Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2416/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Văn Phong
Ngày ban hành: 05/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2416/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 05 tháng 7 năm 2021

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2021

Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố thường niên từ năm 2005 tới nay, PCI đã trở thành một công cụ hữu ích để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương dưới góc nhìn của doanh nghiệp. Nhiều tỉnh, thành phố đang sử dụng kết quả điều tra PCI như một nguồn thông tin tham khảo cần thiết để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Năm 2020, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Bình Thuận đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố, giảm 03 bậc, đạt 63,29 điểm, giảm 2,04 điểm so với năm 2019 và nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt chất lượng điều hành kinh tế “trung bình”. Trong 10 tiêu chí của Chỉ số PCI, Bình Thuận có 03 tiêu chí tăng điểm là: Gia nhập thị trường, chi phí thời gian, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; 03 tiêu chí tăng bậc là: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch. Ngoài ra, trong 07 tiêu chí giảm điểm, thì có đến 05 tiêu chí vừa giảm điểm, giảm bậc đó là: Chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động. Điều đó cho thấy cần phải tiếp tục nỗ lực khắc phục, cải thiện một cách quyết liệt trong thời gian tới, nhất là tập trung cải thiện tăng điểm, tăng bậc đối với 05 chỉ số vừa giảm điểm, giảm bậc trong năm 2020, phấn đấu đưa Bình Thuận từ nhóm “trung bình” lên nhóm “khá” của cả nước trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Để thực hiện mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Bình Thuận năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức và hành động của các ngành, các cấp với mục tiêu xuyên suốt là “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vì sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế - xã hội địa phương.

2. Triển khai kịp thời các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là tập trung cải thiện tăng điểm, tăng bậc đối với 05 chỉ số vừa giảm điểm, giảm bậc trong năm 2020, phấn đấu đưa Bình Thuận từ nhóm “trung bình” lên nhóm “khá” của cả nước trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

3. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, tăng số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn

2021 - 2025 của tỉnh.

4. Hàng tháng, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư.

5. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, đồng bộ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch Covid-19.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp tục chỉ đạo phát huy những kết quả đạt đã được trong 03 tiêu chí tăng điểm, 03 tiêu chí tăng bậc và khắc phục, cải thiện những tồn tại, hạn chế trong 07 tiêu chí giảm điểm, nhất là 05 tiêu chí vừa giảm điểm, giảm bậc[1] của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia[2].

- Tập trung thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giải ngân các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch Covid-19[3].

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Công bố kịp thời, đầy đủ các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, các tài liệu về pháp lý trên trang thông tin điện tử của các đơn vị; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa các thủ tục hành chính đảm bảo giảm hồ sơ giấy tờ, giảm thời gian thực hiện và chi phí phát sinh cho việc đi lại, hoàn thiện hồ sơ.

- Chỉ đạo, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của đơn vị, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện tốt các nhiệm vụ cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI năm 2021 và những năm tiếp theo trong bảng phân công (Phụ lục đính kèm).

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Làm đầu mối theo dõi, tổng hợp và báo cáo, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp cải thiện Chỉ số PCI năm 2021; đồng thời, chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Đà Nẵng triển khai khảo sát, đánh giá phân tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả khảo sát đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2020. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2021.

- Rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trình tự giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư; thời gian hoàn thành chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2021. Đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực; ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh triển khai các thủ tục, thi công các công trình trọng điểm, công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng điện; tạo động lực và điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp rà soát nhu cầu đào tạo và đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021 tại Quyết định số 3177/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ nhằm hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch Covid-19.

