Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1593/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái

Số hiệu: 1593/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Nguyễn Thế Phước
Ngày ban hành: 29/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1593/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 29 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bn vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24 tháng 02 năm 2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 306/TTr-SCT ngày 22 tháng 02 năm 2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện, hằng năm tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh Yên Bái;
- Chánh VP, Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CN, TH.

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

 

ĐỀ ÁN

CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết số 41-NQ/TU ngày 20/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp Yên Bái đã được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất toàn ngành và đạt được những kết quả quan trọng: Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển đúng hướng, từng bước được cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Khai thác được những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, công nghiệp dần trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đã hình thành được một số cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực với sản lượng ngày càng tăng, chất lượng ổn định, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường được chú trọng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiệp còn có những bất cập: Nguồn lực cho phát triển công nghiệp còn hạn chế; phát triển công nghiệp chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, cơ cấu lại ngành còn chậm chưa rõ nét; giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp, còn nhiều sản phẩm thô bán thành phẩm. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm được đầu tư xây dựng hoàn thiện; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, một số dự án triển khai chậm tiến độ. Nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới; phát triển nghề, làng nghề chưa thật vững chắc, quy mô làng nghề và nghề truyền thống nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày 24/02/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 - 2025.

Xuất phát từ hiện trạng ngành công nghiệp trong giai đoạn trước và những yêu cầu về sự đổi mới, phát triển nhanh và bền vng, hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2025, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp là hết sức cần thiết.

II. Căn cứ xây dựng đề án

Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đ án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của BChính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Chính phủ;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025;

Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021 - 2025;

Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020.

I. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TU ngày 20/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp Yên Bái đã từng bước thực hiện cơ cấu lại ngành, sản phẩm, với sự chuyển dịch tích cực, khai thác có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 11.878 tỷ đồng, tăng 4.451 tỷ đồng so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,85%/năm.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực và đúng hướng, cụ thể: Thực hiện giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng vượt mục tiêu (mục tiêu là 9%, thực hiện đạt 7,15%); Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vượt mục tiêu (mục tiêu là 72%, thực hiện 79,45%); Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước là 17%, thực hiện đạt 12,8%, chưa đạt mục tiêu đề ra; ngành công nghiệp hoạt động quản lý và xử lý nước thải, chất thải là 2%, thực hiện 0,6%, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đầu tư cải tạo, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất được quan tâm. Chất lượng, giá trị sản phẩm được nâng lên, giảm sản lượng sản phẩm thô, tăng sản phẩm chế biến sâu.

Tuy công nghiệp có sự tăng trưởng khá song chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng. Công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng khá song phần lớn còn chế biến thô. Nhiều dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai. Một số ngành có khả năng phát triển song chưa được quan tâm đúng mức; hạ tầng chậm được đầu tư...

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp tăng, song còn chậm và chủ yếu vẫn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Năm 2020 có 414 doanh nghiệp, tăng 134 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong đó: Doanh nghiệp khai khoáng năm 2020 là 57, giảm 05 doanh nghiệp so với năm 2015; công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 là 336, tăng 131 doanh nghiệp so với năm 2015; sản xuất, phân phối điện, khí đốt năm 2020 là 17, tăng 07 doanh nghiệp so với năm 2015; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải năm 2015 là 03 doanh nghiệp, đến năm 2020 là 04 doanh nghiệp. Ngoài ra còn có 6.275 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

II. Thực trạng một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu

1. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:

Đã từng bước được cơ cấu lại theo đúng định hướng, phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện môi trường. Được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Công nghiệp chế biến chè: Đã từng bước cơ cấu lại để phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường. Hiện toàn tỉnh có 64 cơ sở chế biến đang hoạt động (giảm gn 50% so với 2015). Một số cơ sở doanh nghiệp đã đầu tư cải tạo, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ chế biến tiên tiến, chất lượng, giá trị sản phẩm chè, tỷ trọng sản phẩm chè xanh giá trị cao được nâng lên, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu. Sản lượng chè chế biến năm 2020 ước đạt 27.000 tấn (sản lượng chè búp tươi giảm gần 4.000 tấn do diện tích chè giảm), trong đó: chè đen đạt 24.290 tấn, chiếm 90% sản lượng, chè xanh 2.710 tấn. Sản phẩm chủ yếu bán trong nước, xuất khẩu trực tiếp thấp.

Công nghiệp chế biến gỗ: Đầu tư chế biến gỗ rừng trồng phát triển nhanh, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Sản phẩm ván ép, ván ghép thanh, đũa gỗ, viên nén đã được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc... Hiện trên địa bàn tỉnh có 520 cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 44 doanh nghiệp). Sản lượng năm 2020: ván ghép thanh đạt 5.000m3, ván ép 140.000m3, đũa gỗ xuất khẩu đạt 700 triệu đôi; viên nén nhiêu liệu 40.000 tấn. Đã thu hút được nhiều dự án sản xuất gỗ quy mô khá, chất lượng cao(1).

Chế biến tinh bột Sắn: Hiện có 02 doanh nghiệp, 3 nhà máy sản xuất, công suất 56.000 tấn sản phẩm/năm. Sản lượng năm 2020 đạt khoảng 37.000 tấn, chưa phát huy hết công suất thiết kế. Sản phẩm hiện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tuy nhiên vẫn chủ yếu xuất theo biên mậu.

Chế biến giấy: Hiện có 02 doanh nghiệp có các nhà máy chế biến giấy đế xuất khẩu sang Đài Loan. Công suất sản xuất giấy đế 33.750 tấn/năm (27 dây chuyền); giấy vàng mã 12.000 tấn/năm. Sản lượng giấy đế, vàng mã năm 2020 đạt 38.000 tấn.

Chế biến các sản phẩm từ Quế: Hiện có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế, thiết bị nhập từ Trung Quốc, công nghệ thấp. Tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm, sản lượng sản phẩm năm 2020 đạt 600 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất biên mậu sang Trung Quốc. Một số sản phẩm khác đã được sản xuất từ quế có xu hướng phát triển như: Trà quế, nước tẩy rửa quế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ quà lưu niệm...

Chế biến măng tre Bát độ: Hiện có 02 doanh nghiệp thu mua và chế biến, đã tiêu thụ hết sản phẩm măng tươi cho nhân dân. Sản lượng chế biến năm 2020 khoảng trên 4.000 tấn, được xuất khu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Chế biến một số sản phẩm khác: Hiện một số vùng nguyên liệu đang hình thành và ngày càng mở rộng như: Trồng dâu nuôi tằm lấy kén, kéo tơ, trồng cây dược liệu như Sơn Trà, cây Lá Khôi...đi theo là một số sản phẩm chế biến đang từng bước được sản xuất ở quy mô nhỏ: Tơ tằm, trà Sơn Tra, thảo dược...Cần được phát triển trong thời gian tới.

2. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước cơ cấu lại đúng hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, phát triển chế biến sâu. Chất lượng, chủng loại, giá trị sản phẩm được nâng cao. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 112 mỏ của 94 doanh nghiệp được cấp phép khai thác. Có 50 doanh nghiệp đầu tư chế biến khoáng sản. Trong đó: Chế biến đá CaCO3 bột, hạt: 18 dự án; Đá xẻ: 07 dự án; Quặng đồng: 04 dự án; Đất hiếm: 01 dự án; Tinh quặng sắt: 13 dự án; Chì kẽm: 07 dự án. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu năm 2020: Đá hạt, bột CaCO3: 1,2 triệu tấn; đá xẻ: 1 triệu m2; Grafit tinh: 10.000 tấn; quặng sắt tinh: 200.000 tấn; hạt nhựa 20.000 tấn... Hầu hết các sản phẩm được xuất khẩu. Riêng sản phẩm đá xây dựng năm 2020 đạt khoảng 1,5 triệu m3.

Đã mời gọi, thu hút được một số dự án chế biến sâu khoáng sản(2). Các ngành chức năng tiến hành nhiều đợt rà soát, đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi 12 Giấy phép khai thác khoáng sản; kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi 09 Giấy phép khai thác khoáng sản.

3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã có bước phát triển nhanh về số lượng, hiện nay trên địa bàn có trên 80 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 02 nhà máy sản xuất sứ kỹ thuật, sản lượng sản xuất vẫn duy trì ổn định; 02 nhà máy sản xuất Xi măng đã phát huy vượt công suất thiết kế, sản lượng xi măng, clinker năm 2020 đạt 1,8 triệu tấn, bằng 150% công suất thiết kế. Lộ trình chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất gạch thủ công, lò vòng được thực hiện tốt. Phát triển sản xuất gạch không nung còn chậm, chất lượng thấp, hiện tại chưa có nhà máy sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng cao cấp.

4. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:

Công nghiệp điện đã phát triển đảm bảo mục tiêu đề ra, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 24 dự án đã hoàn thành phát điện lên lưới quốc gia, với tổng công suất 489,9 MW, điện lượng bình quân khoảng 1,8 tỷ kWh điện/năm, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 300 tỷ đồng.

Đã mời gọi được 03 nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát, thực hiện dự án sản xuất điện từ năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà, với quy mô công suất trên 1.000MW, hiện các dự án đang trong quá trình khảo sát. Thu hút được 01 dự án sản xuất điện sinh khối công suất 58MW, hiện đang chuẩn bị đầu tư.

Hệ thống truyền tải điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và truyền tải công suất phát điện của các nhà máy thủy điện trên địa bàn. Trong giai đoạn đã đầu tư mới được 128km đường dây 35kV, 87 trạm biến áp và 185km đường dây hạ thế, đến năm 2020 lưới điện quốc gia đã cấp đến 94,8% thôn, bản (1.078/1.137 thôn, bản) và 95,97% số hộ dân (209.645/216.541 hộ dân).

5. Công nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao:

Công nghiệp hỗ trợ, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử của tỉnh chưa phát triển, công nghiệp cơ khí nhỏ lẻ, sản phẩm của cơ khí chủ yếu là máy chế biến nông lâm sản cỡ nhỏ như máy vò chè, máy chưng cất tinh dầu quế, máy ép mía, chế tạo kết cấu thép, phụ kiện cơ khí (xà, buloong) cho đường dây điện và các loại nông cụ cầm tay (cuốc, xẻng, cày, bừa), sửa chữa bảo hành ô tô, tàu thuyền, xe, máy xúc, gạt...

