ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2134/KH-UBND
|
Quảng Nam, ngày 08
tháng 4 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
NĂM 2022
Căn cứ Nghị quyết số
07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế,
chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội
đồng nhân dân tỉnh; Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh về
việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022; UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam năm 2022, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm cụ thể hóa
Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2021-2025. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp
các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và
thời gian.
2. Xác định Chương
trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát
triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần
thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP
và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng
tâm trong triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có
liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Các địa phương cần ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng
tâm năm 2022 của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển kinh tế
khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu
quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp
tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng (các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa
và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực
nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh
và gia tăng giá trị.
- Thông qua việc phát
triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố,
bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100 % đơn vị cấp
huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, cấp xã và hoàn thiện bộ
máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp; 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp
xã và các chủ thể mới tham gia Chương trình OCOP năm 2022 phải được tham gia tập
huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể các bước
trong chu trình OCOP.
- Về phát triển sản
phẩm: Hỗ trợ phát triển/nâng cấp 268 sản phẩm đã được
công nhận, phấn đấu trong năm 2022 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia
Chương trình OCOP năm 2022 đạt hạng 3 sao trở lên (Có danh sách sản phẩm
tham gia Chương trình OCOP năm 2022 kèm theo).
- Về phát
triển tổ chức kinh tế: Hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 10 tổ chức
kinh tế (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã) tham gia OCOP.
- 100 %
chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn
thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất
nguồn gốc sản phẩm.
- Xây dựng/nâng
cấp các điểm, trung tâm bán hàng OCOP cấp huyện. Đảm bảo đến cuối năm 2022, tất
cả 18 huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất 01 điểm bán hàng OCOP (ngoài sản
phẩm OCOP của địa phương, kết nối sản phẩm OCOP của các địa phương khác trong tỉnh,
kể cả sản phẩm OCOP ngoài tỉnh). Phấn đấu các sản phẩm sau 01 năm được công nhận
OCOP hạng 3 sao trở lên tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần so với
thời điểm sản phẩm chưa tham gia OCOP.
- Tổ chức
ít nhất 02 cuộc Hội chợ chuyên đề về sản phẩm OCOP, tổ chức Hội nghị đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
III. NỘI
DUNG, KINH PHÍ
1. Một số
nội dung, nhiệm vụ chủ yếu
a) Tuyên
truyền, khởi động triển khai Kế hoạch OCOP năm 2022.
- Tiếp tục
tuyên truyền về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng và
trên Website http://ocop.quangnam.gov.vn. Các cơ quan truyền thông của tỉnh,
huyện tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình.
- Tổ chức
01 cuộc Hội thảo về Chương trình OCOP, giải pháp nhiệm vụ cho Chương trình
trong tình hình mới, mời các chuyên gia, các ngành, địa phương và chủ thể tham
gia.
b) Củng cố
hệ thống tổ chức
- Tiếp tục
củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cấp huyện
để quản lý, điều hành Chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp gắn với nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới.
- Rà
soát, bố trí cán bộ có năng lực, tận tâm và hiểu biết để tham mưu Chương trình
OCOP các cấp; định kỳ hằng quý tổ chức họp, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện
các công việc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong
quá trình thực hiện.
- Triển
khai Chu trình OCOP thường niên.
- Tổ chức
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân và các chủ thể OCOP
trên địa bàn về Chương trình OCOP. Các nội dung cần tập trung tuyên truyền gồm:
Sự cần thiết của Chương trình OCOP; quan điểm, đối tượng, mục tiêu, nội dung,
nguyên tắc của Chương trình; chu trình OCOP thường niên; sản phẩm OCOP và tiêu
chuẩn sản phẩm OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP… Rà soát các sản phẩm
tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình
OCOP.
- Khảo
sát, đánh giá hiện trạng sản phẩm về nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với sản
phẩm; vùng nguyên liệu; lực lượng lao động; khả năng đầu tư phát triển sản phẩm
OCOP theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022.
- Tập huấn,
hướng dẫn cho các chủ thể xây dựng, triển khai phương án/Kế hoạch sản xuất kinh
doanh; các quy định về bao bì, ghi nhãn mác hàng hoá; về bảo vệ môi trường
trong sản xuất; về an toàn vệ sinh thực phẩm; về xây dựng thương hiệu; về Bộ
tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm; về lập hồ sơ minh chứng... Hỗ trợ kinh
phí cho các chủ thể theo các nội dung quy định tại Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND
ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày
25/02/2021 của UBND tỉnh và các quy định khác có liên quan.
- Tổ chức
đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo đúng quy định tại các
Quyết định số: 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, 781/QĐ- TTg ngày 08/6/2020 của Thủ
tướng Chính phủ (đến khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định mới thì thực hiện
theo Quyết định mới). Về thời gian gửi hồ sơ về cấp tỉnh đánh giá, phân hạng: Đợt
1, trước ngày 15/7/2022 (tối thiểu 50% sản phẩm đã đăng ký); Đợt 2, trước
ngày 15/9/2022 (đối với số sản phẩm còn lại).
