sẽ giảm chi phí, tạo thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT ngày 07
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm tàu
biển Việt Nam.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
5. Thủ tục hành chính 5: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (mã số thủ
tục hành chính: 1.005018)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Giảm thời gian cơ quan nghiệm thu thông báo bằng
văn bản cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp không cấp từ sau 02 ngày làm việc
xuống ngay trong ngày làm việc.
Lý do: Đơn giản hóa quy định nhằm tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động liên quan đến chứng nhận
đăng kiểm cho phương tiện.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
6. Thủ tục hành chính 6: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp (mã số
thủ tục hành chính: 1.004980)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ quy định phải nộp Quy trình công nghệ sản
xuất, lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ khi làm thủ tục chứng nhận chất lượng.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy
trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng, triển khai thực hiện đúng theo
quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua quá trình đánh
giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất.
- Bãi bỏ quy định nộp Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp đối với Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất,
lắp ráp xe.
Lý do: Giấy đăng ký kinh doanh có thể tra cứu trên
Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc sử dụng dữ liệu
dùng chung.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05
tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
42/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
7. Thủ tục hành chính 7: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe chở người bốn bánh có gắn động
cơ nhập khẩu (mã số thủ tục hành chính: 1.005012)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cắt giảm thời gian kiểm tra từ không quá 05 ngày
làm việc xuống còn không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của
Cơ sở nhập khẩu
Lý do: Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe chở người bốn bánh có gắn động
cơ nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục
hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối
với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao
thông trong phạm vi hạn chế (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
8. Thủ tục hành chính 8: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (mã số thủ
tục hành chính: 1.004996)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cắt giảm thời gian kiểm tra từ không quá 05 ngày
làm việc xuống còn không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của
tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Lý do: Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu nhằm tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15
tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
9. Thủ tục hành chính 9: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu (mã số thủ tục hành
chính: 1.004978)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cắt giảm thời gian kiểm tra từ không quá 05 ngày
làm việc xuống còn không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của
tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Lý do: Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận chất
lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05
tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
42/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
10. Thủ tục hành chính 10: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu
và động cơ nhập khẩu sử dụng để lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy (mã số thủ tục
hành chính: 1.004989)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cắt giảm thời gian kiểm tra từ không quá 05 ngày
làm việc xuống còn không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của
tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Lý do: Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu; Giấy
chứng nhận chất lượng động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu nhằm tạo điều kiện
cho doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05
tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện (được sửa đổi, bổ sung Thông tư số
42/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
11. Thủ tục hành chính 11: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe chở
hàng bốn bánh có gắn động cơ (mã số thủ tục hành chính: 1.004334)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng không yêu cầu
phải nộp: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ chứng
nhận linh kiện sử dụng để lắp ráp xe khi làm thủ tục chứng nhận chất lượng.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy
trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, triển khai thực
hiện đúng theo quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua
quá trình đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất linh kiện.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13
tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối
với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông
đường bộ.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
12. Thủ tục hành chính 12: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng kiểu loại dùng cho xe chở người bốn bánh có gắn động cơ sản xuất, lắp
ráp (mã số thủ tục hành chính: 1.005014)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ hạng mục phải nộp Quy trình công nghệ sản
xuất, lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ chứng nhận xe chở người bốn bánh có gắn động
cơ khi làm thủ tục chứng nhận chất lượng, cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng
quy trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng đối với xe, triển khai thực
hiện đúng theo quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua
quá trình đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất xe.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy
trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng, triển khai thực hiện đúng theo
quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua quá trình đánh
giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất.
- Bỏ yêu cầu phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc đầu tư đối với cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp
xe.
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể có
được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Điều 5 của Thông tư số
86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người
điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
13. Thủ tục hành chính 13: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô
tô, xe gắn máy (mã số thủ tục hành chính: 1.004985)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Bãi bỏ hạng mục phải nộp Quy trình công nghệ sản
xuất, lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ chứng nhận linh kiện sử dụng để lắp ráp
xe khi làm thủ tục chứng nhận chất lượng.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy
trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, triển khai thực
hiện đúng theo quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua
quá trình đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất linh kiện.