Trong giai đoạn 2016-2020, đã thu hút được một số dự án: Nhà máy sản xuất thép ống, thép hộp của Công ty TNHH 1 thành viên Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái đã hoàn thành đi vào hoạt động; Các dự án đầu tư đang xây dựng như: Nhà máy sản xuất khung kèo thép của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - sản xuất nhà thép tiền chế Đại Hoàng Yên Bái; nhà máy sản xuất ống thép của Công ty cổ phần NewVN Hoàng Liên Sơn.

6. Công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 06 nhà máy may xuất khẩu, với công suất 24,9 triệu sản phẩm/năm, hầu hết các nhà máy này chưa phát huy hết công suất do chưa tuyển dụng đủ lao động phục vụ sản xuất. Trong giai đoạn 2016-2020, đã thu hút được một số dự án(3), hiện đang thực hiện các thủ tục đầu tư hoặc đang xây dựng nên chưa có sản phẩm trong giai đoạn này.

7. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

Các làng nghề đã được quan tâm đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, được công nhận và có bước phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã có 13 làng nghề và nghề truyền thống được công nhận là: Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên; đan rọ tôm Đồng Tâm, Phúc An (Yên Bình); trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao (Trấn Yên); dệt thổ cẩm (Mù Cang Chải); nấu rượu thóc (Mù Cang Chải)... Hầu hết các làng nghề còn nhỏ bé, chất lượng, mẫu mã sản phẩm hạn chế.

8. Về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp:

Đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nên việc đầu tư còn chậm, chưa thực sự thuận lợi cho thu hút đầu tư.

Về khu công nghiệp: Hiện tại có 03 khu với diện tích là 627,89ha có trong quy hoạch của cả nước, bao gồm: khu công nghiệp phía Nam diện tích 400ha; khu công nghiệp Minh Quân diện tích 107,89ha; khu công nghiệp Âu Lâu diện tích 120ha. Giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu được thực hiện là 185,2 tỷ đồng, bao gồm: khu công nghiệp phía Nam 96,5 tỷ đồng, khu công nghiệp Âu Lâu 88,7 tỷ đồng, khu công nghiệp Minh Quân chưa được bố trí vốn đu tư.

Hiện trong các khu công nghiệp có 61 doanh nghiệp đăng ký thực hiện 62 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký đầu tư 11.828 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký sử dụng 345ha. Trong đó 31 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động; 14 dự án đang đầu tư xây dựng; 02 dự án tạm dừng đầu tư và 15 dự án chưa triển khai xây dựng.

Về cụm công nghiệp: Hiện có 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 548,78ha. Trong giai đoạn 2016 - 2020 thành lập mới được 02 cụm công nghiệp, chuyển đổi 01 khu công nghiệp thành cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Bắc Văn Yên). Thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 508,959 tỷ đồng, diện tích sử dụng là 30,385ha. Đã thu hút được 01 nhà đầu tư vào xây dựng kinh doanh hạ tầng 02 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Bảo Hưng 75ha và cụm công nghiệp Minh Quân 75ha), vốn đầu tư 490,402 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, chỉ có 02 cụm công nghiệp được bố trí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 3,811 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Nhà nước) bao gồm: cụm công nghiệp Âu Lâu 2,549 tỷ đồng; cụm công nghiệp Đầm Hồng 1,262 tỷ đồng.

Phần thứ ba

NỘI DUNG CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển

1. Quan điểm chỉ đạo

Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, như: Chế biến nông lâm sản, gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng; khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đồng thời phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giày. Ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logistics, xuất nhập khẩu..., đáp ứng nhu cầu về cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đầu ra.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp nhanh, bền vững; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đi đối với bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, phát triển các sản phẩm có thể mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đưa công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đến 2025 đóng góp của ngành công nghiệp chiếm khoảng 25% GRDP toàn tỉnh, là khu vực đóng góp nguồn thu quan trọng, chủ lực của ngân sách địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm.

Cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 5,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 80,12%; sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 13,68%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 0,60%.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp phía Nam đạt 100%, khu công nghiệp Minh Quân và khu công nghiệp Âu Lâu đạt 70%, tại các cụm công nghiệp bình quân đạt 60%. Quy hoạch và thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, kết nối với nút giao IC12, IC13, IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng lưới điện, phấn đấu đến năm 2025 cấp điện lưới quốc gia hoặc các loại hình khác (như: điện mặt trời, điện sinh khối, điện tích năng, thủy điện nhỏ..) đến 100% số thôn, bản và 99% số hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh trong khu vực. Đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

II. Nội dung cơ cấu lại:

1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm

1.1. Sản xuất, chế biến chè:

Rà soát các nhà máy, cơ sở chế biến, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT) và các quy định khác của Nhà nước. Kiên quyết chấm dứt hoạt động của các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, liên kết trong sản xuất, ng dụng công nghệ mới trong chế biến, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị; thu hút đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp đã có các sản phẩm chè thương hiệu mạnh, đầu tư từ 1 đến 2 dự án chế biến chè chất lượng cao, sản xuất các loại chè nhúng, chè tan.

Đến năm 2025 sản lượng chè chế biến đạt 30.000 tấn, trong đó: Có 21.900 tấn chè đen chất lượng xuất khẩu, chiếm tỷ lệ 73%; 6.000 tấn chè xanh: Bát Tiên, Suối Giàng, Phình Hồ, chè đặc sản, chiếm tỷ lệ 20%; 2.100 tấn chè cao cấp các loại chiếm 7% sản lượng. Củng cố, xây dựng các thương hiệu chè Sui Giàng, Phình Hồ, Bát Tiên, phấn đấu đạt sản phẩm OCOP 5 sao.

1.2. Sản xuất, chế biến sản phẩm từ grừng trồng, từ lâm sản khác:

Cơ cấu lại theo hướng tập trung sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Khuyến khích các cơ sở chế biến hiện có đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ hiện đại, sản xuất sản phẩm gỗ cao cấp, sản phẩm cuối cùng là ván ép, ván ghép thanh, ván sàn công nghiệp, đồ gỗ nội thất, cửa gỗ, đồ gỗ văn phòng... Thu hút các dự án chế biến các lâm sản khác sử dụng nguyên liệu từ tre, luồng... tạo ra các sản phẩm mới.

Về cơ cấu sản phẩm chủ yếu từ gỗ rừng trồng đến năm 2025:

- Sản phẩm thường chiếm tỷ lệ 25%, gồm: ván bóc, gỗ xẻ xây dựng, ván xẻ thanh.

- Sản phẩm chế biến sâu chiếm tỷ lệ 75%, gồm: Ván ghép thanh đạt 20.000 m3; ván ép 200.000 m3; ván sàn công nghiệp 2.000.000 m2; đồ gỗ dân dụng, gỗ nội thất đạt 300.000 sản phẩm; đũa gỗ 700 triệu đôi; viên nén năng lượng 50.000 tấn.

Duy trì năng lực các nhà máy sản xuất giấy đế - vàng mã hiện có, trên cơ sở rà soát việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, kiên quyết dừng hoạt động các nhà máy gây ô nhiễm. Sản lượng đạt 38.000 tấn/năm đến năm 2025. Tăng công suất in giấy vàng mã để tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ sau 2025 giảm dần sản lượng tiến tới chấm dứt sản xuất sản phẩm vàng mã theo công nghệ lạc hậu.

Về cơ cấu sản phẩm chủ yếu đến năm 2025:

- Giấy đế đạt 20.000 tấn, chiếm 53%;

- Giấy vàng mã đạt 18.000 tấn, chiếm 47%.

Thu hút đầu tư nhà máy sản xuất giấy viết, giấy lụa, giấy bao bì. Sản lượng đến năm 2025 đạt 50.000 tấn/năm.

Một số sản phẩm khác từ tre, luồng...; Mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng, vật liệu cao cấp từ tre...

1.3. Sản xuất, chế biến quế:

Cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hàm lượng tinh dầu. Duy trì công suất chế biến tinh dầu quế của 16 nhà máy chế biến hiện có, chỉ cấp phép đầu tư các dự án mới với công nghệ hiện đại, hàm lượng tinh dầu đạt trên 98%, có thể sử dụng tinh dầu từ các nhà máy khác để tinh chế. Khuyến khích các nhà máy đã có đầu tư thêm dây chuyền chưng cất tinh, để nâng cao chất lượng và giá trị tinh dầu quế.

Về cơ cấu sản phẩm đến năm 2025: Sản lượng tinh dầu đạt 1.000 tấn:

- Sản lượng tinh dầu hàm lượng 99% đạt 700 tấn, chiếm tỷ lệ 70%;

- Tinh dầu thô (hàm lượng 85-90%) đạt 300 tấn, chiếm tỷ lệ 30%.

Khuyến khích các cơ sở chế biến các sản phẩm Trà quế, nước tẩy rửa từ quế, bột quế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế... đầu tư nâng cao chất lượng, sản lượng, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá đmở rộng thị trường. Tiếp tục thu hút đầu tư các dự án chế biến sâu các sản phẩm từ quế, nhất là từ sản phẩm quế vỏ, quế hữu cơ, quế kết hợp với các thảo dược, các gia vị khác...

1.4. Sản xuất, chế biến sắn:

Phát huy công suất của 02 nhà máy chế biến tinh bột hiện có, trên cơ sở đầu tư xử lý tốt về môi trường. Tiếp tục mời gọi thu hút đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm sau tinh bột sắn: bột biến tính, sản xuất các sản phẩm thực phẩm, sản phẩm keo dán... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm tinh bột sắn; khuyến khích các nhà máy đang sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để sản xuất các sản phẩm sau tinh bột. Sản lượng đến năm 2025 đạt 40.000 tấn.

