Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2015/KH-BCĐ389 Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Người ký: Đặng Hoàng An
Ngày ban hành: 27/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
BAN CHỈ ĐẠO 389
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2015/KH-BCĐ389

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2019

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ NĂM 2019

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-BCĐ389 ngày 31/01/2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; góp phần thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019:

b) Nâng cao sự chủ động của các đơn vị, công chức ngành Công Thương trong công tác phối hợp, chỉ đạo phòng ngừa, phát hiện, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

c) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thực thi công vụ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Yêu cầu

a) Tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ;

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

c) Nắm vững tình hình tại các địa bàn, tuyến trọng điểm; Triển khai nghiêm túc các kế hoạch chuyên đề để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

đ) Triển khai kịp thời các Đoàn công tác liên ngành để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;

đ) Chú trọng công tác chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra công vụ để kịp thời xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, bao che, tiếp tay cho vi phạm.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:

- Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23/9/2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ389 ngày 31/01/2019 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019;

- Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu; Chỉ thị số 13/2017/CT-BCT ngày 04/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng;

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Văn bản số 12/CQTT-TH ngày 18/9/2017 của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá;

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định 2650/QĐ-BCT ngày 28/6/2016 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ; Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14/3/2017 của Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu;

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389 ngày 13/12/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; Kế hoạch số 216/KH-BCĐ389 ngày 10/01/2018 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;

- Văn bản số 02/BCĐ389-VPTT ngày 28/01/2019 của Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về việc tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, của khẩu, vùng biển;

- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Văn bản số 5172/BCT-QLTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc khẩn trương triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; Quyết định 334/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 24/01/2018 về Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn đến năm 2020; Quyết định số 3304/QĐ-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018 - 2020…

2. Nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả[1]

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương có liên quan.

2.1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành:

- Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng câm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Nghị định thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu và khí (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp (Cục Hoá chất chủ trì);

- Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ trì);

- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương (Thanh tra Bộ chủ trì);

- Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (Vụ Pháp chế chủ trì);

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 28/08/2015 sửa đổi, bổ sung QĐ số 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ trì).

2.2 Trình Bộ trưởng xem xét, ban hành:

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì);

- Thông tư thay thế Thông tư số 15/2016/TT-BCT ngày 10/8/2016 của Bộ Công Thương hướng dẫn một số quy định về thanh tra chuyên ngành công thương (Thanh tra Bộ chủ trì);

- Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột (Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm đối với dầu thực vật và sản phẩm trong quá trình chế biến dầu thực vật (Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và đồ uống không cồn (Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Thông tư thay thế Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa (sữa dạng lỏng, sữa dạng bột và sữa lên men) và các sản phẩm chế biến từ sữa (sản phẩm phomat, các sản phẩm chất béo từ sữa) (Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì);

- Rà soát, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) phục vụ hoạt động kiểm tra liên ngành, công tác quản lý, theo lộ trình (năm 2019) đã được Bộ trưởng phê duyệt[2] (Cục Hoá chất: 10 QCVN về tiền chất nổ và hóa chất); Vụ Thị trưởng trong nước: 01 QCVN về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu ).

2.3 Công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thường xuyên thực hiện công tác rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ Pháp chế chủ trì).

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

3.1 Lực lượng Quản lý thị trường

Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo, giám sát, đôn đốc lực lượng Quản lý thị trường tăng cường triển khai đồng bộ các kế hoạch chuyên đề trọng điểm về: chống buôn lậu thuốc lá; chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp... và các mặt hàng khác theo phương thức thương mại truyền thống và trên môi trường mạng điện tử; quản lý an toàn thực phẩm đối vớì sản xuất, kinh doanh rượu và quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, xử lý các vụ việc, quy mô lớn, phức tạp, liên ngành và xảy ra trên nhiêu địa bàn.

Các Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được Bộ trưởng phê duyệt[3].

* Nhiệm vụ Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường)

Chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương các giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện các chuyên đề, kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao.

Tham mưu, đề xuất triển khai các đoàn công tác, kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị trường tại địa bàn trọng điểm dịp Lễ, Tết; các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương; các đoàn công kiểm tra đôn đốc thực hiện Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.

