UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 226/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày 17
tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN TỪ QUÝ IV NĂM
2018 ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
(MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số
1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; Nghị định số 52/2018/NĐ-
CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số
490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày
22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 -
2020 về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020;
Uỷ ban nhân dân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một
sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020, nội dung cụ
thể như sau:
I.
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu
quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về
xã NTM.
- Thông qua việc phát
triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
phù hợp, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của
nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn từ quý
IV năm 2018 đến năm 2020
- Củng cố, kiện toàn,
bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Điều phối Chương trình
MTQG xây dựng NTM và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNN) các cấp để thực hiện
Chương trình OCOP.
- Ban hành Bộ tiêu
chí, Quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, để định
hướng quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm thống nhất và đồng bộ.
- Phấn đấu tiêu chuẩn
hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có của tỉnh (tương ứng khoảng 31 sản phẩm),
tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh. Trong đó,
phấn đấu có 18 sản phẩm đạt 3 - 5 sao (sản phẩm đạt từ 70 - 100 điểm) (theo
Phụ lục 1, 2, 3 đính kèm).
- Triển khai xây dựng
Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quãng bá, giới
thiệu sản phẩm cấp tỉnh tại thành phố Cao Lãnh.
- Củng cố, kiện toàn
100% doanh nghiệp, HTX, THT tham gia Chương trình OCOP.
- Phấn đấu phát triển
mới khoảng 30 doanh nghiệp, HTX tham gia Chương trình OCOP.
- Đào tạo tập huấn
kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.500 cán bộ quản
lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo
doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương
trình OCOP.
- Phát triển các
ngành nghề mới tại các địa phương có tiềm năng phát triển.
2.2. Giai đoạn quý IV
năm 2018
- Củng cố, kiện toàn,
bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Điều phối Chương trình
MTQG xây dựng NTM và TCCNN các cấp để thực hiện Chương trình OCOP.
- Ban hành Bộ tiêu
chí, Quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai nội dung
Chương trình OCOP cho 100% cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã), các
tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.
II.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN TỪ QUÝ IV NĂM 2018 ĐẾN NĂM
2020 (theo
Phụ lục 4 đính kèm)
III.
NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Tổng kinh phí thực
hiện Chương trình từ quý IV năm 2018 đến năm 2020:
Dự kiến 50.050 triệu
đồng (theo Phụ lục 5, 5a, 5b, 5c đính kèm). Trong đó:
- Vốn huy động từ
cộng đồng: 30.030 triệu đồng (chiếm 60%).
- Vốn từ ngân sách
Nhà nước: 20.020 triệu đồng (chiếm 40%). Cụ thể:
+ Ngân sách Trung
ương từ Chương trình MTQG xây dựng NTM: 4.474 triệu đồng.
+ Nguồn vốn lồng ghép
từ các chương trình khác (sự nghiệp khoa học và công nghệ, chương trình khuyến
công, khuyến nông, xúc tiến thương mại, phát triển du lịch, kinh phí tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, ngân sách các huyện, thị xã, thành phố,…): 10.546 triệu
đồng.
+ Nguồn vốn đầu tư
phát triển: 5.000 triệu đồng.
IV.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.
Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP
- Rà soát, đánh giá
tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có, định hướng các tổ chức kinh tế nâng
cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương
(trong tỉnh) hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở
khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức
và công nghệ địa phương theo tiêu chí OCOP. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có
đảm bảo mục tiêu đề ra, gồm 06 nhóm:
+ Thực phẩm, gồm:
nông sản tươi sống và nông sản chế biến.
+ Đồ uống, gồm: đồ
uống có cồn; đồ uống không cồn.
+ Thảo dược, gồm: các
sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
+ Vải và may mặc,
gồm: các sản phẩm làm từ bông, sợi.
+ Lưu niệm - nội thất
- trang trí, gồm: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt
may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
+ Dịch vụ du lịch
nông thôn, bán hàng, gồm: các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ
dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,...
- Khuyến khích, thu
hút, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm
2.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức
Việc thông tin,
truyền thông phải triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau
trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của
Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh;
trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn,… Cần đưa Chương trình OCOP vào Nghị
quyết của cấp ủy các cấp; trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng
tâm của chính quyền địa phương.
3.
Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở, bao
gồm
- Cấp tỉnh:
+ Cơ quan chỉ đạo:
Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM và TCCNN tỉnh.
+ Cơ quan tham mưu,
giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT).
+ Uỷ ban nhân dân
tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh tại
mỗi kỳ đánh giá thường niên.
- Cấp huyện:
+ Cơ quan chỉ đạo:
Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM và TCCNN cấp huyện.
+ Cơ quan tham mưu,
giúp việc: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế.
+ Uỷ ban nhân dân cấp
huyện thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện tại mỗi kỳ
đánh giá thường niên.
- Cấp xã: Uỷ ban nhân
dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương tình OCOP.
4.
Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP
4.1. Hệ thống tư vấn
hỗ trợ
Tư vấn các hoạt động
của Chương trình OCOP tại Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM và TCCNN
(cấp tỉnh, huyện) và các tổ chức kinh tế tại cộng đồng.
4.2. Hệ thống đối tác
hỗ trợ
Hệ thống đối tác của
Chương trình OCOP bao gồm các tổ chức/cá nhân có liên quan với các chủ thể OCOP
theo cách hợp tác cùng có lợi, bao gồm: các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất
kinh doanh sản phẩm OCOP; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực
ngành hàng của Chương trình OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ Trung ương,
vùng và địa phương; các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản
phẩm; các ngân hàng, các quỹ đầu tư; các tổ chức quốc tế; đài phát thanh,
truyền hình ở trung ương, địa phương, các nhà báo.
5.
Chính sách thực hiện
Vận dụng cơ chế,
chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát
triển du lịch, khoa học và công nghệ, khuyến nông, khuyến công, tín dụng, xúc
tiến thương mại, đầu tư…tích hợp các cơ chế, chính sách này để hỗ trợ thực hiện
Chương trình.
6.
Huy động các nguồn lực thực hiện
- Xác định nguồn lực
lớn nhất từ cộng đồng, do đó, có các phương pháp huy động nguồn lực từ cộng
đồng như tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... được
triển khai phù hợp với các quy định của Pháp luật, được huy động trong quá
trình hình thành các tổ chức kinh tế, dưới dạng góp vốn, triển khai các hoạt
động theo Chu trình OCOP thường niên.
- Huy động nguồn lực
tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất
tham gia Chương trình OCOP.
- Bố trí nguồn vốn
ngân sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch
vụ thực hiện Chương trình OCOP.
7.
Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Triển khai đào tạo,
tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; lãnh đạo tại các doanh nghiệp,
HTX, THT, chủ hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.
- Tổ chức thực hành
phát triển ý tưởng sản phẩm, quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại cho đội ngũ
cán bộ quản lý các doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất cũng như đối tác
OCOP tư vấn khác, đảm bão tính thực tiễn, hiệu quả. Trong quá trình triển khai
công tác đào tạo, tập huấn, chú trọng kết hợp, lồng ghép các chương trình đào
tạo nghề cho lao động ở nông thôn, kết hợp việc cấy nghề tại các địa phương có
tiềm năng, để đa dạng hóa nội dung, sản phẩm và nguồn lực.
- Tham quan học tập
kinh nghiệm tại các nơi triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP.
8.
Giải pháp về khoa học công nghệ
- Xây dựng và triển
khai các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công
nghệ tiên tiến trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản, chế
biến) nhằm tăng hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP theo nhu cầu
và đặt hàng cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP (ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ
và vừa và HTX có địa chỉ ứng dụng cụ thể).
- Triển khai thực
hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên
tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn
gốc xuất xứ sản phẩm (tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho từng sản phẩm). Thiết
kế website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý
tưởng phát triển sản phẩm.
9.
Giải pháp về xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình OCOP
- Phát triển sản
phẩm, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiếp cận theo thị trường. Trong
đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản
phẩm OCOP, nhằm tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP, đồng
thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Thực hiện quảng bá,
tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, tập trung thực hiện xúc tiến
thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao. Chú trọng phát triển hình
thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Yêu cầu các sở, ngành
tỉnh, các đơn vị có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6),
cả năm (trước ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân
tỉnh./.
Nơi nhận:
-
TT/TU, TT/HĐND;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ngành tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, tx, tp;
- Trường CĐCĐ Đồng Tháp;
- CCPTNT;
- Lưu: VT, NC/KTN (VA).
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Hùng
|