- Đẩy mạnh
công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh có Quyết định
công nhận nhằm quảng bá hình ảnh OCOP, kết nối tiêu thụ sản phẩm; xây dựng một
số Trung tâm OCOP cấp huyện; phát triển/nâng cấp các điểm bán hàng OCOP; tích cực
tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại OCOP trong và ngoài tỉnh; tổ chức Hội
chợ chuyên bán sản phẩm OCOP.
c) Củng cố,
nâng cấp, thành lập mới các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP: Triển
khai công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp
vừa và nhỏ; nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách
hoàn thiện hệ thống tổ chức và sản xuất kinh doanh.
d) Phát
triển sản phẩm OCOP
- Ưu tiên
những sản phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương, chú trọng xây dựng vùng nguyên
liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất; ưu tiên những sản phẩm sử dụng
lao động địa phương, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn
Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO....Hạn chế tối đa sản phẩm tươi sống, sản
phẩm thô chưa qua sơ chế biến, sản phẩm trùng lắp (nhiều chủ thể đăng ký một loại
sản phẩm, nhưng chất lượng, mẫu mã bao bì thiếu cải tiến). Sản phẩm đăng ký cần
phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, tránh trường hợp sau khi đăng ký, được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không triển khai thực hiện.
- Tập
trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác, liên kết từ
khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị, đáp ứng
tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công
bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực
phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác đúng quy định; xây dựng câu chuyện sản phẩm đặc
sắc để dễ tiếp cận và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng; các sản phẩm OCOP đạt
3 sao trở lên đều phải có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nhãn hàng hoá đúng quy
định.
e) Củng cố
hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP: Tư vấn, hướng dẫn,
giới thiệu các đối tác tư vấn có năng lực kinh nghiệm hỗ trợ các chủ thể sản xuất
trong các lĩnh vực, hoạt động như: Tư vấn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp
tác xã; tư vấn tài chính, marketing; tư vấn phát triển hoàn thiện sản phẩm; tư
vấn kỹ năng phân phối, xúc tiến thương mại; tư vấn quản trị doanh nghiệp; tư vấn
kỹ thuật/công nghệ; tư vấn các dịch vụ hỗ trợ (thiết kế, in ấn bao bì, nhãn
mác, thiết kế website, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đăng
ký/công bố sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng
hóa…).
f) Quản
lý chất lượng sản phẩm: Tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát chất lượng sản
phẩm OCOP đã được công nhận tại các cơ sở sản xuất và các sản phẩm lưu thông
trên thị trường.
g) Công
tác tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
- Phát
huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện trong các
năm qua; năm 2022 hoạt động liên ngành tiếp tục tăng cường đến địa phương tư vấn,
hướng dẫn cho cán bộ OCOP cấp huyện, xã và các chủ thể triển khai thực hiện
theo đúng chu trình OCOP; nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng theo Bộ
Tiêu chí đánh giá, phân hạng tại Quyết định số 1048/QĐ- TTg ngày 21/8/2019, Quyết
định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ (đến khi Thủ tướng
Chính phủ có Quyết định mới thì thực hiện theo Quyết định mới); tổ chức sản xuất
kinh doanh theo đúng quy định hiện hành.
- Các địa
phương phải thường xuyên kiểm tra thực tế sản xuất, tư vấn, hướng dẫn chủ thể
phát triển sản phẩm tuân thủ đúng các bước của Chu trình OCOP, chú ý việc triển
khai sản xuất phải đảm bảo phương án sản xuất kinh doanh của chủ thể đã xây dựng
và được UBND cấp huyện thống nhất bằng văn bản.
2. Nguồn
kinh phí thực hiện
Nguồn vốn
sự nghiệp ngân sách tỉnh được UBND tỉnh phân bổ tại Quyết định số 3626/QĐ-UBND
ngày 10/12/2021 và các nguồn kinh phí khác theo quy định.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Các địa
phương, đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của UBND tỉnh
tại Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022 về việc triển khai Chương trình Mỗi
xã một sản phẩm năm 2022 và một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Sở
Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ
trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai toàn diện các nội
dung Chương trình OCOP năm 2022; tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều
hành, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình; hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung theo
Kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức
01 cuộc Hội thảo về Chương trình OCOP, giải pháp nhiệm vụ cho Chương trình
trong tình hình mới, mời các chuyên gia, các ngành, địa phương và chủ thể tham
gia.
- Trong
quá trình thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung sản phẩm, chủ
thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP năm 2022 cho phù hợp với tình hình thực
tế thì giao Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, quyết định và báo cáo UBND tỉnh để
theo dõi.
