Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 31/NQ-HĐND 2022 phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ninh Thuận đến 2025

Số hiệu: 31/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Phạm Văn Hậu
Ngày ban hành: 22/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Tỉnh ủy về Phát triển kinh tế biển đến năm 2025, định hướng đến 2030;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 05 năm 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phát triển Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng kinh tế động lực, tăng trưởng xanh, trở thành Khu kinh tế ven biển của cả nước, có sức lan tỏa lớn để phát triển các vùng kinh tế khác trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh theo hướng nhanh, bền vững, tập trung ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Cảng và dịch vụ Cảng; Nông nghiệp công nghệ cao; phát triển các ngành công nghiệp thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường.

Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội hiện đại, đồng bộ để nâng cao mức sống người dân; bảo vệ bền vững môi trường; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước và đến năm 2030 trở thành Tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước.

II. Các chỉ tiêu phát triển

1. Về mục tiêu đến năm 2025

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 18 - 19%/năm.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 40 - 45 nghìn tỷ đồng.

- Đến năm 2025: GRDP bình quân/người đến năm 2025 đạt khoảng 130 triệu đồng; tỷ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025 chiếm khoảng 28 - 29% GRDP của tỉnh; cơ cấu các ngành kinh tế: Nông nghiệp và thủy sản chiếm 24 - 25%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57 - 58%; các ngành du lịch, dịch vụ chiếm 18 - 19% vào năm 2025; tạo việc làm cho khoảng 77 nghìn người vào năm 2025.

2. Định hướng đến năm 2030

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 tăng 21-22%/năm.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng.

- Đến năm 2030: GRDP bình quân/người đến năm 2030 đạt khoảng 300 triệu đồng; tỷ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2030 chiếm 50% - 51% GRDP của tỉnh; cơ cấu các ngành kinh tế: Nông nghiệp và thủy sản chiếm 11 - 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm 64 - 65%; các ngành du lịch, dịch vụ chiếm 24 - 25% vào năm 2030; tạo việc làm cho khoảng 97 nghìn người vào năm 2030.

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm

1. Phát triển các ngành kinh tế

- Công nghiệp - xây dựng: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án điện gió, điện mặt trời đang triển khai, Cảng tổng hợp Cà Ná (hướng đến trở thành Cảng có chức năng trung chuyển quốc tế trong tương lai); thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VIII, nhất là hình thành tổ hợp Trung tâm điện khí LNG, các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến muối, sản phẩm sau muối, sản xuất Xút-Clo và PVC, chế biến thủy sản. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam để phát triển các ngành lắp ráp điện tử, tin học, các ngành nghề công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí; sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ lắp đầy 100%; phát triển Khu công nghiệp Cà Ná, Cụm công nghiệp Hiếu Thiện với các nhóm ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phục vụ các ngành năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, công nghệ cơ khí, chế tạo, phát triển công nghiệp và các ngành chế biến muối và sản phẩm sau muối, hóa dược thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường... phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ lắp đầy 70%; Cảng cạn, khu Logistic phục vụ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh và các tỉnh phía Nam. Quan tâm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống.

- Phát triển các ngành Thương mại - dịch vụ - du lịch: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh của vùng, tạo giá trị gia tăng cao, trọng tâm là logistic, dịch vụ cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá và các dịch vụ phụ trợ khác. Hình thành và phát triển các Trung tâm thương mại, các Trung tâm dịch vụ hỗn hợp; phát triển siêu thị; phát triển Tổng kho xăng dầu khu vực Cảng tổng hợp Cà Ná quy mô 100.000m3; kho phân phối LNG cho các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh phía Nam.

Phát triển đồng bộ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, gắn với hình thành đô thị ven biển; hình thành các khu du lịch đẳng cấp cao, loại hình độc đáo với chất lượng dịch vụ tốt, có tính cạnh tranh cao; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các loại hình du lịch hiện đại, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh liên kết, kết nối với các tuyến du lịch quốc gia, khu vực Đông Nam Bộ và Miền Trung - Tây Nguyên.

- Phát triển các ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản: Tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa, từng bước phát triển các vùng nuôi trồng tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh.