1.5. Sản xuất chế biến Măng tre Bát Độ:

Sản lượng Măng tươi hiện tại đạt khoảng 60.000 tấn và đang có xu hướng tăng, do đó cần khuyến khích 02 doanh nghiệp hiện có đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến sâu đến sản phẩm cuối cùng. Tiếp tục thu hút các dự án chế biến với công nghệ cao, sản phẩm thực phẩm đảm bảo các tiêu chí an toàn, chất lượng xuất khẩu. Sản lượng măng chế biến đạt 10.000 tấn vào năm 2025.

1.6. Chế biến tơ lụa từ kén tằm:

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án chế biến tơ tằm. Hiện sản lượng kén tằm đạt khoảng 1.200 tấn và sẽ tiếp tục được nâng cao trong giai đoạn tới 2025. Dự kiến sản lượng tơ tằm đến 2025 đạt khoảng 200 tấn.

1.7. Chế biến một số sản phẩm mới khác:

- Thu hút đầu tư dự án chế biến quả Sơn Tra để có các sản phẩm như chè Sơn Tra, rượu vang Sơn Tra, Sơn Tra dầm đóng hộp, thuốc kết hợp các loại thảo dược với Sơn Tra... Duy trì công suất sản xuất thuốc viên hiện có, thu hút đầu tư các dự án thuốc chữa bệnh và sản phẩm thực phẩm chức năng từ quả Sơn Tra và các loại thảo dược khác.

- Thu hút đầu tư các nhà máy chế biến nước quả đóng hộp từ cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) để có sản lượng từ năm 2025.

- Đầu tư sản xuất một số sản phẩm tinh du làm thuốc chữa bệnh và thực phẩm: Tinh dầu màng tang, dầu cải...

- Mời gọi đầu các giết mổ tập trung, chế biến thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, chế biến thủy sản công suất từ 5.000 đến 10.000 tấn/năm trở lên. Đến năm 2025 sản lượng đạt 10.000 tấn.

2. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Tăng cường công tác quản lý trong khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản, nhằm tránh thất thoát, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Tiếp tục rà soát các mỏ đã được cấp phép, xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độ, không tuân thủ Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản. Không cấp phép đầu tư cho các dự án khai thác, tiêu thụ sản phẩm thô. Khuyến khích và ưu tiên các dự án đầu tư khai thác chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, đưa tỷ lệ khoáng sản qua chế biến công nghiệp từ 70% sản lượng khai thác trên địa bàn trở lên. Cơ cấu lại một số sản phẩm chủ yếu, như sau:

2.1. Khai thác, chế biến đá vôi trắng:

Thực hiện rà soát các cơ sở khai thác, chế biến, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa sản lượng khai thác và quy mô công suất chế biến. Xem xét có giải pháp thu hồi, chuyển nhượng các mỏ nhỏ liền nhau tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác. Thu hồi các dự án chậm tiến độ, không đầu tư, vi phạm các quy định. Ưu tiên đầu tư các dự án khai thác đi kèm chế biến sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm sau bột đá, như: bột siêu mịn, hạt nhựa, đá xẻ ốp lát, đá xẻ nhân tạo, sản xuất sơn, chế tác đá mỹ nghệ, các đồ dùng bằng đá...

Về cơ cấu sản phẩm đến năm 2025:

Sản lượng, sản phẩm đá bột, hạt CaCO3 đạt 2,5 triệu tấn

- Đá CaCO3 hạt đạt 300.000 tấn, chiếm 12%;

- Đá CaCO3 bột đạt 2,2 triệu tấn, chiếm 88%.

Sản lượng sản phẩm đá Block đạt 50.000 m3/năm:

- Đá Block sản xuất thô bán trực tiếp 30.000m3, chiếm 60%;

- Đá Block nhân tạo 20.000m3, chiếm 40%.

Đá xẻ, đá ốp lát nhân tạo đạt 2,5 triệu m2/năm (trong đó đã xẻ nhân tạo 1,5 triệu m2/năm).

2.2. Khai thác, chế biến quặng sắt

Duy trì sản lượng khai thác, tuyển tinh của các mỏ đang hoạt động. Thực hiện rà soát, đánh giá lại các mỏ, kiên quyết thu hồi các mỏ hiện nay không hoạt động, chủ đầu tư vi phạm các quy định. Xem xét về khả năng đầu tư của dự án luyện Gang thép Yên Bái tại khu công nghiệp phía Nam, cần thiết phải thu hồi chấm dứt đầu tư, mời gọi nhà đầu tư khác có năng lực thực hiện.

Sản lượng, sản phẩm đến năm 2025:

- Khai thác quặng sắt thô đạt trên 2 triệu tấn;

- Tuyển tinh quặng đạt 300.000 tấn hàm lượng trên 60% Fe;

- Dự kiến sản lượng sản phẩm gang đúc đạt 50.000 tấn, phôi thép đạt 100.000 tấn.

2.3. Khai thác, tuyển Grafit.

Nâng cao chất lượng sản phẩm tinh quặng Grafit của Công ty TNHH Ngọc Viễn Đông, đưa hàm lượng đến năm 2025 đạt 100% (năm 2020 hàm lượng tinh quặng Grafit đạt 94%), cần đánh giá khả năng tiêu thụ, đồng thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phấn đấu đến 2025 sản lượng đạt 40.000 tấn tinh quặng/năm (hàm lượng 99,95%) theo thiết kế.

2.4. Khai thác, chế biến chì - kẽm:

Duy trì hoạt động, mở rộng khai thác của các mỏ hiện có; đổi mới thiết bị công nghệ chế biến để nâng cao hàm lượng tinh quặng. Kiểm tra và kịp thời xử lý các đơn vị gây ô nhiễm môi trường, không trung thực trong báo cáo, thu nộp các khoản thuế, phí liên quan. Dự kiến đến 2025 sản lượng khai thác đạt trên 60.000 tấn/năm; tinh quặng đạt 20.000 tấn.

2.5. Khai thác, chế biến quặng Đng:

Đôn đốc dự án nhà máy luyện Đồng đã được cấp Chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tập trung khai thác, tuyển quặng đồng để cung cấp cho các nhà máy luyện đồng trong khu vực.

2.6. Khai thác, chế biến đất hiếm.

Đẩy nhanh tiến độ dự án khai thác, chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú huyện Văn Yên với công suất chế biến tinh quặng hàm lượng 30% trên 5.000 tấn/năm, tinh quặng hàm lượng 60% trên 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến 2025 sản phẩm tinh quặng đạt 5.000 tấn/năm.

3. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

3.1. Sản xuất xi măng + Clinker:

Duy trì và phát huy năng lực sản xuất xi măng của 02 nhà máy hiện có, từ nay đến năm 2025 mỗi năm đạt 2,2 triệu tấn xi măng + Clinker. Thực hiện tốt các giải pháp giảm thiu ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xi măng theo quy định.

3.2. Sản xuất gạch nung:

Duy trì công suất sản xuất của các nhà máy sử dụng công nghệ lò tuynel hiện có; Rà soát các dự án, kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, không đầu tư, chỉ cấp phép đầu tư thêm các nhà máy mới công nghệ mới hiện đại, công suất 10 triệu viên quy chuẩn/năm trở lên. Rà soát chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ lò vòng, lò thủ công, ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Duy trì và giảm dần tỷ trọng sản lượng gạch nung phù hợp với tăng dần gạch không nung hợp lý, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng đến năm 2025 đạt 150 triệu viên.

3.3. Sản xuất gạch không nung:

Khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất gạch không nung áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng; phát triển các sản phẩm gạch bê tông mới, xốp nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt, phục vụ lộ trình thay thế gạch nung trong xây dựng. Rà soát đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và phấn đấu sớm hoàn thành đưa vào sản xuất các dự án gạch không nung trên địa bàn, để có sản lượng gạch không nung tiêu chuẩn đến năm 2025 đạt 300 triệu viên/năm.

3.4. Sản xuất sứ điện:

Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy công suất sản phẩm sứ của 02 nhà máy sản xuất sứ kỹ thuật hiện có. Phấn đấu đến năm 2025 sản lượng sứ kỹ thuật đạt 6.000 tấn.

3.5. Sản xuất các loại vật liệu xây dựng thông thường và phát triển một số sản phẩm mới:

Đẩy mạnh khai thác, sản xuất các sản phẩm, đến 2025: Đá xây dựng đạt 1,5 triệu m3, cát xây dựng đạt 500.000 m3, sỏi 230.000 m3. Tiếp tục mời gọi đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm mới, phù hợp với điều kiện tại tỉnh và nhu cầu của thị trường, như: Sản xuất tấm lp, đá ốp lát, vật liệu Composite, vôi công nghiệp; sứ vệ sinh, sứ dân dụng, gạch ốp lát và các loại vật liệu cao cấp khác... Phấn đấu đến năm 2025 sứ vệ sinh đạt 500.000 sản phẩm; sứ dân dụng đạt 500.000 sản phẩm.

4. Công nghiệp sản xuất, phân phối, cung cấp điện, nước sạch

4.1. Công nghiệp sản xuất, phân phi điện:

Duy trì hoạt động của các nhà máy thủy điện đã hoàn thành phát điện. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được chứng nhận đầu tư, các dự án đã được thỏa thuận khảo sát. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, không tuân thủ quy định của Nhà nước, để giao cho các nhà đầu tư có năng lực thực hiện. Không cấp thỏa thuận khảo sát, lập dự án đầu tư các dự án thủy điện mới có quy mô công suất nhỏ dưới 10MW, các thủy điện ảnh hưởng lớn đến môi trường, dân sinh; Đề xuất bổ sung quy hoạch và triển khai thu hút đầu tư dự án các bậc thủy điện trên sông Hồng khu vực chảy qua tỉnh Yên Bái quy mô công suất đến 200 MW; điện rác công suất 30MW.

Mời gọi đầu tư các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời đến 2.000 MW, điện sinh khối đến 200MW... Đến năm 2025 sản lượng điện sản xuất đạt 4,620 tỷ kwh trở lên (trong đó: Sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 1,420 tỷ kwh; sản xuất điện sinh khối đạt 300 triệu kwh).

Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện truyền tải 500kV, 220kV, 110kV, 35kV đảm bảo truyền tải hết công suất của các nhà máy sản xuất điện, tăng cường đầu tư lưới điện phân phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, chất lượng phục vụ tốt cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 đưa điện lưới quốc gia hoặc bằng các hình thức khác (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ...) đến 100% thôn, bản và 99% số hộ dân trên địa bàn tỉnh.

4.2. Công nghiệp sản xuất nước sạch:

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư cải tạo, nâng công suất, chất lượng nước của nhà máy nước Yên Bái và các hệ thống cấp nước sạch tại các huyện, thị xã, thành phố đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

5. Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến công nghệ cao

Hỗ trợ cơ cấu lại, mở rộng quy mô sản xuất các cơ sở sản xuất cơ khí hiện có, các dịch vụ sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng, bảo trì trên địa bàn...

Từng bước hình thành rõ nét ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn. Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ cao, tự động hóa: sản xuất các chi tiết linh kiện phụ tùng thay thế, thiết bị điện, điện tử, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, khoáng sản, năng lượng...các sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 02 dự án có quy mô đầu tư vào lĩnh vực này.

6. Phát triển công nghiệp dệt may, da giày

Phát huy công suất 06 nhà máy may mặc hiện đã hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất với công suất thiết kế trên 24,9 triệu sản phẩm/năm. Duy trì, bảo tồn các sản phẩm truyền thống như sản phẩm dệt, may thổ cẩm để đảm bảo nhu cầu cho đồng bào miền núi, cho khách du lịch. Đến năm 2025 đạt 25 triệu sản phẩm may xuất khẩu các loại.

Trong giai đoạn đến năm 2025 mời gọi đầu tư các nhà máy may xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo về lao động, thu nhập của lao động, mời gọi đầu tư các nhà máy dệt, với công suất từ 2.000 tấn sản phẩm dệt/năm trở lên. Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm từ da, như: giày, túi, ví...

7. Công nghiệp hóa chất

Mời gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm như sơn, nhựa, hạt nhựa, cao su... Tiếp tục nâng cao chất lượng và sản lượng các sản phẩm thuốc viên các loại, bao bì PP. Đến năm 2025 đạt 300 triệu viên thuốc viên các loại; Bao bì đạt 25 triệu bao; Sơn dẻo chịu nhiệt Synthetic đạt 2.000 tấn; hạt nhựa CaCO3 đạt 50.000 tấn. Mời gọi đầu tư nhà máy nhựa tái chế với công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường. Không khuyến khích các dự án sản xuất hóa chất độc hại, các dự án nhuộm ảnh hưởng môi trường.

8. Công nghiệp xử lý rác thải và sản xuất phân bón, thức ăn gia súc

Phát huy công suất của nhà máy xử lý rác thải Yên Bái, mời gọi thu hút đầu tư thêm các dự án xử lý rác thải tại các huyện, thị xã để đáp ứng nhu cầu. Duy trì nhà máy chế biến thức ăn gia súc hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; mời gọi các nhà đầu tư đã có thương hiệu trên thị trường tham gia đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và phân bón vô cơ. Phấn đấu đến 2025: Sản lượng thức ăn công nghiệp đạt 50.000 tấn; sản lượng phân bón từ rác đạt 30.000 tấn, tăng tỷ lệ phân bón sau chế biến từ rác thải lên trên 50% để giảm thiểu việc chôn lấp rác thải như hiện nay.

9. Phát triển sản xuất một số sản phẩm mới

Dự báo trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào Yên Bái, sản xuất đa dạng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo. Cần tập trung thu hút để phát triển ngành công nghiệp theo nhu cầu của nhà đầu tư, đáp ứng xu hướng của thị trường tiêu thụ.

10. Phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Phát triển ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện của các địa phương, tạo hàng hóa xuất khẩu, phục vụ khách du lịch. Bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển các loại hình du lịch, hỗ trợ phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, sản xuất miến đao, tranh đá quý, tạc tượng góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Mời gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ, như: Tạc tượng từ nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ, các sản phẩm mây tre đan... tạo sản phẩm xuất khẩu và phục vụ khách du lịch.

11. Phát triển các khu, cụm công nghiệp, dự án logistics

Đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các khu công nghiệp: Phía Nam, Âu Lâu, Minh Quân; các cụm công nghiệp: Âu Lâu, Minh Quân, Bảo Hưng, Yên Thế, Thịnh Hưng, Tây cầu Mậu A, Sơn Thịnh, Báo Đáp, Đông An.

Trong năm 2021 hoàn thành bổ sung quy hoạch, thành lập và đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên với diện tích khoảng từ 350 đến 500ha.

Hoàn thành phương án phát triển các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó quy hoạch trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái phát triển một số khu, cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng để tích hp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoàn thành ít nhất 01 dự án Logistics, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ: kho bãi, bảo quản, sửa chữa, vận tải, dịch vụ hải quan, thuế... theo hướng liên thông, thuận lợi.

Phần thứ tư

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển công nghiệp

Các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện tuyên truyền, quán triệt, triển khai đầy đủ định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển công nghiệp theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX; Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị trong chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sản xuất công nghiệp và những định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương, của tỉnh, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp

Hoàn thành rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp để tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2021. Hoàn thành xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, làm căn cứ pháp lý cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2020 - 2025; Tăng cường công tác thẩm định lựa chọn dự án, cấp phép đầu tư; đồng hành, hướng dẫn, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, nhất là trong các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng, các thủ tục liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, kê khai hải quan, thuế...

Thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút đầu tư đã được ban hành tại Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Quyết định 2823/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025.

Tăng cường mối liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản tập trung, quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quảng bá sản phẩm công nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Nhà nước về đầu tư, bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động... của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm. Kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm quy định của pháp luật.

Quản lý chặt chẽ về sản lượng sản phẩm khai thác, chế biến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tính toán thống kê đầy đủ về phát triển công nghiệp cũng như các khoản thu nộp ngân sách. Hạn chế thấp nhất tình trạng trốn lậu trong tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp thu hút các nguồn lực cho sản xuất công nghiệp phát triển.

3. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng Logistics.

Thực hiện rà soát quỹ đất cho quy hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp, nhất là cho các khu công nghiệp phía hữu ngạn sông Hồng kết nối với các nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ, tạo nhiều việc làm vào các khu, cụm công nghiệp, nhanh chóng lấp đầy diện tích đcó thể tiếp tục thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu: giao thông, thông tin, cấp điện, cấp nước...gắn với các khu, cụm công nghiệp với các vùng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa lớn của tỉnh.

Thu hút đầu tư các dự án Logistics, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ: kho bãi, bảo quản, sửa chữa, vận tải, dịch vụ hải quan, thuế...

Ngân sách nhà nước đảm bảo cho đầu tư hoàn thiện hạ tầng thiết yếu Khu công nghiệp phía nam; hỗ trợ đầu tư khu, cụm công nghiệp theo chính sách đã ban hành; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào khu, cụm công nghiệp; kinh phí thực hiện lập phương án phát triển khu, cụm công nghiệp. Việc đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, logistis chủ yếu thực hiện bằng nguồn xã hội hóa qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

4. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp

Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, lành nghề gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư dự án trọng điểm, các dự án lớn tham gia tích cực vào quá trình đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được củng cố, sắp xếp theo hướng tập trung, trọng điểm; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao kể cnhân lực quản lý và lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp. Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong công tác tuyển dụng, đào tạo lao động nhằm đảm bảo đủ số lượng lao động có tay nghề trong dây chuyền sản xuất.

Tạo điều kiện, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia tích cực vào công tác đào tạo nhân lực; chú trọng chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Triển khai thực hiện chính sách về nhà ở xã hội và các công trình phúc lợi cho người lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

5. Thực hiện đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản, thủy sản đáp ứng cho chế biến công nghiệp

Tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tập trung phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm đảm bảo cung cấp cho chế biến hàng năm: Chè búp tươi: 65.000 tấn; gỗ rừng trồng khoảng 600.000 m3; măng tre Bát độ: 70.000 tấn; Quế cành lá: 100.000 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc, gia cầm khoảng: 60.000 tấn (trong đó sản phẩm chế biến khoảng 10.000 tấn); sản lượng thủy sản khoảng: 12.000 tấn (trong đó sản phẩm chế biến: 5.000 tấn); Sơn tra: 2.000 tấn; quả có múi 60.000 tấn (trong đó sản phẩm chế biến 5.000 tấn); Kén tằm 1.200 tấn...

6. Rà soát các nguồn tài nguyên, khoáng sản để cân đối cho sản xuất, chế biến công nghiệp

Rà soát, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản các loại nhất là đá trắng, chì kẽm, quặng st, grafit, đất hiếm... của các mỏ đã cấp. Thực hiện cơ cấu lại theo hướng chế biến sâu, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên. Thực hiện thu hồi, chuyển nhượng cho các đơn vị có năng lực thực hiện khai thác đi đôi với chế biến.

Cho phép khảo sát để thực hiện các dự án thủy điện từ 10MW trở lên ảnh hưởng ít đến môi trường; Cho phép các doanh nghiệp thực hiện khảo sát và đề xuất các nội dung cụ thể về quy mô công suất, diện tích chiếm dụng, những ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh... để bổ sung quy hoạch điện năng lượng mặt trời đến 2.000 MW, thủy điện trên sông Hồng đến 200MW, điện sinh khối đến 200MW vào Quy hoạch điện VIII.

Thực hiện quản lý chặt tài nguyên khoáng sản trong khai thác và tiêu thụ hạn chế những thất thoát về tài nguyên, về các khoản thu nộp ngân sách từ tài nguyên ...

7. Giải pháp về xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và mở rộng thị trường

Tập trung phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn; giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành có hiệu quả các website nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, ngành hàng. Giới thiệu quảng bá thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp trên website chuyên về xúc tiến đầu tư - thương mại, trên sàn giao dịch điện tử của tỉnh và các sàn giao dịch điện tử lớn nhằm giúp doanh nghiệp có cơ hội giao thương đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Tập trung đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, có trọng điểm, trực tiếp tổ chức xúc tiến, mời gọi đầu tư đến các Tập đoàn, Tổng công ty lớn trong nước, các Tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc... vào đầu tư tại Yên Bái.

