Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 19/04/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 19-4-1994 VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU. 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ trong phiên họp ngày 13 tháng 1 năm 1994;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất, nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nghị định áp dụng cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới đây:

1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ) với nước ngoài và với khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư, viện trợ, vay và trả nợ.

2. Các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:

- Tạm nhập để tái xuất; tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá;

- Chuyển giao sở hữu công nghiệp;

- Gia công, chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công, chế biến;

Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Điều 2.- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, và các dịch vụ sau đây được quản lý theo quy chế riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:

- Vàng, bạc, đá quý.

- Quà biếu.

- Tài sản di chuyển.

- Bưu phẩm, bưu kiện không mang tính chất thương mại.

- Hàng của cá nhân người Việt Nam mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.

- Hàng của cá nhân và tổ chức nước ngoài mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.

- Hàng hoá, vật dụng của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam

- Hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và giữa các khu chế xuất với nước ngoài.

- Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ.

Điều 3.- Việc quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo các nguyên tắc:

1. Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.

2. Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.

3. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU

Điều 4.- Tất cả hàng hoá đều được xuất khẩu, nhập khẩu và chịu điều tiết bằng thuế theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ một số hàng hoá thuộc các danh mục dưới đây còn chịu sự điều chỉnh bằng những biện pháp quản lý phi quan thuế.

1. Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

2. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.

3. Hàng chuyên dụng.

4. Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.

Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phê duyệt các danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu nêu tại Điều 4 này và uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố.

Chương 3:

DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT, NHẬP KHẨU

Điều 5.- Để kinh doanh xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh xuất, nhập, do Bộ Thương mại cấp.

Điều 6.- Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, như sau:

1. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu:

a) Thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành;

b) Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng đối với doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương 100.000 USD;

c) Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp;

d) Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.

2. Đối với doanh nghiệp sản xuất:

Các doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu mậu dịch và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng (đổi hàng), phải được Bộ Thương mại xem xét giải quyết hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 7.- Trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu, nếu có khả năng kinh doanh những mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung ngành hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu sau khi đã đăng ký bổ sung các ngành hàng này trong giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại Trọng tài kinh tế.

Điều 8.- Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có nghĩa vụ nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính cùng Bộ Thương mại quy định mức lệ phí và hướng dẫn thống nhất việc nộp và sử dụng lệ phí.

Chương 4:

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU

Điều 9.- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, và xuất khẩu được những mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích xuất khẩu.

Bộ Thương mại cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện mục đích trên.

Điều 10.- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tìm được khách hàng và thị trường xuất khẩu có hiệu quả đối với những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, thì Bộ Thương mại có trách nhiệm xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất những mặt hàng đó.

Điều 11.- Căn cứ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các trường hợp:

1. Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu để tạo thêm năng lực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi các năng lực sản xuất mới do các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng.

Bộ Tài chính bàn với Bộ Thương mại quy định và hướng dẫn cụ thể về mức thuế và thời gian ưu đãI.

Điều 12.- Hàng xuất khẩu để trả nợ, Viện trợ và cho vay của Chính phủ đối với nước ngoài thực hiện theo qui chế riêng.

Chương 5:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Điều 13.- Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

1. Nghiên cứu chiến lược ngoại thương; nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường các khu vực nước ngoài, đề xuất những đối sách với từng khu vực thị trường nước ngoài; cùng các Bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu; ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp ngoại thương.

2. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Điều 14.- Các Bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia với Bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên các mặt:

1. Hướng đẫn và chỉ đạo thực hiện đúng các chính sách và qui định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.

2. Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 15.- Việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch được quy định như sau:

1. Vào thời gian chuẩn bị kế hoạch hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng đề xuất mặt hàng cần đưa vào danh mục quản lý bằng hạn ngạch, tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau của từng mặt hàng cần quản lý bằng hạn ngạch.

2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Thương mại tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau.

3. Sau khi tham khảo ý kiến các ngành và địa phương liên quan, các Hiệp hội xuất khẩu (nếu có), Bộ Thương mại quy định và công bố cách phân bổ hạn ngạch (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt nam) trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, và hướng dẫn thi hành.

