Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 72/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 12/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/KH-UBND

Bình Định, ngày 12 tháng 04 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TỔNG THỂ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2023-2025

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2023;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Thực hiện tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

- Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.066km2. Toàn tỉnh có 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; có 159 xã, phường, thị trấn; có 440.590 hộ/1.580.419 người (Theo số liệu điều tra hộ nghèo cuối năm 2022); tỷ lệ nghèo đa chiều 9,04% với 39.827 hộ (trong đó: Tổng số hộ nghèo: 19.805 hộ, chiếm tỷ lệ 4,5% và tổng số hộ cận nghèo: 20.022 hộ, chiếm tỷ lệ 4,54%);

- Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh sinh sống ở 33 xã, thị trấn thuộc 6 huyện; diện tích tự nhiên chiếm 48,4% so diện tích tự nhiên của tỉnh. Có 39 dân tộc thiểu số, đến cuối năm 2022 có 11.491 hộ/41.903 người, chiếm khoảng 2,65% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Bana, H’rê. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (so với số hộ đồng bào DTTS) cuối năm 2022 là 6.291 hộ, chiếm 54,75% so với cuối năm 2021 đã giảm được 592 hộ (năm 2021 có 6.883 hộ) (có biểu tổng hợp số 1 kèm theo). Riêng huyện nghèo An Lão, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm từ 55,33% năm 2021 xuống còn 43,47% năm 2022, cụ thể đã giảm được 11,86%; trên địa bàn tỉnh có 22 xã đặc biệt khó khăn (xã thuộc khu vực III)1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và 07 thôn đặc biệt khó khăn2 của 05 xã, thị trấn không thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

Biểu tổng hợp số 1: Hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2022

STT

Đơn vị (huyện)

Tỷ lệ nghèo đa chiều (%)

Trong đó

Tổng số hộ nghèo

Chiếm tỷ lệ (%)

Tổng số hộ cận nghèo

Chiếm tỷ lệ (%)

1

An Lão

43,47

2.829

29,8

1.298

13,67

2

Vĩnh Thạnh

42,91

2.986

29,8

1.304

13,01

3

Vân Canh

47,80

2.338

26,01

1.959

21,79

4

Hoài Ân

12,56

2.028

7,25

1.486

5,31

5

Xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn

29,28

19

4,28

111

25

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), góp phần ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Nâng cao vai trò tham mưu của các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện: An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát trong tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch triển khai trên địa bàn. Đặc biệt là các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc. Phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai Kế hoạch này;

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, nhất là các giải pháp trọng tâm phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và các địa phương. Xác định nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo kịp thời, đồng bộ, tuân thủ quy trình, quy định của Nhà nước.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào DTTS&MN; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025:

a) Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 3%-4%; phấn đấu khoảng 10 xã và 4 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, cụ thể:

* 10 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn (có biểu tổng hợp số 2 kèm theo), gồm:

+ Xã Vĩnh An thuộc huyện Tây Sơn;

+ Thị trấn An Lão và xã An Hưng thuộc huyện An Lão;

+ Thị trấn Vân Canh và xã Canh Hoà thuộc huyện Vân Canh;

+ Các xã Bok Tới, Ân Sơn và Đăk Mang thuộc huyện Hoài Ân;

+ Các xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Hoà thuộc huyện Vĩnh Thạnh.

Biểu tổng hợp số 2

STT

Huyện/xã

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 (%)

Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2025 (%)

Ghi chú

I

Huyện Tây Sơn

1

Xã Vĩnh An

4,28

< 20

(Tỷ lệ hộ nghèo < 20% là thoát khỏi địa bàn ĐBKK)

II

Huyện An Lão

1

Thị trấn An Lão

31,49

< 20

2

Xã An Hưng

52,56

< 20

III

Huyện Vân Canh

1

Thị trấn Vân Canh

25,05

< 20

2

Xã Canh Hoà

42,73

< 20

IV

Huyện Hoài Ân

1

Xã Ân Sơn

29,03

< 20

2

Xã Đăk Mang

31,42

< 20

3

Xã Bok Tới

28,87

< 20

V

Huyện Vĩnh Thạnh

1

Xã Vĩnh Hiệp

42,65

< 20

2

Xã Vĩnh Hoà

49,2

< 20

* 04 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn (có biểu tổng hợp số 3 kèm theo), gồm:

+ Thôn Đồng Sim, xã Tây Xuân thuộc huyện Tây Sơn;

+ Thôn Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo thuộc huyện Vĩnh Thạnh;

+ Thôn M2 và thôn M3, xã Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh.