2. Phát triển đô thị

Hình thành các Khu đô thị mới Đầm Cà Ná, Khu đô thị phía Đông - Tây QL1A, Khu đô thị mới Phước Diêm, các đô thị trung tâm Phước Nam, Sơn Hải và Cà Ná theo hướng hiện đại, với tam giác phát triển là Phước Nam - Cà Ná - Sơn Hải, trong đó tập trung ưu tiên phát triển Khu đô thị Cà Ná, tạo động lực phát triển trong định hướng phát triển khu đô thị khu vực trọng điểm phía Nam. Triển khai xây dựng đô thị thông minh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe. Phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách, lực lượng lao động và người dân trong vùng; nâng tỷ lệ diện tích sàn nhà ở bằng với bình quân cả tỉnh.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng

- Tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường liên thông, kết nối với các tuyến Quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển; phối hợp đẩy nhanh tiến độ đường cao tốc Bắc - Nam, ưu tiên đầu tư hoàn thành tuyến đường nối từ đường cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ IA và Cảng biển Cà Ná, sớm hoàn thành đưa vào khai thác cảng biển nước sâu Cà Ná có trọng tải đến 300.000 DWT; nâng cấp các tuyến đường Văn Lâm - Sơn Hải, QL1A - Phước Hà - Ma Nới, Đường nối từ Trung tâm hành chính huyện Thuận Nam đến Khu công nghiệp Cà Ná...Thực hiện Quy hoạch đầu tư xây dựng Nhà Ga mới và tuyến đường sắt nối Cảng tổng hợp Cà Ná với đường sắt Thống Nhất tại Ga Cà Ná mới theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kêu gọi, thu hút đầu tư các công trình phụ trợ khác, như Cảng cạn và Trung tâm logistics, trạm dừng nghỉ, bến xe, bãi đỗ xe.

- Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi đảm bảo đồng bộ từ các công trình đầu mối đến hệ thống kênh chuyển nước; thực hiện đấu nối liên thông các hồ chứa để nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi như: Đầu tư hoàn thành Kênh chuyển nước Tân Giang - Sông Biêu; liên thông hồ Sông Than, cung cấp nước cho các dự án trọng điểm phía Nam; quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống tiêu lũ Trung tâm hành chính huyện Thuận Nam và Khu công nghiệp Phước Nam.

- Tập trung đầu tư, nâng cấp mạng lưới trường, lớp học theo hướng đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh phát triển loại hình trường tư thục chất lượng cao ở các cấp học. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới y tế, bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. Quan tâm đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao, các khu vui chơi, giải trí gắn với phát triển đô thị, khu dân cư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ và luyện tập của người dân.

- Khuyến khích và huy động cao nhất nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng.

4. Phát triển nguồn nhân lực

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nhân có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các dự án trọng điểm và Khu công nghiệp. Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để triển khai chương trình đào tạo nghề phù hợp hơn với các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong vùng kinh tế; có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, lao động ở các vùng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh về làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hỗ trợ người lao động mua, thuê nhà ở trong và gần các khu công nghiệp, thuận lợi tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục đối với các lao động đã có gia đình.

5. Phát triển không gian các tiểu vùng

Hình thành và phát triển các tiểu vùng phù hợp tiềm năng, lợi thế từng vùng, gồm: (1) Tiểu vùng công nghiệp - năng lượng - cảng biển nằm trên địa bàn các xã Phước Nam, Phước Minh, Cà Ná và xã Phước Diêm, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và phụ trợ; năng lượng (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG); Cảng biển tổng hợp gắn với trung tâm logistic; Cảng biển nước sâu gắn với kinh tế hàng hải; Trung tâm nghề cá của vùng tại Cà Ná; (2) Tiểu vùng Du lịch - Dịch vụ phụ trợ nằm trên địa bàn xã Phước Dinh, Phước Diêm, Cà Ná tập trung phát triển các ngành du lịch biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, vận tải biển; (3) Tiểu vùng Nông nghiệp Công nghệ cao tập trung phát triển sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao An Hải và vùng sản xuất tôm giống bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải; (4) Tiểu vùng bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phước Dinh, Phước Diêm, Nhị Hà, Phước Minh và một phần xã Cà Ná, tập trung phát triển rừng, nâng cao giá trị phòng hộ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

IV. Nguồn lực thực hiện Đề án

Tổng nhu cầu vốn đầu tư vùng trọng điểm phía Nam tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là 70 - 80 ngàn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 40 - 45 ngàn tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 30 - 35 ngàn tỷ đồng; cụ thể như sau:

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: khoảng 5.126 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng vốn.