Các doanh nghiệp không được phép trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán hạn ngạch đã được phân bổ.

Điều 16.- Căn cứ nội dung yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân và thực hiện các cam kết của Chính phủ, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu, theo một tỷ lệ nhất định, kèm theo các điều kiện tương ứng để thực hiện.

Điều 17.- Đối với thiết bị toàn bộ, thiết bị chuyên dùng, vật tư và một số hàng hoá có liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính sách công nghiệp quốc gia, môi sinh, môi trường... (hàng chuyên dụng), Bộ Thương mại chỉ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan.

Điều 18.- Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 91-TTg ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19.- Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan theo chức năng của mình quy định và hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương; cấp giấy phép xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng phải có giấy phép xuất nhập khẩu; kiểm tra khả năng tài chính và thanh toán; thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thuế; thủ tục hải quan...

Điều 20.- Việc thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu với khách hàng nước ngoài (kể cả trả chậm) thực hiện theo quy định hướng dẫn của Ngân hàng.

Điều 21.- Đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc có kim ngạch lớn, Bộ Thương mại quy định mức giá hoặc phương pháp định giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu, giá tối đa đối với hàng nhập khẩu trong từng thời gian sau khi đã thống nhất ý kiến với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ. Bộ Thương mại công bố danh mục các mặt hàng này.

Điều 22.- Bộ Thương mại cùng Tổng cục Hải quan quy định thủ tục và tổ chức việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thích hợp với từng ngành hàng trong từng thời gian cụ thể, theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm dần danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước.

Tổng cục Hải quan và Hải quan tại các cửa khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Thương mại về tình hình hàng hoá thực xuất, thực nhập để phục vụ cho việc chỉ đạo và quản lý xuất, nhập khẩu.

Điều 23.- Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và có những biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh hoặc vi phạm Pháp luật trong quá trình hoạt động.

Điều 24.- Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về các chế tài đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Điều 25.- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy chế sau đây:

1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh, công ty ở nước ngoài.

2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài nước.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các Quy chế nêu trên.

Điều 26.- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan để soạn thảo và ban hành các Quy chế sau đây:

1. Quy chế về đại lý bán hàng của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất; tạm xuất để tái nhập và về hình thức kinh doanh chuyển khẩu.

3. Quy chế về quá cảnh hàng hoá.

4. Quy chế về uỷ thác và nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

5. Quy chế về gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.

6. Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm ban hành, quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy chế nêu trên.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Nghị định số 114-HĐBT ngày 7-4-1992 và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 28.- Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này đều bị xử lý theo pháp luật.

Điều 29.- Bộ Trưởng Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 30.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 33-CP

Hanoi, April 19, 1994

 

DECREE

ON THE STATE MANAGEMENT OF IMPORT-EXPORT ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Proceeding from the Law on Organization of the Government passed on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Resolution adopted by the Government at its session on the 13th of January 1994;
With a view to promoting vigorously exports, orienting import to the good service of production and consumption, protecting and developing domestic production, increasing the efficiency of imports and exports, and broadening external economic and trade cooperation in order to contribute to the realization of national socio-economic targets;
At the request of the Minister of Trade;

DECREES:

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree shall apply to the following import and export activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The following acts are also regarded as the import and export commodities:

- Temporary import for re-export; temporary export for re-import and port transfer; and goods in transit;

- The transfer of industrial property ownership;

- Processing finished and semi-finished products pursuant to subcontract for a foreign country, or subcontracting a foreign country to process products;

- Acting as agent for purchases and sales of goods, providing for or accepting brokerage from domestic and foreign businesses to handle import and export.

Article 2.- The import and export of the following commodities and services shall be governed by a separate regulation and shall not be subject to this Decree:

- Gold, silver, gemstones.

- Gifts.

- Transferred property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Personal belongings of Vietnamese upon port exit and entry.

- Personal belongings of foreign individuals and organizations upon port exist and entry.

- Commodities and utensils of diplomatic missions and international organizations in Vietnam.

- Imports and exports of commodities among EPZ's and between EPZ's and foreign countries.