3. Sở Xây dựng:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế và thủ tục cấp giấy phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, công bố công khai các quy hoạch về xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình phát triển nhà ở ... và các quy định liên quan đến công tác lập quy hoạch trên trang thông tin điện tử của đơn vị để tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc rút ngắn thời gian trong công tác lập, thẩm định quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng đối với các dự án đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án sớm triển khai xây dựng, đi vào hoạt động. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định quy hoạch theo phân cấp tại Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp tục, tăng cường phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra các Giấy phép xây dựng đã cấp để hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thi công dự án theo đúng tiến độ.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện công khai minh bạch (ngay sau khi cấp có thẩm quyền ban hành) các quyết định, quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; bảng giá đất nhà nước, giá đất đền bù của các dự án được tiến hành giải tỏa, đền bù, thu hồi đất; các dự án quy hoạch phải thu hồi đất, các hộ bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng của các dự án tại địa phương và các thông tin khác liên quan đến đất đai trên các phương tiện thông tin truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin. Rà soát, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất các cấp, rà soát sửa đổi những quy hoạch sử dụng đất không phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sớm triển khai đi vào hoạt động; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không để lãng phí tài nguyên đất đai.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin quy hoạch giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể về xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu về đất đai của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình gắn liền với đất, thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, đăng ký quyền sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các địa phương; xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính, đất đai, quy hoạch sử dụng đất.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Từng bước đầu tư phát triển hoàn thiện hạ tầng mạng lưới giao thông trên toàn tỉnh, sớm hoàn thành các công trình trọng điểm: Tuyến đường ven biển như đường ĐT.719B (đoạn Phan Thiết - Kê Gà, đoạn Hòn Lan - Tân Hải); mở rộng, nâng cấp đường ĐT.719 (đoạn Kê Gà - Tân Thiện); Cầu Văn Thánh; ….

- Chủ trì, phối hợp vối các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong việc triển khai các dự án giao thông (đường ĐT 719, 719B, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 55…) nhằm kết nối giao thông với các vùng, liên vùng tạo cơ hội và lợi thế cạnh tranh của tỉnh...; đồng thời, nghiên cứu tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp vận tải, giảm chi phí cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid -19.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển thị trường lao động tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 theo Quyết định số 176/QĐ- TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động, gắn đào tạo nghề cho lao động với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động; thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động; hiện đại hóa và chuẩn hóa các cơ sở đào tạo nghề. Kết nối đồng bộ giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm trong nước và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại Kế hoạch số 1338/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vướng mắc về lao động; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ xem xét, sửa đổi pháp luật về bảo hiểm xã hội, điều chỉnh tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tiếp tục triển khai cập nhật danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên Cổng dịch vụ công của tỉnh và tích hợp danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tăng tỉ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến.

- Tăng cường hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các sở, ngành, địa phương rà soát, cung cấp đầy đủ các thông tin cần công khai, minh bạch trên Cổng thông tin các cơ quan đơn vị như: Tài liệu về quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch xây dựng chung và quy hoạch chi tiết các đô thị; quy hoạch ngành, lĩnh vực; Kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn; các đồ án, quy hoạch xây dựng của tỉnh; quy hoạch về đất đai, đô thị, giao thông, điện, nước; quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp,…

- Làm đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch số 3164/KH-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện nâng cao tần suất sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thụ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Nội vụ:

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (Par Index); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PaPi); Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính (SiPas) năm 2021 và các năm tiếp theo.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; đẩy mạnh thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các cấp.

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Đề án cải cách thủ tục hành chính cấp tỉnh và Đề án cải cách thủ tục hành chính cấp huyện 2018 - 2021; phấn đấu cắt giảm từ 20 - 50% thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục và chính thức đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả cải cách hành chính.

9. Sở Công Thương:

- Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đề xuất các giải pháp kích thích, mở rộng xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ kết nối, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Tích cực khai thác cơ hội, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.

- Phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh theo dõi diễn biến thị trường, triển khai các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, chống đầu cơ, nâng giá; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhất là xuất khẩu thanh long, thủy sản,… do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

- Đẩy mạnh thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

10. Sở Tài chính:

Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các sở, ngành và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách để thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và tập huấn, hội thảo về kiến thức pháp luật hội nhập kinh tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm cải thiện tốt hơn Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong những năm tới, góp phần nâng cao điểm số PCI của tỉnh năm 2021 và các năm tiếp theo.