Nghiên cứu, trao đổi với các cơ quan liên quan để thảo luận, đánh giá tồn tại, khó khăn, đề xuất, kiến nghị để tham mưu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3.2 Các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương

Chủ động thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được Bộ trưởng phê duyệt[4]; Phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lực lượng Quản lý thị trường trong việc thu thập thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan.

a) Thanh tra Bộ

Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với công chức thuộc Bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành; chủ trì giám sát, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được Bộ trưởng phê duyệt.

b) Cục Hoá chất

Thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hoá chất, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; thực hiện kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2019 đã được Bộ trưởng phê duyệt; phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực có liên quan.

c) Cục Xuất nhập khẩu

Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kiểm tra thực thi pháp luật của các doanh nghiệp trong việc duy trì điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực có liên quan.

d) Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2019 đã được Bộ trưởng phê duyệt; phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực có liên quan.

đ) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền và đề xuất xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số; thực hiện kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2019 đã được Bộ trưởng phê duyệt và tiếp tục triển khai Kế hoạch tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018 - 2020[5]; phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực có liên quan.

e) Vụ Thị trường trong nước

Thực hiện việc kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; phối hợp, hỗ trợ lực lượng Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm kinh doanh các nhóm, mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh; ngành hàng kinh doanh có điều kiện.

g) Vụ Khoa học và Công nghệ

Thực hiện việc kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; phối hợp, hỗ trợ lực lượng Quản lý thị trường trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, dữ liệu quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng, an toàn thực phẩm, sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm hàng hóa ngành Công Thương để phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp, chia sẻ thông tin để triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó chú trọng:

- Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như: Hải quan, Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và các cơ quan Thanh tra chuyên ngành để xây dựng các phương án cụ thể kiểm tra, xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kịp thời ngăn chặn việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường nội địa, đặc biệt là địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Tăng cường các hoạt động phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp trong trao đổi thông tin, hỗ trợ chống buôn lậu, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hoạt động phối hợp, hỗ trợ từ phía các hiệp hội, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

5. Công tác tổ chức, biên chế, tài chính, truyền thông

5.1 Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trình cấp có thẩm quyền kiện toàn công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ các đơn vị, đặc biệt đối với Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức thuộc Bộ; tham mưu, thực hiện các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức trong hoạt động công vụ.

5.2 Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp

Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, giám sát các đơn vị trong công tác tài chính, ngân sách, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng và các điều kiện bảo đảm để công chức thực thi công vụ trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

5.3 Văn phòng Bộ

Phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác cải cách hành chính, sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ; công tác truyền thông, báo chí; công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc Bộ trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

6. Nâng cao năng lực thực thi công vụ

Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng; tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho công chức, người lao động để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao; đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan thuộc Bộ; khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm công chức có dấu hiệu tiêu cực, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, tham nhũng trong thực thi công vụ.

7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Các đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ ban hành kèm theo Quyết định số 5046/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Tổng cục Quản lý thị trường triển xây dựng các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành, phục vụ công tác quản lý, điều hành và kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc.

8. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật

Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương, mại, hàng giả, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của quần chúng nhân dân để cùng tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiên quyết không tham gia, không tiếp tay cho vi phạm.

Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác theo dõi thi hành pháp luật, công tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản mới về quản lý nhà nước và văn bản về xử lý vi phạm hành chính được cấp có thẩm quyền ban hành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Công Thương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này.

- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) chủ trì xây dựng báo cáo, các đơn vị thành viên phối hợp cung cấp thông tin theo nhiệm vụ. Chế độ báo cáo thực hiện theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐ389 ngày 04/01/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động đề xuất gửi Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- Các đ/c Thành viên BCĐ389 BCT;
- Văn phòng Thường trực BCĐ389 QG;
- BCĐ 389 các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục QLTT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TCCQLTT(15).

TRƯỞNG BAN




THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Đặng Hoàng An



[1] Quyết định số 4974/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019

[2] Quyết định số 3263/QĐ-BCT ngày 07/9/2018 về việc ban hành Lộ trình hoàn thiện hệ thổng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025.

[3] Quyết định số 4469/QĐ-BCT ngày 02/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Cộng Thương phê duyệt Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2019 của Tổng cục Quản lý thị trường và Quyết định số 4374/QĐ-BCT ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019.

[4] Quyết định số 5004/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2019 và Quyết định số 4374/QĐ-BCT ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019.

[5] Quyết định số 3304/QĐ-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ trưởng ban bành Kế hoạch tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018 - 2020

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2015/KH-BCĐ389 về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày 27/03/2019 do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


295

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.34.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!