Tăng cường công tác thông tin phổ biến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp các doanh nghiệp nắm vững, chủ động phát triển sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục hỗ trợ để xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc …… đảm bảo hàng hóa đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu, đến được với các thị trường khó tính: EU, Mỹ, Nhật Bản...

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh “PCI”; khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thông qua chuỗi sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong việc cung cấp các sản phẩm phụ trợ.

Tiếp tục thực hiện Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp, tăng cường tuyên truyền để người dân, đặc biệt thanh niên nắm được chủ trương và cơ chế khuyến khích của tỉnh trong sáng tạo, khởi nghiệp.

Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; hỗ trợ đăng ký sở hữu công nghiệp.

8. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị; xây dựng ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tăng cường công tác thẩm định công nghệ trong quá trình cấp phép đầu tư để lựa chọn công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường; hạn chế, tiến tới loại bỏ các công nghệ lạc hậu.

9. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nâng cao chất lượng dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện di dời theo lộ trình các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch. Hoàn thành di dời cụm công nghiệp Đầm Hồng ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Yên Bái theo lộ trình.

Hạn chế cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự án công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch để đảm bảo công tác xử lý, chất thải, nước thải, bảo vệ môi trường. Đối với các địa bàn có khoảng cách xa các khu, cụm công nghiệp thì định hướng quy hoạch các điểm công nghiệp tập trung gắn với vùng nguyên liệu. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sản xuất sạch trong công nghiệp, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu và năng lượng trong sản xuất công nghiệp; chú trọng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến tập trung.

Tăng cường công tác thanh tra việc lập và chấp hành các yêu cầu theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm soát ô nhiễm nhất là việc xả chất thải ra ngoài môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp; chỉ cho phép hoạt động với các cơ sở sản xuất công nghiệp có đầy đủ thủ tục hồ sơ, thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

10. Giải pháp huy động nguồn vốn

Tổng khái toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 ước khoảng 54.570 tỷ đồng. Chi tiết:

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Tng

Trong đó

Ghi chú

Vốn ngân sách Nhà nước

Vốn chủ đầu tư và vốn khác

 

Tổng

54.570

1.314

53.256

 

1

Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

600

 

600

 

2

Ngành công nghiệp chế biến lâm nông sản

1.300

 

1.300

 

3

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

450

 

450

 

4

Ngành công nghiệp hóa chất, dệt may, da giầy:

550

 

550

 

5

Ngành công nghiệp cơ khí

1.500

 

1.500

 

6

Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước

42.390

500

41.890

 

7

Vốn xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

7.725

759

6.966

 

8

Kinh phí khuyến công, XTTM, ứng dụng CNTT

50

50

 

 

9

Kinh phí lập phương án phát triển khu, cụm công nghiệp

5

5

 

 

Trong đó:

- Nguồn vốn ngoài nhà nước: 53.256 tỷ đồng (chiếm 97,6%).

- Nguồn vốn ngân sách: 1.314 tỷ đồng (chiếm 2,4%).

(Nguồn vốn ngân sách tập trung cho các lĩnh vực, gồm: 759 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư các khu, cụm công nghiệp; 05 tỷ đồng cho công tác lập Phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp; 50 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ; 500 tỷ đồng đầu tư hạ tầng lưới điện nông thôn)

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính.

Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ Tài chính - Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong giao dịch, hợp tác, tìm kiếm và tiếp cận nguồn vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện, hằng năm tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với các ngành nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp và những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp đ tích hp vào quy hoạch tỉnh Yên Bái.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và cơ chế chính sách tài chính phục vụ việc thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Tham mưu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất, kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

- Bố trí nguồn vốn hàng năm theo kế hoạch cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở cho các khu, cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp...

- Chủ trì tổ chức nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đầu mối rà soát các dự án đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đưa dự án vào hoạt động, đồng thời tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật với các dự án vi phạm.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp cùng với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và cơ chế chính sách tài chính phục vụ việc thực hiện đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Hàng năm căn cứ vào tình hình ngân sách địa phương tham mưu bố trí nguồn vốn ngân sách để triển khai thực hiện các chương trình, dự án như: khuyến công, xúc tiến thương mại, tiết kiệm năng lượng

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, nhất là việc quy hoạch, xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai hỗ trợ nghiên cứu về phát triển khoa học công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng suất, chất lượng tiên tiến; hỗ trợ đăng ký, bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì thực hiện nhiệm vụ về công tác bảo vệ môi trường; tham mưu cho Ủy ban dân tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đáp ứng cho phát triển công nghiệp theo từng giai đoạn; rà soát, đánh giá trữ lượng, khả năng cung cấp các loại khoáng sản cho chế biến.

Kịp thời hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp.

7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện dự báo nhu cầu lao động theo từng lĩnh vực, từng ngành. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn đào tạo nghề với phát triển các ngành, lĩnh vực. Chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho đào tạo lao động kỹ thuật, đổi mới chương trình và nội dung đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghiệp của tỉnh...;

- Chủ trì hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nghề cho các doanh nghiệp theo yêu cầu; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực dịch vụ việc làm; công khai, minh bạch thông tin thị trường lao động; tổ chức tốt sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các nội dung có liên quan theo Đề án này để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng của Đề án. Đưa các nội dung triển khai Đề án này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của địa phương; hằng năm phối hợp với Sở Công Thương tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn. Tập trung chủ trì thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để triển khai thực hiện các nội dung có liên quan theo Đề án. Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung tại Đề án này nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.

10. Các Hiệp hội doanh nghiệp

Tổ chức tuyên truyền các nội dung của Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đến các doanh nghiệp trong Hiệp hội để thực hiện. Phát huy vai trò Hiệp hội trong liên kết, hợp tác nâng cao năng lực và hình thành các sản phẩm chủ lực. Tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các chủ trương, chính sách của Nhà nước và phối hợp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường./.

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ CẤU LẠI GIAI ĐOẠN 2021 ĐẾN 2025

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng

Sản phẩm thô

Sản phẩm tinh

Tổng

Sản phẩm thô

Sản phẩm tinh

Sản lượng

Tỷ lệ %

Sản Iượng

Tỷ lệ %

Sản lượng

Tỷ lệ %

Sản lượng

Tỷ lệ %

A

Giá trị SXCN (SS 2010)

Triệu đồng

11.878.000

 

 

 

 

20.000.000

 

 

 

 

 

Cơ cấu nội ngành:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

CN Khai khoáng

Triệu đồng

849.000

 

7,15

 

 

1.120.000

 

5,60

 

 

2

CN chế biến, chế tạo

Triệu đồng

9.437.000

 

 

 

79,45

16.024.000

 

 

 

80,12

3

CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng

Triệu đồng

1.521.000

 

 

 

12,81

2.736.000

 

 

 

13,68

4

CN cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

Triệu đồng

71.000

 

 

 

0,60

120.000

 

 

 

0,60

B

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chế biến nông lâm sản thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chè đen

Tấn

25.648

14.106

55

11.542

45

21.900

9.000

41

12.900

59

2

Chè xanh

Tấn

2.710

0

0

2.710

100

8.100

0

0

8.100

100

3

Ván bóc

m3

800.000

800.000

100

0

0

900.000

900.000

100

0

0

4

Ván ép

m3

140.000

 

0

140.000

100

200.000

0

0

200.000

100

5

Gỗ xẻ XDCB, xẻ thanh

m3

365.000

365.000

100

0

0

415.000

415.000

100

0

0

6

Ván ghép thanh

m3

5.000

 

0

5.000

100

20.000

0

0

20.000

100

7

Ván ốp lát và ván sàn

m2

0

 

0

0

0

2.000.000

0

0

2.000.000

100

8

Sản phẩm đồ gỗ nội thất, gia dụng

1.000 SP

 

 

 

 

 

300

 

0

300

100

9

Đũa gỗ

1.000 đôi

700.000

 

0

700.000

100

700.000

0

0

700.000

100

10

Giấy đế, giấy vàng

Tấn

38.000

25.000

66

13.000

34

38.000

20.000

53

18.000

47

11

Giấy viết, giấy lụa, giấy bao bì

Tấn

 

 

 

 

 

50.000

 

0

50.000

100

12

Tinh bột sắn

Tấn

37.000

0

0

37.000

100

40.000

0

0

40.000

100

13

Tinh dầu quế

Tấn

250

250

100

0

0

1.000

300

30

700

70

14

Chế biến thức ăn gia súc

Tấn

25.000

 

0

25.000

100

50.000

0

0

50.000

100

15

Chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm và thủy sản

Tấn

5.000

 

0

5.000

100

10.000

0

0

10.000

100

II

Khai thác, chế biến khoáng sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đá vôi dạng hạt, bột

Tấn

1.350.000

300.000

22

1.050.000

78

2.500.000

300.000

12

2.200.000

88

2

Đá Block

m3

50.000

40.000

80

10.000

20

50.000

30.000

60

20.000

40

3

Đá xẻ, ốp lát

m2

460.500

0

0

460.500

100

2.500.000

 

0

2.500.000

100

4

Quặng sắt (60%)

Tấn

200.000

200.000

100

0

0

300.000

0

0

300.000

100

5

Quặng cầu viên

Tấn

120.000

0

0

120.000

100

150.000

 

0

150.000

100

6

Gang đúc

Tấn

0

0

0

0

0

50.000

0

0

50.000

100

7

Phôi thép

Tấn

0

 

0

0

0

100.000

 

0

100.000

100

8

Felspat bột

Tấn

149.940

0

0

149.940

100

200.000

0

0

200.000

100

9

Cao lin tinh lọc

Tấn

6.000

0

0

6.000

100

20.000

0

 

20.000

100

10

Grafit các loại

Tấn

1.100

 

0

1.100

100

40.000

 

0

40.000

100

11

Chì - kẽm tinh luyện

Tấn

0

 

0

0

0

20.000

0

0

20.000

100

12

Thạch anh bột

Tấn

0

0

0

0

0

40.000

0

 