11. Sở Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện tốt các chương trình hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên cổng thông tin điện tử của sở giúp doanh nghiệp tiếp cận các thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được dễ dàng, thuận lợi và minh bạch.

- Làm đầu mối triển khai, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng cao xếp hạng Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật (B1) năm 2021.

- Phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định kịp thời, có chất lượng các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục rà soát, hệ thống hóa các quy định pháp luật nói chung, các quy định liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói riêng phù hợp với nội dung văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trên địa bàn tỉnh.

12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai có hiệu quả Chương trình xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2021; nhất là xây dựng các chương trình, kế hoạch hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch sau dịch Covid-19 để góp phần đưa ngành du lịch dần trở lại hoạt động bình thường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, xúc tiến thông tin, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận ra bên ngoài với nhiều hình thức, nhiều kênh nhằm phát triển thị trường khách du lịch mới; khuyến khích, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu du khách của các thị trường tiềm năng, tạo đà phát triển cho các thị trường nhằm tăng lượng khách quốc tế đến tỉnh, đồng thời tích cực tập trung khai thác các thị trường du lịch nội địa.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia” giai đoạn 2021 - 2025, trong đó lấy khu vực Hàm Tiến - Mũi Né và vùng phụ cận làm động lực lan tỏa tới các khu vực khác trong tỉnh.

13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

14. Thanh tra tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp rà soát lại kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các sở, ngành liên quan để hạn chế, giảm các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời kỳ dịch bệnh, không thanh tra ngoài kế hoạch.

- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các sở, ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2517/UBND-NCKSTTHC ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

15. Tòa án nhân dân tỉnh:

Nâng cao tính pháp lý, tạo lập môi trường pháp lý thân thiện, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như việc tranh chấp qua tòa án nhanh chóng, thuận lợi và đúng pháp luật để giúp giảm đáng kể rủi ro và chi phí cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư.

16. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Chỉ đạo Trung tâm Hành chính công tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 theo Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Hành chính công tăng cường giám sát việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính; đề xuất sắp xếp cán bộ có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kiến thức sâu để tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan cấp tỉnh và niêm yết công khai các thủ tục hành chính; đảm bảo 100% các biểu mẫu, đơn, tờ khai hướng dẫn kê khai thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các cơ quan phải được mẫu hóa, hướng dẫn kê khai kèm theo. Công khai danh mục các thủ tục và hướng dẫn các bước, quy trình thực hiện (các mẫu đơn; tờ khai có mẫu hướng dẫn kèm theo; mẫu hóa các quy trình; sơ đồ các bước thực hiện thủ tục hành chính; thời gian và trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan có liên quan). Phấn đấu tỷ lệ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước hàng năm trên

85%.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan đầu mối hàng tháng tiếp nhận thông tin về các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư tại tỉnh (qua địa chỉ email: hotrodoanhnghiep@ubnd.binhthuan.gov.vn) để đề xuất, tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ, giải quyết.

17. Cục Thuế tỉnh:

- Tiếp tục triển khai mở rộng ứng dụng dịch vụ thuế điện tử, các dịch vụ công điện tử để hỗ trợ người nộp thuế. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính về thuế, tiền thu từ phí, lệ phí; liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nâng cấp, thiết lập cổng thông tin điện tử ngành thuế để triển khai một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập trung, cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin dưới nhiều hình thức.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình, thủ tục nhằm rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp khi phải làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế; có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, thông đồng, thương lượng với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

- Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thu đất. Tập trung hướng dẫn hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kịp thời các thủ tục để được hưởng chính sách gia hạn về thuế và tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đẩy nhanh tiến độ xử lý hoàn thuế để đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

18. Chi cục Hải quan tỉnh:

Phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics để giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh trong hội nhập.

19. Cục Quản lý thị trường tỉnh:

Tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh.

20. Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Bình Thuận:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách tín dụng, các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đến các Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn để tăng khả năng tiếp cận các chính sách tín dụng của doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; quan tâm cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đơn giản thủ tục cho vay.