- Bỏ “Văn bản xác nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản
xuất, lắp ráp xe của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp lần đầu
sản xuất, lắp ráp xe” trong hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng đối với xe mô
tô, xe gắn máy.
Lý do: Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận doanh
nghiệp đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy đã được bãi bỏ; Giấy
đăng ký kinh doanh có thể tra cứu trên web hoặc sử dụng dữ liệu dùng chung.
- Bãi bỏ Mục 2 (thùng nhiên liệu) và Mục 4 (ống xả)
nêu tại Phụ lục 1 - Các hạng mục bắt buộc kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất
lượng ban hành kèm theo Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
Lý do: Trong QCVN14:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe
gắn máy đã bỏ yêu cầu về thùng nhiên liệu phải thỏa mãn QCVN 27:2010/BGTVT, ống
xả theo QCVN 29:2010/BGTVT, vì vậy cần bãi bỏ yêu cầu này nhằm thống nhất quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23
tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô,
xe gắn máy.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
14. Thủ tục hành chính 14: Cấp Giấy chứng nhận
thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa và Giấy chứng nhận thẩm định thiết
kế sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (mã số thủ tục hành
chính: 1.001364)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng chỉ yêu cầu nộp
bản sao hồ sơ thiết kế, hồ sơ tài liệu hướng dẫn; giảm số lượng bộ hồ sơ thiết
kế, hồ sơ tài liệu hướng dẫn từ 03 bộ xuống 01 bộ.
Lý do: Việc đơn giản thành phần hồ sơ nhằm tạo thuận
lợi, tiết kiệm chi phí trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22
tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đăng kiểm phương
tiện thủy nội địa.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
15. Thủ tục hành chính 15: Kiểm định và chứng
nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho
công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp
ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải (mã số thủ tục hành chính:
2.000009)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản thành phần hồ sơ theo hướng chỉ yêu cầu nộp
bản sao bộ Hồ sơ kỹ thuật và tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về mặt pháp
lý, tính chính xác của hồ sơ.
Lý do: Việc đơn giản thành phần hồ sơ nhằm tạo thuận
lợi, tiết kiệm chi phí trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT ngày 07
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm tàu
biển Việt Nam.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
16. Thủ tục hành chính 16: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp các
linh kiện sử dụng để lắp ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc (mã số thủ tục hành
chính: 1.005002)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ quy định phải nộp Quy trình công nghệ sản xuất,
lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ chứng nhận linh kiện sử dụng để lắp ráp xe khi
làm thủ tục chứng nhận chất lượng.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy
trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, triển khai thực
hiện đúng theo quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua
quá trình đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất linh kiện.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15
tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới
(được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
17. Thủ tục hành chính 17: Cấp Giấy chứng nhận
chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại linh kiện xe mô
tô, xe gắn máy (mà số thủ tục hành chính: 1.004983)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ hạng mục phải nộp Quy trình công nghệ sản xuất,
lắp ráp và kiểm tra trong Hồ sơ chứng nhận linh kiện sử dụng để lắp ráp xe khi
làm thủ tục chứng nhận chất lượng.
Lý do: Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng quy trình
sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng đối với linh kiện, triển khai thực hiện
đúng theo quy trình đã ban hành; việc kiểm soát được thực hiện thông qua quá
trình đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất linh kiện.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23
tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô,
xe gắn máy.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
18. Thủ tục hành chính 18: Cấp giấy Chứng nhận
thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo (mã số thủ tục hành chính: 1.001001)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
bổ sung hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và sửa đổi thành phần hồ sơ chỉ yêu cầu
nộp bản sao đối với các tài liệu: Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe
cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế; Giấy Đăng ký xe
ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên,
di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối
với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).
Lý do: Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ
4 sẽ giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ
tục hành chính này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
42/2018/TT-BGTVT).