2. Sở
Công Thương:
- Đẩy mạnh
các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP; triển khai
các hoạt động khuyến công, thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan
đến sản phẩm OCOP; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, xử lý
nghiêm theo quy định các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng
hóa không rõ nguồn gốc.
- Hướng dẫn
đăng ký công bố chất lượng sản phẩm và các quy định khác của ngành Công Thương
liên quan đến việc thực hiện Chương trình OCOP, thường xuyên tổ chức thanh, kiểm
tra về nội dung này.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) tổ chức các cuộc Hội chợ
sản phẩm OCOP theo chỉ đạo tại Công văn số 485/UBND-KT ngày 21/01/2022 của UBND
tỉnh.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên
quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ phát triển Trung tâm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện (nếu
có nhà đầu tư) theo đúng quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 524/QĐ-UBND
ngày 25/02/2021; thống kê các điểm bán hàng, trung tâm OCOP hiện có, đánh giá
và có đề xuất hỗ trợ phù hợp.
3. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Hỗ trợ
các địa phương, chủ thể OCOP các nội dung về phát triển thương hiệu; tiêu chuẩn,
đo lường chất lượng (xây dựng và quản lý hệ thống chất lượng tiên tiến, đánh
giá hợp chuẩn, hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở); hướng dẫn ghi nhãn hàng
hóa; đăng ký mã số, mã vạch; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Hướng dẫn
xác lập quyền sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn địa lý...
- Hướng dẫn,
hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP thực hiện và áp dụng các quy trình
sản xuất tiên tiến phù hợp.
4. Sở Y tế: Chủ trì,
phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản xuất
nắm kỹ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định về sản xuất kinh
doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...; hướng dẫn
đăng ký công bố chất lượng sản phẩm và các quy định khác của ngành Y tế liên
quan đến việc thực hiện Chương trình OCOP, thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra
về nội dung này.
5. Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
tập huấn, tư vấn, hướng dẫn các địa phương, chủ thể sản xuất lập hồ sơ minh chứng
và đánh giá sản phẩm thuộc nhóm ngành Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch
theo Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ (đến khi
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định mới thì thực hiện theo Quyết định mới); hướng
dẫn xây dựng câu chuyện sản phẩm cho sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
6. Sở Tài
nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tập huấn, hướng dẫn,
kiểm tra các địa phương, chủ thể sản xuất về thực hiện các quy định của Nhà nước
về lĩnh vực môi trường; hướng dẫn xây dựng các hồ sơ liên quan về bảo vệ môi
trường trong sản xuất.
7. Các Sở:
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu bố trí nguồn vốn thực
hiện Chương trình; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu phân bổ kinh
phí thực hiện lắp đặt số Pano tuyên truyền Chương trình OCOP tại các địa phương
theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022, kinh phí
tổ chức Hội thảo Chương trình OCOP và một số nhiệm vụ phát sinh khác; hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn được giao theo đúng quy định.
8. Sở
Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên
quan triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP; hỗ
trợ, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, trong phát triển
sản phẩm và bán sản phẩm OCOP.
9. Văn
phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh:
- Phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh
bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp nông thôn mới Trung ương năm 2022 (nếu có) để hỗ
trợ thực hiện Chương trình OCOP.
- Phối hợp
với các Sở, ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện
Chương trình OCOP gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
10. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Nam: Phối hợp
với các Sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền,
truyền thông về Chương trình OCOP, đặc biệt tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm
OCOP được UBND tỉnh công nhận; những gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất
tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo trong Chương trình OCOP.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo
Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên
quan chủ động, sớm hướng dẫn chủ thể rà soát, chuẩn bị hồ sơ minh chứng đánh
giá, phân hạng sản phẩm; thực hiện việc kiểm tra thực tế tại cơ sở, kiểm tra kỹ
hồ sơ trước khi gửi lên tỉnh đánh giá. Chú ý hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá
phân hạng năm 2022 đúng thời gian theo 02 đợt nêu trên.
- Phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT chọn vị trí lắp đặt một số Pano tuyên truyền Chương
trình OCOP theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 485/UBND-KTN ngày
21/01/2022.
- Thường
xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện
Chương trình; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất
về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Văn
phòng Điều phối NTM Trung ương, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh
để theo dõi, chỉ đạo.
Trên đây
là Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam năm 2022; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, TC, CT, KH&ĐT, TN&MT, Y tế, KH&CN,
TT&TT; VH, TT&DL;
- Văn phòng ĐP NTM tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Báo, Đài PTTH Quảng Nam;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.