40.000

100

13

Đồng kim loại

Tấn

0

 

0

0

0

20.000

0

0

20.000

100

14

Đất hiếm

Tấn

0

 

0

0

0

5.000

 

0

5.000

100

III

Sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

 

 

0

 

 

0

 

0

 

1

Xi măng

Tấn

2.200.000

 

0

2.200.000

100

2.200.000

 

0

2.200.000

100

2

Gạch nung

1.000 viên

190.000

 

0

190.000

100

150.000

 

0

150.000

100

3

Gạch không nung

1.000 viên

160.000

 

0

160.000

100

300.000

 

0

300.000

100

4

Sứ điện

Tấn

5.000

 

0

5.000

100

6.000

 

0

6.000

100

5

Sứ vệ sinh

Sp

 

 

 

 

 

500.000

 

0

500.000

100

6

Sứ dân dụng

Sp

 

 

 

 

 

500.000

 

0

500.000

100

IV

Công nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

0

 

0

 

1

Điện phát ra

1.000 Kwh

1.700.000

 

0

1.700.000

100

4.620.000

 

0

4.620.000

100

 

Trong đó: Thủy điện

1.000 Kwh

1.700.000

 

0

1.700.000

100

3.200.000

 

0

3.200.000

100

 

Điện năng lượng mặt trời

1.000 Kwh

 

 

 

 

 

1.000.000

 

0

1.000.000

100

 

Điện sinh khối

1.000 Kwh

 

 

 

 

 

420.000

 

0

420.000

100

2

Nước sạch

1.000M3

7.000

 

0

7.000

100

13.000

0

0

13.000

100

3

Phụ kiện cơ khí

1.000 SP

0

 

0

0

0

200

0

0

200

100

4

Linh kiện điện tử

Triệu Lk

 

 

 

 

 

50

 

0

50

100

5

Quần áo may sẵn

1.000 SP

18.000

 

0

18.000

100

25.000

0

0

25.000

100

6

Thuốc chữa bệnh

1.000 viên

250.000

 

0

250.000

100

300.000

0

0

300.000

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH, TỶ LỆ LẤP ĐẦY CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 31/12/2020

TT

Tên Khu, cụm công nghiệp

Diện tích theo QH (ha)

Diện tích các DN đã đăng ký (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%); là diện tích đất các DN đăng ký/diện tích đất CN

Dự kiến tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 2021-2025 (%)

Ghi chú

Tổng

Trong đó đất CN

a

b

1

2

3

4=3/2

5

6

1

Khu công nghiệp

627,89

470,70

292,36

62,11

80,00

 

1

Khu công nghiệp Phía Nam

400,00

315,79

238,99

75,68

100,0

 

2

Khu công nghiệp Âu Lâu

120,00

81,06

29,50

36,39

70,0

 

3

Khu công nghiệp Minh Quân

107,89

73,85

23,87

32,32

70,0

 

II

Cụm công nghiệp

548,78

369,87

129,58

35,03

66,36

 

1

Cụm công nghiệp Âu Lâu thành phố Yên Bái

50,00

30,77

26,54

86,25

100,0

 

2

Cụm công nghiệp Tây cầu Mậu A huyện Văn Yên

35,00

19,56

11,16

57,06

65,0

 

3

Cụm công nghiệp Sơn Thịnh huyện Văn Chấn

58,76

41,13

27,86

67,73

70,0

 

4

Cụm công nghiệp Yên Thế huyện Lục Yên

39,97

27,98

11,26

40,24

60,0

 

5

Cụm công nghiệp Thịnh Hưng huyện Yên Bình

53,05

37,14

18,5

49,82

60,0

 

6

Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên huyện Văn Yên

72,00

42,70

19,19

44,94

45,0

 

7

Cụm công nghiệp Báo Đáp, huyện Trấn Yên

20,00

14,00

1,90

13,57

50,0

 

8

Cụm công nghiệp Hưng Khánh huyện Trấn Yên

20,00

14,00

1,18

8,43

30,0

 

9

Cụm công nghiệp Đông An huyện Văn Yên

34,00

23,04

 

0,00

50,0

 

10

Cụm công nghiệp Đầm Hồng Thành phố Yên Bái

16,00

11,99

11,99

100,00

 

Hoàn thành di dời năm 2025

11

Cụm công nghiệp xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên

75,0

54,07

 

0,00

100,0

 

12

Cụm công nghiệp xã Minh Quân huyện Trấn Yên

75,0

53,49

 

0,00

100,0

 

 

Tổng cộng (I+II)

1.176,67

840,57

421,94

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN, ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN SINH KHỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

Tên dự án, nhà máy

Sông (suối)

Địa điểm

Công suất (MW)

Chủ đầu tư

Thời hạn thực hiện theo CNĐT, TTKS

Khối lưng thực hiện

THỦY ĐIỆN

A

CÁC NHÀ MÁY ĐÃ PHÁT ĐIỆN (24 dự án); Công suất: 489,9 MW

 

1

Hưng Khánh

Ngòi Lâu

Xã Hưng Khánh, Trấn Yên

0,5

Cty TNHH Thanh Bình

Đã phát điện

Đã phát điện

2

Nậm Tục 2

Nậm Tục

Xã Nghĩa Sơn, Văn Chấn

3

Cty TNHH thủy điện Nậm Tục

Đã phát điện

Đã phát điện

3

Làng Bằng

Ngòi Giám

Xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên

3,6

Cty CP Điện lực Xuân Tầm

Đã phát điện

Đã phát điện

4

Vực Tuần

Ngòi Lao

Xã Cát Thịnh, Văn Chấn

5

Cty CP Hữu Nghị

Đã phát điện

Đã phát điện

5

Hát Lìu

Ngòi Thia

Xã Hát Lìu, Trm Tấu

5

Cty CP ĐT&PT Điện Yên Bái

Đã phát điện

Đã phát điện

6

Nậm Đông IV

Nậm Đông

Xã Túc Đán, Trạm Tấu

6,8

Công ty CP thủy điện Nậm Đông IV

Đã phát điện

Đã phát điện

7

Ngòi Hút 2A

Ngòi Hút

Xã Nậm Có, Mù Cang Chải, Xã Phong Dụ Thượng, Văn Yên

8,4

Cty CP ĐTXD & PT Trường Thành

Đã phát điện

Đã phát điện

8

Ngòi Hút 1

Ngòi Hút 1

Xã Phong Dụ Thượng, Văn Yên

8,4

Cty CP năng lượng Sông Hồng

Đã phát điện

Đã phát điện

9

Mường Kim

Nậm Kim

Xã Hồ Bốn, Mù Cang Chải

13,5

Cty CP thủy điện Mường Kim

Đã phát điện

Đã phát điện

10

Nậm Đông III

Nậm Đông

Xã Túc Đán, Trạm Tấu

16,5

Cty CPĐT&PT Điện Miền Bắc 3

Đã phát điện

Đã phát điện

11

Hồ Bốn

Nậm Kim

Xã Hồ Bốn, Mù Cang Chải

18

Cty Cổ phần thủy điện Hồ Bốn

Đã phát điện

Đã phát điện

12

Noong Phai

Ngòi Thia

Xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn

21,2

Cty Cổ phần Noong Phai

Đã phát điện

Đã phát điện

13

Khao Mang Thượng

Nậm Kim

Xã Khao Mang, Mù Cang Chải

24,5

Cty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

Đã phát điện

Đã phát điện

14

Khao Mang

Nậm Kim

Xã Khao Mang, Mù Cang Chải

30

Cty TNHH Xuân Thiên Yên Bái

Đã phát điện

Đã phát điện

15

Ngòi Hút 2

Ngòi Hút

Xã Tú Lệ, Văn Chấn

48

Cty CP ĐT XD & PT Trường Thành

Đã phát điện

Đã phát điện

16

Văn Chấn

Suối Quyền

Xã An Lương, xã Suối Quyền, Văn Chấn

57

Cty CP thủy điện Văn Chấn

Đã phát điện

Đã phát điện

17

Thác Bà

Sông Chảy

TT Thác Bà, Yên Bình

120

Cty CP TĐ Thác Bà

Đã phát điện

Đã phát điện

18

Ma Lừ Thàng

Nậm Kim

Zế Su Phình, huyện Mù Cang Chải

3

Công ty CP phát triển thủy điện Ma Lừ Thàng

Đã phát điện

Đã phát điện

19

Phình Hồ

Ngòi Nhì

Xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu

2,5

Cty CP ĐT&PT Điện Yên Bái

Đã phát điện

Đã phát điện

20

Trạm Tấu

Ngòi Thìa

Xã Xà Hồ, Trạm Tấu

30

Cty CP thủy điện Trạm Tấu

Đã phát điện

Đã phát điện

21

Pá Hu

Ngòi Mù

Xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu

26

Cty CP ĐT XD & PT Trường Thành

Đã phát điện

Đã phát điện

22

Thác Cá 2

Ngòi Thia

Xã An Lương, huyện Văn Chấn và xã Mỏ Vàng huyện Văn Yên

14,5

Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

2016 đến Quý I/2021

 

23

Đồng Sung

Ngòi Thia

Xã Đại phác, xã Viễn Sơn, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng huyện Văn Yên

20

Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

2016 đến Quý I/2021

 

24

Nà Hầu

Ngòi Thắt

Thôn 5, xã Nà Hu và thôn Giàn Dầu 1 và Giàn Dầu 2, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên

4,5

Công ty CP điện lực Xuân Tầm

Đã phát điện

Đã phát điện

B

CÁC DỰ ÁN ĐANG TRIN KHAI THI CÔNG (09 dự án); Công suất: 103 MW

I

CÁC DỰ ÁN ĐANG THI CÔNG ĐÚNG TIN ĐỘ (05 dự án)

1

Thác Cá 1

Ngòi Thia

Xã An Lương, huyện Văn Chấn và xã Mỏ Vàng huyện Văn Yên

27

Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

2016 - Quý II/2021

Dự kiến phát điện quý II/2021.

2

Đề Dính Máo

Suối Trai

Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải

22

Công ty TNHH Quang Đạt

2018 - 2021

Dự kiến phát điện quý IV/2021.