21. Công an tỉnh:

- Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội. Không để phát sinh điểm nóng; tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm tạo môi trường kinh doanh ổn định, an toàn để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh yên tâm đầu tư, sản xuất.

- Tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020” trên địa bàn tỉnh.

22. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Công khai hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ công tại bộ phận một cửa, trên trang thông tin điện tử, trên phương tiện truyền thanh cấp huyện, cấp phường, xã.

- Nghiêm túc triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

- Đẩy nhanh rút ngắn tiến độ đầu tư nâng cấp bộ phận một cửa cấp xã theo hướng hiện đại giai đoạn 2 (năm 2021 - 2023) được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cấp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án nâng cấp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, xã hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong công tác đền bù giải tỏa giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

23. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận:

Tăng cường phối hợp với các sở, ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, khen thưởng cho các điển hình tiên tiến trong việc góp phần cải thiện tốt môi trường đầu tư, cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

24. Hiệp hội Doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề; nêu cao đạo đức văn hóa trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dưng kế hoach, chương trinh hanh đông cụ thể (nội dung công việc, chỉ số đánh giá, thời gian hoàn thành) cua tưng nganh, tưng đia phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch, coi việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; đồng thời, tổ chức quán triệt nội dung đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành, cấp mình để thực hiện tốt môi trường kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Định kỳ vào ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo tình hình triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các sở, ngành và địa phương kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PVP UBND tỉnh;
- Các sở, ngành nêu tại phần II Kế hoạch;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Hành chính công;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KT, Vân.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 2416 /KH-UBND ngày 05/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).

Stt

Chỉ số/Chỉ tiêu

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan, đơn vị phối hợp

1

Chi phí gia nhập thị trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1.1

Số ngày đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN)

Các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

1.2

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Thủ tục được niêm yết công khai

1.3

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Thủ tục được niêm yết công khai

1.4

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Cán bộ hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ

1.5

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Cán bộ am hiểu chuyên môn

1.6

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Cán bộ nhiệt tình, thân thiện

1.7

Thủ tục (thay đổi) ĐKDN: Ứng dụng công nghệ thông tin tốt

Sở Thông tin và Truyền thông

1.8

Tỉ lệ doanh nghiệp làm thủ tục ĐKDN qua phương thức mới (trực tuyến, Trung tâm Hành chính công, bưu điện

1.9

Doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động

Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

1.10

Doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động

2

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Sở Tài nguyên và Môi trường

2.1

Số ngày chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2.2

Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất

2.3

Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng

2.4

Tỉ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có Giấy CNQSDĐ

2.5

Doanh nghiệp không gặp cản trở về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh

2.6

Doanh nghiệp thực hiện các TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn

2.7

Không có Giấy CNQSDĐ do lo ngại TTHC rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu

2.8

Thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với thay đổi giá thị trường

2.9

Việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng

2.10

Giải phóng mặt bằng chậm

2.11

Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch

3

Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin

3.1

Tiếp cận tài liệu quy hoạch

Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

3.2

Tiếp cận tài liệu pháp lý

3.3

Điểm số về độ mở và chất lượng trang web của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

3.4

Tỉ lệ doanh nghiệp truy cập vào website của tỉnh

3.5

“Thỏa thuận” khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng

Cục Thuế tỉnh

3.6

Hiệp hội Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách, quy định của tỉnh

Các Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn tỉnh

3.7

Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh

Sở Tài chính

Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

3.8

Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh

Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

3.9

Dự liệu được việc thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương

Sở Tư pháp

Sở, ngành và UBND các huyn, thành phố

3.10

Tỉ lệ doanh nghiệp nhn được thông tin, văn bn sau khi đề nghị cơ quan nhà nước của tnh cung cấp

Sở, nnh và UBND các huyện, thành ph

3.11

S ngày đ nhn được thông tin, văn bn sau khi đã đề nghị cung cấp

3.12

Thông tin mời thu được công khai

Sở Kế hoạch và Đu tư

4

Chi phí thi gian đ thc hiện quy đnh Nhà nưc

4.1

Tỉ lệ doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu thc hin quy định pháp luật

