Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1343-TM/PC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Văn Triết
Ngày ban hành: 07/11/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1343-TM/PC

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 33-CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

 

QUY CHẾ

GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU XUẤTNHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của Bộ Thương mại)

Quy chế này quy định đề giám định hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu; bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế.

Chương 1:

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tất cả hàng hoá xuất khẩu theo danh mục I và hàng hoá nhập khẩu theo danh mục II kèm theo Quy chế này đều phải giám định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điếu 2. Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khác, nếu thấy cần thiết, bên mua và/hoặc bên bán có thể yêu cầu giám định.

Điều 3. Giám định nói trong Quy chế này được hiểu là:

3.1. Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá.

3.2. Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt:

- Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá.

- Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá.

- Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu.

- Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh.

Điều 4. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nêu ở Điều 1, việc Giám định bắt buộc ở các mặt: phẩm chất, quy cách, số, khối lượng. Các mặt giám định khác do các bên yêu cầu. Cơ sở để giám định Tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải áp dụng, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định mà các bên mua bán thoả thuận trong hợp đồng.

Đối với máy móc thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng nhập khẩu(trừ trường hợp nhập khẩu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo Quyết đinh 91-TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ), kể cả mới và đã qua sử dụng còn phải chịu sự thẩm định bắt buộc về trị giá. Việc thẩm định này căn cứ trên cơ sở giá trung bình của hàng hoá tại thị trường xuất khẩu ở thời điểm thẩm định.

Điều 5. Việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quy chế này do các tổ chức giám định độc lập và trung lập của Việt Nam được Bộ Thương mại cho phép hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức giám định nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc nói tại Điều 10 của Quy chế này thực hiện.

Điều 6.

6.1. Việc Giám định được thực hiện tại bến đi đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam và tại bến đến đối hàng nhập khâu vào Việt Nam

6.2. Tuỳ theo tính chất của hàng hoá và mức độ phức tạp của việc kiểm tra, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể thoả thuận thực hiện giám định tại nước xuất khẩu trước khi giao hàng đối với từng lô hàng cụ thể để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong trường hợp này nếu hàng hoá thuộc danh mục II thì việc giám định phải do tổ chức giám định của Việt Nam hoặc độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp nước ngoài thực hiện. Trường hợp hàng hoá không thuộc danh mục II thì các bên mua bán tự thoả thuận lựa chọn tổ chức giám định phù hợp cho mình.

6.3. Việc thẩm định trị giá đối với máy móc, thiết bị và phụ tùng thực hiện ngay sau khi doanh nghiệp nhập khẩu ký hợp đồng với nước ngoài và là một trong các điều kiện để cấp giấy phép nhập khẩu cho lô hàng.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦATỔ CHỨC YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 7. Bên mua và/hoặc bên bán hàng hóa xuất nhập khẩu dưới đây gọi tắt là tổ chức yêu cầu giám định có trách nhiệm sau:

7.1. Đối với hàng hoá nêu trong danh mục I và II và hàng hoá các bên yêu cầu giám định, các bên phải quy định điều khoản giám định trong hợp đồng ngoại thương.

7.2. Yêu cầu tổ chức giám định tiến hành giám định kịp thời theo quy định của hợp đồng ngoại thương.

7.3. Xuất trình giấy chứng nhận giám định lô hàng đối với hàng xuất khẩu và giấy chứng nhận hoặc giấy đăng ký xin giám định đối với hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan tại cửa khấu để làm thủ tục thông quan. Xuất trình giấy chứng nhận thẩm định trị giá cho các Phòng Giấy phép để xin giấy phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng.

7.4. Các bên mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu được quyền lựa chọn một trong số các tổ chức giám định đã được Bộ Thương mại cho phép hoạt động để tiến hành giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cho mình.

7.5. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho tổ chức giám định khi tổ chức này yêu cầu.

7.6. Trả phí giám định.

7.7. Thực hiện quyền yêu cầu giám định lại nếu nghi nghờ về kết quả giám định và trả thêm phí giám định trong trường hợp kết quả giám định lại vẫn phù hợp với kết quả Giám định trước.

