Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1163/QĐ-TTg 2021 Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến 2030

Số hiệu: 1163/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 13/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1163/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính ph ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 5 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2016 của Chính phvề phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết s 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phvề phiên họp Chính phthường kỳ tháng 8 năm 2019 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ vnhững nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây gọi là Chiến lược) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Phát triển thương mại trong nước tr thành cu ni vững chc giữa sản xuất với tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong định hướng, dn dt cho sản xuất trong nước phát triển theo tín hiệu của thị trường, phát huy năng lực, sức mạnh nội sinh của thị trường trong nước.

2. Phát triển thương mại trong nước phải phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước giữ vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế theo hướng hiện đại, tạo môi trường cho phát triển thương mại trong nước một cách thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh của các ch th tham gia.

3. Phát triển thương mại trong nước phải nhanh và đi vào chiều sâu, đi đôi với hiệu qu đu tư, gn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn và tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế của đất nước. Chú trọng xây dựng uy tín về sản phm và phát triển thương hiệu Việt, không ngừng phát huy nội lực của thị trường trong nước, coi đó là cơ sở đhội nhập tích cực, chđộng, hiệu quả với thị trường khu vực và thế giới.

4. Phát triển thương mại trong nước gn vi phát triển đa dạng về chế độ sở hữu, loại hình tổ chức và phương thức hoạt động của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh tế cá thvà hợp tác xã, tổ hợp tác của nông dân liên kết tham gia thị trường; khuyến khích, thúc đẩy phát triển lực lượng nòng ct là các tập đoàn, doanh nghiệp phân phối trong nước có quy mô lớn, có hệ thng phân phối hiện đại với vai trò dẫn đất thị trường để đnh hướng sản xuất và tiêu dùng.

5. Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở thu hút mạnh mcác nguồn lực xã hội, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Khuyến khích kh năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế để đầu tư, mrộng mạng lưới kinh doanh; phát triển hài hòa, đồng bộ và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hiệu quả cho các hoạt động thương mại trong nước.

6. Xác định thị trường trong nước s đóng vai trò là động lực chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường khai thác có hiệu quả thị trường trong nước với trên 100 triệu dân; phát triển thị trường nông thôn, min núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ chiến lược; tận dụng ti đa lợi thế về độ mcủa thương mại trong nước, hạn chế được nhng tác động tiêu cực trước những biến cố rủi ro về chính trị, kinh tế quốc tế, giảm sự phụ thuộc vào các yếu t bên ngoài.

7. Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và sự sáng tạo, tận dụng hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; khuyến khích phát triển các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nn tng số hóa; coi thương mại điện tử là công cụ quan trọng đhiện đại hóa lĩnh vực thương mại trong nước trong thời kỳ mới.

8. Thúc đẩy phát triển thương mại trong nước đng thời phải tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ hiệu quả thị trường trong nước, lao động lực cho các doanh nghiệp trong nước tham gia n định giá cả thị trường; xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại gắn với bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, quyn lợi và sức khỏe người tiêu dùng, nhiệm vụ bo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, ứng phó với biến đi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưng nhanh và bn vững, là bệ đỡ, điểm tựa vng chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vng chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu cụ th

(1) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 15,0 - 15,5% vào GDP cả nước.

- Tổng mc bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH&DTDVTD) (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13,0 - 13,5%/năm; đến năm 2030:

+ Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khong 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15% tng mức bán lhàng hóa của cả nước;

+ TMBLHH&DTDVTD trao đổi qua các cơ s bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho) trong TMBLHH&DTDVTD chiếm khoảng 38 - 42% TMBLHH&DTDVTD cả nền kinh tế;

- Thương mại điện tử phát triển nhanh với hành lang pháp lý hoàn thiện, áp dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại cùng với phương tiện hỗ trợ đầy đủ, bo đảm tính an toàn và thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch; đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% TMBLHH&DTDVTD cnền kinh tế, đạt tc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm; phn đấu đạt trên 40 - 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đi từ cơ sở kinh tế cá th thương mại và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

- Khung khổ pháp lý, thể chế, chính sách phát triển thương mại trong nước được cơ bản hoàn thiện và đồng bộ, hiệu quả quản lý nhà nước được củng cố, tăng cường. Môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường và cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm cho các hoạt động thương mại vận hành phù hợp với quy luật thị trường, điều kiện phát triển kinh tế trong nước và yêu cầu của hội nhập; cơ bản hình thành khung chính sách về hỗ trợ phát triển hệ thống phân phi xanh bền vững, đảm bảo triển khai có hiệu qu các mô hình phân phối xanh bền vững.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước); hạ tầng thương mại khu vực thành thị được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

(2) Giai đoạn 2031 - 2045:

- Giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân 8,5 - 9,0%/năm; đến năm 2045 đóng góp khoảng 15,5 - 15,7% vào GDP cnước.

- TMBLHH&DTDVTD (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 12,0 - 12,5%/năm; đến năm 2045:

+ Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 75%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 25% tng mức bán lẻ hàng hóa của cnước;

+ TMBLHH&DTDVTD trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng hội viên dạng nhà kho) trong TMBLHH&DTDVTD chiếm khoảng 50% TMBLHH&DTDVTD cnền kinh tế;

- Thương mại điện tphát triển mạnh mẽ, đóng vai trò chữ đạo trong giao dịch thương mại; đến năm 2045, doanh thu trao đi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15 - 16% TMBLHH&DTDVTD cả nền kinh tế, đạt tốc độ ng bình quân khoảng 12 - 13%/năm; phấn đấu đạt trên 70% số doanh nghiệp nhvà vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhvà vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

- Thể chế, chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại trong nước được hoàn thiện; môi trường kinh doanh trên thị trường trong nước hoàn toàn thông thoáng, nhà nước ch tham gia điều chỉnh thị trường khi có bất ổn gây đột biến thị trường, ảnh hưng đến an ninh quốc gia, đi với các vấn đkhác của thị trường, chđịnh hướng quản lý thông qua hệ thống th chế, chính sách, các công cụ tài chính, tín dụng, các đòn bẩy kinh tế phù hợp với cam kết hội nhập.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa trên phạm vi toàn quốc, được dán nhãn công trình thương mại xanh, bo đm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, ngun gốc xuất xứ hàng hóa, phòng chống cháy nổ...; 100% các hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vn hành dựa trên áp dụng công nghệ số hóa, hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hi đảo phát triển đầy đ theo quy hoạch, các loại hình hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị chuyên doanh, trung tâm thương mại chiếm số lượng lớn, dần đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong phân phối bán l hàng hóa trên thị trường.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; cng c, thiết lập trật tự thị trường thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, từng bước phát triển thương mại trong nước n định và bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại trong nước cao hơn tốc độ tăng trưng GDP; tăng dần tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực thương mại trong nước vào khu vực dịch vụ và GDP của cả nước.

2. Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước; tổ chức và vận hành hiệu quả các hệ thống cung ứng, phân phi các nhóm hàng hóa chủ yếu trên thị trường; tiếp tục phát triển các doanh nghiệp đầu đàn trong nước có khả năng dẫn dắt thị trường, tạo sức lan ta đối với các doanh nghiệp vệ tinh và hạn chế sự phụ thuộc, chi phi của các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.

3. Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; ng cường kết ni, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cu và khu vực.

4. Phát triển thương mại điện t tr thành hình thức thương mại chủ đạo, hoàn thiện hạ tầng pháp lý đkhai thác có hiệu quả hơn xu hướng số hóa với sự phát triển của phương thức thanh toán điện tử và các công cụ thanh toán mới, không dùng tiền mặt; tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ, kết nối hạ tng, đu tư cho công nghệ thông tin để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch thương mại điện tử.

5. Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại và bền vng, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cnước), trong tng giai đoạn, đáp ứng nhu cu lưu thông hàng hóa trong nước và hỗ trợ xuất khu; tập trung ưu tiên các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, có tác động đáng kể hỗ trợ sản xuất lưu thông. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thiết yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu s; tập trung hình thành được một hệ thống trung tâm logistics cơ bản hoàn chnh, có tính liên kết cao, ưu tiên xây dựng được một số trung tâm logistics lớn ở các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho các chui cung ứng của Việt Nam.

6. Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; tiếp tục hỗ trợ hình thành các tập đoàn/doanh nghiệp ln trong lĩnh vực phân phi (chủ yếu là doanh nghiệp nội địa, bao gồm cả doanh nghiệp FDI); tập trung tháo gkhó khăn, xây dựng và thực hiện các chính sách đ htrợ hiệu qu cho các doanh nghiệp, các ch th tham gia vào chui sản xuất và cung ứng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản để tăng cường kết ni giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

7. Hình thành các chui phân phi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bền vững; đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng gn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển chui cung ứng các sản phm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái.

8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế thương mại trong nước và hội nhập với thương mại quốc tế.

9. Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước; tăng cường thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư đi đôi với thay đổi các phương thức, lựa chọn các công cụ và biện pháp xúc tiến thương mại phù hợp nhằm bảo đm đúng đối tượng, đạt được các mục tiêu và hiệu qu cao.

10. Đi mới quản lý nhà nước đối với thương mại trong nước theo hướng tôn trọng quy tắc vận hành của thị trường; tăng cường công tác bảo đảm trật tự và bình n thị trường, chủ động tổ chức thực thi chặt ch các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thâu tóm thị trường, hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm lợi ích của người tiêu dùng; xây dựng, nâng cao các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước bao gồm các công cụ, giải pháp can thiệp và xử lý kịp thời các đột biến thị trường, bảo vệ sản phẩm và các nhà phân phối trong nước cũng như người tiêu dùng phù hợp với cam kết quốc tế.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế

- Rà soát, sửa đổi Luật Thương mại 2005 theo hướng tạo thêm nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, bổ sung quy định về hạ tầng thương mại để làm căn cứ pháp lý cho việc triển khai các chính sách có liên quan, tương thích với các Luật liên quan khác, phù hợp với bối cảnh tình hình mới trong nước và hội nhập quốc tế, hoàn thành trước năm 2025;

- Rà soát, hoàn thiện quy định về quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường, bao gồm: quy định về nhãn, mác hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, truyền thông quảng cáo, thông tin thị trường...;

- Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; rà soát, tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thương mại trong nước theo hướng giảm bớt thủ tục và thời gian thực hiện, đẩy nhanh việc cung ứng và nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường;

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo tại Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hoàn thiện các quy định, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về hệ thống phân phối xanh, trước hết là hệ thống phân phối bán lẻ bao gồm chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và áp dụng trên phạm vi cả nước; xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối xanh, bền vững, chính sách thúc đẩy sự tham gia của các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường trong các hệ thống phân phối;

- Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với cam kết hội nhập để kiểm soát nguồn cung hàng nhập khẩu, bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong nước;

- Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý thị trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa trong tình hình mới.

2. Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa

- Tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa; hình thành các chuỗi liên kết dọc (liên kết thành một chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của một hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa) và liên kết ngang (giữa những doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh về một hoặc một nhóm hàng hóa) giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ;

- Triển khai hiệu quả Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng tới 2030 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 và Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;

- Thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

- Xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý, ứng dụng công nghệ QR Code, Data Matrix, RFID đối với sản phẩm, hàng hóa tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm trong nước; nghiên cứu, phát triển và đưa vào triển khai mô hình chuỗi cung ứng thông minh, vận dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) để dự báo thị trường và gắn kết hiệu quả các quá trình sản xuất với nhu cầu thị trường;

- Đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa. Hỗ trợ các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất của các làng nghề, các hộ nông dân, các hợp tác xã,...) trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá các đặc sản vùng miền, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng và triển khai giải pháp phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thương mại; đẩy mạnh liên kết bền vững giữa sản xuất - phân phối - tiêu dùng cũng như tăng sự hiện diện của sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường xanh tại cơ sở phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) và cơ sở phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa...).

3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại

- Rà soát tổng thể và đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với các luật chuyên ngành và phù hợp với cam kết quốc tế;

- Nghiên cứu xây dựng Nghị định của Chính phủ thay thế, hoặc sửa đổi, bổ sung cho Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về phát triển và quản lý chợ;

- Hoàn thiện, bổ sung các chính sách về đầu tư công trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; bố trí, phân bổ nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại theo đúng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn 5 năm;

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đại; đồng thời nghiên cứu các chính sách hỗ trợ ngân sách nhà nước đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không có điều kiện để thực hiện xã hội hóa;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, từng vùng và cả nước theo từng giai đoạn;

- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các loại hình hạ tầng thương mại đồng thời hướng dẫn các địa phương trong công tác quản lý để phù hợp với nhu cầu thực tiễn;

- Hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với đặc điểm của tài sản và phù hợp với quy định tại Chương IV Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Nghiên cứu phát triển và nhân rộng các cơ sở phân phối xanh, bền vững trên cơ sở tăng cường áp dụng hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả trong lưu kho, phân phối;

- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển mạng lưới chợ toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ và xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác chợ; tập trung cải tạo, nâng cấp các chợ đô thị tại trung tâm quận, thị xã, thành phố hiện có và nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; lồng ghép việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng cấp, cải tạo hạ tầng chợ nông thôn; rà soát, đánh giá việc triển khai tiêu chí số 7 về kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phát triển chợ nông thôn theo mục tiêu đề ra; ưu tiên bố trí, phân bổ vốn đầu tư công phát triển các chợ truyền thống mang tính văn hóa cần bảo tồn, các chợ biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc;

- Rà soát, bố trí phát triển mạng lưới cơ sở thu mua nông sản, đặc sản địa phương và mạng lưới các cơ sở cung ứng, phân phối hàng hóa tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ theo mô hình hiện đại tại các trung tâm huyện lỵ; tiếp tục nhân rộng mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm (trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số) trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam về Chợ kinh doanh thực phẩm;

- Xây dựng hệ thống kho tổng hợp và chuyên dụng, kho lạnh (đặc biệt là kho dự trữ, bảo quản hàng nông sản và hàng tiêu dùng thiết yếu) phục vụ bình ổn thị trường và cân đối cung cầu trong các thời điểm bất ổn về giá trong và ngoài nước;

- Rà soát, đẩy mạnh công tác triển khai các quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn theo hướng gắn kết các vùng sản xuất, cung ứng trong nước, nhất là các vùng sản xuất, cung ứng lớn, khu công nghiệp tập trung với các thị trường tiêu thụ trọng điểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chợ đầu mối, thu hút đầu tư chợ đầu mối cấp vùng, chợ đầu mối theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển và quản lý các loại hình trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động...; xây dựng tiêu chí điểm bán sản phẩm OCOP và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP;

- Rà soát việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045 theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến, cung cấp thông tin dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và cung cấp thông tin tư vấn pháp luật liên quan đến dự án đầu tư, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.

4. Phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa

- Thực hiện hiệu quả Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới; quy định về quản lý và giải quyết tranh chấp, xử lý các hành vi vi phạm trong TMĐT;

- Triển khai ứng dụng hiệu quả mô hình quản lý các sàn giao dịch TMĐT, các website bán hàng điện tử, các hoạt động giao dịch thương mại thông qua các trang diễn đàn, mạng xã hội (facebook, zalo,...);

- Nghiên cứu, thí điểm và triển khai nền tảng mã địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số Vpostcode, các ứng dụng giao thông mới hỗ trợ vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong TMĐT và logistics;

- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc chuẩn hóa quy trình đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng;

- Triển khai các chương trình, đề án TMĐT hóa nông thôn, đào tạo kỹ năng kinh doanh TMĐT cho người dân nông thôn; hỗ trợ các khoản vay cho người dân nông thôn để thực hiện TMĐT; phối hợp với các nền tảng TMĐT để tạo các gian hàng và hỗ trợ người dân nông thôn đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT;

- Xây dựng nền tảng trực tuyến cho hoạt động phân phối, tập trung phát triển thị trường trực tuyến cho các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.

5. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nhân lực thương mại, đáp ứng yêu cầu bối cảnh hội nhập, yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ 4;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thương mại có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ quản lý hoạt động kinh doanh mới;

- Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổng hợp phân tích thông tin thị trường phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp;

- Triển khai các đề án hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, kiến thức an toàn thực phẩm, văn minh thương mại cho các đối tượng là những người làm công tác quản lý thương mại tại các địa phương, người quản lý chợ, hợp tác xã thương mại, các hộ kinh doanh, lao động của ngành thương mại;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề;

- Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh; chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành;

- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo, các chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh ở khu vực nông thôn;

- Hoàn thiện các chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành quản lý thị trường; xây dựng các chương trình đào tạo về phân phối bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; nghiên cứu lồng ghép các nội dung về phân phối, sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình giảng dạy, đào tạo thuộc các cơ sở đào tạo, dạy nghề.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại trong nước và đánh giá tác động của Luật, cơ chế chính sách đã ban hành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội về phân phối xanh, tiêu dùng xanh và phát triển bền vững;

- Tập trung nâng cao chất lượng thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, năng lực nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường các nhóm hàng, mặt hàng (dự báo cung cầu, giá cả, xu hướng thị trường...) của các cơ quan quản lý lĩnh vực thương mại trong nước và tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức thường xuyên, kịp thời cho doanh nghiệp, người sản xuất cũng như người tiêu dùng;

- Thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường trên toàn quốc, cung cấp thông tin cho các cơ sở phân phối hiện đại lớn cũng như thông tin đến người tiêu dùng, để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm; tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, cơ sở phân phối bền vững tới người tiêu dùng thông qua xây dựng hoạt động truyền thông riêng biệt trên các kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) và thông qua các hội nghị, hội thảo, xây dựng cẩm nang...;

- Tuyên truyền, vận động, triển khai các hoạt động phân phối hàng hóa thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, nhằm mục tiêu dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các - bon thấp, hài hòa, thân thiện môi trường.

7. Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại trong nước

- Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh thương mại đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ cao được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

- Xây dựng các chính sách về hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận và áp dụng các phần mềm, ứng dụng trong phương thức kinh doanh thương mại điện tử trên máy tính, điện thoại di động...;

- Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa; thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng, tiện ích mới như truy xuất nguồn hàng, QR Code, Data Matrix, RFID tại các kênh phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…;

- Ưu tiên, bố trí thêm nguồn lực, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư để đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại trong nước và bắt kịp các xu thế mới trên thế giới;

- Hỗ trợ phát triển mô hình nghiên cứu khoa học liên kết công tư; từng bước thực hiện xã hội hóa, thị trường hóa sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thương mại;

- Ứng dụng khoa học và công nghệ và thông tin hiện đại thúc đẩy phân phối xanh bền vững thông qua nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ hiện đại, hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn;

- Đầu tư nguồn lực cho lực lượng quản lý thị trường để triển khai ứng dụng công nghệ cao vào các hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa.

8. Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước

- Nâng cao năng lực, thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật, các đề án, chiến lược của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thương mại và thị trường trong nước; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển hệ thống phân phối xanh và bền vững; nâng cao năng lực triển khai hiệu quả công cụ Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);

- Tập trung cải cách phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển. Chuyển đổi theo hướng số hóa công tác quản lý thông qua việc thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn về thương mại...; đẩy mạnh xã hội hóa về cung ứng dịch vụ công trong công tác quản lý nhà nước về thương mại nhằm hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh mới;

- Tổ chức triển khai thực chất, hiệu quả các quy hoạch phát triển thương mại, trong đó có quy hoạch vùng để phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo cực tăng trưởng, liên kết vùng... theo đúng quy luật của thị trường; giảm áp lực về đầu tư từ ngân sách nhà nước;

- Đổi mới công tác điều hành giá cả nhằm kiểm soát lạm phát; xã hội hóa công tác bình ổn thị trường; xây dựng hệ thống dữ liệu một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ công tác điều hành thị trường trong nước; thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu; triển khai tích cực Chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt vào các dịp lễ, tết, thời gian tiêu dùng cao điểm;

- Triển khai quy hoạch, đồng thời tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện có; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội và môi trường;

- Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự thị trường trong nước, tiếp tục kiện toàn tổ chức, cơ chế hoạt động của lực lượng quản lý thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, đặc biệt là hàng hóa giả chứng nhận nhãn xanh ngay từ tuyến biên giới đường bộ và đường biển; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

9. Nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại

- Thực hiện nghiêm chnh Luật Bảo vệ môi trường cũng như các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại trên thị trường trong nước; phòng ngừa, ngăn chn kết hợp với xử lý các hoạt động thương mại gây ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên;

- Đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tng thương mại, phải triệt đtuân thủ các quy định, tiêu chuẩn môi trường về xử lý chất thải lỏng, chất thải khí và chất thải rn trong quá trình xây dựng và khai thác, vận hành dự án;

- Quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và bền vững, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý tốt công tác thu hồi, thu gom phục vụ tái chế, tái sử dụng các loại chất thải trong hoạt động phân phối hàng hóa;

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường. Khuyến khích chuyển đổi, thay thế công nghệ, thiết bị lạc hậu bng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong hoạt động lưu thông và phân phi hàng hóa, dịch vụ;

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể; thực hiện tt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bo vệ môi trường cho các ch ththam gia kinh doanh, lao động trong ngành thương mại, cộng đồng và xã hội.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA, các nguồn tài tr, viện trợ khác được huy động theo quy định của pháp luật.

- Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương:

- Công bố Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đon đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; xây dựng các chính sách, chương trình, đề án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;

- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quthực hiện hàng năm và 05 năm, tng hợp, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đ phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thc tiễn;

- Đầu mối trong phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức có liên quan xây dựng, tổ chức triển khai các nhóm giải pháp, các nhiệm vụ, đề án, chương trình thuộc Chiến lược; tìm kiếm, huy động sự hỗ trợ, hợp tác của quốc tế trong việc triển khai thực hiện các đ án, chương trình, nhiệm vụ của Chiến lược;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách thu hút đầu tư vào phát triển thương mại trong nước, cơ chế chính sách nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phi hợp với Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho đầu tư, phát triển thương mại trong nước;

- Lng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp quốc gia;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại từ ngân sách trung ương, bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả.

3. Bộ Tài chính:

- Cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp theo kh năng cân đối ngân sách hàng năm đthực hiện Chiến lược theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý thuế, phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quhành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Chtrì, nghiên cứu, đề xuất chính sách, quy định về giao dịch điện tvà quản lý các nền tảng số;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai các chương trình/đề án thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Quyết định này;

- Phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai các nội dung thuộc phạm vi của Chiến lược. Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin cần thiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại thuộc phạm vi quản lý;

- Phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan đy mạnh việc lưu thông, phân phối hàng Việt Nam thị trường trong nước thông qua mạng bưu chính, trong đó quan tâm, chú trọng thị trường nông thôn, để từng bước hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, thương hiu Vit.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Chtrì, phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai các giải pháp vkhoa học và công nghệ nhm nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong các sn phm, dịch vụ và hoạt động lưu thông phân phi trên thị trường; xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ và ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong lĩnh vực lưu thông phân phi hàng hóa và dịch vụ;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ, đi mới sáng tạo, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ lưu thông, phân phối trên thị trường nội địa. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các nội dung, chương trình của đề án/chương trình phát triển thương mại trong nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng nông, lâm, thy sản;

- Phi hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường hoạt động kết ni các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản với các doanh nghiệp phân phối trên thị trường nội địa.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chtrì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quy hoạch, bố trí quđất phù hợp với nhu cầu phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo vệ môi trường tại các dự án đầu tư phát triển thương mại trong nước.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Nghiên cứu, cải tiến giáo trình, chương trình giảng dạy các môn học trong hệ thống đại học, cao đng và dạy nghề liên quan đến lĩnh vực thương mại, phù hợp với xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại trong nước; nghiên cứu đưa vào áp dng những mô hình quản lý đào tạo tiên tiến tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

- Tăng cường liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo để phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bao gồm: đào tạo chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, qun lý trung tâm logistics.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình hợp tác gia nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường trao đổi công nghệ giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nhằm cập nhật thông tin, kiến thức mới cho các chương trình đào tạo nghề đối với lĩnh vực thương mại trong nước;

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn chung quốc tế đối với lĩnh vực thương mại trong nước;

- Nghiên cứu, đề xuất các hình thức khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nâng cao kỹ năng, trình độ công nghệ áp dụng vào lĩnh vực thương mại trong nước.

10. Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng đối với các công trình kết cấu hạ tầng thương mại.

11. Các bộ, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các đề án, chương trình trong Quyết định này.

12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chiến lược phù hợp với chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chiến lược; phân bvà sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả; theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện Chiến lược theo quy định;

- Bố trí quỹ đất hợp lý đxây dựng kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng giai đoạn;

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, bảo đảm trật tự thị trường trên địa bàn.

(Chi tiết các chương trình/đề án thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí t Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chtịch nước;
- Hội đ
ng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- V
ăn phòng Quốc hội;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa
án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ng
ân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân h
àng Phát triển Việt Nam;
-
y ban trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ươ
ng của các đoàn th;
- VPCP
: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vtrực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Văn Thành

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH/ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm th
eo Quyết định số: 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên chương trình/đ án

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp

Cấp phê duyệt

Kết quả của chương trình/đ án

Thời gian

Xây dựng

Hoàn thành

1

Chương trình phát triển chợ đến năm 2030

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; UBND các tỉnh và các cơ quan liên quan

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2021

2022

2

Đề án xây dựng hệ thống dữ liệu một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ công tác điều hành thị trường trong nước

Bộ Công Thương

Bộ Tài chính; Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan

Bộ trưởng Bộ Công Thương

Hệ thng thông tin dữ liệu đối với một số mặt hàng thiết yếu.

2022

2023

3

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam ứng dụng công nghệ mới nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực phân phối hàng hóa thông qua các kênh phân phối hiện đại trong và ngoài nước

Bộ Công Thương

Bộ Thông tin và Truyền thông; Hiệp hội Logistics Việt Nam; Hiệp hội Thương mại điện t và các cơ quan liên quan

Bộ trưởng Bộ Công Thương

- Mô hình, giải pháp công nghệ cụ thể nhm tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống phân phối cho doanh nghiệp;

- Đào tạo, tập huấn chuyn giao công nghệ cho các doanh nghiệp;

- Lộ trình nhân rộng mô hình cho cộng đồng doanh nghiệp.

2021

2022

4

Đề án tăng cường hiệu quả áp dụng và thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại

Bộ Công Thương

Các quan liên quan

Bộ trưng Bộ Công Thương

Đưa ra các giải pháp, mô hình:

- Nâng cao nhận thc về các quy định của pháp luật cạnh tranh;

- Nâng cao việc vận dụng pháp luật cạnh tranh;

- Xây dựng cơ quan cạnh tranh độc lập và chuyên nghiệp;

- Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh.

2024

2025

5

Chương trình nâng cao năng lực về thực thi các cam kết, quy định phát triển bền vững, quy định về thương mại và đầu tư đối với sn phm dịch vụ, công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng, các bon thp trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới EVFTA và CPTPP

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

Bộ trưởng Bộ Công Thương

- Các khóa đào tạo tập hun nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và các bên liên quan về các cam kết, quy định về PTBV;

- Các tài liệu hướng dẫn cơ bản và chuyên sâu theo các nội dung cam kết quy định quốc tế và phù hợp các lĩnh vực ngành có tiềm năng xuất khẩu Việt Nam;

- 01 nn tảng trực tuyến hỗ trợ cung cấp thông tin và kết nối doanh nghiệp và các bên trong hoạt động sản xut kinh doanh đáp ứng các quy định, cam kết quốc tế.

2021

2022

6

Chương trình hỗ trợ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong lĩnh vực thương mại và tiêu dùng

Bộ Công Thương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND các tnh và các cơ quan liên quan

Bộ trưởng Bộ Công Thương

- Các tài liệu hướng dẫn về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn;

- Các mô hình, điển hình tốt về áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thương mại, tiêu dùng;

- Các hot đng truyền thông nâng cao nhận thức và kết nối các bên trong toàn bộ chuỗi sản xuất, phân phi và tiêu dùng;

- Các báo cáo đề xuất chính sách giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bn vững trong lĩnh vực thương mại và tiêu dùng.