- Nguồn vốn huy động các thành phần kinh tế và xã hội hóa: 74.574 tỷ đồng, chiếm 93,6% tổng vốn.

V. Các giải pháp chủ yếu

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo đồng thuận trong xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trong tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, là sự nghiệp chung, vừa là lợi ích, vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, để mọi người dân ủng hộ tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm tính nhất quán và đồng thuận cao trong thực hiện các chủ trương, quyết sách lớn về phát triển các ngành kinh tế tại khu vực phía Nam của tỉnh.

- Nâng cao tính năng động, tiên phong, quyết tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành và nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

2. Xây dựng, hoàn thiện, quản lý và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tích hợp đầy đủ các ngành, lĩnh vực, phân vùng phát triển không gian các tiểu vùng, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch đảm bảo đồng bộ, thống nhất vào Quy hoạch của cả nước.

- Tổ chức rà soát, lập Đồ án Quy hoạch phát triển bổ sung đưa vào Quy hoạch Khu kinh tế ven biển của cả nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Rà soát, bổ sung và cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là các cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh, vùng, chính sách tạo đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các lĩnh vực tỉnh có lợi thế về năng lượng, kinh tế biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; các cơ chế liên kết phát triển vùng, nhất là lĩnh vực du lịch; các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Hoàn tất các thủ tục đảm bảo hình thành khu kinh tế ven biển quốc gia để thụ hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách ưu đãi thu nhập chịu thuế, thời gian hoạt động của các dự án, hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại chỗ, tạo môi trường đầu tư và sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tập trung, có trọng điểm, phù hợp với mục tiêu và cơ cấu ngành nghề theo từng giai đoạn phát triển của vùng kinh tế. Xây dựng cơ chế vận động tài trợ từ các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các cộng đồng doanh nghiệp lớn để tìm hiểu nhu cầu đầu tư của các đối tác, các nhà đầu tư chiến lược.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành. Thường xuyên rà soát, đơn giản, công khai các thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện; xây dựng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số.

4. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nguồn lực đầu tư

- Nắm bắt và vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ đầu tư của Trung ương để chủ động xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ cao nhất nguồn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương; trong đó chú trọng tranh thủ các nguồn vốn từ cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù đối với Tỉnh theo Nghị quyết số 115/NQ-CP , các nguồn kết dư, dự phòng ngân sách Trung ương, vốn hỗ trợ cấp bách, vốn ứng trước. Đi đôi với đẩy mạnh công tác thu, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu mới để tăng thu ngân sách địa phương hằng năm và khai thác có hiệu quả các nguồn thu sử dụng đất, nhất là các nguồn thu từ quỹ đất các tuyến đường giao thông đã đầu tư hoàn thành để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng.

- Khuyến khích và huy động cao nhất nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo cơ chế xã hội hóa và đối tác công tư, tập trung rà soát chuyển các dự án hạ tầng có lợi thế, có khả năng tạo nguồn thu sang đầu tư theo hình thức này, với phương châm kết cấu hạ tầng nào mà nguồn vốn tư nhân làm được thì Nhà nước không làm.

5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn bền vững và phát triển

- Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nhân có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các dự án và Khu công nghiệp. Có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, lao động ở các vùng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh về làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Quan tâm bảo tồn, tôn tạo các di sản thiên nhiên, văn hóa, tôn giáo trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

6. Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng

- Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các địa phương đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác, nhất là các địa phương ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước để phát huy các tiềm năng, lợi thế riêng có của vùng, đặc biệt trong liên kết phát triển khu công nghiệp, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển đô thị mới, khám chữa bệnh và giải quyết các vấn đề xã hội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ, tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động văn hóa đối ngoại; tận dụng tối đa, có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế, có tính cạnh tranh cao của vùng.

7. Khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Quản lý, sử dụng hiệu quả các tài nguyên biển, đất, nước, khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất xanh, sạch, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm xử lý hết lượng chất thải phát sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lắp đặt các lò đốt rác công nghệ mới có hệ thống xử lý khí thải, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho phát triển.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra và công khai các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

- Tổ chức thực hiện tốt việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch; chú trọng phát triển các công trình mang tính lưỡng dụng; gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.

- Chủ động nắm chắc và xử lý tốt các vụ việc về an ninh, trật tự ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ; đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tín dụng đen...

(Đính kèm Danh mục các dự án ưu tiên, trọng điểm khu vực phía Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; rà soát các chính sách có liên quan về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh, nhất là các chính sách thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng để các ngành triển khai thực hiện; đồng thời hằng năm gắn báo cáo tình hình thực hiện Đề án trong báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa XI Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2022./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hậu

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN, TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC PHÍA NAM
(Kèm theo Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Ngành, lĩnh vực/Danh mục dự án

Địa điểm đầu tư

Quy mô đầu tư

Tổng vốn huy động

Trong đó

Ghi chú

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

 

Tổng số

 

 

79.700

45.000

34.700

 

I

VỐN NSNN

 

 

5.126

2.356

2.770

 

1

Đường Văn Lâm - Sơn Hải

Thuận Nam

13km

373

373

 

 

2

Đường từ cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1A và cảng biển tổng hợp Cà Ná

Thuận Nam

24,3km

903

903

 

Vốn NSNN+XHH

3

Đường liên vùng QL1A - Phước Hà - Ma Nới kết nối Đức Trọng - Lâm Đồng lên Nam Tây Nguyên

Liên huyện

 

1.000

200

800

 

4

Các dự án thực hiện Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

 

170

170

 

 

5

Khu tái định cư thôn Quán Thẻ 2, xã Phước Minh

Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam

2,42km đường giao thông; hệ thống cấp nước; thoát nước; cấp điện chiếu sáng

16

16

 

 

6

Khu neo đậu tránh Trú bão kết hợp Cảng cá Cà Ná

Cà Ná

 

214

214

 

 

7

Hệ thống thoát nước đô thị Phước nam

xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

4 km

87

30

57

 

8

Đường nối Trung tâm hành chính huyện Thuận Nam với đường Văn Lâm - Sơn Hải (Cơ sở hạ tầng Khu trung tâm hành chính huyện (Giai đoạn 4))

xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

3,2km

150

150

 

 

9

Đường nối từ Trung tâm hành chính huyện đến Khu công nghiệp Cà Ná

xã Phước Nam, Cà Ná, huyện Thuận Nam

9km

262

 

262

 

10

Đường Trung tâm hành chính huyện đến đường ven biển

xã Phước Nam, Phước Dinh, huyện Thuận Nam

13km

345

 

345

 

11

QL1A - Phước Hà - Ma Nới

huyện Thuận Nam

50 km

906

 

906

 

12

Tuyến đường sắt kết nối cảng Tổng hợp Cà Ná với đường sắt Thống nhất tại Ga Cà Ná

xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

6km

700

300

400

 

II

VỐN THÀNH PHẦN KINH TẾ

 

 

74.574

42.644

31.930

 

1

Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1 công suất 1.500MW

Xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam

69,66ha

32.000

20.000

12.000

 

2

Cảng biển tổng hợp Cà Ná

Xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam

 

4.000

1.000

3.000

 

3

Dự án đầu tư KCN Phước Nam

Phước Nam, Thuận Nam

372 ha

500

500

 

Đang triển khai

4

Khu công nghiệp Cà Ná

Xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam

827 ha

5.400

2.000

3.400

 

5

Tổng kho xăng dầu Cà Ná

Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam

4,5 ha

1.700

1.700

 

Đã chấp thuận địa điểm

6

Dự án chế tạo thiết bị cánh quạt điện gió

 