7.8. Trường hợp giám định hàng hoá xuất nhập khẩu mà kết quả không đúng với quy định trong hợp đồng ngoại thương, bên thiệt hại là phía Việt Nam cần khiếu nại kịp thời để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 8. Trường hợp tổ chức yêu cầu Giám định là cơ quan xét xử, hoặc Công ty bảo hiểm thì việc Giám định sẽ theo quy định riêng.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 9. Đối với tổ chức giám định của Việt Nam:

9.1. Hoạt động giám định phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp thời và chính xác trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiệp vụ và kỹ thuật để giám định và phải phản ánh trung thực kết quả giám định.

9.2. Cung cấp chứng thư giám định, thẩm định trị giá cho tổ chức yêu cầu giám định, thẩm định.

Chứng thư giám định, thẩm định được lập bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng nước ngoài thường dùng theo yêu cầu của tổ chức yêu cầu giám định.

9.3. Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng, quy cách, khối lượng, tổn thất và trị giá của hàng hoá qua giám định về Bộ Thương mại.

9.4. Thu phí giám định.

Điều 10. Đối với tổ chức giám định nước ngoài:

10.1. Trường hợp trong hợp đồng quy định hoặc bên mua, bên bán chỉ định tổ chức giám định nước ngoài giám định hàng hoá xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức giám định nước ngoài phải ủy thác cho một tổ chức giám định của Việt Nam thực hiện.

10.2. Khi chuyên gia giám định nước ngoài và phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam thì việc xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu sẽ do tổ chức giám định của Việt Nam được ủy thác đứng ra làm thủ tục.

10.3. Việc cử chuyên gia giám định và đưa phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở hợp tác kinh doanh hoặc xí nghiệp liên doanh sẽ theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 4:

ĐIỀU KIỆN VA THỦ TỤC XIN KINH DOANH GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 11. Điều kiện để được kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu: '

11.1. Tổ chức kinh doanh được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành.

11.2. Phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (doanh nghiệp phải xuất trình các bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ).

11.3. Phải có cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động giám định (trang thiết bị, phòng thí nghiệm

Điều 12. Thủ tục xin kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu:

12.1. Hồ sơ xin kinh doanh bao gồm:

- Đơn xin kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Phương án kinh doanh.

- Bản sao giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh.

- Trường hợp đang xin thành lập thì gửi hồ sơ xin thành lập. Bản quy định chung về thủ tục và quy trình Giám định.

12.2. Thời hạn xét duyệt:

Thời hạn để Bộ Thương mại xem xét cho phép kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày nhận đuợc hồ sơ hợp lệ.

Điều 13. Bộ Thương mại thành lập và chủ trì Hội đồng có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành hữu quan để:

13.1. Thẩm tra nàng lực của các tổ chức xin đăng ký kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và kiến nghị Bộ cấp hoặc không cấp giấy phép.

13.2. Định kỳ kiểm tra, rà soát các tổ chức kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và có kiến nghị để Bộ Thơng mại có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những tổ chức không còn đủ năng lực kỹ thuật hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.

14.1. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

14.2. Các hành vi vi phạm Quy chế này gây thiệt hại tài sản và uy tín Nhà nước tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý như sau:

14.2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu:

- Cảnh cáo

- Đình chỉ kinh doanh có thời hạn

- Thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

- Truy cứu trách nhiệm hình sự.

14.2.2. Đối với các tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu:

- Cảnh cáo

- Đình chỉ kinh doanh có thời hạn

- Thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

- Đền bù vật chất đối với thiệt hại gây ra theo thông lệ quốc tế

- Truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

 

D A N H M Ụ C

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU PHẢI GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Qui chế về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu)

Tên hàng : (*)

1. Dầu thô

2. Gạo - Cao su - Cà phê - Lạc - Chè

3. Than đá

4. Thực phẩm tươi sống và chế biến (bao gồm cả hải sản)

5. Dệt, may xuất ngoài EU

6. Sắn lát.

D A N H M Ụ C

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Qui chế về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu)

Tên hàng : (*)

1. Xăng dầu

2. Phân bón

3. Hàng điện tử và đồ điện

4. Thực phẩm, đồ uống

5. Máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng

6. Thép

7. Dược liệu và dược phẩm (theo qui định của Bộ y tế).

--------------

(*) Danh mục này có thể thay đổi từng thời ký theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

....... ngày ... tháng ... năm 1994

ĐƠN XIN KINH DOANH

GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Kính gửi : Bộ Thương mại

1. Tên đơn vị :

Tên giao dịch đối ngoại :

Tên viết tắt :

Người đại diện, chức vụ, địa chỉ :

2. Trụ sở chính đặt tại :

Điện thoại :

Telex :

Fax :

3. Chi nhánh :

Điện thoại :

Telex :

Fax :

 

4. Tài khoản số ...............Ngân hàng .......................

5. Giấy phép thành lập số :............. ngày ......của ........

6. Sau khi xem xét và chuẩn bị đủ các điều kiện kinh doanh giám định hàng hóa hóa xuất nhập khẩu, chúng tôi làm đơn này xin phép kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu theo Qui chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số .... TM/PC ngày ........tháng .......năm 199.... của Bộ Thương mại.

