BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 114/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
VÀ HÀNG GIẢ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP
ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg
ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
luật hình sự - hành chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình
sự - hành chính, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ trưởng Vụ Pháp
luật dân sự - kinh tế, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo
dõi thi hành pháp luật, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng biên tập Báo
Pháp luật Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PLHSHC (03b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hoàng Oanh
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/QĐ-BTP
ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Quyết định số 389/QĐ-TTg
ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Quán triệt, triển khai thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả.
- Tham mưu thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong việc chủ
trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp
được giao thực hiện trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả.
- Xác định nội dung hoạt động phải gắn
với chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các đơn vị
thuộc Bộ.
II. NỘI DUNG
1. Triển khai kế
hoạch mua sắm hàng hóa hàng năm đảm bảo chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả, đặc biệt thời điểm Tết Nguyên đán cổ truyền
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn và các văn bản có liên quan đến nội dung chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ và các
đơn vị thuộc Bộ có tài khoản riêng.
2. Nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả
a) Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ
biến giáo dục pháp luật Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công
tác phổ biến pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong
dịp Tết Nguyên đán
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn và các văn bản có liên quan đến nội dung chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đơn vị chủ trì: Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ.
b) Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến
giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức thực hiện một số hoạt động phổ biến pháp
luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng bằng hình thức phù hợp với nhu cầu xã hội
và từng nhóm đối tượng, địa bàn
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn và các văn bản có liên quan đến nội dung chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đơn vị chủ trì: Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế,
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị
khác có liên quan thuộc Bộ.
c) Tăng cường đưa tin về hoạt động
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả; phản ánh kịp thời phương thức, thủ đoạn
hoạt động mới của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nêu gương
tiêu biểu trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ, nội dung bài báo, bài viết, trang thông tin điện tử về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Hàng tháng.
Đơn vị chủ trì: Báo Pháp luật Việt
Nam, Cục Công nghệ thông tin.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị khác có
liên quan thuộc Bộ.
3. Nghiên cứu,
rà soát, đánh giá, xây dựng, đề xuất hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả
a) Phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành
chính về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản triển
khai thực hiện, trao đổi thông tin, báo cáo tổng kết công
tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hoặc
theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, theo đề nghị của
Bộ, ngành có liên quan.
Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý xử lý
vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự -
kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự về buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản triển
khai thực hiện, trao đổi thông tin, báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hoặc
theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, theo đề nghị của
Bộ, ngành có liên quan.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật hình sự
- hành chính.
Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi
hành pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh tế nhằm
bảo đảm hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản triển
khai thực hiện, trao đổi thông tin, báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hoặc
theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, theo đề nghị của Bộ, ngành có liên
quan.
Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp luật dân sự
- kinh tế.
Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự
- hành chính, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
4. Tham gia các
đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện công tác
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt
được: Cử công chức tham gia thực hiện, Báo cáo kết quả công tác tham gia thực
hiện.
Thời gian thực hiện: Theo đề nghị của
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia hoặc các Bộ, ngành.
Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý xử lý vi
phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành
chính.
Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ và
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
5. Đẩy mạnh thi
đua, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại Bộ
Tư pháp hưởng ứng phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tích
cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Sản phẩm cần đạt được: Văn bản chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ, nội dung tổng kết các hoạt động thi
đua về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Đơn vị chủ trì: Công đoàn Bộ, Đoàn
Thanh niên Bộ.
Đơn vị phối hợp: Công đoàn các đơn vị
thuộc Bộ, Các Chi đoàn thanh niên thuộc Bộ.
6. Thực hiện tổng
kết, đánh giá công tác định kỳ và theo chuyên đề; báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia
a) Tổng kết kết quả thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Tư pháp
Sản phẩm cần đạt được: Báo cáo kết quả
thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ và
các văn bản phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Thời gian thực hiện: Thực hiện theo kế
hoạch hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự
- hành chính.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ
Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Quản lý xử lý
vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan
thuộc Bộ.
b) Báo cáo kết quả hoàn thiện pháp
luật góp phần tăng cường hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả
Sản phẩm cần đạt
được: Báo cáo tổng kết khó khăn vướng mắc, đánh giá kiến nghị hoàn thiện pháp
luật đối với chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Đơn vị chủ trì:
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Đơn vị phối hợp: Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính
và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách
nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này;
bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Giao Vụ Pháp luật hình sự - hành
chính làm nhiệm vụ đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch này; có trách nhiệm thường
xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết
định.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các
nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị thuộc Bộ được phân công chủ
trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán
kinh phí gửi Cục Kế hoạch - Tài chính hoặc Văn phòng Bộ (đối với những đơn vị
do Văn phòng Bộ quản lý kinh phí chi thường xuyên) để thẩm định, tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Cục Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng
Bộ có trách nhiệm thẩm định, trình Bộ cấp kinh phí để triển khai thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ trên cơ sở thực tế tình hình quản lý ngân sách của Bộ và
theo quy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể các đơn vị thuộc Bộ trong việc lập
dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định./.