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
19. Thủ tục hành chính 19: Cấp Giấy chứng nhận
thẩm định thiết kế phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu
khí trên biển (công trình biển) (mã số thủ tục hành chính: 1.004318)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng
điện tử hóa mẫu văn bản đề nghị và giảm số lượng 03 tài liệu thiết kế công
trình biển xuống còn 01 tài liệu.
Lý do: Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ
4 sẽ giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ
tục hành chính này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19
tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy
chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết
bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
III. Quy định về kiểm tra
chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa
1. Các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước
thông quan (đối với nhập khẩu); trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất,
lắp ráp)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Cắt giảm 02 sản phẩm, hàng hóa khỏi danh mục sản
phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước khi thông quan (đối với nhập khẩu); trước
khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp).
Lý do: Dự kiến cắt giảm sản phẩm, hàng hóa này bởi
vì theo quy định tại Điều 3 dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thì “xe
đạp điện”, “xe đạp máy” là phương tiện thô sơ, do đó cắt giảm 02 sản phẩm này
khỏi danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước khi thông quan (đối với
nhập khẩu); trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp).
- Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển 14 sản phẩm, hàng hóa từ danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước
thông quan sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp
chuẩn, hợp quy.
Lý do: Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra
chuyên ngành này sẽ tiết kiệm được chi phí khi thực hiện các thủ tục kiểm tra
chuyên ngành.
(Danh mục sản phẩm; hàng hóa dự kiến cắt giảm, đơn
giản hóa tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này).
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30
tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Giao thông vận tải.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc
công bố hợp chuẩn hợp quy
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Cắt giảm 35 sản phẩm, hàng hóa khỏi danh mục sản
phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy.
Danh mục sản phẩm, hàng hóa dự kiến cắt giảm, đơn
giản hóa tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30
tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ
Giao thông vận tải.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
Phần
VI. LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
I. Ngành nghề kinh doanh 1:
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Thủ tục hành chính 1: Cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
thủy nội địa
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bỏ yêu cầu
nộp "01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo",
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể tra
cứu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, do đó việc
đơn giản hóa này đem lại lợi ích trực tiếp người lao động của doanh nghiệp và
doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Cấp lại Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái
phương tiện thủy nội địa
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ theo hướng bỏ yêu cầu
nộp "01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo".
Lý do: Thông tin về đăng ký doanh nghiệp có thể tra
cứu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, do đó việc
đơn giản hóa này đem lại lợi ích trực tiếp người lao động của doanh nghiệp và
doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025.
II. Một số thủ tục hành chính
khác liên quan đến hoạt động kinh doanh
1. Thủ tục hành chính 1: Thủ tục công bố hoạt
động cảng thủy nội địa
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ quy định yêu cầu nộp phí thẩm tra, thẩm định
công bố cảng thủy nội địa.
Lý do: Phương án cắt giảm, đơn giản hóa này đem lại
lợi ích trực tiếp người lao động của doanh nghiệp và doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa Thông tư số 198/2016/TT-BTC ngày 08
tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
2. Thủ tục hành chính 2: Thủ tục xác nhận
trình báo đường thủy nội địa
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ quy định yêu cầu nộp phí trình báo đường thủy
nội địa.
Lý do: Phương án cắt giảm, đơn giản hóa này đem lại
lợi ích trực tiếp người lao động của doanh nghiệp và doanh nghiệp.
b) Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày
11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa.