 

                        XÁC NHẬN CƠ QUAN NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ

                        CHỦ QUẢN CẤP BỘ, TỈNH KÝ TÊN

 

THE MINISTRY OF TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 1343-TM/PC

Hanoi, November 07, 1994

 

DECISION

TO ISSUE THE REGULATION FOR EXPERTISE OF IMPORT-EXPORT GOODS

THE MINISTER OF TRADE

Pursuant to Decree No.95-CP on the 4th of December 1993 of the Government on the functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Trade;
Proceeding from Decree No.33-CP on the 19th of April 1994 of the Government on State management of import and export activities;
At the proposal of the Director of the Import-Export Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue in conjunction with this Decision, the Regulation for Expertise of Import-Export Goods.

Article 2.- This Regulation takes effect as from the date of its signing; all previous provisions which are contrary to this Regulation are now annulled.

Article 3.- The enterprises which are engaged in import and export activities, and the organizations specializing in expertise of import and export goods are responsible for implementing this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF TRADE




Le Van Triet

 

REGULATION

ON EXPERTISE OF IMPORT-EXPORT GOODS

(Issued in conjunction with Decision No.1343-TM/PC on the 7th of November 1994 of the Ministry of Trade)

This Regulation sets provisions for expertise of import-export goods with a view to protecting the interests of the State and the consumers; raising the efficiency of importing and exporting; and providing protection for the legitimate rights and interests of the import-export enterprises in compliance with the Vietnamese law and international trade practice.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1.- The goods exported under List I and imported under List II shall all be subject to expertise. With regard to import-export goods which incur losses, Article 14 of Decree No.54-CP on the 28th of August 1993 of the Government providing details for the implementation of the Law on Import-Export Tariffs, shall apply.

Article 2.- With regard to all other import or export goods, if necessary, the buying or selling party may request expertise.

Article 3.- Expertise as applied in this Regulation is understood as:

3.1. The controlling of import-export goods by technical professional measures to determine the actual state of the goods.

3.2. The expertise of import-export goods is composed of:

- Expertise of the quality, standard, quantity, volume, wrapping, packaging, ,hygiene safety, and value.

- Expertise of the delivery, transportation, and storage of the goods.

- Expertise of each and all parts of the process of production of the goods on request.

- All other expertise of works related to import-export goods on request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Machine parts and sets, and imported spare-parts (except for imports paid with fund from the State budget under Decision No.91-TTg on the 13th of November 1992 of the Prime Minister), both new and used, shall also be subject to compulsory expertise of value. This expertise is based on the mean price of the goods on the exporting market at the time of the expertise.

Article 5.- The expertise of import-export goods under this Regulation shall be conducted by the independent and neutral expertise organizations of Vietnam which are licensed by the Ministry of Trade, and by foreign expertise organizations operating on the Vietnamese territory under principles provided for in Article 10 of this Regulation.

Article 6.-

6.1. Expertise is conducted at the port of departure for exports from Vietnam, and at the port of arrival for imports into Vietnam.

6.2. Depending on the nature of the goods and the complexity of the expertise, the importing businesses may arrange for the expertise to be conducted at the exporting country before the delivery of each batch of goods, in order to protect their right and interest.

In this case, if the goods belong to List II, the expertise shall be conducted by a Vietnamese expertise organization, either independently or in cooperation with its foreign colleagues. In case the goods do not belong to List II, the selling and buying parties shall agree on an expertise organization suitable to themselves.

6.3. The expertise of the value of machinery, equipment and spare-parts shall be conducted immediately after the importing business signs the contract with the foreign exporter, and shall be one of the conditions for the licensing of the importation of the batch of goods.