D:\Dropbox\minh tam b\Nam 2022\Ke hoach\04 01 Ke hoach triển khai Chuong
trinh OCOP 2022.docx
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Tuấn
|
DANH
SÁCH
SẢN PHẨM, CHỦ THỂ SẢN XUẤT THAM GIA CHƯƠNG
TRÌNH OCOP TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 2134/KH-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT
|
Địa
phương/Sản phẩm
|
Chủ
thể sản xuất
|
Địa
chỉ Chủ thể sản xuất
|
Người
đại diện theo pháp luật
|
Ghi
chú
|
I
|
Huyện Đại Lộc
|
|
|
|
|
1
|
Nước ép dứa Khe Hoa
|
Hộ
kinh doanh Nguyễn Thị Kiều Trang
|
Xã
Đại Sơn
|
Nguyễn Thị Kiều
Trang
|
|
2
|
Mỳ khô Hoà Bắc
|
Hộ
kinh doanh Phạm Văn Cường
|
Xã
Đại Nghĩa
|
Phạm Văn Cường
|
|
3
|
Mỳ Quảng Khô
|
HTX
nông nghiệp bền vững Quảng Nam
|
Xã
Đại Đồng
|
Nguyễn Kiều Bảo Hân
|
|
4
|
Nước cốt chanh Hồng
Vân
|
Hộ
kinh doanh Dầu gội bưởi Hồng Vân
|
Xã
Đại Hiệp
|
Nguyễn Thị Hồng Vân
|
|
5
|
Trà An Bằng
|
HTX
nông nghiệp hữu cơ An Bằng
|
Xã
Đại An
|
Hồ Quang Hưng
|
|
6
|
Chả heo Tuấn Mười
|
Hộ
kinh doanh Lê Anh Tuấn
|
Xã
Đại Hòa
|
Lê Anh Tuấn
|
|
7
|
Rượu gạo lứt Hồng Lộc
Tửu
|
Hộ
kinh doanh Rượu gạo lứt sạch Đại Lộc
|
Xã
Đại Minh
|
Trần Đình Duyên
|
|
II
|
Thành phố Hội An
|
|
|
|
|
8
|
Tôm dẻo Cửa Đại
|
Cơ
sở sản xuất và chế biến thực phẩm Hội An
|
Xã
Cẩm Thanh
|
Nguyễn Ngọc Ánh
|
|
9
|
Chả tôm quết Cửa Đại
|
|
10
|
Quật sấy sợi Phúc
Nguyễn
|
Cơ
sở Sản xuất và kinh doanh hoa hồng Phúc Nguyễn
|
Xã
Cẩm Hà.
|
Nguyễn Thị Phúc
|
|
11
|
Bột hạt sen mè đen
Mẹ Mít
|
Cơ
sở ngũ cốc Mẹ Mít
|
Xã
Cẩm Hà
|
Thái Thị Nhị
|
|
12
|
Bơ đậu phộng nguyên
chất Spoon It Up
|
Công
ty TNHH Bếp Gấu Trúc
|
Xã
Cẩm Thanh
|
Lê Thị Thảo
|
|
13
|
Cá trích khô Cao
Phương
|
CSSX
mực 1 nắng Cù Lao Chàm Cao Phương
|
Xã
Tân Hiệp
|
Cao Thị Phương
|
|
14
|
Bình hoa thủ công
Sơn Thúy
|
Cơ
sở sản xuất gốm Sơn Thúy
|
Phường
Thanh Hà
|
Nguyễn Viết Lâm
|
|
15
|
Hồng đẳng sâm sấy
|
Hộ
kinh doanh Cà phê và Đặc sản Bếp Nhà Vân
|
Phường
Cẩm Châu
|
Võ Miên Hạ
|
|
16
|
Mật ong lên men
|
|
III
|
Huyện Quế Sơn
|
7
|
|
|
|
17
|
Bánh chưng Quý Thu
|
Công
ty TNHH SXTM Quý Thu
|
Xã
Quế Xuân 2
|
Lưu Thị Thu
|
|
18
|
Phở gạo Thanh Phúc
|
Cơ
sở kinh doanh Võ Thị Thanh Phúc
|
Thị
trấn Hương An
|
Võ Thị Thanh Phúc
|
|
19
|
Dầu Mè Đất Quế
|
Hợp
tác xã nông nghiệp Quế Châu
|
Xã
Quế Châu
|
Trương Văn Cẩm
|
|
20
|
Hồ tiêu Quế Sơn
|
Hợp
tác xã nông nghiệp Hồ Tiêu Quế Sơn
|
Xã
Quế Long
|
Phan Văn Huệ
|
|
21
|
Gà Tre Đèo Le
|
Hợp
tác xã nông nghiệp Quế Long
|
Xã
Quế Long
|
Lê Ngọc Trai
|
|
22
|
Dưa lưới
|
Hợp
tác xã nông nghiệp công nghệ cao Quế Sơn
|
Xã
Quế Phong
|
Nguyễn Quang Anh Kiệt
|
|
23
|
Bột ngũ cốc H.Farm
|
Cơ
sở thực phẩm xanh HuongFarm
|
Xã
Quế Hiệp
|