2021

2022

7

Đề án thông tin tuyên truyền thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045

Bộ Thông tin và truyn thông

Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; UBND các tỉnh và các cơ quan liên quan

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Xây dựng được mục tiêu, yêu cầu công tác tuyên truyền; các nội dung, phương thức, hình thức tuyên truyền; các nhiệm vụ tuyên truyền; các giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền.

2021

2022

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1163/QD-TTg

Hanoi, July 13, 2021

 

DECISION

APPROVING STRATEGY FOR DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and Law on Amendments to the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 76/NQ-CP dated September 03, 2016 on Government’s regular meeting of August 2016;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2020 on main tasks and solutions for plan for socio-economic development and state budget estimate of 2020; 

At the request of the Minister of Industry and Trade,

HEREBY DECIDES:

Article 1. The strategy for domestic trade development by 2030, with visions towards 2045 (hereinafter referred to as “Strategy”), with the following basic contents, is approved:

I. VIEWPOINTS REGARDING DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

1. Develop domestic trade into a sturdy bridge between production and consumption, playing an important role in orienting and leading domestic production development according to market signs and enhancing internal capacity and strength of the domestic market.

2. Domestic trade development must follow objective rules of the market economy and commitments to international economy integration. The State shall orient, establish and complete modern institutions to create a favorable environment for stable and transparent domestic trade development, facilitate fair and healthy competition and ensure autonomy and freedom in business of participating entities.

3. Domestic trade must be developed in a fast and thorough manner, in connection with investment efficiency and the size and level of development of domestic production and consumption, as suitable for the socio - economic development strategy of each period and Vietnam’s integration with international economy. Focus on building reputation for Vietnamese products and brands, enhance internal strengths of the domestic market continuously and regard that as the basis for active, proactive and efficient integration with regional and global markets.

4. Develop trade commerce in connection with diversification of ownership, organizational structures and operating methods of entities of all economic sectors. Pay attention to developing small and medium enterprises, enabling household businesses, cooperatives and artels of farmers to join the market; encourage development of core forces, which are large-scale corporations and enterprises involved in domestic distribution and having modern distributing systems, as market leaders to orient production and consumption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The domestic market shall be the main driving force for socio - economic development in Vietnam; increase utilizing the domestic market with more than 100 million people; regard development of markets in rural areas, mountainous areas and remote and isolated areas and on islands as a key task throughout the strategic period; maximize advantages from the openness of domestic trade, minimize negative impacts from international economic and political events, and reduce dependence on external factors.

7. Develop domestic trade by utilizing potential, advantages, creativeness and achievements of the fourth industrial revolution; encourage development of trade types based on new technology platforms and digital platforms; view e-commerce as a crucial tool for modernization of domestic trade in the new period.

8. Promote domestic trade development and increase effective state management and protection of the domestic market, enable domestic enterprises to stabilize market prices; foster civilized and modern trade in connection with protection of enterprise interests, consumer rights and health, and the environment, sustainable development, response to climate change and preservation of national defense and security.

II. OBJECTIVES FOR DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

1. General objectives: develop domestic trade in a modern, civilized, fast and sustainable manner into a reliable foundation for reform and development of domestic production; build Vietnamese product's brand, protect the interests of consumers, enterprises involved in domestic business and the economy, meet ever increasing requirements of socio - economic development, and create a dependable base for deeper integration with regional and global economies.

2. Specific objectives:

 (1) For 2021 - 2030:

- Domestic trade grows by 9,0 - 9,5%/year on average; by 2030, contributes 15,0 - 15,5% to GDP.

- Retail sales and consumer service revenue (not excluding price) grow by 13,0 - 13,5%/year on average; by 2030:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Retail sales and consumer service revenue via modern retail establishments (such as supermarkets, shopping malls, convenience stores and warehouse stores) account for 38 - 42% of retail sales and consumer service revenue of the whole economy;

- E-commerce grows fast with completed legal parameters, technological application, modern technical infrastructure and sufficient support equipment, ensuring safe and convenient transactions for enterprises and consumers; by 2030, enterprises engaging in e-commerce contribute 10,5 - 11% to retail sales and consumer service revenue of the whole economy, reaching an average growth rate of 20 - 21%/year; strive to have more than 40 - 45% of small and medium enterprises engaging in trade (including small and medium commercial enterprises, enterprises converted from commercial individual businesses and entrepreneurial enterprises) join large domestic and international e-commerce platforms.

- Legal frameworks, institutions and policies for domestic trade development are completed fundamentally and consistently; state management efficiency is improved. The business environment is favorable for all economic sectors to participate in the market and compete fairly, ensuring that commercial activities take place in accordance with market rules, economic development conditions of Vietnam and integration requirements; establish basic policy framework to support development of sustainable green distributing systems, ensuring efficient adoption of sustainable green distribution models.

- Commercial infrastructure systems are developed in a synchronized and diverse manner, harmonizing between traditional trade and modern trade, and in accordance with characteristics and levels of development of regional and national markets; urban commercial infrastructure is modernized and applies digital technology to management and operation; essential rural commercial infrastructure is fully equipped and effectively supports business and daily living of people.

 (2) For 2031 - 2045:

- Domestic trade grows by 8,5 - 9,0%/year on average; by 2045, contributes 15,5 - 15,7% to GDP.

- Retail sales and consumer service revenue (not excluding price) grow by 12,0 - 12,5%/year on average; by 2045:

+ Retail sales of domestic economic sectors account for 75% and of foreign-invested economic sectors (FDI) account for 25% of total retail sales of the whole country;

+ Retail sales and consumer service revenue via modern retail establishments (such as supermarkets, shopping malls, convenience stores and warehouse stores) account for 50% of retail sales and consumer service revenue of the whole economy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Institutions, policies and state management efficiency for domestic trade are adequate; the business environment of the domestic market is favorable with the State regulating the market only upon disruptions to the market or threat to national security; for other market matters, the State shall orient management via financial and credit instruments, policies, institutions and economic levers appropriate to integration commitments.

- Commercial infrastructure systems are modernized nationwide, green commercial works are labeled, environmental hygiene, food safety, goods origins, fire safety, etc. are ensured; 100% of urban commercial infrastructure is operated based on digital technology, commercial infrastructure in rural areas, mountainous areas, remote and isolated areas and on islands are fully developed as planned, and modern types of establishments such as convenience stores, specialized supermarkets and shopping malls are widespread and gradually take the leading role in distribution and retail.

III. MAIN ORIENTATIOS FOR DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

1. Continue to improve the domestic business and investment environments; reinforce and establish market order according to the new situation, gradually develop stable and sustainable domestic trade, keep domestic trade growth rate higher than GDP growth rate; gradually increase contribution of domestic trade to the service sector and GDP.

2. Diversify methods for organizing domestic trade; organize and efficiently operate systems for provision and distribution of main goods groups on the market; continue to develop leading Vietnamese enterprises which are capable of leading the market, impacting satellite enterprises and limiting dependence on and influence of foreign enterprises and multinational corporations.

3. Restructure the domestic trade sector by innovation, digitalization and technologicalization of business methods; increase connection with and participation in global and regional supply chains, value chains and ecosystems.