Chapter II

RESPONSIBILITY OF THE ORGANIZATION REQUESTING EXPERTISE OF IMPORT-EXPORT GOODS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.1. With regard to goods stipulated in Lists I and II and the goods for which the parties request expertise, the parties shall include provisions on expertise in their trade contract.

7.2. To request the expertise organization to conduct the expertise promptly as required by the provisions of the contract.

7.3. To produce the expertise certificate for the batch of export goods, or the expertise certificate or request for import goods, to the customs office at the entry or exit port for clearance. To produce the value certificate to the licensing bureau to apply for license for importation of machinery, equipment and spare-parts.

7.4. The buying and selling parties of import-export goods have the right to choose one of the expertise organizations which have been licensed for operation by the Ministry of Trade, to conduct expertise of their import-export goods.

7.5. To provide fully and in a precise and timely manner the necessary documents on request of the expertise organization.

7.6. To pay the expertise fee.

7.7. To request re-expertise to clear doubts of the expertise results, and pay additional expertise fee if the re-expertise yields the same result as the first expertise.

7.8. In case the expertise of the import-export goods produces results which are not as stipulated in the trade contract, the victimized party, which is the Vietnamese side, should lodge timely complaint to protect its right and interest.

Article 8.- In case the expertise-requesting organization is either a trial agency, or an insurance company, the expertise shall be conducted under a separate regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITY OF THE ORGANIZATION EXPERTIZING IMPORT-EXPORT GOODS

Article 9.- With regard to the Vietnamese expertise organization:

9.1. Expertise shall comply with the principles of independence, neutrality, timeliness and precision, on the basis of utilizing professional and technical measures for expertise, and reflecting truthfully the expertise results.

9.2. To provide certificate of expertise and price evaluation for the expertise-requesting party.

The expertise and evaluation certificates shall be made in Vietnamese, or a commonly used foreign language, upon request of the expertise-requesting party.

9.3. To file periodical reports on the status of the quality, standard, quantity, loss and value of the expertise goods, and send them to the Ministry of Trade.

9.4. To collect expertise fee.

Article 10.- With regard to foreign expertise organization:

10.1. In case the contract specifies that either the buyer or the seller appoints a foreign expertise organization to expertise goods for import or export in the Vietnamese territory, the foreign expertise organization has to consign the expertise to a Vietnamese expertise organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.3. The dispatch of foreign expertise experts and instruments to Vietnam shall be conducted on the basis of business cooperation or a joint venture enterprise, and shall comply with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

Chapter IV

LICENSING CONDITION AND PROCEDURE FOR BUSINESS IN EXPERTISE OF IMPORT-EXPORT GOODS

Article 11.- The conditions to be licensed to do business in expertise of import-export goods:

11.1. The business organization is established in compliance with law and committed to complying with the provisions of the existing law.

11.2. It must have a adequate staff competent in expertise of import-export goods (the business must produce copies of valid professional diplomas and certificates).

11.3. It must have the material basis suitable for expertise activities (equipment, laboratory, etc.)

Article 12.- The licensing procedure for business in expertise of import-export goods:

12.1. The licensing file is compassed of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The business plan.

- Copies of the establishment license and business registration.

- In case the establishment license is still pending, an application to the effect is required.

- The general regulation on the formality and procedure of expertise.

12.2. Processing time:

The time limit for the Ministry of Trade to consider licensing an enterprise to conduct expertise of import-export goods is 30 days after receipt of the full and proper file.

Article 13.- The Ministry of Trade shall set up and lead a Council composed of representatives of concerned Ministries and branches, to:

13.1. Evaluate the competence of organizations applying for licenses for business in expertise of import-export goods and recommend the Ministry to approve or not to approve the application.

13.2. Periodically control and review the business organizations in expertise of import-export goods, and recommend the Ministry of Trade to take appropriate measures regarding organizations which are no longer competent technically or which violate law in the operation process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.-

14.1. All enterprises in import and export activities, and expertise organizations of import-export goods are responsible for implementing this Regulation.

14.2. All acts of violation of this Regulation which cause looses to property and the prestige of the State shall, depending on the extent of the offense, be dealt with as follows:

14.2.1. For enterprises in import and export activities:

- Warning,

- Temporary suspension of business,

- Withdrawal of business license,

- Examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Warning,

- Temporary suspension of business,

- Withdrawal of license for business in expertise of import-export goods,

- Compensation for material losses in accordance with conventional international practice,

- Examined for penal liability.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 về bản Quy chế Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.345

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.148.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!