Phạm Thị Mỹ Hương
|
|
IV
|
Huyện Nông Sơn
|
|
|
|
|
24
|
Bút trầm hương
|
Hộ
kinh doanh Phúc Vượng Lợi
|
Xã
Ninh Phước
|
Hồ Như Truyền
|
|
25
|
Đường thẻ Phú Gia
|
Hộ
Kinh doanh Hoàng Thị Tưởng
|
Xã
Ninh Phước
|
Hoàng Thị Tưởng
|
|
26
|
Mứt vỏ bưởi trụ Đại
Bình
|
Hộ
kinh doanh tổ hợp tác mứt vỏ bưởi trụ Đại Bình
|
Quế
Trung
|
Thái Thị Xíu
|
|
27
|
Rượu nếp cẩm Sơn
Viên
|
Hộ
kinh doanh Nguyễn Mai Nam
|
Xã
Sơn Viên
|
Nguyễn Mai Nam
|
|
28
|
Rượu sim Cao Hoàng
|
Hộ
Kinh doanh CSKD Cao Thị Hằng
|
Xã
Quế Lộc
|
Cao Thị Hằng
|
|
V
|
Huyện Thăng Bình
|
|
|
|
|
29
|
Kiệu xóm Cát ngâm mắm
|
HTX
NN Thanh niên Bình Phục
|
Xã
Bình Phục
|
Hồ Tấn Pháp
|
|
30
|
Dung dịch rửa tay
khô Hoàng Kim
|
Hộ
SXKD Lê Thị Hoàng
|
Xã
Bình Chánh
|
Lê Thị Hoàng
|
|
31
|
Chả bò Bà Lệ
|
Hộ
SXKD Huỳnh Thị Vi
|
Thị
trấn Hà Lam
|
Huỳnh Thị Vi
|
|
32
|
Điểm du lịch Trang
trại Trảng Trầm
|
Hộ
kinh doanh Phan Đức Tư
|
Xã
Bình Dương
|
Phan Đức Tư
|
|
33
|
Cao cà gai leo
|
Công
ty cổ phần nghiên cứu và phát triển dược liệu Đại Việt
|
Xã
Bình Định Nam
|
Nguyễn Văn Anh
|
|
34
|
Bột rau má sấy lạnh
TABITHA
|
HTX
nông dược Thiên Lộc
|
Xã
Bình Lãnh
|
Đặng Thị Tố Nga
|
|
35
|
Cao Chè vằng miền
Trung
|
Hộ
Kinh doanh Nguyễn Viết Vinh
|
Xã
Bình Phú
|
Nguyễn Viết Vinh
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
36
|
Yến tinh chế sấy
khô
|
Công
ty TNHH MTV Yến sào đất Quảng
|
Xã
Bình Đào
|
Trần Hữu Long
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
37
|
Bánh tráng cuốn
Hương Huệ
|
HTX
Nông nghiệp Hương Huệ
|
Xã
Bình Trị
|
Đặng Thị Hương
|
Sản phẩm nâng cấp
|
VI
|
Thành phố Tam Kỳ
|
|
|
|
|
38
|
Nước mắm cá cơm Ngọc
Lan
|
Hợp
tác xã Ngọc Lan Quảng Nam
|
Xã
Tam Thanh
|
Lê Thị Ngọc Ánh
|
Sản phẩm nâng cấp
|
39
|
Trà gừng Linh Chi
|
Hợp
tác xã Nấm công nghệ cao miền Trung
|
Xã
Tam Ngọc
|
Huỳnh Văn Phong
|
|
40
|
Mỳ quảng khô Cô Huệ
|
Hộ
kinh doanh mỳ Quảng tươi Cô Huệ
|
Phường
Hoà Thuận
|
Phan Thị Huệ
|
|
41
|
Chả cá Nhồng
|
Hộ
kinh doanh Cơ sở sản xuất chả cá Biển Ngọc
|
Phường
An Phú
|
Trần Nguyễn Thị
Bích Na
|
|
42
|
Chà bông thịt heo
Bà Ba Hội
|
Hộ
Kinh doanh Bà Ba Hội
|
Phường
Tân Thạnh
|
Phạm Thị Hội
|
|
43
|
Yến chưng đông
trùng hạ thảo
|
Công
ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phúc Loan PLNest
|
Phường
Phước Hoà
|
Dương Vĩnh Phúc
|
|
44
|
Đông trùng hạ thảo
ngâm mật ong Nam Trà My
|
|
45
|
Trà ngũ cốc đinh
lăng Phước Tường
|
Hộ
Kinh doanh Nguyễn Phước Xuân Thụy
|
Phường
An Mỹ
|
Nguyễn Phước Xuân
Thụy
|
|
46
|
Bột ngũ cốc dinh dưỡng
Nutritipous Phước Tường
|
|
47
|
Đông Trùng Hạ Thảo
sấy Thăng Hoa
|
HTX
Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Quảng Nam
|
Xã
Tam Phú
|