3

Phìn Hồ

Suối Trai

Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải

10

Cty TNHH Quang Đạt

2017-2021

Dự kiến hoàn thành phát điện Quý I/2022.

4

Thào Sa Chải

Ngòi Hút

Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải

6,5

Công ty CP phát triển Thào Sa Chải

2018-2020

Dự kiến phát điện trong Quý IV/2021.

5

Mí Háng Tầu

Suối Trai

Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chi

5

Công ty TNHH Quang Đạt

2024 - 2025

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

II

CÁC DỰ ÁN ĐANG THI CÔNG CHẬM TIẾN ĐỘ (04 dự án)

1

Chí Lư

Ngòi Nhì

Xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu

15

Cty CP ĐT&PT Điện Yên Bái

2019 - 2021

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

2

Bản Lìu

Nậm Tía

Xã Hát Lìu, huyện Trạm Tấu

3

Công ty CP Phát triển Bản Lìu

2017-2019

Dự án đang dừng thi công theo yêu cầu của UBND tỉnh.

3

Sài Lương

Khe Kếnh

Xã An Lương, huyện Văn Chấn

4,5

Công ty Cổ phần phát triển Sài Lương

2019 - 2021

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

4

Chấn Thịnh

Ngòi Lao

Xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn

10

Công ty CP đầu tư phát triển công nghvà năng lượng mới Việt Nam

2015 - 2018

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

C

CÁC DỰ ÁN ĐANG HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC CHUN BỊ KHỞI CÔNG (12 dự án); Công suất: 140,4 MW

I

CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI ĐÚNG TIN ĐỘ (05 dự án)

1

Hạnh Phúc

Ngòi Thắt

Xã Tân Hợp, Văn Yên

7

Công ty CP đầu tư thủy điện Tân Hợp

2016 - 2022

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

2

Phìn Hồ 2

Sui Trai

Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải

10

Cty TNHH Quang Đạt

2021 - 2023

Dự kiến phát điện trong năm 2023.

3

Nậm Tăng 3

Ngòi Mù

Xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu

17,5

Cty CP ĐT XD & PT Trường Thành

2020 - T6/2023

Dự kiến phát điện trong năm 2023.

4

Nha Tràng

Nha Tràng

Xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải

2,6

Công ty TNHH Quang Đạt

Từ tháng 11/2019 - 2022

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

5

Thác Bà 2

Sông Chảy

TT Thác Bà, Yên Bình

14,1

Công ty CP tư vấn xây dựng diện 2

Từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2022

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

II

CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI CHẬM TIN ĐỘ (07 dự án)

1

Ngòi Hút 8

Ngòi Mù

Xuân Tầm và Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên

11

Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

Từ tháng 10/2019 - 10/2021

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

2

Dào Sa

Nậm Kim

Xã Lao Chải, Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải

15,5

Công ty CP phát triển Dào Sa

2019 - 2021

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

3

Tân Lĩnh

Sông Chảy

Xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên

15

Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc

2019 - 2021

- Đang trình Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch.

- Dự kiến phát điện trong năm 2022.

4

Nậm Tục (bậc 1)

Nậm Tục

Xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn

21

Công ty TNHH thủy điện Nậm Tục

2015 - 2018

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang trình UBND tỉnh điều chỉnh dự án đầu tư.

5

Chống Khua

Nậm Mở

Xã Lao Chi, huyện Mù Cang Chi

9,5

Công ty CP năng lượng Ecogreen

2017 - 2021

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

6

Nậm Búng

Ngòi Hút

Xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn

7,2

Cty CP ĐTXD & PT Trường Thành

2016 - 2017

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đã được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

- Dự án đang dừng triển khai.

7

Đồng Ngãi

Ngòi Nhì

Xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu

10

Cty CPĐT&PT Điện Yên Bái

2018 - 2020

Dự kiến phát điện trong năm 2022.

D

CÁC DỰ ÁN ĐÃ CP THỎA THUẬN KHẢO SÁT (16 dự án); Công suất 142,5 MW

1

Phong Dụ Thượng

Ngòi Hút

Xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên

22

Công ty CP đầu tư năng lượng Phong Dụ

Trong năm 2020

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

2

Phong Dụ Hạ

Ngòi Hút

Xã Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên

16

Công ty CP đầu tư năng lượng Phong Dụ

Trong năm 2020

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chtrương đầu tư.

3

Ngòi Hút 9

Ngòi Hút

Xã Đông An, huyện Văn Yên

11

Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái

Từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2012

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang làm thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

4

Bản Công

Ngòi Thia

Xã Bản Công, huyện Trạm Tấu

6,5

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long

Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

5

Khau Chu

Ngòi Thia

Xã Bn Công, huyện Trạm Tấu

6

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long

Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

6

Tà Ghênh

Sui Thia

Xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu

9,8

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long

Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

7

Lùng Cúm

Nậm Mở

Xã Nậm có, huyện Mù Cang Chải

7

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long

Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

8

Phìn Ngài

Nậm Mở

Xã Nậm có, huyện Mù Cang Chải

9,2

Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Thăng Long

Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư.

9

Hồ Bốn 2

Nậm Kim

Xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải

5

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng 8

Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang làm thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

10

Nậm Đông II

Nậm Đông

Xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu

6

Công ty CP năng lượng Ecogreen

Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016

- Đã được Bộ Công Thương điều chỉnh quy hoạch;

- Đang làm thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

11

Mảnh Tầu

Ngòi Mù

Xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu

6

Công ty CP năng lượng Ecogreen

Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

12

Lim Thái

Ci Gi San Hô

Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải

5

Công ty CP năng lượng Ecogreen

Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

13

Cát Thịnh

Ngòi Lao

Xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn

5

Công ty CP năng lượng Ecogreen

Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016

- Đã được Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch;

- Đang hoàn thiện các thủ tục xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư.

14

Háng Gàng

Háng Gàng

Xã Mồ Dề và thị trấn Mù Cang Chải

5

Công ty Cổ phần năng lượng Ecogreen

Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016

Đang trình Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch.

15

Nà Hầu 2

Ngòi Thia

Xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên

8

Cty CP điện lực Xuân Tầm

Từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020

Đang trình Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch.

16

Nậm Pươi

Ngòi Hút

Xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn

15

Công ty Cổ phần thủy điện Sạp Việt

Ttháng 9/2020 đến tháng 3/2021

Đã có báo cáo kết quả khảo sát, đang hoàn thiện hồ sơ trình BCT bổ sung quy hoạch.

ĐIỆN MẶT TRỜI

1

Nhà máy điện mặt trời Yên Bình

Hồ Thác Bà

Huyện Yên Bình

570 MWp

Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc

Đến tháng 9/2019

Đã có báo cáo kết quả khảo sát, đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

2

Nhà máy điện mặt trời hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà

Huyện Yên Bình

560,9 MWp

Công ty CP đầu tư và phát triển NEVN

Đến tháng 9/2019

Đã có báo cáo kết quả khảo sát, đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

ĐIỆN SINH KHI

1

Nhà máy nhiệt điện sinh khối Trường Minh - Yên Bái

 

Khu công nghiệp phía Nam, xã Văn Tiến

58

Công ty TNHH Trường Minh

Tiến độ đưa vào vận hành giai đoạn 1 công suất 29 MW năm 2022

Giai đoạn 1 của dự án đã được bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.

 

ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP MỚI VÀ MỞ RỘNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

TT

Tên khu, cụm công nghiệp

Diện tích dự kiến (ha)

Địa điểm

Tính chất

Ghi chú

A

1

2

3

4

5

1

Khu công nghiệp

1.288

 

 

 

1

Thành lập mới khu công nghiệp Y Can

500

Xã Y Can huyện Trấn Yên

Khu công nghiệp tập trung đa ngành

 

2

Thành lập mới khu công nghiệp Trấn Yên

500

Xã Minh Quân, Bảo Hưng - huyện Trấn Yên

Khu công nghiệp tập trung đa ngành

 

3

Mở rộng thêm khu CN Minh Quân

288

Xã Minh Quân huyện Trấn Yên

Khu công nghiệp tập trung đa ngành

 

II

Cụm công nghiệp

60

 

 

 

1

Thành lập mới mới cụm công nghiệp Tân Hợp

40

Thôn Khe Dẹt, xã Tân Hp huyện Văn Yên

Cụm công nghiệp tập trung đa ngành

 

 

Mở rộng thêm cụm công nghiệp Âu Lâu

20

Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái

Cụm công nghiệp tập trung đa ngành

 

 

Tổng cộng (I+II)

1.348

 

 

 

 

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU VỐN GIAI ĐOẠN 2021-2025 CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

TT

Tên Khu, cụm công nghiệp

Địa chỉ

Diện tích quy hoạch (ha)

Diện tích còn lại chưa đền bù giải phóng mặt bằng (ha)

Tổng nhu cầu Vốn giai đoạn 2021 - 2025 (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng

Vốn ngân sách

Vốn ngoài ngân sách (vốn chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng)

Tổng

Đầu tư hạ tầng

Đền bù giải phóng mặt bằng

Tổng

Đầu tư hạ tầng

Đền bù giải phóng mặt bằng

1

2

3

4

5

6=7+10

7=8+9

8

9

10=11+12

11

12

13

I

Khu công nghiệp

 

1.915,89

 

6.419

398

260

138

6.021

4.014

2.007

 

1

Khu công nghiệp hiện có

 

627,89

164,90

623

398

260

138

225

150

75

 

1.1

Khu công nghiệp Phía Nam

TP Yên Bái

400

63,3

224

224

148

76

-

 

 

 

1.2

Khu công nghiệp Âu Lâu

TP Yên Bái

120

51,6

174

174

112

62

-

 

 

 

1.3

Khu công nghiệp Minh Quân

Huyện Trấn Yên

107,89

50,00

225

-

 

 

225

150

75

 

2

KCN mở rộng, thành lập mới

 

1.288

 

5.796

-

-

-

5.796

3.864

1.932

 

2.1

Mở rộng khu CN Minh Quân

Huyện Trấn Yên

288

 

1.296

-

 

 

1.296

864

432

 