4. Develop e-commerce into the main form of trade, complete legal infrastructure to utilize the digitalization trend more effectively with development of e-payment methods and new cashless payment tools; increase technology investment and development, infrastructure connection and investment in information technology to ensure safe and convenient e-commerce transactions for consumers.

5. Develop domestic commercial infrastructure in a synchronized, modern and sustainable manner, as suitable for the nature and level of development of regional and national markets, for each period of time, meeting requirements of domestic goods circulation and supporting export; prioritize types of commercial infrastructures that affect production and circulation significantly. Focus on investing in rural commercial infrastructure and essential commercial infrastructure in remote and isolated areas and ethnic minority areas; focus on establishing a basic logistics center system with high connectivity, and prioritize building some large logistics centers in key economic zones to provide the driving force for Vietnam’s supply chains.

6. Diversify types of enterprises engaging in domestic trade, encourage commercial cooperatives, enterprises and household businesses to reform their operating methods; support establishment of large corporations and enterprises engaging in distribution (mostly domestic enterprises, including FDI enterprises); focus on resolving difficulties and formulating and adopting policies to efficiently assist enterprises and entities in joining goods production and supply chains, especially for agro products, to enhance the connection between production zones and the market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Improve quality of domestic trade workforce, meeting increasing demand of domestic trade development and integration with international trade.

9. Reform trade promotion in a comprehensive manner, boost investment in infrastructure supporting domestic trade promotion; enhance adoption of investment mechanisms and policies in connection with change to methods and selection of suitable measures and instruments for trade promotion to achieve objectives and high efficiency.

10. Reform state management of domestic trade by respecting market operating rules; enhance market stabilization and order protection, proactively organize proper implementation of regulations of law on dumping prevention and control of smuggling, trade fraud, monopoly, competition prevention, unhealthy competition and damage to consumer interests; develop and enhance measures to safeguard the domestic market, including instruments and solutions for timely intervention and handling of market anomalies, and protection of domestic products and distributors as well as consumers in compliance with international commitments.

IV. MAIN TASKS AND SOLUTIONS FOR DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

1. Complete institutions and policies, improve business and investment environments and manage trade according to international commitments.

- Review and amend the 2005 Commercial Law by creating more favorable conditions for enterprises and adding regulations on commercial infrastructure to provide legal grounds for adoption of relevant policies in compliance with other relevant Laws and as suitable for the new domestic situation and international integration before 2025;

- Revise regulations on management of goods circulated on the market, including regulations on goods labels, origins, advertising, market information, etc.;

- Implement the Government’s resolutions on improvement of investment and business environments and administrative procedure reform; review and reduce investment and business conditions and reform administrative procedures related to domestic trade by simplifying procedures and shortening processing time, and accelerate provision and upgrade of online public services for business entities;

- Research and propose addition of trade promotion for the domestic market, in mountainous areas, at borders and on islands to the regulation on development, management and implementation of national program on trade promotion promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 72/2010/QD-TTg dated November 15, 2010;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research, develop and adopt technical measures appropriate to integration commitments to control import sources and protect domestic goods and enterprises;

- Complete legal frameworks for market surveillance of use to prevention of smuggling, trade fraud and counterfeits in the domestic market in the new situation.

2. Stimulate domestic final consumption demand, develop distributing enterprises, connect circulation with production, and promote connection of goods supply chains

- Enhance adoption of ideas for connecting goods supply and demand; form vertical connection chains (connecting into one value chain/supply chain of one type or group of goods) and horizontal connection chains (between enterprises engaging in the same business concerning one type or group of goods) between manufacturers, distributors and auxiliary service providers;

- Efficiently launch scheme for reform of agro product trade and consumption methods for 2021 - 2025, with orientations towards 2030 according to Decision No. 194/QD-TTg dated February 09, 2021 and scheme for domestic market development in connection with "Vietnamese people prioritizing Vietnamese goods" movement for 2021 - 2025 according to Decision No. 386/QD-TTg dated March 17, 2021; and program on development of trade in mountainous areas and remote and isolated areas and on islands;

- Implement the Law on Providing Assistance for Small and Medium-Sized Enterprises, increase supporting small and medium enterprises to join chains for distribution of Vietnamese products in the domestic market and small and medium entrepreneurial enterprises to join value chains and clusters;

- Develop geographical indication systems, apply QR Code, Data Matrix and RFID technologies to products and goods in domestic product supply chains; research, develop and adopt smart supply chain models, apply big data technology to market forecasting and connect performance of manufacturing processes with market demand;

- Reform methods and incorporate activities for domestic trade promotion and market development into consumption demand stimulation programs and initiatives for supply - demand connection. Support enterprises (especially small and medium enterprises, manufacturing facilities of handicraft villages, farmer households, cooperatives, etc.) in trade promotion, branding and promotion of regional specialties and representative Vietnamese products;

- Survey and assess current state of and adopt solutions for development of green distribution and green consumption systems, sustainable development and circular economy in trade; boost sustainable connection between production - distribution - consumption as well as presence of eco-friendly products and products with eco-labels at modern distribution facilities (shopping malls, supermarkets, etc.) and traditional distribution systems (markets, grocery stores, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Review all and propose formulation of or amendments to legislative documents related to investment in commercial infrastructure construction, ensuring consistency and compliance with specialized laws and international commitments;

- Research and formulate a Government’s Decree superseding or amending Decree No. 02/2003/ND-CP dated January 14, 2003 and Decree No. 114/2009/ND-CP dated December 23, 2009 on market development and management;

- Revise and add policies for public investment in development of commercial infrastructure systems; allocate resources for development of commercial infrastructure according to regulations of Resolutions of the Standing Committee of National Assembly, Decisions of the Prime Minister and existing regulations on rules, criteria and norms for distribution of public investment capital from state budget for each 5-year period;

- Continue to review, propose and amend incentive policies for investment and private sector involvement in synchronized modern commercial infrastructure development; concurrently, research on policies for providing assistance from state budget for commercial infrastructure in areas with socio - economic difficulties not capable of private sector involvement;

- Review and amend strategies, programs and plans for commercial infrastructure development, ensuring that they are suitable for socio - economic development in each locality and region and the whole country for each period;

- Review, formulate and complete criteria, standards and regulations applicable to commercial infrastructure and management guidelines for local governments as suitable for actual need;

- Complete policies on management and use of commercial infrastructure property according to property characteristics and regulations in Chapter IV of the Law on Management and Use of Public Property;

- Research on development and expansion of green and sustainable distribution facilities based on increased application of efficient energy management systems in storage and distribution;

- Formulate and launch a program on national market network development for 2021 - 2030; accelerate change to market management models and private sector involvement in market establishment and operation; focus on renovating and upgrading existing urban markets in centers of districts and provincial-affiliated cities and improving service quality by ensuring food safety and civilized trade; renovate rural market infrastructure; review and evaluate application of criteria No. 7 on rural commercial infrastructure under the national target program on new rural development, propose solutions for efficient rural market development according to predetermined targets; prioritize public investment capital for traditional markets requiring conservation and markets along borders and in mountainous areas, remote and isolated areas and ethnic minority areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Build systems of general and specialized warehouses and cold warehouses (especially those for storage of essential consumables and agro products) supporting market stabilization and supply - demand balancing at times of unstable domestic and international prices;