Nguyễn Thành Luận
|
|
VII
|
Hiệp Đức
|
|
|
|
|
48
|
Nấm bào ngư sấy tẩm
gia vị
|
HTX
SX chế biến và tiêu thụ nấm Nhì Tây
|
Xã
Bình Lâm
|
Nguyễn Thị Minh Thủy
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
49
|
Tinh bột nghệ núi
Hiệp Đức
|
Công
ty TNHH SX TMDV Phương Nga
|
Xã
Tân Bình
|
Võ Thị Minh Nga
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
50
|
Kẹo đậu phộng dẻo
Phước Hiệp Đức
|
CSSX
Kẹo đậu Phước Hiệp Đức
|
Xã
Tân Bình
|
Trịnh Thị Mỹ Phước
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
51
|
Nấm rơm sấy khô Bắc
An Sơn
|
HTX
Bắc An Sơn
|
Xã
Quế Thọ
|
Trần Văn Xuân
|
|
52
|
Tinh bột nghệ trắng
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Phan Văn Kinh
|
Xã
Tân Bình
|
Phan Văn Kinh
|
|
53
|
Lụa quế Vạn Phúc
|
Hộ
kinh doanh Trần Thị Soa
|
Xã
Bình Lâm
|
Trần Thị Soa
|
|
54
|
Rượu sim Vạn Phúc
|
Hộ
kinh doanh Trần Thị Soa
|
Xã
Bình Lâm
|
Trần Thị Soa
|
|
55
|
Chả Bò Hải Châu
|
Hộ
kinh doanh Lê Thị Thanh Châu
|
Xã
Bình Lâm
|
Lê Thị Thanh Châu
|
|
56
|
Trà Xanh Mỹ Thạnh
|
HTX
NN Quế Thọ
|
Xã
Quế Thọ
|
Huỳnh Thị Quý
|
|
VIII
|
Huyện Núi Thành
|
|
|
|
|
57
|
Trà Linh chi Hoàng
Hải
|
HTX
Nông nghiệp Hoàng Hải Tam Quang
|
Xã
Tam Quang
|
Nguyễn Thanh Vũ
|
Sản phẩm nâng cấp
|
58
|
Chả mực xà Tâm Lộc
|
Công
ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Tâm Lộc
|
Xã
Tam Giang
|
Phan Bá Minh
|
|
59
|
Chả cá mối Tam Tiến
|
HTX
Nông- Ngư nghiệp Núi Thành
|
Xã
Tam Tiến
|
Nguyễn Tiến Mạnh
|
|
60
|
Bánh tét VINACAKE
|
Công
ty TNHH Trí Tín Thịnh
|
Xã
Tam Xuân I
|
Nguyễn Đức Tín
|
|
61
|
Chả gà đồi Tam Thạnh
|
Hộ
kinh doanh Võ Hồng Tri
|
Xã
Tam Thạnh
|
Võ Hồng Tri
|
|
XIX
|
Huyện Tiên Phước
|
|
|
|
|
62
|
Viên hoàn nghệ trắng
mật ong
|
HTX
Sản xuất TMDV QNA FARM
|
Xã
Tiên Ngọc
|
Phạm Thị Mỵ Nương
|
|
63
|
SNACK chuối BANA
|
HTX
Nông Nghiệp Xanh Đất Quảng
|
Xã
Tiên Hiệp
|
Lương Thị Mỹ Trinh
|
|
64
|
Dầu dừa nguyên chất
|
Hộ
Kinh doanh Nguyễn Thị Trang
|
Xã
Tiên Lãnh
|
Nguyễn Thị Trang
|
|
65
|
Hương trầm nén vân
mây
|
HTX
Nông nghiệp hữu cơ - Trầm Hương Như ý
|
Xã
Tiên Hiệp
|
Huỳnh Như Ý
|
|
66
|
Tiêu Tiên Phước
|
Công
ty TNHH Sơn Tiến
|
Xã
Tiên Sơn
|
Hồ Viết Ký
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
67
|
Heo rừng thảo dược
Tiền Phong
|
HTX
NN và KDDV Tiền Phong
|
Xã
Tiên Hiệp
|
Dương Thái Xuân Tuấn
|
|
68
|
Rượu Lòn Bon Tiên
Phước
|
HTX
Nông nghiệp KDTH Nhật Linh
|
Xã
Tiên Cảnh
|
Nguyễn Văn Nhật
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
69
|
Tinh Dầu Sả
|
HTX
Nông Dược Xanh Tiên Phước
|
Xã
Tiên Hà
|
Võ Duy Nghĩa
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
70
|
Tinh Dầu Quế
|
Sản
phẩm công nhận lại
|
X
|
Huyện Nam Trà My