 

2.000

2.000

 

 

7

Cụm công nghiệp Hiếu Thiện

Xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam

50 ha

300

 

300

Kêu gọi đầu tư

8

Cụm công nghiệp chế biến thủy sản tập trung

Xã Phước Minh, Thuận Nam

16,74 ha

90

 

90

Kêu gọi đầu tư

9

Nhà máy điện gió Phước Minh

Xã Phước Minh, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam

9,52 ha

960

960

 

Đang triển khai

10

Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2

Hồ Sông Biêu, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam

120 ha

1.900

1.900

 

Đang triển khai

11

Điện gió 7A

Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam

15 ha

1.800

1.800

 

Đang triển khai

12

Nhà máy điện gió Bim

xã Phước Minh, huyện Thuận Nam

30,8 ha

3.100

3.100

 

Đang triển khai

13

Nhà máy điện dùng năng lượng tái tạo Phước Nam - Enfinity - Ninh Thuận

Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

43,9 ha

2.500

1.500

1.000

Đã chấp thuận CTĐT

14

Công trình phong điện Việt Nam Power số 01

xã Phước Minh, huyện Ninh Phước

275 ha

1.700

1.000

700

Đã chấp thuận CTĐT

15

Nhà máy điện gió Phước Hải

Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

274 ha

1.300

800

500

Đã chấp thuận CTĐT

16

Nhà máy chế biến đá ốp lát Granite Mavieck Ninh Thuận

Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

4,6 ha

248

248

 

Đang triển khai

17

Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể

Phước Dinh, Thuận Nam

20 ha

4.700

2.000

2.700

Đang triển khai

18

Khu du lịch Mũi Dinh EcoPark

Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

358 ha

2.000

1.500

500

Đã chấp thuận CTĐT

19

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận

xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam

87 ha

716

336

380

Đã chấp thuận địa điểm

20

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Mũi Dinh - Cà Ná dọc đường ven biển phía Nam

xã phước Diêm, huyện Thuận Nam

78 ha

500

200

300

Đã chấp thuận địa điểm

21

Hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản công nghệ cao An Hải

Xã an Hải huyện Ninh Phước

 

300

100

200

Kêu gọi đầu tư

22

Nhà mấy sản xuất Xút - Clo và PVC

xã phước Diêm, huyện Thuận Nam

 

500

 

500

Kêu gọi đầu tư

23

Nhà máy chế tạo kết cấu thép và sửa chữa máy xây dựng MA-SBTC

Khu công nghiệp Phước Nam, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

 

200

 

200

Đã chấp thuận CTĐT

24

Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến mỏ đá granit làm ốp lát khu vực núi Mavieck 4

xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

44,9 ha

350

 

350

Đã chấp thuận CTĐT

25

Dự án Mũi Dinh Paradise Hotel Resort and Spa

xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

5,4 ha

100

 

100

Kêu gọi đầu tư

26

Dự án Du lịch tại khu vực bãi đá trứng, xã Phước Dinh

xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

30ha

200

 

200

Kêu gọi đầu tư

27

Siêu thị xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

Phước Nam, Thuận Nam

 

210

 

210

Đề xuất

28

Trung tâm dịch vụ hỗn hợp (phát triển thương mại dịch vụ và hỗ trợ cho KCN Cà Ná)

Cà Ná, Thuận Nam

 

100

 

100

Đề xuất

29

Khu đô thị mới Đầm Cà Ná (Phía Nam đường Ven Biển)

xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam

64,87 ha

600

 

600

Kêu gọi đầu tư

30

Khu đô thị mới phía Tây Quốc lộ 1A

Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam

410 ha

2.600

 

2.600

Kêu gọi đầu tư

31

Khu đô thị mới phía Đông Quốc lộ 1A

Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam

161 ha

1.500

 

1.500

Kêu gọi đầu tư

32

Khu dân cư Sơn Hải

xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam

30 ha

300

 

300

Kêu gọi đầu tư

33

Khu dân cư Phước Nam

xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

19,4 ha

200

 

200

Kêu gọi đầu tư

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 31/NQ-HĐND ngày 22/07/2022 về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.847

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.232.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!