- Review and enhance implementation of planning for wholesale infrastructure systems by connecting domestic production and supply zones, especially large production and supply zones and centralized industrial parks with key markets; promote international cooperation, upgrade wholesale market systems, attract investment in regional wholesale markets and wholesale markets of international standard;

- Properly launch the program on development of Vietnam’s border trade infrastructure by 2025, with visions towards 2030 approved in the Prime Minister’s Decision No. 259/QD-TTg dated February 25, 2021;

- Complete policies for development and management of shopping malls, supermarkets, convenience stores, vending machines, etc.; formulate criteria for OCOP product sale points and boost trade promotion for OCOP products;

- Review implementation of nationwide logistics center system development planning by 2020 and orientation towards 2030 according to the Prime Minister’s Decision No. 1012/QD-TTg dated July 03, 2015;

- Organize development of a strategy for Vietnam’s logistics service development for 2025 - 2035 with visions towards 2045 according to the Prime Minister’s Decision No. 221/QD-TTg dated February 22, 2021;

- Organize promotion and provision of information on projects on commercial infrastructure construction and provision of legal advice related to investment projects, helping enterprises to understand and have trust when investing in commercial infrastructure development.

4. Develop e-commerce and commerce forms based on digital platforms

- Properly implement the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 30, 2020 introducing program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030 and the Prime Minister’s Decision No. 645/QD-TTg dated May 15, 2020 on approval of national electronic commerce master plan during 2021 – 2025;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Efficiently adopt models of management of e-commerce platforms, online sale websites and commercial activities via forums and social network sites (Facebook, Zalo, etc.);

- Research, pilot and deploy Vpostcode and new traffic applications supporting delivery in e-commerce and logistics;

- Build origin tracing systems with standardized procedures for imports and exports, facilitating export and ensuring legitimate rights of manufacturers, distributors and consumers;

- Launch programs and schemes on rural e-commercializing and training in e-commerce skills for rural people; provide rural people with loans for e-commerce; cooperate with e-commerce platforms in setting up seller booths and supporting rural people with adding their products to e-commerce platforms;

- Establish online platforms for distribution and focus on developing online markets for products with eco-labels and eco-friendly products.

5. Improve workforce quality

- Research and formulate mechanisms and policies on trade workforce development, meeting requirements of integration and the fourth industrial revolution;

- Renovate and improve quality of training institutions for trade workforce capable of mastering and receiving new business management technologies;

- Organize training programs to improve capacity for market information analysis supporting state management and provision of information to enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Complete mechanisms and policies for labor market development consistent and connected in terms of labor quality, size and job structures;

- Encourage enterprises to boost quality of the distribution and retail workforce to improve performance of business entities; focus on training in specialized skills and management skills for workers in their sectors;

- Assist organizations and enterprises with participating in training programs and programs providing knowledge and improving skills concerning civilized trade for rural household businesses;

- Complete undergraduate programs in market surveillance; formulate training programs in sustainable distribution for regulatory bodies, organizations and enterprises; research and incorporate contents about sustainable distribution, production and consumption into training programs of training and vocational institutions.

6. Enhance information dissemination and provision of market trend forecasts to assist enterprises in promptly responding to adverse changes to the market

- Increase dissemination of law on domestic trade and assess the impacts of promulgated Laws, mechanisms and policies; further raise the awareness of enterprises and the society about green distribution, green consumption and sustainable development;

- Focus on improving quality of primary and secondary data collection and capacity for research on and forecasting of market trends for products and product groups (forecasts on supply - demand, price, market trends, etc.) of domestic trade authorities and increasing regular and timely information provision for enterprises, manufacturers and consumers;

- Collect information on eco-friendly product manufacturers nationwide, provide information for large modern distribution facilities as well as consumers for ease of purchase; organize information channels and promote eco-friendly products and sustainable distribution facilities to consumers via separate communications activities on communications channels (audio newspapers, visual newspapers, printed newspapers and online newspapers) and via seminars, conferences, handbooks, etc.;

- Encourage and launch eco-friendly product distribution and sustainable consumption to gradually foster a sense of environmental protection and strive for a low-waste, low-carbon and eco-friendly society.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Properly adopt mechanisms and policies encouraging commercial businesses to renovate their technology and employ high technology provided in relevant legislative documents;

- Formulate policies supporting distributing enterprises and household businesses in boosting application of information technology and management software in economic activities, especially access to and use of e-commerce applications and software on computers, mobile phones, etc.;

- Facilitate research, development, application and transfer of high technology in economic activities in the domestic market; promote use of new applications and utilities such as origin tracing, QR Code, Data Matrix and RFID at distributing channels such as markets, supermarkets, shopping malls, etc.;

- Prioritize and allocate more resources, increase investment and boost technology research and development, especially high technology and technology of the fourth industrial revolution to meet requirements of domestic trade development and catch up with new trends around the world;

- Assist with developing public-private scientific research models; gradually facilitate private sector involvement in and marketization of scientific and technological products concerning trade;

- Apply modern information, science and technology to facilitate green sustainable distribution via modern science and technology research and development, and supporting sustainable production and consumption via the circular economy;

- Invest in resources for market surveillance forces to apply high technology to inspection and handling of smuggling, trade fraud and counterfeits in the domestic market.

8. Improve state management of and law enforcement upon domestic trade

- Properly implement law, schemes and strategies of the Government and Prime Minister concerning the domestic market and trade; improve state management of green and sustainable distribution system development; improve economic needs testing (ENT) for foreign-invested distributing enterprises (FDI);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organize proper implementation of trade development planning, including regional planning, to distribute resources, attract investment, create growth poles, connect regions, etc. according to market rules; reduce pressure on investment from state budget;

- Renovate price regulation to control inflation; facilitate private sector involvement in market stabilization; build data systems for some essential products to support domestic market regulation; effectively adopt solutions for ensuring supply - demand balance, especially for essential products; robustly launch market stabilization programs, especially during holidays and consumption peaks;

- Launch planning for and organize proper management and use of existing commercial infrastructure systems; improve cooperation between state agencies in performing projects on investment in commercial infrastructure, especially the ones concerning protection of national defense and security, social safety and the environment;

- Enhance domestic market management, and continue to strengthen organization and mechanisms of operation of market surveillance forces. Boost market inspection and control to prevent smuggled goods, counterfeits, poor quality goods and trade fraud, especially goods with fake green certification, at land borders and on the sea; increase inspection and supervision, ensuring compliance with regulations on food safety and environmental hygiene.

9. Raise awareness about and boost environmental protection in commercial activities

- Properly comply with the Law on Environmental Protection as well as state regulations on environmental protection in commercial activities in the domestic market; prevent and handle commercial activities causing pollution, improve the environment and conserve nature;

- For projects on investment in commercial infrastructure development, follow environmental standards and regulations concerning handling of liquid, gas and solid wastes during construction and operation;

- Use energy economically and sustainably, encourage use of renewable energy, and properly manage recollection for recycling and reuse of wastes from goods distribution;

- Enhance environmental management, supervision and inspection. Encourage replacing outdated technology and equipment with advanced ones in goods and service circulation and distribution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. FUNDING SOURCES

- Central and local government budgets according to existing state budget decentralization.

- Funding incorporated into other national target programs, schemes, programs, plans and projects.