|
|
|
|
|
71
|
Trà túi lọc Hồng Đẳng
Sâm Ngọc Linh
|
Công
ty Cổ phần Feco Aquaponics
|
Xã
Trà Linh
|
Nguyễn Thành Đô
|
|
72
|
Tinh dầu quế Ngọc
Dơn
|
HTX
nông nghiệp Ngọc Dơn
|
Xã
Trà Dơn
|
Nguyễn Văn Nhân
|
|
73
|
Chè dây túi lọc
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Mười Cường
|
Xã
Trà Mai
|
Hồ Thị Mười
|
Sản phẩm nâng cấp
|
74
|
Trà túi lọc Giảo cổ
lam
|
|
75
|
Măng ớt Quang Bảo
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Quang Bảo
|
Xã
Trà Tập
|
Nguyễn Thị Thu
|
|
76
|
Gạo đỏ Nam Trà My
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Tuấn Ngân
|
Xã
Trà Mai
|
Hồ Thị Thúy Ngân
|
|
77
|
Mứt Đảng sâm
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Hà Vy
|
Xã
Trà Mai
|
Trương Ngọc Vy
|
|
78
|
Trà Dây Ngọk Linh
|
Hộ
sản xuất và chế biến thảo dược Ngọk Linh
|
Xã
Trà Cang
|
Nguyễn Văn Dũng
|
|
79
|
Bánh quế nếp đỏ
|
Hộ
sản xuất kinh doanh Minh Kim
|
Xã
Trà Mai
|
Lê Thị Mỹ Kim
|
|
XI
|
Huyện Bắc Trà My
|
|
|
|
|
80
|
Cao chè dây rừng
Trà My
|
HTX
phát triển Nông nghiệp và xây dựng Lộc Thịnh
|
Xã
Trà Bui
|
Nguyễn Dương Thi
|
|
81
|
Măng chua sấy khô
Trà My
|
HTX
SX và DV Nông - Lâm nghiệp Nhân Nghĩa
|
Xã
Trà Tân
|
Lê Duy Dũng
|
|
82
|
Bộ đĩa gỗ quế Trà
My
|
HTX
SX NLN KDDV TH Ngọc Quế
|
Xã
Trà Giáp
|
Phạm Minh Thương
|
|
83
|
Rượu Thượng Hạng Ngọc
Linh
|
Hộ
SXKD Trương Kim Thanh
|
Xã
Trà Sơn
|
Trương Kim Thanh
|
|
84
|
Rượu cam sành Trà
My
|
HTX
nông nghiệp Trà Dương
|
Xã
Trà Dương
|
Nguyễn Quảng Hiệp
|
|
XII
|
Huyện Tây Giang
|
|
|
|
|
85
|
Chè
dây túi lọc Bảo châu
|
HTX Nông nghiệp và Dược liệu Tây Giang
|
Xã
Atiêng
|
Bùi Thị Thu Ngoan
|
|
86
|
Rượu
vang Chuối chưng cất
|
HTX DL Đức Huy Tây Giang
|
Xã
Atiêng
|
Hà Đức Sơn
|
|
87
|
Phát triển du lịch
cộng đồng gắn liền với sinh thái rừng
|
HTX
Nông nghiệp, Dược liệu và Du lịch Lộc Trời
|
Xã
Tr’hy
|
Bhling Miên
|
|
XIII
|
Huyện Đông Giang
|
|
|
|
|
88
|
Tinh bột nghệ đen
|
Hộ
kinh doanh Bling Bloó
|
Xã
Sông Kôn
|
Bling Bloó
|
|
89
|
Khay Trà mây
|
Xã
Sông Kôn
|
Bling Bloó
|
|
90
|
Viên nén tinh bột
nghệ đen mật ong rừng
|
Xã
Sông Kôn
|
Bling Bloó
|
|
91
|
Măng nứa sấy khô
|
Cơ
sở sản xuất Rượu và NLS Thu Thảo
|
Thị
trấn Prao
|
Nguyễn Thị Thảo
|
|
92
|
Chuối mốc sấy dẻo
|
Cơ
sở sản xuất Hoàng Oanh
|
Thị
trấn Prao
|
Nguyễn Thị Ngọc
Oanh
|
|
93
|
Ớt A Riêu muối
|
HTX
Nông Lâm Nghiệp Mà Cooih
|
Xã
Mà Cooih
|
A Lăng Diên
|
Sản phẩm nâng cấp
|
94
|
Trà hoa hồng túi lọc
|
Hộ
kinh doanh Phạm Quốc Phòng
|
Xã
Tư
|
Phạm Quốc Phòng
|
|
95
|
Sâm cau Đông Giang
|
HTX
Nông Nghiệp Đông Trường Sơn
|
Thị
trấn Prao
|
Nguyễn Thị Ly
|
|
XIV
|
Huyện Nam Giang
|
|
|
|
|
96
|
Thịt heo đen xông
khói Nam Giang
|