- Services in tourism, banking, insurance as well as post, air, rail, sea and land transport.

Article 3.- The State management of import-export activities shall be conducted in compliance with the following principles:

1. Observance of the laws and related policies of the State on production, circulation and market management.

2. Respect for commitments with foreign countries and for international trade practice.

3. Guaranty for the autonomy of business, and the management by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROVISIONS ON IMPORT AND EXPORT COMMODITIES

Article 4.- All commodities can be imported and exported, and shall be regulated by tariffs in accordance with the Law on Import and Export Tariffs, except for the following commodities, which are still regulated by non-tariff management measures:

1. Commodies banned from import and export.

2. Export and import of items regulated by quotas.

3. Special-purpose commodities.

4. Commodities related to major balances of the national economy.

At each period, the Prime Minister shall approve, or delegate the Director of the State Planning Committee to approve, the list of import and export items mentioned in this Article, and madate the Minister of Trade to promulgate it.

Chapter III.

IMPORT AND EXPORT BUSINESS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The conditions for licensing a business for import and export are as follows:

1. A business intending to specialize in imports and/or exports must:

a) Be established in compliance with the law, commit itself to obeying all extant legal provisions;

b) Have an operating capital value in Vietnamese Dong at least equivalent to 200,000 US dollars at the time of registration for import-export operation. Businesses in mountainous provinces and economically disadvantaged provinces, and businesses engaged in products which receive export encouragement and which do not require much capital, need only have operating capital equivalent to 100,000 US dollars;

c) Trade within the class of commodities registered on its establishment;

d) Be staffed with adequate skilled personnel in business and in signing and performing contracts for foreign trade.

2. Business conducting manufacturing must:

Be established in compliance with the law, have the facilities necessary for steady export production, have a foreign market for consumption and be staffed with individuals possessing adequate skills in business and in signing and performing contracts for foreign trade, and be authorized to export its own products directly as well as import the materials needed for its production. In case its foreign customers wish to pay in kind (barter), licensing shall be made by the Ministry of Trade on a case-by-case and rational basis.

Article 7.- A business specialized in import and export, having the capability to trade in commodity lines other than the one for which it has been licensed, has the right to petition to the Ministry of Trade to add those commodity lines to its import-export license, after it has registered for the same additions in its establishing permit at the Economic Arbitration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV.

EXPORT PROMOTION POLICY

Article 9.- The State shall encourage, and pursue support policies which assist the businesses to develop and expand their markets, and to export products encouraged by the State.

The Ministry of Trade, together with the State Planning Committee, the Ministry of Finance, the State bank of Vietnam and the related ministries, shall submit to the Government a list of products for which export is encouraged along with the policies and measures necessary to accomplish such export.

Article 10.- In the interest of promoting export, when a licensed exporter finds customers and markets which seek to acquire exports of other than those authorized by the license, the Ministry of Trade shall consider licensing contracts for those exports on a case-by-case basis.

Article 11.- Pursuant to Article 9 of the Law on Import and Export Tariffs, preferential tariffs shall be applied to:

1. Imported complete equipment and technology which increase the capacity of production and processing of exports for which proper approval from different levels of authority has been obtained.

2. New export products generated by new production capacity created from the joint investment of domestic enterprises.

The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Trade to establish concrete regulations and guidelines on the preferential tariffs and their time frame.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V.

MANAGERIAL MEASURES

Article 13.- The Ministry of Trade is the agency to exercise unified State management over import and export activities. The Ministry of Trade is responsible to:

1. Research trade strategy; study the domestic market and markets in foreign regions, and propose policies for each foreign market region; work with related ministries and agencies to create a favorable business environment and orient the development of export products; issue, or recommend the Government to issue, documents with a view to perfecting the system of policies and laws on foreign trade.

2. Monitor compliance with import-export laws.

Article 14.- The Ministries and the People's Committees of provinces and cities directly attached to the Central Government are to coordinate with the Ministry of Trade to manage import and export activities in the following manner:

1. Guiding and directing the correct implementation of the policies and State regulations governing import-export management within their respective ministries and localities.

