Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 4412/KH-UBND 2022 phát triển hệ thống chợ Cần Giờ Hồ Chí Minh 2022 2025

Số hiệu: 4412/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ Người ký: Nguyễn Văn Hồng
Ngày ban hành: 01/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4412/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 01 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MẠNG LƯỚI CỬA HÀNG BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Quyết định số 1891/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 1023/KH-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về tổ chức thực hiện chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” trên địa bàn huyện Cần Giờ,

Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống chợ và nâng cao hiệu quả mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Nâng cấp, phát triển hệ thống thương mại như chợ và mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống trên cơ sở tiềm năng, tiềm lực của các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện; góp phần tạo việc làm cho lao động tại địa phương; nâng cao thu nhập, hiệu quả hoạt động của cơ sở thương mại; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và du khách.

- Phát triển cơ sở thương mại theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với quy hoạch, định hướng và nhu cầu của từng địa phương.

- Góp phần lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, không để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các khu vực chợ, khu vực kinh doanh mua bán tự phát và các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn huyện.

2. Yêu cầu:

- Phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, sự gia tăng mật độ dân số và tốc độ phát triển đô thị gắn với khu dân cư; đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

- Tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Đối với chợ:

1.1. Chỉnh trang, nâng cấp, sửa chữa các chợ hiện hữu:

Nhằm đảm bảo an toàn cho tiểu thương hoạt động kinh doanh, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện trong khi đợi nhà đầu tư tham gia xây dựng mới các chợ, Ủy ban nhân dân huyện triển khai chỉnh trang, nâng cấp và sửa chữa các chợ hiện hữu như sau:

- Chợ Cần Giờ: hạng mục sửa chữa mái tole nhà lồng, nâng mái khu thủy sản tươi sống, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy, thoát nước mưa, sơn lại chợ, nhà vệ sinh, xây phòng quản lý, xây mới mái che trước chợ.

- Chợ Hàng Dương: phối hợp Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Cần Giờ triển khai phương án đầu tư chợ đêm tại khu vực chợ Hàng Dương

- Chợ Bình Khánh: Sửa chữa khối nhà lồng A như gia cố cột, dầm sê nô, chống dột mái tole, gia cố nền và lát gạch, sửa nhà vệ sinh, lắp hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, loa phát thanh, tháo các kiot tạm; xây mới khối nhà lồng B.

- Chợ Hòa Hiệp: sửa chữa nhà vệ sinh.

- Chợ Long Thạnh: xây mới nhà vệ sinh, tường bảo vệ.

- Chợ Đồng Hòa: xây mới nhà vệ sinh, mái che.

- Chợ Tam Thôn Hiệp: nâng nền chợ, sửa nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy, mái che dãy kiot.

1.2. Về xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý chợ:

Tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý các chợ trên địa bàn huyện theo quy hoạch như:

- Chợ Bình Khánh;

- Chợ An Thới Đông;

- Chợ Long Thạnh;

- Chợ Cần Giờ;

- Chợ Tam Thôn Hiệp.

1.3. Về xây dựng chợ văn minh thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm:

- Kêu gọi các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia công tác quản lý chợ. Trước mắt thành lập Tổ quản lý chợ (đối với các chợ đầu tư bằng ngân sách nhà nước) để thực hiện công tác quản lý.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý chợ cho đại diện các đơn vị, tổ quản lý chợ.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các tiểu thương kiến thức văn minh thương mại, phân biệt hàng giả, hàng nhái; kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Thực hiện phân ô kẻ vạch, bố trí sắp xếp tiểu thương hoạt động kinh doanh theo ngành hàng và phù hợp với diện tích chợ; xóa bỏ các kiot, các rào chắn quây quanh sạp, quầy hàng gây mất mỹ quan và an toàn phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức ký hợp đồng thuê quầy sạp cho tất cả các tiểu thương kinh doanh thường xuyên, cố định và triển khai giá dịch vụ thuê diện tích bán hàng tại chợ theo quyết định ban hành của Ủy ban nhân dân huyện.

- Xóa bỏ điểm, khu vực kinh doanh mua bán tự phát tập trung lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

2. Nâng cấp hệ thống bán lẻ và phát triển cửa hàng tiện ích:

- Tổ chức hướng dẫn các cửa hàng bán lẻ truyền thống trang bị, bố trí, sắp xếp hàng hóa nhằm dễ quản lý, thu hút người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức văn minh thương mại, kiến thức nhận biết hàng giả hàng nhái; kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định; vận động các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng điểm dừng chân giới thiệu, mua bán các sản phẩm trên địa bàn huyện phục vụ cho du khách khi đến huyện.