- Lộ trình thực hiện: 2021 - 2025.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN TRƯỚC THÔNG
QUAN (ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU), TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, LẮP
RÁP)
(Kèm theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên sản phẩm,
hàng hóa
|
Quy chuẩn/ Tiêu
chuẩn
|
Mã số HS
|
Văn bản điều chỉnh
|
Phương án cắt
giảm
|
I. Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ
|
|
A
|
Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp
máy
|
QCVN 14:2015/BGTVT
QCVN 68:2013/BGTVT
TCVN 6211
|
|
|
|
1
|
Xe đạp điện
|
|
87.11
|
|
Dự kiến cắt giảm sản phẩm, hàng hóa này bởi vì
theo quy định tại Điều 3 dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thì “xe đạp
điện”, “xe đạp máy” là phương tiện thô sơ
|
2
|
Xe đạp máy
|
|
87.11
|
TT
44/2012/TT-BGTVT
TT
41/2013/TT-BGTVT
TT
45/2012/TT-BGTVT
|
B
|
Xe máy chuyên dùng
|
QCVN 22:2010/BGTVT
QCVN 13:2011/BGTVT
TCVN 424412005
|
|
TT
89/2015/TT-BGTVT
|
|
1
|
Xe nâng
|
|
84.27
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
2
|
Xe ủi (máy ủi)
|
|
84.29
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
3
|
Xe xúc (máy xúc)
|
|
8429.51.00
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
4
|
Xe đào (máy đào)
|
|
8429.52.00
8430.41.00
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
5
|
Xe xúc, đào (máy xúc, đào)
|
|
8429.59.00
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
6
|
Xe lu rung
|
|
8429.40.40
8429.40.50
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
7
|
Xe lu loại khác
|
|
8429.40.90
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
8
|
Xe khoan (máy khoan)
|
|
8430.41.00
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
9
|
Xe cần cẩu bánh xích (cần trục bánh xích)
|
Loại có buồng lái
và buồng Điều khiển cơ cấu công tác riêng biệt
|
|
8705.10.00
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
10
|
Xe cần cẩu bánh xích (cần trục bánh xích)
|
Loại có một buồng
lái chung đặt trên phần quay vừa để Điều khiển phần di chuyển vừa để Điều khiển
cơ cấu công tác
|
|
8426.47.00
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
11
|
Xe thi công mặt đường
|
|
|
8705.90.90
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
12
|
Xe phun bê tông
|
|
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
13
|
Xe máy chuyên dùng loại khác
|
|
|
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
II. Lĩnh vực đường sắt
|
1
|
Đầu máy chạy điện từ nguồn điện cấp từ bên ngoài
hoặc ắc quy
|
TCVN 9273-2012
QCVN 08:2015/BGTVT
|
86.01
|
TT
29/2018/TT-BGTVT
|
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng
chuyển sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn,
hợp quy
|
Ghi chú: Các từ viết tắt trong Phụ
lục này được hiểu như sau: TT: Thông tư; TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia; QCVN: Quy
chuẩn kỹ thuật.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN HOẶC CÔNG BỐ
HỢP CHUẨN HỢP QUY
(Kèm theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên sản phẩm,
hàng hóa
|
Quy chuẩn/tiêu
chuẩn
|
Mã số HS
|
Văn bản điều chỉnh
|
Phương án
|
I. Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ,
phụ tùng
|
|
A
|
Xe máy chuyên
dùng
|
QCVN 22:2010/BGTVT
QCVN 13:2011/BGTVT
TCVN 4244:2005
|
|
TT
89/2015/TT-BGTVT
|
|
1
|
Xe cạp (máy cạp)
|
|
8429.30.00
|
|
Cắt giảm
|
2
|
Xe đóng cọc và nhổ cọc (máy đóng cọc và nhổ cọc)
|
|
8430.10.10
|
|
Cắt giảm
|
3
|
Xe quét, chà sàn (nhà xưởng)
|
|
8705.90.90
|
|
Cắt giảm
|
4
|
Xe quét nhà xưởng
|
|
8705.90.90
|
|
Cắt giảm
|
II. Lĩnh vực sản phẩm công nghiệp dùng trong
giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển (không áp dụng
đối với sản phẩm dùng cho tàu và phương tiện thăm dò khai thác trên biển tạm
nhập tái xuất và mang cờ nước ngoài)
|
|
1
|
Kính (cho tàu thủy và thiết bị thăm dò, khai thác
dầu khí biển)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
|
7007
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS
74/78
|
Cắt giảm
|
2
|
Tổ hợp máy phát (dưới 50 kVA)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
85.02
|
TT
82/2014/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS
74/78
|
Cắt giảm
|
3
|
Máy phát (dưới 50 kVA)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
85.01
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS
74/78
|
Cắt giảm
|
4
|
Biến áp (dưới 50 kVA)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
85.04
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS
74/78
|
Cắt giảm
|
5
|
Thiết bị chỉ báo vòng quay chân vịt
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
90.29
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
6
|
Sơn chống hà
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