Sở Tư pháp

Sở, ngành và UBND các huyn, thành phố, xã, phường, thị trn

4.2

Doanh nghiệp không phi đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục

Sở Kế hoạch và Đầu tư

4.3

Thời gian thực hiện TTHC được rút ngn hơn so với quy đnh

Sở Nội v

4.4

Thủ tục giy tờ đơn giản

Sở Nội v

4.5

Phí, l phí được niêm yết công khai

Sở Tài chính

4.6

Cán bộ công chức gii quyết công việc hiệu quả

Sở Nội v

4.7

Cán bộ công chức thân thiện

Sở Nội v

4.8

S giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế

Cc Thuế tnh

4.9

Tỉ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên trong năm

Thanh tra tnh

4.10

Nội dung thanh, kim tra bị trùng lặp

4.11

Thanh, kiểm tra to cơ hội cho n bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp

5

Chi phí không chính thức

5.1

Các doanh nghiệp cùng ngành thường phi trả thêm c khoản chi phí không chính thc

Các s, nnh

UBND các huyn, thành phố, xã, phường, thị trn

5.2

Tỉ lệ doanh nghiệp phi chi hơn 10% doanh thu cho c loi chi phí không chính thc

5.3

Tình trng nhũng nhiu khi giải quyết TTHC cho doanh nghiệp là phổ biến

5.4

Công việc đt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không cnh thc

5.5

Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được

5.6

Doanh nghiệp lo ngại tình trạng 'chạy án' là phổ biến

Công an tỉnh

Tòa án tỉnh

5.7

Chi trả chi phí không chính thức là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu

Các sở, ngành

UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn

5.8

Tỉ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức trong thực hiện TTHC đất đai

5.9

Tỉ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra

6

Cạnh tranh bình đẳng

6.1

Việc tỉnh “ưu ái cho các DNNN gây khó khăn cho doanh nghiệp”

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành

6.2

DNNN thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thành phố

6.3

DNNN thuận lợi hơn trong tiếp cận các khoản vay

Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Bình Thuận

Các Ngân hàng thương mại

6.4

DNNN thuận lợi hơn trong cấp phép khai thác khoáng sản

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

6.5

DNNN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các TTHC

Sở Nội vụ

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

6.6

DNNN thuận lợi hơn trong việc có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

6.7

Doanh nghiệp FDI được ưu tiên giải quyết các khó khăn hơn doanh nghiệp dân doanh

Các sở, ban, ngành

6.8

Tỉnh ưu tiên thu hút FDI hơn là phát triển khu vực tư nhân

Sở Kế hoạch và Đầu tư

6.9

Doanh nghiệp FDI thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

6.10

Doanh nghiệp FDI có đặc quyền trong miễn/giảm thuế TNDN

Cục Thuế tỉnh

6.11

Doanh nghiệp FDI thuận lợi hơn trong thực hiện các TTHC

Sở Nội vụ

6.12

Doanh nghiệp FDI trong hoạt động nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn

Các sở, ngành

UBND các huyện, thị xã, thành phố

6.13

Ưu đãi doanh nghiệp lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho bản thân Doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

6.14

Nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai...) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen CBCQ

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

Tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

7.1

UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho KTTN

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

7.2

UBND tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mới phát sinh

7.3

Thái độ của chính quyền tỉnh với khu vực KTTN là tích cực

7.4

Khi chính sách Trung ương có điểm chưa rõ, cơ quan tỉnh thường "đợi xin ý kiến chỉ đạo"/"không làm gì cả"

7.5

Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở/ ngành

7.6

Lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng, nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện/thị

7.7

Vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp được tháo gỡ kịp thời qua Đối thoại doanh nghiệp

7.8

Doanh nghiệp nhận được phản hồi của cơ quan nhà nước tỉnh sau khi phản ánh khó khăn, vướng mắc

7.9

Tỉ lệ doanh nghiệp hài lòng với phản hồi/cách giải quyết của cơ quan nhà nước tỉnh