2. Recommending adjustments and changes to policies and measures of import-export management.

Article 15.- The management of imports and exports, through quotas, is to be regulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State Planning Committee shall, together with the Ministry of Trade, incorporate the proposed quota and submit them to the Prime Minister to be approved as the total quotas for imports and exports in the following year.

3. Upon consulting with the concerned branches and localities and the associations of importers and exporters (if any), the Ministry of Trade shall allocate quotas (including quotas that foreign countries have assigned to Vietnam) and directly announce them to the businesses which are engaged in the production and trade of imports and exports, and guide their implementation.

Businesses are not allowed to exchange or transfer, buy or sell their assigned quotas.

Article 16.- On the basis of the contents and requirements of the annual socio-economic obligations, and to ensure the major balances in the national economy and the realization of the government commitments, and upon proposals of the State Planning Committee, the Prime Minister shall approve and assign a number of State-run businesses to handle the import and export of certain essential commodities according to a given proportion and give them the corresponding conditions to do the work.

Article 17.- In regard to the complete equipment, specialized equipment, materials and a number of commodities related to national security and defense, to the ecology and to the environment, (special-purpose commodities), the Ministry of Trade shall license their import and export only after it has received the consent from the concerned State management bodies.

Article 18.- The import of individual machines and equipment and complete equipment, with State funds, shall be undertaken in accordance with Decision No. 91-TTg, issued on November 13, 1992 by the Prime Minister.

Article 19.- The Ministry of Trade, in coordination with the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the General Customs Office as required by its function, shall regulate and guide the signing and implementing of foreign trade contracts; license the import and export of commodities which require licensing; inspect the financial and payment capabilities of the importers and exporters; collect import and export tariffs; return the taxes; and complete customs procedures...

Article 20.- The payment of the imports and exports to foreign customers (including delayed payment) shall be handled in accordance with the regulations and guidance of the bank.

Article 21.- In regard to a number of important commodities or commodities being traded in a large volume, the Ministry of Trade, in a agreement with the State Planning Committee and the other Ministries, shall set the prices, or the methods for setting the minimum prices, for such export commodities and the maximum prices for import commodities, for each period of time. The Ministry of Trade shall promulgate the list of these commodities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The General Customs Office and the customs offices at the ports are responsible for reporting in a timely manner, to the Ministry of Trade, the status of actual imports and exports, in order to help the guidance and management of imports and exports.

Article 23.- Under the chairmanship of the Ministry of Trade, the other ministries and the People's Committees of provinces and cities directly attached to the Central Government shall periodically inspect the import and export businesses, and take appropriate measures against those which fail to meet the proper criteria for business or have violated the law during their operation.

Article 24.- Under the chairmanship of the Ministry of Trade, the Ministry of Justice, the Ministry of Finance and the General Customs Office shall formulate regulations governing financial sanctions imposed against violators of import and export business regulations.

Article 25.- Under the chairmanship of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and other concerned agencies shall compile and submit to the Prime Minister, for approval, the following regulations regarding:

1. Vietnamese businesses opening shops, branches and companies abroad.

2. Trade fairs, exhibitions and commercial advertisement at home and abroad.

The Ministry of Trade is responsible for managing and guiding the observance of these regulations.

Article 26.- Under the chairmanship of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the General Customs Office and other concerned agencies shall formulate and put into effect the following regulations regarding:

1. Sales agents in Vietnam for foreign companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Goods in transit.

4. Assignment and acceptance of brokerage in import and export for domestic and foreign businesses.

5. Subcontracts to and from abroad.

6. Inspection of import and export commodities.

The Ministry of Trade shall be responsible for the issuance, management and implementation guidance of these Regulations.

Chapter VI.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27.- This Decree becomes effective as of the date of signature and shall replace Decree No. 114-HDBT of April 7, 1992. All previous regulations which are contrary to this Decree shall be annulled.

Article 28.- All violations of the provisions of this Decree shall be dealt with as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- The Ministers, the Heads of agencies at the ministerial level, the Heads of the other offices attached to the Government, the Chairmen of the People's Committees of the provinces and cities directly attached to the Central Government, are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 33-CP ngày 19/04/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.963

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.150.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!