3208, 3209, 3210
|
Công ước về kiểm
soát hệ thống chống hà của tàu, 2001
|
Cắt giảm
|
7
|
Sơn chống ăn mòn
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
3208, 3209, 3210
|
Nghị quyết
MSC.215(82) của IMO về tiêu chuẩn chức năng của lớp phủ bề mặt bảo vệ dùng
cho kết chứa nước biển chuyên dụng để dằn của tất cả các kiểu tàu và không
gian mạn kép của tàu chở hàng rời (PSPC)
|
Cắt giảm
|
8
|
Lớp lót chống hà
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
3208, 3209, 3210
|
TT
71/2015/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
9
|
Lớp lót đầu
|
|
|
|
Cắt giảm
|
10
|
Vật liệu phi kim
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
72.06 - 72.17
|
TT
71/2015/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
11
|
Nhựa
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
39.01 - 39.08
|
TT
71/2015/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
12
|
Cao su
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
40.01; 40.02
|
TT
71/2015/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
13
|
Bình, chữa cháy (dùng bọt, bột, khí hoặc chất
khác)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49.2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
8424.10.90
|
TT 11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
14
|
Ống cứu hỏa (dùng bọt hoặc bột)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
5909.00.10
|
TT 11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
15
|
Vòi phun (gồm kiểu mở và kiểu đóng)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
|
5909.00.10
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
16
|
Dụng cụ chống mất nhiệt
|
QCVN 42:2012/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
|
3926
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước LSA Code
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
17
|
Thiết bị nhìn ban đêm
|
QCVN 64:2015/BGTVT
|
9005
|
TT
71/2015/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
18
|
Cáp kéo và chằng buộc có đường kính bằng hoặc lớn
hơn 10 mm (cáp phi kim loại và cáp thép)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
73.12
56.07
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
19
|
Bánh lái
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
7326.90.10
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
20
|
Bơm
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
84.13
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT 55/2012/TT-BGTVT
|
Cắt giảm
|
21
|
Các chi tiết của động cơ diesel
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN 72:2013/BGTVT
|
8409
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT 71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
22
|
Tổ hợp máy phát
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 04:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
85.02
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
23
|
Thiết bị ngắt (cho mạch chính)
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
85.35
85.36
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
24
|
Đầu phun, thiết bị phun, thiết bị phun bọt xách
tay, thiết bị phun bọt cố định, thiết bị phun bột xách tay và phun bột cố định
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
84.24
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT
55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
25
|
Thiết bị thở
|
QCVN 21:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
QCVN 48:2012/BGTVT
Bổ sung sửa đổi lần
1-2017
QCVN 49:2012/BGTVT
QCVN 70:2014/BGTVT
Sửa đổi 1:2015
QCVN
72:2013/BGTVT
|
9020.00.00
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
TT 55/2012/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
26
|
Quần áo bơi, bộ quần áo bảo vệ kín
|
QCVN 42:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
|
40.15
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
LSA Code
|
Cắt giảm
|
27
|
Áo phao
|
QCVN 42:2015/BGTVT
QCVN 85:2015/BGTVT
|
6307.20.00
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
04/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
LSA Code
|
Cắt giảm
|
28
|
Đèn tự phát sáng của phao tròn
|
QCVN 42:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
|
94.05
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
LSA Code
|
Cắt giảm
|
29
|
Thiết bị chỉ báo vòng quay và chiều quay chân vịt
|
QCVN 42:2015/BGTVT
QCVN 64:2015/BGTVT
TCVN 6278:2003
|
90.29
|
TT
11/2016/TT-BGTVT
TT
71/2015/TT-BGTVT
Công ước SOLAS 74
|
Cắt giảm
|
30
|
Thiết bị chỉ báo tốc độ quay trở của tàu
|
|
|
|
Cắt giảm
|
Ghi chú: Các từ viết tắt trong Phụ
lục này được hiểu như sau: TT: Thông tư; TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia; QCVN: Quy
chuẩn kỹ thuật; LSA: Trang bị cứu sinh.