- Tiếp tục hỗ trợ hoạt động cho các cửa hàng Bách hóa Xanh hiện hữu, đồng thời giới thiệu địa điểm để phát triển thêm cửa hàng Bách hóa Xanh tại xã Tam Thôn Hiệp và xã An Thới Đông.

- Tổ chức xây dựng 01 điểm trưng bày, mua bán các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giao Phòng Kinh tế:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch, chú trọng đẩy mạnh phát triển cửa hàng tiện ích.

- Chủ động phối hợp Phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ.

- Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan rà soát các mặt bằng phù hợp giới thiệu các đơn vị (Saigon Co.op, Satra food, Bách hóa Xanh,...) đầu tư phát triển cửa hàng tiện ích, điểm bán bình ổn, điểm dừng chân; rà soát địa điểm phù hợp giới thiệu các đơn vị bình ổn thị trường tổ chức bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện.

- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng phương án đầu tư xây dựng điểm trưng bày, mua bán các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.

- Theo dõi tình hình cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán hàng năm, kịp thời tham mưu báo cáo khi có biến động thị trường xảy ra.

- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn các cửa hàng bán lẻ truyền thống trang bị kệ, thiết bị và bố trí, sắp xếp hàng hóa nhằm dễ quản lý, thu hút người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Định kỳ tổ chức thực hiện tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức về văn minh thương mại, kiến thức nhận biết hàng giả hàng nhái; kiến thức chuyển đổi số trong kinh doanh; Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý chợ cho đại diện các đơn vị, tổ quản lý chợ.

- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và đột xuất về Ủy ban nhân dân huyện.

2. Giao Phòng Quản lý đô thị:

- Thực hiện công tác quy hoạch (các công trình thương mại dịch vụ trong dự án), phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước,... tạo điều kiện phát triển sản xuất, phục vụ dân cư, các hoạt động lưu thông, dịch vụ tại các khu dân cư mới, nơi mà hệ thống chợ, siêu thị - trung tâm thương mại - cửa hàng tiện ích phát triển.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư về các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng chợ theo đúng tiêu chuẩn quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các chủ đầu tư dự án có quy hoạch siêu thị, khu thương - mại dịch vụ để hỗ trợ kết nối đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trong việc thực hiện các quy định pháp luật chuyên ngành về xây dựng, sửa chữa công trình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện.

3. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

- Tổ chức thẩm định và tham mưu cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường theo thẩm quyền; tham mưu Ủy ban nhân dân huyện kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tham mưu kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong quá trình hoạt động của hệ thống chợ trên địa bàn huyện.

4. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Tiếp tục tham mưu kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch được duyệt, theo dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030; Hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục lập dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí sửa chữa, chỉnh trang, nâng cấp các chợ hiện hữu trong khi chờ nhà đầu tư xây dựng các chợ mới.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh, tiểu thương đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định. Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn vận động hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp cơ quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đặc biệt trong dịp lễ hội, Tết Nguyên đán hàng năm.

- Thường xuyên theo dõi, báo cáo công tác triển khai Phương án giá dịch vụ diện tích bán hàng tại các chợ đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ tư nhân.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện sắp xếp tài sản thuộc sở hữu nhà nước sử dụng không hiệu quả để kêu gọi đầu tư xây dựng siêu thị - trung tâm thương mại - cửa hàng tiện ích, điểm bán bình ổn trên địa bàn huyện.

5. Giao Phòng Y tế: Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và Ban Quản lý các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, điểm bán bình ổn xây dựng kế hoạch tập huấn và hướng dẫn các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tiểu thương kinh doanh thuộc các ngành hàng có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.

6. Đề nghị Đội Quản lý thị trường số 07: Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng ngoại nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn hàng hóa, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,... Đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

7. Giao Đội Quản lý trật tự đô thị: Phối hợp Ủy ban nhân dân xã Bình Khánh xây dựng kế hoạch tăng cường công tác giải tỏa dứt điểm khu vực mua bán tự phát trên đường Trần Quang Đạo, không để tái phát sinh và phát sinh mới nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

8. Công an huyện:

- Hướng dẫn, phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy, đồng thời tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho tiểu thương, nhân viên,... tại chợ, siêu thị - trung tâm thương mại - cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ truyền thống, điểm bán hàng bình ổn.