- Concessional loans, ODA loans and other aids and sponsorships mobilized as prescribed by law.

- Funding mobilized from domestic and foreign organizations and individuals as prescribed by law.

VI. IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Industry and Trade shall:

- Announce the Strategy; take charge and cooperate with ministries and local governments in performing tasks and adopting solutions of the Strategy; formulate and propose prioritized schemes, programs and policies to the Prime Minister for consideration and approval;

- Organize monitoring, expedition, inspection, supervision, preliminary summarization and assessment of implementation annually and every 05 years, and submit consolidated reports to the Prime Minister periodically; propose issues beyond its competence and amendments to the Strategy to the Prime Minister for decision as appropriate to actual situation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with relevant ministries in formulating policies for attracting investment in domestic trade development as well as policies and mechanisms for increasing connection in goods and service value chains of the domestic market.

2. The Ministry of Planning and Investment shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries in researching and proposing mechanisms and policies for attracting resources for domestic trade investment and development;

- Incorporate objectives and tasks of the Strategy into national annual socio - economic development plans;

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in inspecting distribution and use of funding for investment in commercial infrastructure allocated from central government budget to ensure that the funding is used for the intended purpose efficiently.

3. The Ministry of Finance shall:

- Balance and allocate funding for the Strategy according to annual budget balancing capacity as per regulations of the Law on State Budget and guiding documents thereof;

- Amend and complete regulations of law on tax administration and prevention of transfer pricing by FDI enterprises.

4. The Ministry of Information and Communications shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with relevant ministries in launching programs and schemes assigned according to the Appendix enclosed therewith;

- Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries in performing tasks of the Strategy. Provide necessary information for commercial enterprises under its management;

- Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, relevant organizations and local governments in promoting circulation and distribution of Vietnamese goods in the domestic market via postal services, focusing on the rural market, to gradually form Vietnamese product supply chains.

5. The Ministry of Science and Technology shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries in adopting scientific and technological solutions to increase technology content of products and services as well as circulation and distribution on the market; formulate incentive policies for technological innovation and application and transfer of new technology, advanced technology and high technology in circulation and distribution of goods and services;

- Take charge and cooperate with relevant ministries in formulating mechanisms and policies supporting scientific and technological activities, innovation and improvement of performance and quality of circulation and distribution services in the domestic market. Take charge and cooperate with relevant ministries in performing tasks and programs of domestic trade development programs/schemes within its competence.

6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and local governments in formulating and completing mechanisms and policies encouraging business entities to improve their competitiveness and capacity for participation in agro - forestry - fishery product supply chains and value chains;

- Cooperate with relevant ministries in boosting chain connection and connection between enterprises manufacturing and processing agro - forestry - fishery products and enterprises engaging in domestic distribution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and provincial People’s Committees in planning and allocating land as suitable for development of commercial infrastructure;

- Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and provincial People’s Committees in environmental protection at projects on investment in domestic trade development.

8. The Ministry of Education and Training shall:

- Research and revise curricula of university, college and vocational trade-related subjects according to development trends and meeting demand for domestic trade workforce with better quality; research on application of advanced management models in educational and training institutions;

- Enhance connection and support in terms of training for enterprises to develop human resources in accordance with development requirements, including specialized training in enterprises management, supply chain management and logistics center management.

9. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall:

- Research and develop programs on cooperation between the school and the enterprise, boost technological exchange between enterprises and training institutions to update new information and knowledge for vocational training programs concerning domestic trade;

- Accelerate formulation and promulgation of skill standards based on international frameworks for domestic trade;

- Research and propose ways to encourage enterprises to organize training to improve technological capacity and skills applicable to domestic trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Relevant ministries shall perform tasks of the schemes and programs in this Decision within their competence.

12. Provincial People’s Committees shall:

- Formulate and launch plans for implementing the Strategy in accordance with local socio - economic development plans and programs;

- Proactively allocate funding and workforce for the Strategy; distribute and use funding for investment in commercial infrastructure allocated from state budget to ensure that the funding is used for the intended purpose efficiently; monitor, inspect, supervise and report on Strategy implementation as per regulations;

- Allocate land as suitable to build commercial infrastructure according to development conditions and level of each period;

- Increase market surveillance and market order protection in their provinces.

 (Programs/Schemes for Strategy implementation are provided in Appendix enclosed therewith).

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of provincial People’s Committees shall implement this Decision./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

P.P. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

APPENDIX

PROGRAMS/SCHEMES FOR ADOPTION OF SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF STRATEGY FOR DOMESTIC TRADE DEVELOPMENT BY 2030, WITH VISIONS TOWARDS 2045

(Enclosed with Decision No. 1163/QD-TTg dated July 13, 2021 by the Prime Minister)

No.

Name of program/ scheme

In-charge unit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Approving person/ body

Program/ Scheme result

Time

Formulation

Completion

1

Program on market development by 2030

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Planning and Investment; Ministry of Construction; Ministry of Natural Resources and Environment; Ministry of Finance; provincial People’s Committees and relevant  bodies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Prime Minister’s decision

2021

2022

2

Scheme for development of data systems for some essential products  for market regulation purpose

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Finance; Ministry of Information and Communications and relevant bodies

Minister of Industry and Trade

Data systems for some essential products 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2023

3

Program on supporting new technology application by manufacturing and distributing enterprises in Vietnam for improvement of competitiveness and capacity for distribution via domestic and international modern distributing channels

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Information and Communications; Vietnam Logistics Business Association; Vietnam E-commerce Association and relevant bodies

Minister of Industry and Trade

- Specific technological solutions and models for optimization and modernization of distributing systems for enterprises;

- Training in technology transfer for enterprises;

- Roadmap to model expansion for the enterprise community

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2022

4

Scheme for improving enforcement of law on competition in trade

Ministry of Industry and Trade

Relevant regulatory bodies

Minister of Industry and Trade

Solutions and models for the following matters:

- Improvement of awareness about regulations of competition law;

- Improvement of application of competition law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Improvement of enforcement of competition law

2024

2025

5

Program on improving fulfillment of commitments and compliance with regulations on sustainable development, trade and investment for energy-efficient and low-carbon products, services and technologies in EVFTA and CPTPP

Ministry of Industry and Trade

Relevant regulatory bodies

Minister of Industry and Trade

- Training courses to improve capacity for fulfillment of commitments and compliance with regulations on sustainable development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- An online platform supporting information provision and connecting enterprises and parties involved in economic activities, which meets international commitments and regulations

2021

2022

6

Program on supporting adoption of circular economy and sustainable development models in trade and consumption

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Planning and Investment; Ministry of Finance; Ministry of Natural Resources and Environment; provincial People’s Committees and relevant  bodies

Minister of Industry and Trade

- Guidelines on circular economy model adoption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Activities for raising awareness and connecting parties of the whole production, distribution and consumption chain;

- Reports proposing policies and solutions for adoption of circular economy and sustainable development models in trade and consumption

2021

2022

7

Scheme promoting implementation of the strategy for domestic trade development by 2030, with visions towards 2045

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade; Ministry of Planning and Investment; Ministry of Finance; provincial People’s Committees and relevant  bodies

Minister of Information and Communications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021

2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1163/QĐ-TTg ngày 13/07/2021 phê duyệt Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.092

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.62.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!