Biểu tổng hợp số 3

STT

Huyện/xã/thôn

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 (%) tại thời điểm rà soát thôn ĐBKK tháng 11/2022

Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2025 (%)

Ghi chú

I

Huyện Tây Sơn

1

Thôn Đồng Sim, xã Tây Xuân

20,38

< 20

II

Huyện Vĩnh Thạnh

1

Thôn Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo

56,31

< 20

2

Thôn M2, xã Vĩnh Thịnh

55,44

< 20

3

Thôn M3, xã Vĩnh Thịnh

60

< 20

b) Giữ vững 100% xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã; trên 95% đường ở thôn được bê tông hóa, cứng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; trên 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 96% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 99% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với phương tiện nghe, nhìn;

c) Giải quyết cơ bản công tác định canh, định cư. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 100% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; phấn đấu xóa nhà tạm, dột nát cho 100% số hộ DTTS nghèo;

d) Giữ vững 100% tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường, học sinh trong độ tuổi: Học tiểu học đạt trên 99,7%, học sinh trung học cơ sở phấn đấu đạt trên 95%, học sinh trung học phổ thông phấn đấu đạt trên 60%;

đ) Giữ vững 100% xã đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế trong giai đoạn 2020-2025 và tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; giữ vững 100% xã có bác sỹ; 100% trạm y tế xã đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 97% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuống dưới 10%; 100% thôn (làng, khu phố) vùng đồng bào DTTS&MN có nhân viên y tế hoạt động;

e) Phấn đấu trên 50% lao động là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp;

g) Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; phấn đấu 100% thôn (làng) có nhà sinh hoạt cộng đồng; trên 50% thôn (làng) có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

h) Công tác quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được giữ vững trong tình hình mới.

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi:

- Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh; trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN;

- Trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với một số chính sách thực hiện theo Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Đối tượng

- Xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2025.

V. NỘI DUNG, NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện:

1.1. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình)

a) Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, chất lượng 10 Dự án thuộc Chương trình, gồm:

- Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

- Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết;

- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN;

- Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch;

- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em;

- Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;

- Đầu tư phát triển nhóm nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn;

- Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN;

- Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

b) Nội dung chi tiết các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và cách thức tổ chức triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh và Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

1.2. Thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thuộc các huyện Vân Canh Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát

a) Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, chất lượng một số chính sách đối với một số chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, gồm:

- Chính sách cấp không thu tiền muối i-ốt đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường mẫu giáo, mầm non và phổ thông các cấp;

- Trợ giá sử dụng giống lúa lai hộ dân tộc thiểu số có diện tích lúa đang canh tác; chính sách hỗ trợ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

b) Nội dung chi tiết và cách thức triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn thực hiện dự kiến: 1.162.340 triệu đồng, cụ thể:

a) Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh: 1.065.440 triệu đồng; trong đó:

- Vốn Trung ương: 942.944 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 458.743 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 484.201 triệu đồng);

- Vốn đối ứng của địa phương: 122.496 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 59.307 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 63.189 triệu đồng).

(Có các Phụ lục 1 và 2 kèm theo Kế hoạch này).

b) Vốn thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh: 96.900 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp của địa phương (có biểu tổng hợp số 4 kèm theo), trong đó:

- Chính sách cấp không thu tiền muối i-ốt đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 4.800 triệu đồng;

- Chính sách hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường mẫu giáo, mầm non và phổ thông các cấp: 72.000 triệu đồng;

- Chính sách trợ giá sử dụng giống lúa lai hộ dân tộc thiểu số có diện tích lúa đang canh tác: 17.400 triệu đồng;

- Chính sách hỗ trợ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: 2.250 triệu đồng;

- Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh: 450 triệu đồng.

Biểu tổng hợp số 4: Nguồn vốn thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh.

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

Tổng cộng

Trong đó

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Cấp không thu tiền muối i-ốt đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

4.800

1.600

1.600

1.600

2

Hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường mẫu giáo, mầm non và phổ thông các cấp

72.000

24.000

24.000

24.000

3

Trợ giá sử dụng giống lúa lai hộ dân tộc thiểu số có diện tích lúa đang canh tác

17.400

5.800

5.800

5.800

4

Chính sách hỗ trợ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

2.250

750

750

750

5

Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh

450

150

150

150

Tổng cộng

96.900

32.300

32.300

32.300

3. Cơ chế thực hiện

3.1. Đối với nguồn vốn Trung ương

- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022;

- Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Được Trung ương giao hằng năm.