- Tăng cường kiểm tra, phúc tra việc chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chợ, siêu thị - trung tâm thương mại - cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ, điểm bán hàng bình ổn.

- Thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiên cứu phương án lắp đặt camera tại các khu vực, điểm mua bán tự phát lấn chiếm lòng lề đường để xử lý phạt nguội các hành vi vi phạm về dừng, đậu xe, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường.

9. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Thực hiện rà soát, lập danh sách các cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn phụ trách, gửi Phòng Kinh tế để tổng hợp đề xuất hỗ trợ phát triển.

- Khảo sát và đề xuất Ủy ban nhân dân huyện các địa điểm phù hợp để đầu tư phát triển siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, điểm bán bình ổn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.

- Phối hợp cung cấp thông tin cho Phòng Tài chính - Kế hoạch kêu gọi đầu tư phát triển các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Chủ động xây dựng dự trù kinh phí các hạng mục sửa chữa, nâng cấp các chợ trình Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Tài chính - Kế hoạch để tham mưu đề xuất kinh phí thực hiện)

- Tổ chức phân công, thành lập Tổ quản lý chợ để kịp thời theo dõi, quản lý và báo cáo tình hình hoạt động chợ

- Thực hiện phân ô kẻ vạch, bố trí sắp xếp tiểu thương hoạt động kinh doanh theo ngành hàng và phù hợp với diện tích chợ; xóa bỏ các kiot, các rào chắn quây quanh sạp, quầy hàng gây mất mỹ quan và an toàn phòng chống cháy nổ.

- Chủ trì phối hợp Công an huyện nghiên cứu phương án lắp đặt camera giám sát tại khu vực, điểm mua bán tự phát lấn chiếm lòng lề đường để xử lý phạt nguội các hành vi vi phạm về dừng, đậu xe, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Giải tỏa và xử lý nghiêm tất cả các khu vực kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện nếu để phát sinh khu vực kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng, lề đường trên địa bàn và chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý nhà nước về chợ (chợ hạng 3) trên địa bàn.

- Riêng khu vực kinh doanh tự phát trên đường Trần Quang Đạo, giao Ủy ban nhân dân xã Bình Khánh xây dựng phương án và giải quyết dứt điểm về tình trạng tiểu thương kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tiểu thương kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, kinh  doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm, xả thải ra môi trường, người mua hàng đậu xe lấn chiếm lòng lề đường, hoàn thành trong năm 2022.

- Tổ chức ký hợp đồng thuê quầy sạp cho tất cả các tiểu thương kinh doanh thường xuyên, cố định và triển khai giá dịch vụ thuê diện tích bán hàng tại chợ theo quyết định ban hành của Ủy ban nhân dân huyện.

- Phối hợp các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, phúc tra việc chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,... tại các chợ, siêu thị - trung tâm thương mại - cửa hàng tiện ích; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính và đề nghị khắc phục theo đúng quy định.

- Giám sát và chỉ đạo việc cải tạo các chợ hạng 3 được đầu tư bằng vốn ngân sách đúng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng chợ.

- Theo dõi tình hình giá cả thị trường địa bàn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế khi có biến động thị trường xảy ra.

- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các tiểu thương thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá và chấp hành các quy định pháp luật về giá; thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn,...

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Các đơn vị được phân công báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này 6 tháng vào ngày 05 tháng 6 và báo cáo năm ngày 05 tháng 11 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về Phòng Kinh tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Kinh tế) để chỉ đạo thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển hệ thống chợ và nâng cao hiệu quả mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2022 - 2025; đề nghị các đơn vị được phân công phối hợp triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Phòng Kinh tế, Phòng Y tế;
- Phòng Quản lý đô thị;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường;
- Công an huyện;
- Đội Quản lý trật tự đô thị huyện;
- Đội Quản lý thị trường số 07;
- Ủy ban nhân dân các xã thị trấn;
- VP: CVP, PVP;
- Lưu: VT, KT-Triều, Th.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4412/KH-UBND ngày 01/08/2022 về phát triển hệ thống chợ và nâng cao hiệu quả mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.139

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.162.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!