2.2

Thành lập mới khu CN Trấn Yên

Huyện Trấn Yên

500

 

2.250

-

 

 

2.250

1.500

750

 

2.3

Thành lập mới khu CN Y Can

Huyện Trấn Yên

500

 

2.250

-

 

 

2.250

1.500

750

 

II

Cụm công nghiệp

 

608,78

 

1.306

361

251

110

945

630

315

 

1

Cụm công nghiệp hiện có

 

548,78

274,30

1.036

361

251

110

675

450

225

 

1.1

Cụm công nghiệp Âu Lâu

TP Yên Bái

50,00

23,50

43

43

27

16

-

 

 

 

1.2

Cụm công nghiệp Đầm Hồng

TP Yên Bái

16,00

 

43

43

43

-

-

 

 

 

1.3

Cụm CN Tây cầu Mậu A

Huyện Văn Yên

35,00

25,30

53

53

32

21

-

 

 

 

1.4

Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên

Huyện Văn Yên

72,00

52,80

74

74

44

30

-

 

 

 

1.5

Cụm công nghiệp Đông An

Huyện Văn Yên

34,00

34,00

51

51

31

20

-

 

 

 

1.6

Cụm công nghiệp Sơn Thịnh

Huyện Văn Chấn

58,76

43,30

18

18

15

3

-

 

 

 

1.7

Cụm công nghiệp Yên Thế

Huyện Lục Yên

39,97

23,20

22

22

17

5

-

 

 

 

1.8

Cụm công nghiệp Thịnh Hưng

Huyện Yên Bình

53,05

35,30

27

27

18

9

-

 

 

 

1.9

Cụm công nghiệp Báo Đáp

Huyện Trấn Yên

20,00

18,10

15

15

12

3

-

 

 

 

1.10

Cụm công nghiệp Hưng Khánh

Huyện Trấn Yên

20,00

18,80

15

15

12

3

-

 

 

 

1.11

Cụm công nghiệp xã Bảo Hưng

Huyện Trấn Yên

75,00

 

338

-

-

-

338

225

113

 

1.12

Cụm công nghiệp xã Minh Quân

Huyện Trấn Yên

75,00

 

338

-

-

-

338

225

113

 

2

Cụm CN mở rộng, thành lập mới

 

60,00

 

270

-

0

0

270

180

90

 

2.1

Mở rộng cụm CN Âu Lâu

TP Yên Bái

20,00

 

90

-

 

 

90

60

30

 

2.2

Thành lập mới cụm CN Tân Hợp

Huyện Văn Yên

40,00

 

180

-

 

 

180

120

60

 

III

Lập phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

 

 

5

5

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II+III)

 

2.524,67

 

7.730

764

516

248

6.966

4.644

2.322

 

 

DANH MỤC DỰ ÁN, VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Tên dự án

Địa điểm

Giai đoạn 2021-2025

Ghi chú

Công suất

Vốn đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

Tổng

Vốn ngân sách Nhà nước

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

 

Tổng

54.570

1.314

53.256

 

 

Trong đó:

Vốn Ngân sách nhà nước

 

1.314

1.314

0

 

 

 

Vốn của nhà đầu tư

 

53.256

 

53.256

 

I

Khai thác, chế biến khoáng sản

 

 

600

 

600

 

1

Gang, thép

Khu CN phía Nam

100.000 tấn/năm

600

 

600

 

II

Chế biến lâm nông sản

 

 

1.300

 

1.300

 

1

Chế biến tinh dầu quế

Các huyện Văn Yên, Văn Chấn

600 tấn/năm

100

 

100

 

2

Chế biến Sơn Tra

Các huyện vùng cao

100.000 lít nước giải khát; 100 tấn chè Sơn tra

100

 

100

 

3

Sản xuất đồ gỗ gia dụng

Khu công nghiệp

300.000 sp/năm

100

 

100

 

4

Giấy viết, giấy lụa, giấy bao bì

Khu công nghiệp Âu Lâu

50.000 tấn/năm

1.000

 

1.000

 

III

Sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

450

 

450

 

1

Dự án sản xuất sứ vệ sinh

Thành phố Yên Bái

500.000 sản phẩm/năm

200

 

200

 

2

Dự án sản xuất sứ dân dụng

Thành phố Yên Bái

500.000 sản phẩm/năm

250

 

250

 

IV

Hóa chất, dệt may, da giầy

 

 

550

 

550

 

1

Sản xuất sơn công nghiệp

Khu công nghiệp phía Nam

7.000 tấn/năm

100

 

100

 

2

Sản xuất nhựa, hạt nhựa

Khu, cụm công nghiệp

20.000 tấn/năm

100

 

100

 

3

Sản xuất chất tẩy rửa

Khu, cụm công nghiệp

10.000 tấn/năm

50

 

50

 

4

Dự án nhà máy dệt vải

Khu công nghiệp

2.000 tấn/năm

200

 

200

 

5

Dự án nhà máy SX giầy, dép da

Khu công nghiệp

500.000 sản phẩm/năm

100

 

100

 

V

Cơ khí

 

 

1.500

 

1.500

 

1

Xây dựng 01 nhà máy sản xuất thiết bị, khí cụ điện, linh kiện cơ khí

Khu, cụm công nghiệp

10.000 tấn/năm

500

 

500

 

2

Xây dựng 01 nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

Khu, cụm công nghiệp

50 triệu sản phẩm/năm

1.000

 

1.000

 

VI

Sản xuất phân phối điện, nước

 

 

42.390

500

41.890

 

1

Đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn

Các huyện

 

500

500

0

 

2

Mở rộng, đầu tư xây mới các nhà máy nước

Trung tâm, thị trấn, nông trường các huyện, thị, thành phố

7 triệu m3/năm

50

 

50

 

3

Đầu tư các thủy điện

Các huyện

500 MW

17.500

 

17.500

 

4

Dự án nhà máy điện sinh khối

 

58 MW

1.740

 

1.740

 

5

Đầu tư nhà máy điện mặt trời

Huyện Yên Bình

1130 MW

22.600

 

22.600

 

VII

Hạ tầng khu cụm, công nghip

 

 

7.730

764

6.966

 

a

Đầu tư hạ tầng

 

 

5.927

511

4.644

 

1

Khu Công nghiệp (hiện có)

 

 

410

260

150

 

2

Khu CN thành lập mới, mở rộng

 

1.288 ha

3.864

0

3.864

 

2.1

Thành lập mới khu CN Y Can

Huyện Trấn Yên

500 ha

1.500

0

1.500

 

2.2

Thành lập mới khu CN Trấn Yên

Huyện Trấn Yên

500 ha

1.500

0

1.500

 

2.3

Mở rộng khu CN Minh Quân

Huyện Trấn Yên

288 ha

864

 

864

 

3

Cụm Công nghiệp (hiện có)

 

 

701

251

450

 

4

Cụm CN thành lập mới, mở rộng

 

60 ha

180

0

180

 


PHỤ BIỂU CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THU HÚT GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Doanh nghiệp

ĐVT

Ghi chú

A

B

C

1

 

Mt số dự án ưu tiên thu hút đầu tư

 

 

1

Nhà máy sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực

 

Dự kiến đầu tư năm 2022

2

Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí, khí cụ điện

 

Dự kiến đầu tư năm 2022

3

Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

 

Dự kiến đầu tư năm 2021

4

Nhà máy sản xuất đồ gỗ gia dụng, nội thất

 

Dự kiến đầu tư năm 2021

5

Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

 

Dự kiến đầu tư năm 2022

6

Nhà máy sản xuất sứ dân dụng

 

Dự kiến đầu tư năm 2023

7

Nhà máy chưng cất tinh dầu quế (hàm lượng 99%)

 

Dự kiến đầu tư năm 2022

8

Nhà máy dệt vải

 

Dự kiến đầu tư năm 2023

9

Nhà máy chế biến thịt gia súc gia cầm

 

Dự kiến đầu tư năm 2024

10

Nhà máy sản xuất giấy viết

 

Dự kiến đầu tư năm 2022

11

Dự án mời gọi thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

 

Dự kiến đầu tư từ năm 2021-2024

11.1

Khu công nghiệp Minh Quân

 

 

11.2

Khu công nghiệp Âu Lâu

 

 

11.3

Khu công nghiệp Trấn Yên (thành lập mới)

 

 

11.4

Khu công nghiệp Y Can (thành lập mới)

 

 

11.5

Cụm công nghiệp Âu Lâu (thành phố Yên Bái)

 

 

11.6

Cụm công nghiệp phía Tây cầu Mậu A (huyện Văn Yên)

 

 

11.7

Cụm công nghiệp Đông An (huyện Văn Yên)

 

 

11.8

Cụm công nghiệp Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn)

 

 

11.9

Cụm công nghiệp Thịnh Hưng (huyện Yên Bình)

 

 

11.10

Cụm công nghiệp Yên Thế (huyện Lục Yên)

 

 

11.11

Cụm công nghiệp Báo Đáp (huyện Trấn Yên)

 

 

 



(1) Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái, Công ty TNHH Kim Gia, Công ty TNHH Good Industry; Công ty TNHH Trường Minh; Công ty TNHH 1 thành viên An Việt Phát; Công ty TNHH YiFan Hồng Kông...

(2) Công ty TNHH 1 thành viên Vũ Gia, Công ty CP luyện kim và khai khoáng Việt Đức, Công ty CP luyện kim màu Yên Bái... Tuy nhiên, một số dự án lớn đã được cấp chứng nhận đầu tư chậm hoàn thành: Nhà máy luyện, cán thép tại khu công nghiệp phía Nam; nhà máy luyện chì kẽm tại cụm công nghiệp Sơn Thịnh, dự án chế biến đồng tại Văn Chn..

(3) Nhà máy sản xuất bao bì, các sản phẩm từ nhựa và phụ gia ngành nhựa của Công ty Res stol, Công ty cphần VS Chemicals, nhà máy sản xuất hạt nhựa màu và hạt nhựa Compound của Công ty TNHH Hóa chất công nghiệp Thái Hòa...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1593/QĐ-UBND ngày 29/07/2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.664

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.200.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!