3.2. Đối ứng vốn địa phương

Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách của tỉnh để thực hiện, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát bố trí nguồn vốn ngân sách của huyện thực hiện đảm bảo theo quy định.

3.3. Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Căn cứ nguồn vốn bổ sung hằng năm trong giai đoạn 2022-2025 cho 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn bố trí nguồn kinh phí để lồng ghép thực hiện theo quy định tại Quyết định số 64/2022/QĐ-UBND ngày 21/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, vận động

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và địa phương về ưu tiên tập trung nguồn kinh phí của nhà nước để hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu khoảng 10 xã và 4 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;

- Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em… thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình và các chính sách đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người DTTS nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS&MN; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người DTTS, nhất là người DTTS nghèo;

- Tuyên truyền, vận động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để lồng ghép hỗ trợ các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của nhà nước và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ các nguồn kinh phí được hỗ trợ.

2. Tổ chức thực hiện các dự án, chính sách

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn ĐBKK; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo;

- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân;

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án, chính sách phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc gắn với củng cố quốc phòng, an ninh;

- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần;

- Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện.

3. Huy động nguồn lực

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định; nguồn vốn vay chính sách tín dụng ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội; có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA; tăng cường huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân;

- Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành của tỉnh

a) Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương hàng năm đề xuất phân bổ ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương để tham mưu UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch theo quy định;

- Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn quy trình, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo;

- Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án, tiểu dự án, được phân công tại tiểu mục 1 mục V Kế hoạch này.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu, dự kiến kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện vào kế hoạch 3 năm và kế hoạch hằng năm, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí vốn; thẩm định nguồn vốn đầu tư theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình UBND tỉnh quyết định; phân bổ nguồn vốn thực hiện Kế hoạch và các nguồn vốn khác có liên quan trong Kế hoạch này (vốn đầu tư phát triển của trung ương và địa phương); hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch; đề xuất cân đối nguồn vốn địa phương 3 năm (2023-2025) và hằng năm;

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư cho Kế hoạch; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022.

c) Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Kế hoạch cho cả giai đoạn;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ban, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình (vốn trung ương và đối ứng ngân sách địa phương) cho cả giai đoạn và hằng năm theo quy định;

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch;

- Phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan trong tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng kinh phí các chính sách, dự án của các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện;

- Theo dõi, tổng hợp kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ- UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng giống lúa lai cho phù hợp với từng địa bàn để đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả và các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, lĩnh vực; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ- UBND ngày 20/12/2022.

đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN và các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, lĩnh vực; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022.

e) Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS; hướng dẫn, kiểm tra các trường học thực hiện việc hỗ trợ tiền ăn cho học sinh là người dân tộc thiểu số, bảo đảm các chế độ được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định và các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, lĩnh vực; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022.

f) Bảo hiểm xã hội tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp số lượng đối tượng thụ hưởng, kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đảm bảo không trùng lắp, đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của các đối tượng; đồng thời thanh quyết toán kinh phí được cấp theo đúng quy định.

g) Các sở, ban, ngành có liên quan

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương 3 năm và hằng năm thực hiện đối với các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, lĩnh vực gửi Ban Dân tộc để tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần được phân công chủ trì;

- Chịu trách nhiệm rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án, đề án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các sở, ban, ngành và địa phương;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần được phân công chủ trì theo quy định, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định;

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao gửi về Ban Dân tộc tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp;

- Xây dựng và hướng dẫn cơ chế huy động thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung do đơn vị chủ trì;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm nghiên cứu, lồng ghép thực hiện với các chương trình mục tiêu, dự án khác được giao chủ trì quản lý bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 và Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022.

h) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Định

Hướng dẫn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh và phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng ưu đãi khác theo quy định.

i) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Chủ động phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện vốn tín dụng chính sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

k) Cục Thống kê tỉnh

Tăng cường, nâng cao chất lượng thông tin thống kê, chế độ báo cáo thống kê của ngành; thực hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp, phổ biến thông tin trong công tác thống kê, nhất là những thông tin có tác động ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

l) Công an tỉnh

Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát nắm chắc tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước. Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nâng cao kiến thức quốc phòng, an ninh, nâng cao ý thức cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang xử lý thông tin sai sự thật, xuyên tạc, gây hoang mang, kích động người dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, có đạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

m) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chủ trì, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tăng cường, phối hợp nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội để chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

n) Các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh

Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Kế hoạch này.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc về Kế hoạch thực hiện của tỉnh.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện

- Ban hành Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 03 năm (2023-2025) và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi cơ quan chủ trì các chính sách, dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Kế hoạch, đồng thời gửi Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;

- Huy động nguồn lực và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các sở, ban, ngành tỉnh; phân công rõ trách nhiệm của các phòng, ban, ngành cùng cấp và UBND cấp xã trong việc tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm của từng địa phương, đơn vị trên địa bàn, phát huy tính dân chủ ở cơ sở; các địa phương xác định rõ kết quả, mục tiêu phải đạt được đến hết năm 2025 đã nêu tại mục III của Kế hoạch này để tập trung nguồn lực đầu tư đạt hiệu quả;

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định;

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Kế hoạch theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.

VIII. VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành có liên quan; thực hiện tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ảnh về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện: An lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát;
- PVP NN;
- Lưu: VT, K1, K3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

Phụ lục 1

TỔNG HỢP KINH PHÍ (DỰ KIẾN) CÁC DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỔNG THỂ 3 NĂM (2023-2025) PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Kèm theo Kế hoạch số: 72/KH-UBND ngày 12/04/2023 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH

Tổng kinh phí 2023-2025

Trong đó

Ghi chú

Năm 2022 và 2023

Năm 2024

Năm 2025

TỔNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH

1.065.440

497.743

410.220

157.477

1

Nguồn kinh phí Trung ương (dự kiến) phân bổ

942.944

449.294

356.714

136.936

a)

Đầu tư phát triển

458.743

247.977

164.970

45.796

b)

Hỗ trợ sự nghiệp

484.201

201.317

191.744

91.140

2

Nguồn kinh phí địa phương (dự kiến) đối ứng

122.496

48.449

53.506

20.541

a)

Đầu tư phát triển

59.307

27.692

24.745

6.870

b)

Hỗ trợ sự nghiệp

63.189

20.757

28.761

13.671

Phụ lục 2

KINH PHÍ (DỰ KIẾN) CHI TIẾT CHO CÁC DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỔNG THỂ 3 NĂM (2023-2025) PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Kèm theo Kế hoạch số: 72/KH-UBND ngày 12/04/2023 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH

Tổng kinh phí 2023 - 2025

Nguồn vốn trung ương

Nguồn vốn đối ứng của địa phương

Trong đó

Ghi chú

Năm 2022 và 2023

Năm 2024

Năm 2025

Trung ương bố trí

Địa phương đối ứng

Trung ương bố trí

Địa phương đối ứng

Trung ương bố trí

Địa phương đối ứng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

TỔNG NGUỒN KINH PHÍ

1.065.440

942.944

122.496

449.294

48.449

356.714

53.506

136.936

20.541

Đầu tư phát triển

518.050

458.743

59.307

247.977

27.692

164.970

24.745

45.796

6.870

Sự nghiệp

547.390

484.201

63.189

201.317

20.757

191.744

28.761

91.140

13.671

B

CHI TIẾT TỪNG DỰ ÁN

1.065.441

942.944

122.497

449.294

48.449

356.714

53.506

136.936

20.373

I

DỰ ÁN 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

35.551

31.185

4.366

15.157

1.962

12.662

1.899

3.366

505

Đầu tư phát triển

16.064

13.985

2.079

7.756

1.145

4.823

723

1.406

211

Sự nghiệp

19.487

17.200

2.287

7.401

817

7.839

1.176

1.960

294

II

DỰ ÁN 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

87.680

77.700

9.980

41.751

4.588

27.974

4.196

7.975

1.196

Đầu tư phát triển

87.240

77.317

9.923

41.751

4.588

27.834

4.175

7.732

1.160

Sự nghiệp

440

383

57

0

0

140

21

243

36

III

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

285.029

252.631

32.398

102.058

9.812

86.114

12.917

64.459

9.669

SN

1

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ và nâng cao thu nhập cho người dân