HTX
Dịch vụ Thương mại Cà Dy
|
Xã
Cà Dy
|
A Lăng Tuất
|
|
97
|
Trà ké hoa vàng
|
A Lăng Tuất
|
|
98
|
Măng nứa khô
|
HTX
Nông lâm nghiệp La Dêê
|
Xã
La Dêê
|
Brao Hoành
|
|
99
|
Chuối Tiêu hồng
|
HTX
Nông nghiệp và Thương mại ứng dụng công nghệ cao Tây Quảng Nam
|
Xã
Cà Dy
|
Trần Thị Lan Viên
|
|
XV
|
Huyện Phước Sơn
|
|
|
|
|
100
|
Gạo Bhaton Phước
Sơn
|
Hộ
kinh doanh Hồ Thị Thịnh
|
Xã
Phước Đức
|
Hồ Thị Thịnh
|
|
101
|
Đũa Quế Phước Sơn
|
Hộ
kinh doanh Ngô Đình Sương
|
Thị
trấn Khâm Đức
|
Ngô Đình Sương
|
|
102
|
Chổi đót Phước Công
|
Hộ
kinh doanh Lê Thị Minh Chinh
|
Xã
Phước Công
|
Lê Thị Minh Chinh
|
|
103
|
Cao chanh đường
phèn
|
Hộ
kinh doanh Hồ Thị Thuỳ Dương
|
TT
Khâm Đức
|
Hồ Thị Thuỳ Dương
|
|
XVI
|
Huyện Duy Xuyên
|
|
|
|
|
104
|
Đĩa khu đền tháp Mỹ
Sơn
|
Hộ
kinh doanh Nguyễn Tấn Quý
|
Xã
Duy Phước
|
Nguyễn Tấn Quý
|
|
105
|
Nước mắm nhĩ Cửa Đại
|
Cơ
sở sản xuất nước mắm nhĩ Cửa Đại
|
Xã
Duy Nghĩa
|
Đinh Công Đức
|
|
106
|
Trà
thảo mộc Long Châu (Phúc bồn tử)
|
Hợp
tác xã TM-DV-SX Long Châu
|
Xã
Duy Phước
|
Nguyễn Đức Thuận
|
|
107
|
Đĩa
mô hình Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu
|
Cơ
sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ Trần Kỳ
|
Xã
Duy Trung
|
Trần Kỳ
|
|
XVII
|
Thị xã Điện Bàn
|
|
|
|
|
108
|
Nước Măng Tây Gò Nổi
|
Công
ty TNHH Măng Tây Xanh Miền Trung
|
Xã
Điện Quang,
|
Đỗ Dương Thị Đông
Phương
|
|
109
|
Bộ
Chữ Cái Tiếng Việt Và Số Thần Đồng
|
Hộ
kinh doanh Uy Long
|
Xã
Điện Phương
|
Lê Nguyễn Thanh
Quan
|
|
110
|
Tàu Hủ Ky
|
Hộ
kinh doanh Hoàng Thành II
|
Phường
Điện Nam Đông
|
Văn Thị Hoàng Ny
|
|
111
|
Cơm cháy
|
Hộ
kinh doanh tạp hoá thực phẩm chay Nhuận Minh
|
Xã
Điện Trung
|
Phan Thị Hồng
|
|
112
|
Bánh Tráng Trịnh
Gia
|
HKD
cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng nông sản Trịnh Gia
|
Phường
Điện Ngọc
|
Trịnh Văn Thanh
|
|
113
|
Mắm
Cá Cơm Nguyên Con
|
Hộ
kinh doanh Trần Thị Thuận
|
Phường
Điện Dương
|
Trần Thị Thuận
|
|
114
|
Trà Ngũ Phụng Liên
Hoa
|
HTX
SX-TM- DVNN công nghệ cao Gò Nổi
|
Xã
Điện Trung
|
Nguyễn Thị Thanh
Tuyền
|
|
XVIII
|
Huyện Phú Ninh
|
|
|
|
|
115
|
Trứng gà ác Ngọc Diệp
|
Hộ
kinh doanh Cơ sở sản xuất Trứng gà ác Ngọc Diệp
|
Xã
Tam Lộc
|
Lê Ngọc Phước
|
|
116
|
Gà quê um sả - QN
Food
|
Công
ty Cổ phần Đầu tư và Khởi nghiệp Quảng Nam
|
Thị
trấn Phú Thịnh
|
Châu Thị Dung
|
|
117
|
Mỳ Quảng ăn liền
-QN Food
|
|
|
|
|
118
|
Hoa cài áo Cofason
|
Hợp
tác xã SX-TM-DV thời trang thiết kế Cofason
|
Xã
Tam Đàn
|
Đoàn Văn Quang
|
|
119
|
Sâm Ngọc Linh ngâm
mật ong
|
Công
ty TNHH Triết Minh
|
Xã
Tam Đàn,
|
Lê Thị Bích Luyện
|
|
120
|
Trà Sâm Ngọc Linh
|
Xã
Tam Đàn
|
Sản phẩm nâng cấp
|