8

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

8.1

Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm vừa qua (Bộ Công Thương)

Sở Công Thương

8.2

Tỉ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp

Các sở, ngành

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

8.3

Tỉ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư nhân và FDI trên tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

8.4

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường

8.5

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường

8.6

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường

8.7

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh (ĐTKD)

8.8

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm ĐTKD

8.9

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm ĐTKD

8.10

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (XTTM)

Sở Công Thương

8.11

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ XTTM

8.12

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ XTTM

8.13

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (TVPL)

Các sở, ngành

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

8.14

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc TVPL

8.15

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ TVPL

8.16

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ (LQĐCN)

Các sở, ban, ngành

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

8.17

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ LQĐCN

8.18

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp trên cho các dịch vụ LQĐCN

8.19

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (KTTC)

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

8.20

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về KTTC

8.21

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về KTTC

8.22

Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (QTKD)

8.23

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về QTKD

8.24

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về QTKD

9

Đào tạo lao động

9.1

Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng Tốt

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị xã, thành phố

9.2

Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng Tốt

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

UBND các huyện, thị xã, thành phố

9.3

doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ Giới thiệu việc làm tại tỉnh

9.4

Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ giới thiệu việc làm

9.5

Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm

9.6

Phần trăm tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động

9.7

Phần trăm tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động

9.8

Lao động tại tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp

9.9

Tỉ lệ lao động qua đào tạo /số lao động chưa qua đào tạo

9.10

Tỉ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lực lượng lao động

9.11

Tỉ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp

10

Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự

10.1

Tin tưởng hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng của doanh nghiệp

Sở Tư pháp

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.2

Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo cán bộ nhũng nhiễu

Thanh tra tỉnh

10.3

Lãnh đạo tỉnh sẽ không bao che và nghiêm túc kỷ luật cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp

Sở Nội vụ

10.4

Doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng Tòa án để giải quyết các tranh chấp

Tòa án tỉnh

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.5

Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ việc kinh tế đúng pháp luật

10.6

Phán quyết của Tòa án là công bằng (%)

10.7

Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ việc kinh tế nhanh chóng

10.8

Các cơ quan trợ giúp pháp lý tại tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng để khởi kiện

Sở Tư pháp

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.9

Các chi phí chính thức và chi phí không chính thức là chấp nhận được khi giải quyết tranh chấp qua Tòa án

Tòa án nhân dân tỉnh

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.10

Số lượng vụ việc tranh chấp của doanh nghiệp dân doanh do Tòa án thụ lý/100 doanh nghiệp

10.11

Tỉ lệ nguyên đơn ngoài quốc doanh/tổng số nguyên đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh

10.12

Tỉ lệ vụ việc kinh tế đã được giải quyết trong năm

10.13

Phán quyết của Tòa án được thi hành nhanh chóng

Cục Thi hành án dân sự tỉnh

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.14

Tình hình an ninh trật tự tại tỉnh là tốt

Công an tỉnh

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

10.15

Tỉ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản năm qua

10.16

Cơ quan công an hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vụ mất trộm tài sản

10.17

Phải trả tiền 'bảo kê' cho băng nhóm côn đồ, xã hội đen để yên ổn làm ăn



[1] Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động của Chính quyền tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động.

[2] Kế hoạch số 810/KH-UBND ngày 06/3/2020 thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 13/01/2020 về triển khai xây dựng và thực hiện Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2020.

[3] Kế hoạch số 1338/KH-UBND ngày 08/4/2020 của UBND tỉnh triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Quyết định 1361/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 triển khai Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 08/4/2020 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Công văn số 1405/UBND-KGVXNV ngày 15/4/2020 triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 1033/QĐ-UBND ngày 06/5/2020 thành lập Ban chỉ đạo về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương có liên quan; Chương trình hành động số 2501/CTHĐ-UBND ngày 7/6/2020 thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2416/KH-UBND ngày 05/07/2021 thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bình Thuận năm 2021

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


96

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.43.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!