221.250

196.231

25.019

81.760

7.849

57.236

8.585

57.235

8.585

SN

2

Tiểu dự án 2: Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN

63.779

56.400

7.379

20.298

1.963

28.878

4.332

7.224

1.084

SN

IV

DỰ ÁN 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

315.357

279.361

35.996

148.154

16.316

102.917

15.437

28.290

4.243

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS & MN

315.357

279.361

35.996

148.154

16.316

102.917

15.437

28.290

4.243

Đầu tư phát triển

288.843

255.954

32.889

138.215

15.229

92.143

13.821

25.596

3.839

Sự nghiệp

26.514

23.407

3.107

9.939

1.087

10.774

1.616

2.694

404

V

DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

132.021

116.934

15.087

57.390

6.155

47.130

7.069

12.414

1.863

Đầu tư phát triển

71.291

63.332

7.959

34.200

3.589

22.800

3.420

6.332

950

Sự nghiệp

60.730

53.602

7.128

23.190

2.566

24.330

3.649

6.082

913

1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

83.094

73.748

9.346

38.787

4.102

27.463

4.119

7.498

1.125

Đầu tư phát triển

71.291

63.332

7.959

34.200

3.589

22.800

3.420

6.332

950

Sự nghiệp

11.803

10.416

1.387

4.587

513

4.663

699

1.166

175

2

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS & MN;

9.879

8.720

1.159

3.734

411

3.989

598

997

150

SN

3

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

23.956

21.143

2.813

9.227

1.026

9.534

1.430

2.382

357

SN

4

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

15.092

13.323

1.769

5.642

616

6.144

922

1.537

231

SN

VI

DỰ ÁN 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

60.752

53.649

7.103

27.090

3.119

20.934

3.140

5.625

844

Đầu tư phát triển

42.869

37.865

5.004

20.499

2.399

13.666

2.050

3.700

555

Sự nghiệp

17.883

15.784

2.099

6.591

720

7.268

1.090

1.925

289

VII

DỰ ÁN 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

9.442

8.333

1.109

3.527

388

3.887

583

919

138

SN

VIII

DỰ ÁN 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

24.276

21.430

2.846

9.099

996

9.865

1.480

2.466

370

SN

IX

DỰ ÁN 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

91.426

80.706

10.720

34.422

3.777

37.019

5.553

9.265

1.390

SN

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

83.253

73.496

9.757

31.202

3.413

33.829

5.074

8.465

1.270

SN

2

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

8.173

7.210

963

3.220

364

3.190

479

800

120

SN

X

DỰ ÁN 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

23.907

21.015

2.892

10.646

1.336

8.212

1.232

2.157

155

Đầu tư phát triển

11.743

10.290

1.453

5.556

742

3.704

556

1.030

155

Sự nghiệp

12.164

10.725

1.439

5.090

594

4.508

676

1.127

1

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021-2030

6.209

5.473

736

2.622

308

2.281

342

570

86

SN

2

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

14.485

12.708

1.777

6.692

874

4.730

710

1.286

193

Đầu tư phát triển

11.743

10.290

1.453

5.556

742

3.704

556

1.030

155

Sự nghiệp

2.742

2.418

324

1.136

132

1.026

154

256

38

3

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

3.213

2.834

379

1.332

154

1.201

180

301

45

SN



1 Huyện An Lão có 08 xã, thị trấn: An Trung, An Hưng, An Dũng, An Vinh, An Quang, An Nghĩa, An Toàn và thị trấn An Lão; Huyện Vĩnh Thạnh có 05 xã, gồm: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa và Vĩnh Thuận; Huyện Vân Canh có 05 xã, thị trấn: Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh; Huyện Hoài Ân có 03 xã, gồm: Đăk Mang, Bok Tới và Ân Sơn; Huyện Tây Sơn có 01 xã ĐBKK là Vĩnh An.

2 Huyện Vĩnh Thạnh (Xã Vĩnh Hảo có 01 thôn ĐBKK: Tà Điệk; Xã Vĩnh Thịnh có 02 thôn ĐBKK: M2 và M3; Thị trấn Vĩnh Thạnh có 02 khu phố ĐBKK: Kon Kring và Klot Pok); Huyện Tây Sơn (Xã Tây Xuân có 01 thôn ĐBKK: Đồng Sim); Huyện An Lão (Xã An Tân có 01 thôn ĐBKK: Gò Đồn).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 72/KH-UBND ngày 12/04/2023 thực hiện tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


211

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.71.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!